Chương III Nghị định 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: Xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm
Số hiệu: | 21/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2021 |
Ngày công báo: | 31/03/2021 | Số công báo: | Từ số 487 đến số 488 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
04 loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
(1) Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai;
Trừ trường hợp Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
(2) Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
(3) Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
(4) Tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Xem thêm chi tiết tại Nghị định 21/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 15/5/2021).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
4. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.
1. Biện pháp bảo đảm chỉ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba trong trường hợp hợp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp luật.
2. Trường hợp biện pháp bảo đảm phải đăng ký theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc được đăng ký theo thỏa thuận hoặc được đăng ký theo yêu cầu của bên nhận bảo đảm thì thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan là thời điểm biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
3. Trường hợp không thuộc khoản 2 Điều này thì hiệu lực đối kháng với người thứ ba của biện pháp cầm cố tài sản, đặt cọc, ký cược phát sinh từ thời điểm bên nhận bảo đảm nắm giữ tài sản bảo đảm.
Nắm giữ tài sản bảo đảm quy định tại khoản này là việc bên nhận bảo đảm trực tiếp quản lý, kiểm soát, chi phối tài sản bảo đảm hoặc là việc người khác quản lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nhưng bên nhận bảo đảm vẫn kiểm soát, chi phối được tài sản này.
4. Trường hợp tài sản bảo đảm thuộc biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này được giao cho người khác quản lý thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh từ thời điểm:
a) Bên nhận cầm cố, bên nhận đặt cọc hoặc bên nhận ký cược nắm giữ tài sản bảo đảm;
b) Người quản lý tài sản nhận trực tiếp tài sản bảo đảm từ bên cầm cố, bên đặt cọc hoặc bên ký cược;
c) Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, để đặt cọc hoặc để ký cược.
5. Hiệu lực đối kháng của biện pháp ký quỹ với người thứ ba phát sinh từ thời điểm tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.
1. Bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm này được hình thành.
2. Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai với người thứ ba được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 23 Nghị định này.
1. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định này có hiệu lực đối với toàn bộ nghĩa vụ trong tương lai.
Trường hợp nghĩa vụ trong tương lai được hình thành mà các bên thỏa thuận xác lập hợp đồng bảo đảm mới, biện pháp bảo đảm mới đối với nghĩa vụ này thì hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba phát sinh theo hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập mới.
2. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp các bên không thỏa thuận cụ thể về phạm vi nghĩa vụ trong tương lai, thời hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc thời hạn bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
1. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 325 và Điều 326 của Bộ luật Dân sự thì hợp đồng thế chấp vẫn còn hiệu lực, biện pháp thế chấp vẫn còn hiệu lực đối kháng với người thứ ba khi tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sử dụng đất không phải là tài sản bảo đảm được mua bán, được chuyển nhượng, được chuyển giao khác về quyền sở hữu hoặc được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm, hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm bằng tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp quyền sử dụng đất có quyền bề mặt, tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng được mua bán, được chuyển nhượng, được chuyển giao khác về quyền sở hữu hoặc được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
1. Trường hợp dùng tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chứng khoán hoặc động sản khác theo quy định của pháp luật không phải đăng ký thì vợ hoặc chồng đứng tên người gửi tiền, chứng khoán hoặc đang chiếm hữu động sản được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm, trừ trường hợp sau đây:
a) Chế độ tài sản theo thỏa thuận có quy định khác hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác và bên nhận bảo đảm đã được cung cấp thông tin về quy định này hoặc về thỏa thuận này;
b) Vợ chồng và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận về việc một bên dùng tài sản chung để góp vốn vào pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội hoặc để thành lập doanh nghiệp tư nhân thì người góp vốn, người đứng tên chủ doanh nghiệp tư nhân được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm liên quan đến phần vốn góp trong pháp nhân, tài sản thuộc doanh nghiệp tư nhân.
Trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận bằng văn bản về việc dùng tài sản chung để góp vốn theo quy định tại khoản này nhưng việc góp vốn đã được thực hiện theo đúng thủ tục được quy định trong pháp luật liên quan mà người không trực tiếp kinh doanh biết hoặc phải biết về việc góp vốn nhưng không phản đối thì coi như đã có thỏa thuận.
3. Trường hợp hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà vợ chồng ly hôn thì người đã xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã được xác lập, trừ trường hợp bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyết định khác.
1. Bên mua, bên nhận chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển giao khác về quyền sở hữu trở thành bên nhận bảo đảm trong trường hợp quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác có biện pháp bảo đảm được bán, được chuyển nhượng hoặc được chuyển giao khác về quyền sở hữu.
Bên nhận bảo đảm mới phải thông báo cho bên bảo đảm để biết về việc thay đổi bên nhận bảo đảm trước khi nghĩa vụ được bảo đảm được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Bên kế thừa trở thành bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại.
3. Việc bán, chuyển nhượng hoặc chuyển giao khác về quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này và quy định khác liên quan về chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm, chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm không phải xác lập lại hợp đồng bảo đảm.
1. Hợp đồng bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm.
2. Trường hợp hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì giải quyết như sau:
a) Các bên chưa thực hiện hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm chấm dứt;
b) Các bên đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì hợp đồng bảo đảm không chấm dứt. Bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
1. Trường hợp một phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị tuyên bố vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan thì nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện theo phần nội dung này trở thành nghĩa vụ không có bảo đảm, bao gồm:
a) Phần nội dung của hợp đồng thuộc quyền của người không tham gia hợp đồng bảo đảm trong trường hợp tài sản dùng để bảo đảm thuộc sở hữu chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 27 Nghị định này;
b) Phần nội dung của hợp đồng liên quan đến một hoặc một số người không có năng lực pháp luật dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm gồm nhiều người;
c) Phần nội dung của hợp đồng liên quan đến một hoặc một số tài sản không đủ điều kiện để dùng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp một nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản;
d) Phần nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm, trái đạo đức xã hội hoặc giới hạn thực hiện quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan trong trường hợp các phần nội dung khác của hợp đồng bảo đảm không vi phạm;
đ) Nội dung khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
2. Trường hợp một nghĩa vụ được nhiều người cùng bảo lãnh hoặc được bảo đảm thực hiện bằng nhiều tài sản mà chỉ có một, một số người cùng bảo lãnh hoặc chỉ có một, một số tài sản bảo đảm thuộc phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị tuyên bố vô hiệu thì việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thuộc phần nội dung hợp đồng bảo đảm này được giải quyết theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật Dân sự và khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
1. Thỏa thuận về giao tài sản cầm cố quy định tại khoản 1 Điều 311 của Bộ luật Dân sự có thể là việc bên cầm cố giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố giữ hoặc giao cho người thứ ba giữ. Bên nhận cầm cố có thể giữ tài sản cầm cố tại nơi có tài sản hoặc tại địa điểm do mình lựa chọn.
2. Trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong thời hạn hợp lý; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn.
3. Trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.
4. Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp vật cầm cố bị hao mòn tự nhiên.
Trường hợp bên nhận cầm cố đồng ý hoặc luật khác liên quan có quy định về việc bên cầm cố được bán, được thay thế, được trao đổi hoặc được tặng cho tài sản cầm cố thì biện pháp cầm cố chấm dứt kể từ thời điểm bên mua tài sản, bên nhận thay thế tài sản, bên nhận tặng cho tài sản xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cầm cố theo quy định tại Điều 161 của Bộ luật Dân sự.
Việc thế chấp bằng quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ nhưng người này phải được bên nhận thế chấp thông báo để biết trước khi thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp tài sản đang cho thuê, cho mượn được dùng để thế chấp thì bên thế chấp phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
2. Việc tài sản thế chấp đang được cho thuê, cho mượn bị xử lý theo trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật Dân sự không làm chấm dứt hợp đồng thuê, hợp đồng mượn; bên thuê, bên mượn được tiếp tục thuê, mượn cho đến khi hết thời hạn theo hợp đồng.
3. Trường hợp biện pháp thế chấp đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba mà bên thế chấp dùng tài sản thế chấp để cho thuê, cho mượn nhưng không thông báo cho bên nhận thế chấp biết thì hợp đồng thuê, hợp đồng mượn chấm dứt tại thời điểm xử lý tài sản thế chấp. Quyền, nghĩa vụ giữa bên thế chấp và bên thuê, bên mượn được giải quyết theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản, quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Việc nhận thế chấp của cá nhân, tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Bên nhận thế chấp là tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đất đai, cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
2. Việc nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không vi phạm điều cấm của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan, không trái đạo đức xