Chương 1 Nghị định 26/2014/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 26/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2014 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2014 |
Ngày công báo: | 21/04/2014 | Số công báo: | Từ số 453 đến số 454 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đầu tháng Tư này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng (TTGSNH), thay thế Nghị định 91/1999/NĐ-CP.
Cơ quan TTNH tương đương với Tổng cục, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và phòng, chống rửa tiền.
Điểm mới quan trọng so với 91/1999/NĐ-CP là TTNH có quyền yêu cầu đối tượng phải được kiểm toán độc lập trong các trường hợp như:
- Xem xét thiết lập/chấm dứt tình trạng kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD)
- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý TCTD
- Ngân hàng thuộc diện yếu kém cần phải xử lý, cơ cấu lại
- Đánh giá thực trạng tài chính của đối tượng TTGSNH
- Các trường hợp cần thiết khác …
Nghị định cũng quy định chức năng tham mưu Thống đốc NHNN.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 1/6/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; thanh tra viên ngân hàng, cộng tác viên thanh tra ngân hàng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
1. Đối tượng thanh tra của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng (sau đây gọi chung là đối tượng thanh tra ngân hàng):
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước);
b) Đối tượng thanh tra ngân hàng được quy định tại Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của tổ chức tín dụng;
c) Doanh nghiệp nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập;
d) Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (sau đây gọi là tiền tệ và ngân hàng) theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
đ) Tổ chức bảo hiểm tiền gửi;
e) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
2. Đối tượng giám sát của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng (sau đây gọi chung là đối tượng giám sát ngân hàng):
a) Đối tượng giám sát ngân hàng được quy định tại Điều 56 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bao gồm cả ngân hàng chính sách và công ty con của tổ chức tín dụng;
b) Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;
c) Đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.
1. Bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ từ Trung ương đến địa phương.
2. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lắp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng.
3. Thanh tra ngân hàng được tiến hành theo đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên ngân hàng thực hiện.
4. Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục.
5. Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng và giám sát ngân hàng.
6. Thực hiện thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.
7. Thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
8. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng.
9. Nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng phải thuê công ty kiểm toán độc lập kiểm toán một, một số hoặc tất cả các nội dung về tổ chức, hoạt động, tài chính khi xét thấy cần thiết trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng có nguy cơ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt;
b) Tổ chức tín dụng được xem xét để chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt;
c) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt cần được đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ để làm cơ sở áp dụng biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức tín dụng được tổ chức lại theo quy định tại Điều 153 Luật Các tổ chức tín dụng;
đ) Công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc của tổ chức tín dụng có dấu hiệu ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của tổ chức tín dụng;
e) Đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thuộc diện yếu kém cần phải xử lý, cơ cấu lại;
g) Đánh giá thực trạng tài chính, hoạt động và mức độ an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng để làm cơ sở áp dụng các biện pháp xử lý, bảo đảm an toàn;
h) Trường hợp nội dung thanh tra, giám sát vượt quá khả năng thực hiện của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
i) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng phải thực hiện kiểm toán theo quy định tại Khoản 1 Điều này phải thanh toán các chi phí kiểm toán.
This Decree provides for organizational structure and operation of banking inspection and supervision authorities; banking inspectors, banking inspection collaborators; responsibilities of organizations and individuals in banking inspection and supervision.
Article 2. Inspected entities and supervised entities
1. Inspected entities include:
a) Organizations and individuals under the management of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “State Bank”);
b) Inspected entities specified in Article 52 of the Law on the State Bank of Vietnam, including the Policy Bank and credit institutions’ subsidiaries;
c) State-owned enterprises established by the Governor of the State Bank;
d) Units responsible for submitting reports on finance, banking operations and foreign exchange in accordance with the Law on Prevention of Money Laundering;
dd) Deposit insurance institutions;
e) Other organizations and individuals that are subject to observance of regulations of law on relevant fields.
2. Supervised entities include:
a) Supervised entities specified in Article 56 of the Law on the State Bank of Vietnam, including the Policy Bank and credit institutions’ subsidiaries;
b) Units responsible for submitting reports on finance and banking in accordance with the Law on Prevention of Money Laundering;
c) Other entities as prescribed by law.
Article 3. Application of provisions of international treaties
In the cases where an international treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory contains provisions different from those of this Decree, the provisions of the treaty shall prevail.
Article 4. Rules for banking inspection and supervision
1. Centralization and uniformity shall be ensured in providing instructions and performing tasks at the central level through the local level.
2. Laws must be observed; accuracy, objectivity, truthfulness, openness, democracy, promptness shall be ensured; there shall be no overlapping issues in terms of the scope, targets, contents and duration of inspection among authorities charged with inspection; activities of organizations and individuals that are inspected and supervised entities must not be obstructed.
3. A banking inspection shall be carried out by an inspectorate or banking inspector.
4. Banking supervision shall be carried out on a regular basis.
5. Inspection and supervision of compliance with policies and laws must be carried out simultaneously with the inspection and supervision of risks in operations of inspected and supervised entities; banking inspection must be closely linked with banking supervision.
6. Inspection and supervision of operations of credit institutions shall be carried out.
7. Regulations of the Law on the State Bank and other relevant regulations of law shall be complied with; in the cases where banking inspection and supervision regulations of the Law on the State Bank are different from those of other laws, the regulations of the Law on the Sate Bank shall prevail.
8. The Governor of the State Bank shall specify procedures for carrying out banking inspection and banking supervision.
9. Other rules as prescribed by the law on inspection.
Article 5. Independent audit carried out to serve banking inspection and supervision
1. Banking inspection and supervision authorities have the right to request inspected and supervised entities to hire independent audit company to audit one, some, or all of contents of organizational structure, operation and finance when necessary in the following cases:
a) The credit institution is likely to be placed under special control;
b) The credit institution is eligible to have special control lifted;
c) The credit institution placed under special control has to have its financial condition assessed, have its value, actual value of charter capital and reserve funds determined, which is the basis for implementation of remedial measures in accordance with regulations of law;
d) The credit institution shall be reorganized as prescribed in Article 153 of the Law on Credit Institutions;
dd) A subsidiary, associate company and affiliated unit of a credit institution may affect the safety and soundness of the credit institution;
e) Inspected and supervised entities that are considered financially weak and need to be restructured;
g) The inspected and supervised entities have to have their financial condition, operation, level of safety and soundness assessed to provide a basis for implementation of safety measures.
h) The contents of inspection and supervision are beyond the capacity of banking inspection and supervision authorities;
i) Other cases as prescribed by law.
2. Inspected and supervised entities shall carry out an audit as prescribed in Clause 1 of this Article and shall pay for the audit.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Nguyên tắc thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng
Điều 6. Hệ thống tổ chức của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng
Điều 7. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng
Điều 9. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
Điều 18. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại
Điều 23. Nội dung, hình thức giám sát ngân hàng
Điều 25. Các biện pháp xử lý giám sát ngân hàng
Điều 31. Trách nhiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Điều 32. Trách nhiệm của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh