Chương III Nghị định 23/2022/NĐ-CP: Sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Số hiệu: | 23/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 05/04/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2022 |
Ngày công báo: | 15/04/2022 | Số công báo: | Từ số 297 đến số 298 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện thành lập DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 23/2022/NĐ-CP về thành lập, sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu, chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp (DN) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Theo đó, DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
(1) Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập DN theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN.
(2) Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định, cụ thể:
- DN khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
- Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện quy định mức vốn điều lệ nêu trên, vốn điều lệ của DN khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
- Đối với DN cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội hoặc hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần Nhà nước đầu tư vốn để thành lập DN thì:
Vốn điều lệ có thể thấp hơn 100 tỷ đồng nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.
(3) Có Hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP .
(4) Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia.
Nghị định 23/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2022 và thay thế Nghị định 172/2013/NĐ-CP , Nghị định 128/2014/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hợp nhất doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Hai hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất với nhau thành một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.
2. Sáp nhập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
3. Chia doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể chia các tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị chia.
4. Tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ:
Một doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa được quy định tại các văn bản này thì cơ quan đại diện chủ sở hữu phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Các doanh nghiệp mới hình thành sau khi chia, tách phải đảm bảo đủ điều kiện như đối với thành lập doanh nghiệp quy định tại Điều 4 Nghị định này.
3. Việc hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
1. Đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do cùng một cá nhân hoặc cơ quan quyết định thành lập hoặc được giao quản lý (sau đây gọi là cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập), cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập doanh nghiệp ra quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp.
2. Đối với trường hợp sáp nhập các doanh nghiệp do cá nhân hoặc các cơ quan khác nhau quyết định thành lập thì cá nhân hoặc cơ quan quyết định thành lập công ty nhận sáp nhập ra quyết định sáp nhập trên cơ sở ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan hoặc cá nhân quyết định thành lập công ty bị sáp nhập. Đối với trường hợp công ty nhận sáp nhập hoặc bị sáp nhập là doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định sáp nhập.
3. Đối với trường hợp hợp nhất các doanh nghiệp do cá nhân hoặc cơ quan khác nhau quyết định thành lập, cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu công ty hợp nhất ra quyết định hợp nhất. Đối với trường hợp hợp nhất doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định hợp nhất.
1. Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp gồm:
a) Tờ trình đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp;
b) Đề án hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp;
c) Báo cáo tài chính năm trước liền kề của doanh nghiệp đã được kiểm toán và báo cáo tài chính quý gần nhất với thời điểm hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
d) Dự thảo Điều lệ của doanh nghiệp mới được hình thành sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
đ) Dự thảo Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 200, Điều 201 Luật Doanh nghiệp đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp;
e) Các tài liệu khác có liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp (nếu có).
2. Đề án hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ các doanh nghiệp trước và sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
b) Sự cần thiết của việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp; sự phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
c) Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
d) Phương án sắp xếp, sử dụng lao động;
đ) Phương án xử lý tài chính, chuyển đổi, bàn giao vốn, tài sản và giải quyết các quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp liên quan đến việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách;
e) Thời hạn thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp;
g) Trường hợp chia, tách doanh nghiệp để hình thành các doanh nghiệp mới thì Đề án chia, tách doanh nghiệp bao gồm thêm các nội dung khác quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
1. Quy trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo một trong số các công ty bị hợp nhất (trong trường hợp hợp nhất) hoặc công ty nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập) lập Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 16 Nghị định này, có ý kiến về việc hợp nhất, sáp nhập và gửi 06 bộ Hồ sơ gốc đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định;
b) Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu đề xuất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành và các cơ quan liên quan (trong trường hợp cần thiết).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp và lập báo cáo thẩm định;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, đồng thời gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc;
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Quy trình hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý:
a) Các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ phối hợp, thống nhất lập Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập theo quy định tại Điều 16 Nghị định này, trình cơ quan quyết định thành lập hoặc được giao quản lý xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị hợp nhất, sáp nhập, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này thẩm định, phê duyệt Hồ sơ và ra quyết định hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
3. Sau khi có quyết định hợp nhất, sáp nhập, người đại diện theo pháp luật của các doanh nghiệp cùng ký vào Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập và có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án hợp nhất, sáp nhập.
Doanh nghiệp nhận sáp nhập và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được thành lập trên cơ sở hợp nhất thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Quy trình chia, tách doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo doanh nghiệp lập Hồ sơ đề nghị chia, tách theo quy định tại Điều 16 Nghị định này, gửi 06 bộ Hồ sơ gốc đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định;
b) Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị chia, tách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành và các cơ quan liên quan (trong trường hợp cần thiết).
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị chia, tách, các cơ quan liên quan có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý.
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo thẩm định, đồng thời gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.
Trường hợp có ý kiến khác nhau về những nội dung chủ yếu của Hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp với các cơ quan liên quan trước khi trình báo cáo thẩm định lên Thủ tướng Chính phủ; thời gian có thể kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc;
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoàn thiện Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chia, tách.
đ) Sau khi có quyết định chia, tách, doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án chia, tách.
2. Quy trình chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý:
a) Doanh nghiệp lập 04 bộ Hồ sơ gốc đề nghị chia, tách quy định tại Điều 16 Nghị định này, gửi cơ quan đại diện chủ sở hữu để thẩm định;
b) Sau khi nhận đủ Hồ sơ đề nghị chia, tách, cơ quan đại diện chủ sở hữu chủ trì lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập).
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ, các cơ quan liên quan gửi văn bản tham gia ý kiến đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý đến cơ quan đại diện chủ sở hữu.
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, cơ quan đại diện chủ sở hữu lập báo cáo thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương.
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định chia, tách doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương.
đ) Sau khi có quyết định chia, tách, doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án chia, tách.
3. Doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở chia, tách thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp phải quy định rõ việc kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được hợp nhất, sáp nhập, chia, tách.
2. Quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, hợp đồng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được ban hành.
1. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách. Trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.
1. Doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu và các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.
2. Trình tự, thủ tục tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh:
Sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu ra quyết định tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các thủ tục tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có trách nhiệm báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu doanh nghiệp để ra quyết định tạm ngừng kinh doanh.
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp.
1. Thuộc diện cổ phần hóa theo quy định nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện cổ phần hóa và được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển sang hình thức bán toàn bộ doanh nghiệp.
2. Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
1. Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
2. Tổ chức tài chính trung gian, cơ quan kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp và các cá nhân thuộc các tổ chức này trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá, kiểm toán doanh nghiệp.
Tổ chức đấu giá doanh nghiệp và người làm việc trong tổ chức đấu giá doanh nghiệp thực hiện cuộc đấu giá; cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá.
3. Người được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền xử lý việc bán doanh nghiệp; người có quyền quyết định bán doanh nghiệp, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá doanh nghiệp;
4. Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại khoản 3 Điều này;
5. Những người không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư liên quan đến các điều kiện về tiếp cận thị trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và pháp luật về đất đai.
1. Việc xử lý tài chính, xác định và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp, thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm và phương án bán toàn bộ doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
2. Giá khởi điểm bán toàn bộ doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc không thấp hơn tổng giá trị phần vốn nhà nước đã được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Xây dựng phương án bán toàn bộ doanh nghiệp bao gồm:
a) Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, trong đó bao gồm: hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp; hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ; báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước từng thời kỳ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; phương án sắp xếp lại lao động; dự toán chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp; phương pháp, hình thức, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác (nếu có);
b) Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp;
c) Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp;
d) Hoàn tất phương án bán toàn bộ doanh nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương án bán toàn bộ doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung cơ bản như: Thực trạng của công ty ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; Xác định giá bán và phương thức bán, dự kiến chi phí tổ chức thực hiện; Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phương án sử dụng lao động đang quản lý và giải quyết lao động dôi dư.
2. Tổ chức thực hiện phương án bán toàn bộ doanh nghiệp theo phương thức đấu giá.
3. Hoàn tất việc bán toàn bộ doanh nghiệp: Quyết toán chi phí bán và số tiền thu từ việc bán toàn bộ doanh nghiệp; thanh toán; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người trúng đấu giá; thông báo về việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp.
1. Sau khi được phê duyệt phương án bán toàn bộ doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản và thực hiện lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá doanh nghiệp với tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn. Nội dung chính của hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản thực hiện theo quy định tại Điều 33 Luật Đấu giá tài sản.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định bán toàn bộ doanh nghiệp công bố giá khởi điểm, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp phải thông báo công khai việc đấu giá tài sản theo quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá tài sản.
4. Trình tự, thủ tục đấu giá doanh nghiệp thực hiện theo phương thức trả giá lên theo quy định tại Chương III Luật Đấu giá tài sản.
5. Trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá thì thực hiện theo quy định tại Điều 49 Luật Đấu giá tài sản.
Trong trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp có kèm theo quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, nếu chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá thì được coi là đấu giá không thành theo quy định tại Điều 52 Luật Đấu giá tài sản và phải tổ chức đấu giá lại. Trong trường hợp đấu giá đến lần thứ ba nhưng vẫn không thành, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hình thức sắp xếp phù hợp.
1. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan đại diện chủ sở hữu khi bán doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án bán toàn bộ doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu, trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn tổ chức tài chính trung gian tư vấn định giá, ký hợp đồng hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng tư vấn định giá; quyết định lựa chọn và ký hợp đồng thuê dịch vụ đấu giá doanh nghiệp; phê duyệt phương án sử dụng lao động đang quản lý và giải quyết lao động dôi dư; công bố giá trị doanh nghiệp; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án bán doanh nghiệp; phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ việc bán toàn bộ doanh nghiệp; phê duyệt kết quả bán và ký hợp đồng mua bán toàn bộ doanh nghiệp; thông báo về việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp;
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bán toàn bộ doanh nghiệp theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật hiện hành; xem xét, quyết định xử lý các khoản chi phí bán doanh nghiệp trong trường hợp không bán được hoặc dừng bán toàn bộ doanh nghiệp;
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình bán toàn bộ doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 25, Điều 26 và Điều 29 Nghị định này.
2. Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu khi bán doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý:
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn tổ chức tài chính trung gian tư vấn định giá, ký hợp đồng hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng tư vấn định giá; quyết định lựa chọn và ký hợp đồng thuê dịch vụ đấu giá doanh nghiệp; công bố giá trị doanh nghiệp; phê duyệt Phương án bán doanh nghiệp; phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ việc bán toàn bộ doanh nghiệp; phê duyệt kết quả bán và ký hợp đồng mua bán toàn bộ doanh nghiệp; thông báo về việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp;
b) Thực hiện các nội dung quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều này.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp được bán:
a) Chủ động thực hiện chuẩn bị hồ sơ, tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định này; tổ chức xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập) hoặc điểm a khoản 2 Điều này (đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập hoặc được giao quản lý).
c) Ký hợp đồng thuê tư vấn định giá doanh nghiệp theo ủy quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong trường hợp được ủy quyền;
d) Tạo điều kiện cho người đăng ký mua doanh nghiệp khảo sát, tiếp cận tài liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này;
đ) Tổ chức, thực hiện phương án bán toàn bộ doanh nghiệp theo phương thức đấu giá quy định tại Điều 26 Nghị định này; báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu kết quả bán doanh nghiệp;
e) Bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ liên quan cho người trúng đấu giá;
g) Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định xử lý các khoản chi phí bán doanh nghiệp trong trường hợp không bán được hoặc dừng bán toàn bộ doanh nghiệp.
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký mua:
a) Có quyền khảo sát thực trạng doanh nghiệp; nghiên cứu hồ sơ, báo cáo tài chính, bảng kê tài sản, các Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, đất đai, các hợp đồng liên quan đến doanh nghiệp;
b) Có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin thu được từ việc khảo sát thực trạng và các tài liệu của doanh nghiệp; không được tiết lộ hoặc sử dụng các thông tin trên gây phương hại cho doanh nghiệp. Trường hợp người đăng ký mua tiết lộ và sử dụng thông tin gây phương hại cho doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, mua tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 58, Điều 189 Luật Đất đai trong trường hợp mua doanh nghiệp có kèm theo quyền sử dụng đất, có tài sản gắn liền với đất.
2. Người trúng đấu giá có trách nhiệm:
a) Thanh toán tiền mua doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký;
b) Không được bán, chuyển nhượng một phần vốn và tài sản của doanh nghiệp khi chưa hoàn thành việc thanh toán tiền mua doanh nghiệp và các cam kết khác (nếu có) tại Hợp đồng mua bán toàn bộ doanh nghiệp;
c) Được quyền lựa chọn hình thức pháp lý của doanh nghiệp sau khi mua và thực hiện đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, trong đó hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng được thay bằng quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bán toàn bộ doanh nghiệp và thông báo việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp;
d) Có quyền và trách nhiệm kế thừa các quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đã ghi trong hợp đồng mua bán toàn bộ doanh nghiệp và các hợp đồng đã ký kết; có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ phải trả và thu hồi các khoản nợ phải thu theo cam kết.
đ) Đối với tổ chức tín dụng trúng đấu giá thì cần đáp ứng theo các quy định pháp luật về ngân hàng sau khi hoàn thành việc mua doanh nghiệp.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được báo cáo của doanh nghiệp về diễn biến cuộc đấu giá và kết quả đấu giá doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả bán toàn bộ doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày phê duyệt kết quả bán toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức thực hiện đấu giá phải hoàn trả tiền đặt trước cho những người tham gia đấu giá hợp lệ nhưng không trúng đấu giá. Tiền đặt trước của người trúng đấu giá được trừ vào tiền mua doanh nghiệp. Tiền đặt trước không được hoàn trả cho người vi phạm nội quy phiên bán đấu giá, người trúng đấu giá nhưng không thực hiện ký hợp đồng theo quy định. Khoản tiền đặt trước không được hoàn trả phải hạch toán tăng khoản thu do bán toàn bộ doanh nghiệp và được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi có quyết định phê duyệt kết quả bán toàn bộ doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan đại diện chủ sở hữu ủy quyền, giao nhiệm vụ bằng văn bản và người trúng đấu giá phải ký kết hợp đồng mua bán toàn bộ doanh nghiệp. Hợp đồng mua bán toàn bộ doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp được bán;
b) Tên, địa chỉ, số tài khoản (nếu có) của người trúng đấu giá;
c) Giá bán doanh nghiệp;
d) Các cam kết của người trúng đấu giá và tổ chức, cá nhân bán doanh nghiệp;
đ) Thời hạn thanh toán tiền mua doanh nghiệp; Phương thức và thời hạn bàn giao doanh nghiệp;
e) Xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng.
Kèm theo hợp đồng là bảng kê tài sản, công nợ (nếu có) mà người trúng đấu giá và doanh nghiệp được bán đã thỏa thuận.
4. Người trúng đấu giá có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền mua doanh nghiệp trong thời hạn quy định tại hợp đồng mua bán. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của doanh nghiệp được bán tiếp tục điều hành doanh nghiệp cho đến khi bàn giao xong. Trường hợp gây thất thoát tài sản, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành trách nhiệm thanh toán và ký biên bản bàn giao, cơ quan đại diện chủ sở hữu thông báo việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp với các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp được bán;
b) Tên, địa chỉ của người trúng đấu giá;
c) Giá bán, phương thức bán;
d) Trách nhiệm của người trúng đấu giá, tổ chức, cá nhân bán toàn bộ doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong việc xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh khác.
Thông báo việc hoàn thành bán toàn bộ doanh nghiệp được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng và gửi đến các cơ quan: Tài chính, Thuế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
1. Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp là các khoản chi liên quan trực tiếp đến quá trình bán doanh nghiệp từ thời điểm quyết định bán doanh nghiệp đến thời điểm bàn giao doanh nghiệp cho người trúng đấu giá. Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt và quyết toán. Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp được bán quyết định mức chi cụ thể theo các nội dung đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Các khoản chi phí bán doanh nghiệp phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm theo quy định hiện hành.
2. Chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp bao gồm:
a) Các khoản chi phí trực tiếp tại doanh nghiệp: Chi phí kiểm kê, xác định giá trị doanh nghiệp; Chi phí lập phương án bán doanh nghiệp; Chi phí tổ chức Hội nghị người lao động để triển khai bán toàn bộ doanh nghiệp; Chi phí hoạt động tuyên truyền, công bố thông tin về doanh nghiệp; Chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá doanh nghiệp.
b) Tiền thuê tổ chức tài chính trung gian tư vấn định giá, thực hiện đấu giá doanh nghiệp. Việc thanh toán chi phí cho các tổ chức tư vấn căn cứ vào Hợp đồng ký kết giữa các bên liên quan.
c) Các chi phí khác có liên quan đến quá trình bán toàn bộ doanh nghiệp (nếu có).
3. Chi phí thuê kiểm toán báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không xác định là chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp được bán thực hiện hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo quy định.
4. Trong trường hợp không bán được hoặc dừng bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc nguồn thu dự kiến khi thực hiện bán toàn bộ doanh nghiệp không đủ bù đắp chi phí thực hiện, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định xử lý các khoản chi phí bán doanh nghiệp hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp và doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu tiếp tục duy trì là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Nếu doanh nghiệp thực hiện sắp xếp theo các hình thức khác, cơ quan đại diện chủ sở hữu có văn bản đề nghị Bộ Tài chính bố trí ngân sách bù đắp chi phí bán kèm theo các hồ sơ chứng từ có liên quan.
Số tiền thu từ bán toàn bộ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sau khi trừ các chi phí bán toàn bộ doanh nghiệp, chi phí thực hiện chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý được nộp về ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
1. Đảm bảo các điều kiện như đối với doanh nghiệp cổ phần hóa (không áp dụng đối với công ty nông, lâm nghiệp thực hiện chuyển đổi).
2. Được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp cần giới hạn số lượng thành viên tham gia góp vốn do liên quan đến quốc phòng, an ninh hoặc các trường hợp khác.
Việc chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thực hiện theo hình thức chuyển nhượng một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
1. Việc xử lý tài chính, xác định và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp, thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp, xác định giá khởi điểm và phương án chuyển đổi doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần.
2. Căn cứ vào cơ cấu vốn điều lệ, mức tỷ lệ chào bán và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại Phương án chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, thực hiện đấu giá chào bán phần vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần. Việc lựa chọn nhà đầu tư trúng đấu giá thực hiện theo nguyên tắc lựa chọn nhà đầu tư trả giá từ cao xuống thấp, nhưng không quá 50 nhà đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định này.
Phương án chuyển đổi bao gồm các nội dung cơ bản sau:
1. Thực trạng của doanh nghiệp ở thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp và những vấn đề cần tiếp tục xử lý.
3. Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư nhận chuyển nhượng phần vốn Nhà nước liên quan đến ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp, công nghệ và thị trường.
4. Mức vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Cơ cấu vốn điều lệ, giá khởi điểm và phương thức chuyển nhượng phần vốn theo nguyên tắc: Căn cứ quy mô, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu phát triển doanh nghiệp, xác định cụ thể phần vốn nhà đầu tư phải đặt mua tối thiểu để đảm bảo số lượng thành viên không quá 50 thành viên theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Quy định mức đặt mua tối thiểu trong phương án chuyển đổi, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
6. Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật hiện hành.
7. Phương án sắp xếp lại lao động đang quản lý.
8. Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3-5 năm tiếp theo.
9. Phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ và cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc chuyển đổi doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Phương án chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ quản lý ngành; Quyết định giao cơ quan đại diện chủ sở hữu quản lý đối với phần vốn nhà nước sau chuyển đổi tại doanh nghiệp.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn định giá, lựa chọn tổ chức bán đấu giá phần vốn nhà nước và ký hợp đồng hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp ký hợp đồng với các tổ chức này; phê duyệt phương án sử dụng lao động đang quản lý và giải quyết lao động dôi dư; công bố kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; quyết định phê duyệt quyết toán tài chính; quyết toán chi phí chuyển đổi; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán số tiền thu từ việc chuyển đổi và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chuyển đổi doanh nghiệp theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật hiện hành;
d) Cơ quan đại diện chủ sở hữu hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình chuyển đổi doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Nghị định này.
2. Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc chuyển đổi doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý
a) Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn định giá, lựa chọn tổ chức bán đấu giá phần vốn nhà nước và ký hợp đồng hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp ký hợp đồng với các tổ chức này; công bố kết quả xác định giá trị doanh nghiệp; quyết định phê duyệt Phương án chuyển đổi doanh nghiệp thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; quyết định phê duyệt quyết toán tài chính; quyết toán chi phí chuyển đổi; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán số tiền thu từ việc chuyển đổi và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều này.
3. Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a) Chủ động thực hiện chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để xây dựng Phương án chuyển đổi; tổ chức xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các nội dung quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập) hoặc điểm a khoản 2 Điều này (đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập hoặc được giao quản lý).
c) Ký hợp đồng thuê tư vấn định giá doanh nghiệp, tổ chức bán đấu giá phần vốn nhà nước theo ủy quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu;
d) Tổ chức thực hiện Phương án và hoàn tất chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
đ) Thực hiện thủ tục đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, trong đó hợp đồng chuyển nhượng hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng được thay bằng quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau khi bán phần vốn nhà nước, quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước của cơ quan đại diện chủ sở hữu (nếu có).
1. Người lao động được tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi chuyển đổi thực hiện giao kết hợp đồng lao động mới.
2. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm sau khi chuyển đổi. Trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.
Số tiền thu từ chuyển đổi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sau khi trừ các chi phí chuyển đổi doanh nghiệp, chi phí thực hiện chính sách đối với người lao động và người giữ chức danh lãnh đạo quản lý được nộp về ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Chính phủ.
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác;
b) Doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn tài chính, được đặt vào tình trạng giám sát tài chính đặc biệt sau khi kết thúc thời hạn áp dụng phương án khắc phục, phương án cơ cấu lại mà không phục hồi được hoạt động sản xuất kinh doanh và không thực hiện được các hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại khác theo quy định của pháp luật;
c) Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
d) Việc tiếp tục duy trì doanh nghiệp là không cần thiết;
đ) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.
3. Việc giải thể doanh nghiệp phải phù hợp với văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trường hợp việc giải thể chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (trừ trường hợp doanh nghiệp giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quy định gia hạn).
Trường hợp không còn đáp ứng các điều kiện giải thể nêu trên hoặc đã lâm vào tình trạng phá sản thì cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định sắp xếp theo hình thức khác hoặc thực hiện phá sản.
1. Thẩm quyền đề nghị giải thể doanh nghiệp:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Cơ quan đại diện chủ sở hữu;
c) Cơ quan thanh tra, kiểm toán, thuế hoặc các cơ quan chức năng khác của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, phát hiện doanh nghiệp rơi vào tình trạng phải giải thể.
2. Thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp:
a) Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Thủ tướng Chính phủ quyết định giải thể trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bộ quản lý ngành.
b) Đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định giải thể doanh nghiệp.
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày xác định doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp xem xét giải thể quy định tại Điều 39 Nghị định này, người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp ra quyết định giải thể và thành lập Hội đồng giải thể để thực hiện các bước giải thể doanh nghiệp.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định giải thể doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 42 Nghị định này.
3. Sau khi có quyết định giải thể:
a) Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 43 Nghị định này;
b) Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 45 Nghị định này;
c) Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế có trách nhiệm ban hành văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
4. Hội đồng giải thể tự động chấm dứt hoạt động khi doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật và cơ quan đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể.
1. Quyết định giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp bị giải thể;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty doanh nghiệp bị giải thể.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải thể doanh nghiệp, quyết định này phải được gửi đến doanh nghiệp bị giải thể và:
a) Người lao động trong doanh nghiệp;
b) Cơ quan, tổ chức đề nghị giải thể doanh nghiệp;
c) Các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan trong trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán;
d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính, kế hoạch đầu tư đối với doanh nghiệp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể;
đ) Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế doanh nghiệp;
e) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Thống kê, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp bị giải thể đặt trụ sở chính và phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
1. Người có thẩm quyền quyết định giải thể doanh nghiệp thành lập Hội đồng giải thể doanh nghiệp. Hội đồng giải thể có chức năng tham mưu cho người quyết định giải thể về việc tổ chức thực hiện giải thể doanh nghiệp. Thành phần Hội đồng giải thể thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Hội đồng giải thể của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập gồm đại diện các cơ quan sau:
a) Người đứng đầu cơ quan được giao thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu là Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp;
b) Đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Đại diện các tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp bị giải thể;
d) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể;
đ) Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời thêm đại diện các cơ quan, tổ chức khác tham gia Hội đồng giải thể.
3. Hội đồng giải thể của doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập hoặc được giao quản lý gồm đại diện các cơ quan sau:
a) Đại diện của cơ quan đại diện chủ sở hữu là Chủ tịch Hội đồng giải thể doanh nghiệp;
b) Đại diện của đơn vị trực thuộc hoặc cơ quan chuyên môn thuộc cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm quản lý về lĩnh vực tài chính, kế hoạch, lao động;
c) Đại diện các tổ chức đại diện cho người lao động tại doanh nghiệp bị giải thể;
d) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể;
đ) Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời thêm đại diện các cơ quan, tổ chức khác tham gia Hội đồng giải thể.
1. Hội đồng giải thể được sử dụng con dấu của doanh nghiệp để phục vụ công tác giải thể và yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản.
2. Sau khi có quyết định giải thể và đăng báo giải thể doanh nghiệp, Hội đồng giải thể có trách nhiệm:
a) Thu hồi con dấu của doanh nghiệp bị giải thể để phục vụ việc giải thể;
b) Tổ chức giải thể doanh nghiệp theo Quyết định giải thể đã được phê duyệt; cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ doanh nghiệp có quy định khác; việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bị giải thể thực hiện theo thứ tự quy định tại khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp;
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc giải thể và thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, Hội đồng giải thể phải lập báo cáo tài chính về giải thể doanh nghiệp, trình người quyết định giải thể doanh nghiệp; lập hồ sơ giải thể doanh nghiệp theo các nội dung quy định tại Điều 210 Luật Doanh nghiệp và gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đã đăng ký doanh nghiệp.
1. Khi có quyết định giải thể, doanh nghiệp bị giải thể phải niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp và đăng báo điện tử hoặc báo viết trong 03 số liên tiếp kèm theo thông báo về ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và thời gian yêu cầu các chủ nợ đến đối chiếu nợ.
2. Kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể có trách nhiệm:
a) Không thực hiện tất cả các hoạt động bị cấm theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp;
b) Chấm dứt các hoạt động kinh doanh, thanh toán các khoản nợ phải trả, cho mượn tài sản, giữ hộ tài sản;
c) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
d) Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm); danh sách khách nợ và số nợ phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi);
đ) Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, doanh nghiệp phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
a) Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của doanh nghiệp; danh sách các chủ nợ, khách nợ của doanh nghiệp;
b) Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp (kể cả tài sản chưa thu hồi được), tài sản nhận giữ hộ, đi mượn, đi thuê.
1. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm sau khi giải thể doanh nghiệp. Trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.
1. Thời gian giải thể doanh nghiệp không quá 01 năm kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực và có thể kéo dài thêm nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp được người quyết định giải thể đồng ý bằng văn bản. Trường hợp có vướng mắc, khó khăn dẫn đến kéo dài thời gian giải thể so với thời hạn nêu trên thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thời hạn giải thể thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
REORGANIZATION AND CONVERSION OF OWNERSHIP OF WHOLLY STATE-OWNED ENTERPRISES
Section 1. CONSOLIDATION, MERGER, FULL OR PARTIAL DIVISION, AND DISSOLUTION OF WHOLLY STATE-OWNED ENTERPRISES
Article 13. Consolidation, merger, full or partial division of enterprises
1. Consolidation of wholly state-owned enterprises:
Two or more wholly state-owned enterprises (hereinafter referred to as “consolidating companies”) may be consolidated into a new wholly state-owned enterprise (hereinafter referred to as “consolidated company”), after which the consolidating companies shall cease to exist.
2. Merger of wholly state-owned enterprises:
One or some wholly state-owned enterprises (hereinafter referred to as “acquired companies”) may be merged with another wholly state-owned enterprise (hereinafter referred to as “acquiring company”) by transfer all of the acquired companies’ assets, rights, obligations and lawful interests to the acquiring company, after which the acquired companies shall cease to exist.
3. Full division of wholly state-owned enterprises:
A wholly state-owned enterprise (hereinafter referred to as “divided company”) divides its assets, rights and obligations to establish two or more new wholly state-owned enterprises, after which the divided company shall cease to exist.
4. Partial division of wholly state-owned enterprises:
A wholly state-owned enterprise (hereinafter referred to as “divided company”) may be partially divided by transfer of part of its assets, rights and obligations to establish one or some new wholly state-owned enterprises without ceasing the existence of the divided company.
Article 14. Requirements for consolidation, merger, full or partial division of enterprises
A wholly state-owned enterprise may be consolidated, merged, or fully or partially divided when all of the following requirements are satisfied:
1. The consolidation, merger, full or partial division of enterprise must be conformable with the documents on enterprise organization or innovation approved by the Prime Minister. If an enterprise is not a regulated entity of these documents, the owner’s representative agency shall submit the case to the Prime Minister for consideration.
2. New enterprises established after full or partial division must satisfy the requirements for enterprise establishment set out in Article 4 of this Decree.
3. Consolidation and merger of enterprises must comply with the Law on Competition in respect of consolidation and merger of enterprises.
Article 15. Authority to decide consolidation, merger, full or partial division of enterprises
1. In case of consolidation, merger, full or partial division of enterprises which are established under decision issued by the same person or authority or which are managed by the same person or authority (hereinafter referred to as “establishment decision-making authority”), the establishment decision-making authority shall consider issuing decisions on consolidation, merger, full or partial division of such enterprises.
2. In case of merger of enterprises which are established by different establishment decision-making authorities, the establishment decision-making authority of the acquiring company shall issue merger decision on the basis of written consents obtained from establishment decision-making authorities of the acquired companies. In case either the acquiring company or the acquired company is established under the Prime Minister’s decision, the Prime Minister shall issue the merger decision.
3. In case of consolidation of enterprises which are established by different establishment decision-making authorities, the authority assigned by the Prime Minister to perform rights and obligations of the owner’s representative in the consolidated enterprises shall issue the consolidation decision. In case of consolidation of enterprises established under the Prime Minister’s decision, the Prime Minister shall issue the consolidation decision.
Article 16. Application for consolidation, merger, full or partial division of enterprises
1. An application for consolidation, merger, full or partial division of enterprises shall include:
a) The application form for consolidation, merger, full or partial division of enterprises;
b) The scheme for consolidation, merger, full or partial division of enterprises;
c) The enterprise’s audited financial statements of the previous year and the financial statements of the latest quarter before the date of consolidation, merger, full or partial division;
d) The draft Charter of the new enterprise established after consolidation, merger, full or partial division;
dd) The draft consolidation or merger contract which is prepared according to Article 200 and Article 201 of the Law on enterprises in case of consolidation or merger of enterprises;
e) Other documents concerning the consolidation, merger, full or partial division of enterprises (if any).
2. The scheme for consolidation, merger, full or partial division of enterprises shall, inter alia, include the following contents:
a) Name and address of the enterprise before and after the consolidation, merger, full or partial division;
b) The necessity of the consolidation, merger, full or partial division; the conformity of such consolidation, merger, full or partial division with the socio-economic development strategies and plans, and national sector planning;
c) The enterprise’s charter capital after consolidation, merger, full or partial division;
d) The labour arrangement and use plan;
dd) The plan for financial settlement, transfer of capital and assets, and settlement of the enterprise’s rights and obligations in connection with the consolidation, merger, full or partial division;
e) The time limit for completing the consolidation, merger, full or partial division;
g) In case an enterprise is fully or partially divided to establish new enterprises, the scheme for full or partial division of enterprise shall include other contents as prescribed in Clause 3 Article 6 of this Decree.
Article 17. Procedures for consolidation or merger of enterprises
1. Procedures for consolidation or merger of enterprises established under the Prime Minister’s decision:
a) The owner’s representative agency shall direct one of the consolidating companies (in case of consolidation) or the acquiring company (in case of merger) to prepare an application for consolidation or merger of enterprises according to Article 16 of this Decree, give opinions about the consolidation or merger, and submit 06 sets of original application to the Ministry of Planning and Investment for appraisal;
b) Upon receipt of adequate application for consolidation or merger of enterprises from the owner’s representative agency, the Ministry of Planning and Investment shall play the leading role in collecting opinions from the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Justice, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the supervisory ministry, and relevant authorities (where necessary).
Within 15 working days from the receipt of the application for consolidation or merger of enterprises, relevant authorities shall provide their written opinions about issues under their management to the Ministry of Planning and Investment for consolidating and issuing an appraisal report;
c) Within 10 working days from the receipt of opinions from relevant authorities, the Ministry of Planning and Investment shall submit the appraisal report to the Prime Minister and also send it to the owner’s representative agency for knowing or providing explanations.
If different opinions are given about the same content of the application, the Ministry of Planning and Investment shall hold a meeting with relevant authorities before submitting the appraisal report o the Prime Minister. The time limit for submitting the appraisal report may be extended for a period not exceeding 10 working days;
d) The owner’s representative agency shall explain about appraisal conclusions drawn by the Ministry of Planning and Investment, complete and submit the application to the Prime Minister for consideration.
2. Procedures for consolidation or merger of enterprises established under decision of the owner’s representative agency or managed by the owner’s representative agency:
a) Wholly state-owned enterprises shall cooperate with each other and in preparing an application for consolidation or merger of enterprises according to Article 16 of this Decree, and submit it to the authority issuing establishment decision or assigned to manage such enterprises for consideration;
b) Within 30 working days from the receipt of adequate application, the competent authority prescribed in Article 15 of this Decree shall appraise, approve the application and issue a consolidation or merger decision.
3. After the consolidation or merger decision has been issued, the legal representatives of enterprises shall enter into the consolidation or merger contract, and assume responsibility to implement the consolidation or merger scheme.
The acquiring company or the wholly state-owned enterprise established after the consolidation shall follow procedures for enterprise registration in accordance with regulations of law.
Article 18. Procedures for full or partial division of an enterprise
1. Procedures for full or partial division of an enterprise established under the Prime Minister’s decision:
a) The owner’s representative agency shall direct the enterprise to prepare an application for full or partial division according to Article 16 of this Decree, and submit 06 sets of original application to the Ministry of Planning and Investment for appraisal;
b) Upon receipt of adequate application, the Ministry of Planning and Investment shall play the leading role in collecting opinions from the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Justice, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the supervisory ministry, and relevant authorities (where necessary).
Within 15 working days from the receipt of the application, relevant authorities shall provide their written opinions about issues under their management to the Ministry of Planning and Investment.
c) Within 10 working days from the receipt of opinions from relevant authorities, the Ministry of Planning and Investment shall submit the appraisal report to the Prime Minister and also send it to the owner’s representative agency for knowing or providing explanations.
If different opinions are given about the same content of the application, the Ministry of Planning and Investment shall hold a meeting with relevant authorities before submitting the appraisal report o the Prime Minister. The time limit for submitting the appraisal report may be extended for a period not exceeding 10 working days;
d) The owner’s representative agency shall explain about appraisal conclusions drawn by the Ministry of Planning and Investment, complete and submit the application to the Prime Minister for consideration.
dd) After the full or partial division decision has been issued, the enterprise established under the Prime Minister’s decision shall implement the full or partial division scheme.
2. Procedures for full or partial division of a wholly state-owned enterprise established under decision of the owner’s representative agency or managed by the owner’s representative agency:
a) The enterprise shall prepare 04 sets of original application for full or partial division according to Article 16 of this Decree, and submit them to the owner’s representative agency for appraisal;
b) Upon receipt of adequate application, the owner’s representative agency shall play the leading role in collecting opinions from the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, and the supervisory ministry (in case the wholly state-owned enterprise is established under decision of a provincial People's Committee).
Within 10 working days from the receipt of the application, relevant authorities shall provide their written opinions about issues under their management to the owner’s representative agency.
c) Within 10 working days from the receipt of opinions from relevant authorities, the owner’s representative agency shall prepare and submit the appraisal report to the Prime Minister for consideration.
d) The owner’s representative agency shall issue a decision on full or partial division of enterprise within 30 working days from the day on which the Prime Minister gives approval for full or partial division policies.
dd) After the full or partial division decision has been issued, the enterprise shall implement the full or partial division scheme.
3. Enterprises established after the full or partial division of enterprise shall follow procedures for enterprise registration in accordance with regulations of law.
Article 19. Decision on consolidation, merger, full or partial division of enterprises
1. A consolidation, merger, or full or partial division decision must clearly specify rights and obligations inherited from the consolidating companies, acquired companies or divided company.
2. The consolidation, merger, or full or partial division decision, and the consolidation or merger contract shall be sent to all creditors and employees within 15 days from the day on which they are ratified.
Article 20. Policies for employees and holders of managerial positions
1. Employees who are eligible for retirement benefits shall be treated in accordance with regulations of the Law on social insurance and provided with other benefits in accordance with regulations on labour.
2. Employees who wish to terminate employment contracts shall be provided with redundancy or severance allowance in accordance with regulations on labour or policies for employees redundant after consolidation, merger, or full or partial division of wholly state-owned enterprises.
3. The assignment of works to Chairperson and members of the Board of Members or company’s President, General Director (Director) and controllers who are working under appointment regime shall be considered by the owner’s representative agency after the consolidation, merger, or full or partial division. In case the assignment of works to persons who are working under appointment regime cannot be carried out, these cases shall be settled according to downsizing policies as prescribed.
Article 21. Business suspension and termination of wholly state-owned enterprises
1. Wholly state-owned enterprises shall suspend or terminate their business at the request of the owner’s representative agencies and in the cases specified in Clause 2 Article 206 of the Law on enterprises.
2. Procedures for business suspension and termination:
After the owner’s representative agency issues a decision on business suspension or termination, the enterprise shall follow procedures for business suspension or termination in accordance with regulations of law.
In case the business registration office or competent authority requests a wholly state-owned enterprise to suspend or terminate its business operation in conditional business lines, the enterprise shall report the case to the owner’s representative agency for issuing the business suspension decision.
3. During the suspension period, the enterprise shall comply with Clause 3 Article 206 of the Law on enterprises.
Section 2. SELLING ENTIRE WHOLLY STATE-OWNED ENTERPRISES
Article 22. Cases in which an entire enterprise is sold
1. An enterprise is subject to equitization but fails to meet equitization requirements, and is entirely sold under the Prime Minister’s decision.
2. Other cases made according to the Prime Minister’s decision issued at the request of the owner’s representative agency.
Article 23. Entities ineligible to buy a wholly state-owned enterprise
1. Persons who lack legal capacity, are incapacitated or have limited legal capacity, have difficulty in controlling their behaviors, or persons who are unable to control their behaviors at the date of application for participation in auction.
2. Financial intermediaries or audit organizations that take charge of business valuation of the enterprise, and employees of these organizations who directly carry out appraisal, valuation or audit of the enterprise; parents, spouse, children, and siblings of persons who directly carry out appraisal, valuation or audit of the enterprise.
The organization conducting the auction of the enterprise and its employees who directly take charge of the auction; parents, spouse, children, and siblings of auctioneer who manages the auction.
3. The person who is authorized by the owner’s representative agency to take charge of the sale of the enterprise; the person competent to decide the sale of enterprise, and the person who signs the auction service contract;
4. Parents, spouse, children, and siblings of the persons mentioned in Clause 3 of this Article;
5. Persons who do not have the right to establish and manage enterprises as prescribed by law.
6. Foreign investors as prescribed in the Law on investment in respect of conditions concerning market access, assurance of national defense and security to be satisfied by foreign investors, and the Land Law.
Article 24. Rules for selling an entire wholly state-owned enterprise
1. Financial settlement, determination and adjustment of enterprise value, use of valuation consulting service, determination of starting price and plan for selling the entire enterprise shall comply with the Government’s regulations on conversion of wholly state-owned enterprises into joint-stock companies.
2. The starting price used for selling an entire enterprise shall not be lower than total value of state capital determined according to Clause 1 of this Article.
Article 25. Procedures for selling an entire wholly state-owned enterprise
1. Develop the plan for selling the entire enterprise. To be specific:
a) Prepare documents, including: legal documents about the enterprise establishment; legal documents about assets, capital sources and debts; financial statements, tax declarations till the time of enterprise valuation; the plan for use of land under the enterprise’s management which is made in accordance with the Land Law, and regulations on rearrangement and settlement of house and land under state ownership in each period and has been approved by a competent authority; the labour rearrangement plan; estimate of costs incurred from the sale of the entire enterprise; method and time of enterprise valuation, and other relevant documents (if any);
b) Organize listing and settlement of financial issues, and organize enterprise valuation;
c) Decide and disclose the enterprise value;
d) Complete and submit the plan for selling the entire enterprise to competent authorities for approval. The plan for selling the entire enterprise shall, inter alia, have the following contents: Current status of the enterprise at the time of enterprise valuation; enterprise valuation results; determination of selling price and selling method, estimated costs; plan for land use approved by competent authorities; plan for use of current employees and settlement of benefits for redundant employees.
2. Organize the implementation of the plan for selling the entire enterprise by means of auction.
3. Complete the sale of the entire enterprise: make statements of costs incurred and proceeds from the sale of the entire enterprise; make payments; transfer assets, records/books and other relevant documents to the auction winner; publish the completion of the entire enterprise.
Article 26. Organization of auction
1. After the plan for selling the entire enterprise has been approved, the owner’s representative agency shall publish on its website and on the specialized property auction website information about the selection of property auction organization, and carry out selection of qualified property auction organization in accordance with Article 56 of the Law on property auction.
2. The owner’s representative agency shall conclude the auction service contract with the selected auction organization. The auction service contract shall include the primary contents prescribed in Article 33 of the Law on property auction.
3. Within 05 working days from the day on which the authority or organization competent to decide the sale of the entire enterprise announces the starting price, the professional auction organization shall make information about the property auction publicly available in accordance with Article 57 of the Law on property auction.
4. Procedures for auction of the enterprise shall be carried out following the ascending-bid auction method prescribed in Chapter III of the Law on property auction.
5. In case only one person registers for participation in the auction, attends the auction, offers bid or accepts the price, the provisions of Article 49 of the Law on property auction shall apply.
In case of sale of the entire enterprise accompanied by the land use rights over the land plot allocated by the State with collecting land levies or leased in accordance with regulations of the Land Law, if only one person registers for participation in the auction, attends the auction, offers bid or accepts the price, the auction shall be considered unsuccessful as prescribed in Article 52 of the Law on property auction, and another auction must be conducted. If the third auction is conducted but still unsuccessful, the owner’s representative agency shall report the case to the Prime Minister for consideration.
Article 27. Responsibility to organize sale of entire enterprise
1. Responsibilities of the Prime Minister and the owner’s representative agency when selling an enterprise established under the Prime Minister’s decision:
a) The Prime Minister shall consider approving the plan for selling the entire enterprise at the request of the owner’s representative agency and on the basis of appraisal report given by the Ministry of Finance and opinions given by the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Justice, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and supervisory ministry.
b) The owner’s representative agency shall decide to select a qualified financial intermediary to provide valuation consulting service, and directly sign or authorize the enterprise to sign valuation consulting service contract; select and conclude contract with the auction organization; consider giving approval for the plan for use of existing employees and settlement of benefits to redundant employees; publish enterprise value; submit the plan for selling the entire enterprise to the Prime Minister for approval; consider giving approval for statements of financial accounts, costs incurred from the sale of the entire enterprise, payments made to redundant employees, and proceeds from the sale of the entire enterprise; consider giving approval for enterprise selling results and conclude the contract for sale and purchase of the entire enterprise; notify the completion of the sale of the entire enterprise;
c) The owner’s representative agency shall settle difficulties, complaints and denunciations concerning the sale of the entire enterprise within its competence and in accordance with regulations of law in force; consider issuing decisions on payment of costs incurred from the sale of enterprise in case the sale of the entire enterprise is unsuccessful or suspended;
d) The owner’s representative agency shall instruct and inspect the sale of the entire enterprise according to the contents prescribed in Articles 25, 26 and 29 of this Decree.
2. Responsibilities of the owner’s representative agency when selling the entire enterprise established under its decision or that it is assigned to manage:
a) The owner’s representative agency shall decide to select a qualified financial intermediary to provide valuation consulting service, and directly sign or authorize the enterprise to sign valuation consulting service contract; select and conclude contract with the auction organization; publish enterprise value; consider giving approval for the plan for selling the entire enterprise; consider giving approval for statements of financial accounts, costs incurred from the sale of the entire enterprise, payments made to redundant employees, and proceeds from the sale of the entire enterprise; consider giving approval for enterprise selling results and conclude the contract for sale and purchase of the entire enterprise; notify the completion of the sale of the entire enterprise;
b) Perform the contents specified in Points c and d Clause 1 of this Article.
3. Responsibilities of the sold enterprise:
a) Proactively prepare the documents prescribed in Point a Clause 1 Article 25 of this Decree; organize settlement of financial issues and enterprise valuation in accordance with regulations of law;
b) Request the owner’s representative agency to make decision or consider giving approval within its competence for the contents specified in Point b Clause 1 of this Article (in case of an enterprise established under the Prime Minister’s decision) or Point a Clause 2 of this Article (in case of an enterprise established under decision of the owner’s representative agency or that it is assigned to manage).
c) Conclude the enterprise valuation consulting service contract with authorization of the owner’s representative agency;
d) Provide convenient conditions for persons registering for purchase of the enterprise to survey and access the documents as prescribed in Clause 1 Article 28 of this Decree;
dd) Organize the implementation of the plan for selling the entire enterprise according to auction method as prescribed in Article 26 of this Decree; submit report on sale of enterprise to the owner’s representative agency;
e) Transfer assets, records/books and relevant documents to the auction winner;
g) Request the owner’s representative agency to consider issuing decisions on payment of costs incurred from the sale of enterprise in case the sale of the entire enterprise is unsuccessful or suspended.
Article 28. Rights and responsibilities of entities registering for purchase of enterprise and auction winner
1. Entities registering for purchase of enterprise shall:
a) Have the right to do surveys of existing conditions of the enterprise; learn about documents, financial statements, list of assets, certificates of ownership and rights to use assets and land, and other contracts concerning the enterprise to be sold;
b) Assume responsibility to protect confidentiality of information collected from their visits at the enterprise and the enterprise’s documents; not disclose and use such information to cause damage to the enterprise. Any entities that register for purchase of enterprise disclose or use information in such a manner that causes damage to the enterprise shall be treated in accordance with regulations of law;
c) Satisfy conditions for land allocation or land lease, purchase of assets on land as prescribed in Articles 58, 189 of the Land Law in case of purchase of the enterprise accompanied with land use rights and assets on land.
2. The auction winner shall:
a) Make payment of enterprise purchasing price specified in the signed contract;
b) Not sell or transfer a part of capital and assets of the enterprise before making full payment of enterprise purchasing price and fulfill other commitments (if any) specified in the contract for sale and purchase of the entire enterprise;
c) Select legal type of the enterprise after purchase and completion of enterprise registration procedures at the business registration office. Application for enterprise registration shall be prepared in accordance with the Government’s regulations on enterprise registration, in which the transfer contract or documents proving completion of the transfer may be replaced with the decision on approval of the plan for selling the entire enterprise issued by competent authorities and notification of completion of the sale of the entire enterprise;
d) Have the right and assume responsibility to inherit legitimate rights and benefits and obligations of the enterprise as specified in the contract for sale and purchase of the entire enterprise and signed contracts; assume responsibility to make payment of debts payable and recover debts receivable as committed.
dd) The credit institution that wins the auction shall satisfy the requirements set out in the Law on banking after completing the purchase of enterprise.
Article 29. Approval for enterprise selling results, contract conclusion, transfer, payment, notification of completion of sale of entire enterprise
1. Within 05 working days from the receipt of the enterprise’s report on developments of the auction and auction results, the owner’s representative agency shall consider giving approval for the results of the sale of entire enterprise.
2. Within 02 working days from the day on which the enterprise selling results are approved, the auction organization shall refund deposited amounts to lawful bidders that fail to win the auction. The deposited amounts of the auction winner shall be deducted from the enterprise purchasing price. Bidders that violate the internal regulations of the auction session and auction winner that fails to conclude the contract as prescribed shall not be entitled to refund of deposited amounts. Such deposited amounts which are not refunded to payers shall be recorded as increase in proceeds from the sale of the entire enterprise and shall be managed and used according to Article 31 of this Decree.
3. Within 10 working days from the day on which the decision to approve the enterprise selling results, the owner’s representative agency or the entity authorized in writing by the owner’s representative agency and the auction winner shall conclude the contract for sale and purchase of the entire enterprise. The contract for sale and purchase of the entire enterprise shall, inter alia, include the following contents:
a) Name, address and account number of the sold enterprise;
b) Name, address and account number (if any) of the auction winner;
c) The enterprise selling price;
d) Commitments of the auction winner and the enterprise seller;
dd) Time limit for payment of enterprise purchasing price; method and time limit for transfer of the enterprise to the buyer;
e) Settlement of relevant issues and contract dispute.
The contract shall be enclosed with the list of assets and debts (if any) as agreed upon between the auction winner and the enterprise seller.
4. The auction winner shall make full payment of the enterprise purchasing price within the time limit specified in the contract. The Board of Members or the company’s President of the sold enterprise shall continue managing the enterprise until it has been fully transferred. The Board of Members or the company’s President shall pay compensation for any assets lost in accordance with regulations of law.
5. Within 15 working days from the completion of payment and conclusion of the enterprise transfer record, the owner’s representative agency shall publish the completion of the sale of the entire enterprise with the following contents:
a) Name and address of the sold enterprise;
b) Name and address of the auction winner;
c) Selling price and method;
d) Responsibilities of the auction winner, enterprise seller and relevant authorities to settle other issues.
The notice of completion of the sale of the entire enterprise shall be published on the mass media and sent to Department of Finance, Taxation Department, Department of Labour, War Invalids and Social Affairs, and Department of Statistics of the province or central-affiliated city where the enterprise is headquartered.
Article 30. Costs of sale of an entire wholly state-owned enterprise
1. Costs of sale of an entire enterprise are expenses incurred in connection with the sale of the enterprise from the issue date of the decision to sell the enterprise to the date of transfer of the sold enterprise to the auction winner. The owner’s representative agency shall decide to approve and make statement of costs of sale of the entire wholly state-owned enterprise. General Director (or Director) of the sold enterprise shall decide the specific spending amounts according to contents approved by the owner’s representative agency and assume legal responsibility for their decision. Costs of sale of enterprise must be supported by adequate, valid and reasonable documents as prescribed by law.
2. Costs incurred from sale of an entire wholly state-owned enterprise include:
a) Direct costs, including: costs of inventory and determination of the enterprise value; costs of developing the plan for sale of enterprise; costs of organizing employees’ meeting to disseminate information about the sale of entire enterprise; costs of disseminating and disclosing information about the enterprise; costs of auction of the enterprise.
b) Costs of hiring a qualified financial intermediary to provide valuation consulting or organize auction of the enterprise. Consulting service fees shall be paid under the contract signed between the parties.
c) Other costs incurred in connection with the sale of the entire enterprise (if any).
3. Costs of audit of financial statements at the time of valuation of the enterprise shall not be included in the costs of sale of entire enterprise but shall be recorded by the sold enterprise as its business expenses in the period.
4. In case the sale of the entire enterprise is unsuccessful or suspended, or estimated proceeds from the sale of entire enterprise are not sufficient to cover costs of sale of entire enterprise, the owner’s representative agency shall consider recording such costs as the enterprise's expenses. These costs shall be considered as non-deductible expenses when determining taxable income if the enterprise still operates as a wholly state-owned enterprise. If the enterprise is reorganized adopting another method, the owner’s representative agency shall send request the Ministry of Finance in writing to allocate funding for covering costs of sale of enterprise. Such request should be supported by relevant documents.
Article 31. Management and use of proceeds from sale of entire enterprise
After deducting costs of sale of enterprise and benefits paid to employees and managerial position holders, the remaining proceeds earned from the sale of an entire wholly state-owned enterprise shall be submitted to the central government budget and local government budget in accordance with the Government’s regulations.
Article 32. Policies for employees and managerial position holders when selling entire enterprise
1. Employees who continue employment with the enterprise after it is sold shall enter into new employment contracts.
2. Employees who wish to terminate employment contracts shall be provided with redundancy or severance allowances in accordance with regulations on labour or policies for employees redundant after sale of an entire wholly state-owned enterprise.
3. Employees who are eligible for retirement benefits shall be treated in accordance with regulations of the Law on social insurance and provided with other benefits in accordance with regulations of the Labour Code.
4. The assignment of works to Chairperson and members of the Board of Members or company’s President, General Director (Director) and controllers who are working under appointment regime shall be considered by the owner’s representative agency after the sale of enterprise. In case the assignment of works to persons who are working under appointment regime cannot be carried out, these cases shall be settled according to downsizing policies as prescribed.
Section 3. CONVERSION OF WHOLLY STATE-OWNED ENTERPRISES INTO MULTI-MEMBER LIMITED LIABILITY COMPANIES
Article 33. Conditions and methods for conversion of wholly state-owned enterprises into multi-member limited liability companies
A wholly state-owned enterprise may be converted into a multi-member limited liability company if:
1. It meets the same conditions as those for equitization of enterprise (except conversion of agricultural enterprises and forestry enterprises).
2. It is subject to the Prime Minister’s consideration and decision in case the number of capital contributors is limited because of national defense and security reasons or other cases.
Conversion of a wholly state-owned enterprise into a multi-member limited liability company shall be carried out by transferring a part of state capital at converted enterprise.
Article 34. Rules for conversion of wholly state-owned enterprises into multi-member limited liability companies
1. Financial settlement, determination and adjustment of enterprise value, use of valuation consulting service, determination of starting price and formulation of the conversion plan shall comply with the Government’s regulations on conversion of wholly state-owned enterprises into joint-stock companies.
2. Based on the structure of charter capital, offering rate and criteria for selection of investors approved by competent authorities under the Plan for conversion of a wholly state-owned enterprise into a multi-member limited liability company, an auction shall be conducted to transfer state capital in accordance with regulations on conversion of wholly state-owned enterprises into joint-stock companies. Successful bidders shall be selected in descending order and limited to 50 investors as prescribed in Clause 5 Article 35 of this Decree.
Article 35. Contents of plan for conversion of a wholly state-owned enterprise into a multi-member limited liability company
A conversion plan shall, inter alia, include the following contents:
1. The actual status of the enterprise at the time of enterprise valuation.
2. Enterprise valuation results and issues that need to be dealt with.
3. Criteria for selection of investors receiving transfer of state capital in connection with business lines, scope of operation, financial capacity, administration capacity, technology and market.
4. Charter capital required for the enterprise’s business operations.
5. Structure of charter capital, starting price and method of transfer of state capital which adhere the following principle: Based on scale, business lines and development requirements, the minimum amount of capital to be received by each investor must be determined so as to ensure that no more than 50 investors will be selected as prescribed by the Law on enterprises. The provision on minimum amount of capital to be purchased by each investor included in the conversion plan shall abide by the principle of equality for investors of all economic sectors.
6. The draft charter on organization and operation of the multi-member limited liability company that is drawn up in accordance with the Law on enterprises and other legislative documents in force.
7. The plan for rearrangement of existing employees.
8. The business plan for the following 3-5 years.
9. The land use plan approved by a competent authority.
Article 36. Responsibility to carry out conversion
1. Responsibilities of the Prime Minister and the owner’s representative agency when converting an enterprise established under the Prime Minister’s decision:
a) The Prime Minister shall decide to approve the plan for conversion of the wholly state-owned enterprise established under his decision at the request of the owner’s representative agency and based on opinions given by the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Justice, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and supervisory ministries; issue decision to assign the owner’s representative agency to manage the state capital in the enterprise after conversion.
b) The owner’s representative agency shall decide to select providers of valuation consulting service and auction service, and conclude contracts or authorize the enterprise to conclude contracts with these service providers; consider approving the plan for management of existing employees and settlement of benefits for redundant employees; publish enterprise value; submit the plan for conversion into multi-member limited liability company to the Prime Minister for approval; decide to approve statements of financial accounts; conversion costs; payments made to redundant employees; proceeds from conversion process, and decide to announce the actual state capital at the time when the multi-member limited liability company is initially issued with enterprise registration certificate.
c) The owner’s representative agency shall deal with any difficulties, complaints and denunciations concerning the conversion of enterprise within its competence and in accordance with regulations of law in force;
d) The owner’s representative agency shall instruct and inspect the conversion process according to the contents prescribed in this Decree.
2. Responsibilities of the owner’s representative agency when converting an enterprise established under its decision or that it is assigned to manage:
a) The owner’s representative agency shall decide to select providers of valuation consulting service and auction service, and conclude contracts or authorize the enterprise to conclude contracts with these service providers; publish enterprise value; decide to approve the plan for conversion into multi-member limited liability company; decide to approve statements of financial accounts; conversion costs; payments made to redundant employees; proceeds from conversion process, and decide to announce the actual state capital at the time when the multi-member limited liability company is initially issued with enterprise registration certificate.
b) The owner’s representative agency shall fulfill the responsibilities specified in Points c, d Clause 1 of this Article.
3. Responsibility of the converted enterprise:
a) Proactively prepare the documents for developing the conversion plan; organize settlement of financial issues and enterprise valuation in accordance with regulations of law;
b) Request the owner’s representative agency to make decision or consider giving approval within its competence for the contents specified in Point b Clause 1 of this Article (in case of an enterprise established under the Prime Minister’s decision) or Point a Clause 2 of this Article (in case of an enterprise established under decision of the owner’s representative agency or that it is assigned to manage).
c) Enter into service contracts with enterprise valuation consulting service provider and auction organization with authorization of the owner’s representative agency;
d) Organize the implementation of the conversion plan and complete the conversion into a multi-member limited liability company;
dd) Follow procedures for registration of multi-member limited liability company with business registration office. The application for enterprise registration shall be prepared in accordance with the Government's regulations on enterprise registration, in which the transfer contract or documents proving completion of transfer shall be replaced with the decision to publish the actual state capital in the enterprise and decision to appoint state capital representative (if any) issued by the owner’s representative agency.
Article 37. Policies for employees and managerial position holders
1. Employees who continue employment with the enterprise after conversion shall enter into new employment contracts.
2. Employees who wish to terminate employment contracts shall be provided with redundancy or severance allowances in accordance with regulations on labour or policies for employees redundant after conversion of wholly state-owned enterprises.
3. Employees who are eligible for retirement benefits shall be treated in accordance with regulations of the Law on social insurance and provided with other benefits in accordance with regulations of the Labour Code.
4. The assignment of works to Chairperson and members of the Board of Members or company’s President, General Director (Director) and controllers who are working under appointment regime shall be considered by the owner’s representative agency after the conversion of enterprise. In case the assignment of works to persons who are working under appointment regime cannot be carried out, these cases shall be settled according to downsizing policies as prescribed.
Article 38. Management and use of proceeds from conversion of wholly state-owned enterprises into multi-member limited liability companies
After deducting conversion costs and benefits paid to employees and managerial position holders, the remaining proceeds earned from the conversion of a wholly state-owned enterprise into a multi-member limited liability company shall be submitted to the central government budget and local government budget in accordance with the Government’s regulations.
Section 4. DISSOLUTION OF WHOLLY STATE-OWNED ENTERPRISES
Article 39. Conditions for dissolution
1. A wholly state-owned enterprise shall be dissolved in the following cases:
a) Enterprise registration certificate is revoked, unless otherwise prescribed by the Law on tax administration;
b) The enterprise shows signs of financial insecurity, is subjected to the special financial supervision after the permitted duration for application of corrective and remedial measures or restructuring plan has expired but it fails to restore business operations, and is not suitable for other ownership conversion or reorganization methods as prescribed by law;
c) The enterprise fails to fulfill tasks assigned by the State for 02 consecutive years after all necessary measures have been adopted;
d) Maintenance of operation of the enterprise is unnecessary;
dd) The operating period specified in the enterprise’s charter expires without an extension decision.
2. A wholly state-owned enterprise shall only be dissolved after all of its debts and liabilities are fully paid and it is not involved in any dispute at a Court or arbitral tribunal. Relevant executives and the enterprise mentioned in Point a Clause 1 of this Article are jointly responsible for the enterprise’s debts.
3. The dissolution of enterprise must be conformable with the documents on enterprise organization or innovation approved by the Prime Minister. If the dissolution of enterprise is not approved by the Prime Minister under these documents, the owner’s representative agency shall submit the case to the Prime Minister for consideration (unless an enterprise is dissolved in case its enterprise registration certificate is revoked or the operating period specified in the enterprise’s charter expires without an extension decision).
If an enterprise fails to meet the aforesaid conditions for dissolution or goes bankrupt, the owner’s representative agency shall report the case to the Prime Minister for considering and deciding to employ another reorganization method or to file for bankruptcy.
Article 40. Authority to propose dissolution and issue dissolution decision
1. Authority to apply for dissolution:
a) A wholly state-owned enterprise;
b) Owner’s representative agency;
c) Inspection, auditing or tax authority or another state authority that, during the performance of their tasks, finds that the enterprise needs to be dissolved.
2. Authority to issue dissolution decision:
a) The Prime Minister shall decide the dissolution of the wholly state-owned enterprise established under his decision at the request of the owner’s representative agency and based on opinions given by the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Justice, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, and supervisory ministries.
b) The owner’s representative agency shall decide the dissolution of the wholly state-owned enterprise established under its decision or that it is assigned to manage.
Article 41. Dissolution procedures
1. Within 30 working days from the day on which the enterprise is determined to fall in one of the dissolution cases specified in Article 39 of this Decree, the person having authority to decide the dissolution shall issue a dissolution decision and establish a dissolution council to follow dissolution procedures.
2. A dissolution decision shall have the contents prescribed in Article 42 of this Decree.
3. After the dissolution decision has been issued:
a) The dissolution council shall perform the contents prescribed in Article 43 of this Decree;
b) The enterprise shall perform the contents prescribed in Article 45 of this Decree;
c) The enterprise’s supervisory tax authority shall make a certification of enterprise’s fulfillment of tax obligations within 05 working days from the receipt of the enterprise’s request.
4. The dissolution council shall automatically terminates its operation when the enterprise has completed dissolution procedures as prescribed by law and the enterprise’s legal status on the National Enterprise Registration Database has been changed into “dissolved” by the business registration office.
Article 42. Dissolution decision
1. A decision to dissolve a wholly state-owned enterprise shall, inter alia, contain the following information:
a) Name and headquarters address of the dissolved enterprise;
b) Reasons for dissolution;
c) Time limit and procedures for finalization of contracts and payment of the enterprise’s debts;
d) Plans for settlement of obligations under employment contracts;
dd) Full name and signature of the Chairperson of the Board of Members or company’s President of the dissolved enterprise.
2. Within 07 working days from the issue date of the dissolution decision, this decision must be sent to the dissolved enterprise and:
a) The enterprise’s employees;
b) The authority or organization proposing the dissolution;
c) Creditors, persons with related rights, obligations and interests in case the enterprise still has unpaid debts;
d) The specialized agencies, in the fields of finance, planning and investment, affiliated to the Provincial People's Committee in case the dissolution is decided by the Chairperson of the Provincial People's Committee;
dd) The enterprise’s supervisory tax authority;
e) The Provincial People's Committee, Statistical Office and the business registration office of the province where the dissolved enterprise is located and the business registration office of province where its branch or representative office is located.
Article 43. Dissolution councils
1. The person having authority to decide the dissolution shall establish the dissolution council. The dissolution council shall advise the person having authority to decide the dissolution on organization of dissolution procedures. The composition of the dissolution council shall comply with Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. A dissolution council of an enterprise established under the Prime Minister’s decision is composed of:
a) The council’s Chairperson who is the head of the agency assigned to act as the owner’s representative;
b) Representatives of the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, and the Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs;
c) Representatives of employees’ representative organization in the dissolved enterprise;
d) Chairperson of the Board of Members or Company’s President of the dissolved enterprise;
dd) Representatives of other authorities and organizations may be invited to join the dissolution council as the case may be.
3. A dissolution council of an enterprise established under decision of the owner’s representative agency or that is managed by the owner’s representative agency is composed of:
a) The council’s Chairperson who is the representative of the owner’s representative agency;
b) Representatives of affiliated entities or specialized agencies of the owner’s representative agency in charge of managing finance, planning and labour affairs;
c) Representatives of employees’ representative organization in the dissolved enterprise;
d) Chairperson of the Board of Members or Company’s President of the dissolved enterprise;
dd) Representatives of other authorities and organizations may be invited to join the dissolution council as the case may be.
Article 44. Rights and responsibilities of dissolution council
1. The dissolution council is entitled to use the enterprise’s seal to serve the dissolution process and request relevant competent authorities to assist in recovery of assets.
2. After the dissolution decision has been issued and published on newspapers as prescribed, the dissolution council shall:
a) Revoke the seal of the revoked enterprise to serve the dissolution process;
b) Carry out the dissolution process according to the ratified dissolution decision. The owner’s representative agency or the Board of Members or Company’s President shall directly organize the liquidation of the enterprise’s assets, unless otherwise prescribed by the enterprise's charter. The payment of debts of the dissolved enterprise shall comply with Clause 5 Article 208 of the Law on enterprises;
c) Within 07 working days from the completion of the dissolution process and payment of debts of the dissolved enterprise, the dissolution council shall prepare and submit financial reports on enterprise dissolution to the person having authority to issue dissolution decision; prepare an application for dissolution according to Article 210 of the Law on enterprises and send it to the business registration office where the enterprise is registered.
Article 45. Responsibilities of dissolved enterprise
1. After receiving the dissolution decision, the dissolved enterprise is required to post the decision at its headquarters, branches and representative offices, and in at least 03 issues of a printed newspaper or electronic newspaper. The posted decision should be accompanied by a notification of the planned date of shutdown and time limit for creditors to make debt comparison.
2. From the effective date of the dissolution decision, the dissolved wholly state-owned enterprise shall:
a) Not perform any prohibited acts as prescribed in Article 211 of the Law on enterprises;
b) Terminate business operations, payment of debts payable, lending of assets to others for free use, and management of assets of others;
c) Close accounting books; carry out inventory of assets; compare debts receivable and debts payables; prepare financial statements by the time the dissolution decision becomes effective;
d) Make a list of creditors and debts payable (sorted by secured debts, partially secured debts and unsecured debts); list of debtors and debts receivable (sorted by recoverable debts and irrecoverable debts);
dd) Send written request for certification of fulfillment of tax obligations to the tax authority.
3. Within 30 working days from the effective date of the dissolution decision, the enterprise is required to transfer the followings to the dissolution council:
a) Financial statements, accounting books and documents concerning the dissolution; the enterprise’s lists of creditors and debtors;
b) All assets under the enterprise’s lawful ownership, management and use (including recovered assets), assets managed on behalf of others, borrowed or leased assets.
Article 46. Policies for employees and managerial position holders
1. Employees who are eligible for retirement benefits shall be treated in accordance with regulations of the Law on social insurance and provided with other benefits in accordance with regulations of the Labour Code.
2. Employees who wish to terminate employment contracts shall be provided with redundancy or severance allowances in accordance with regulations on labour or policies for employees redundant after reorganization of wholly state-owned enterprises.
3. The assignment of works to Chairperson and members of the Board of Members or company’s President, General Director (Director) and controllers who are working under appointment regime shall be considered by the owner’s representative agency after the dissolution of enterprise. In case the assignment of works to persons who are working under appointment regime cannot be carried out, these cases shall be settled according to downsizing policies as prescribed.
Article 47. Time limit for completing dissolution process
1. The dissolution process of an enterprise must be completed within a maximum duration of 01 year from the effective date of the dissolution decision. This time limit may be extended for not exceeding 06 months if agreed in writing by the person having authority to issue dissolution decision. In case of difficulties arising during the dissolution resulting in further extension required, the case should be reported to the Prime Minister for consideration.
2. In case the enterprise registration certificate is revoked, the time limit for completion of dissolution process shall comply with regulations of the Law on enterprises.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực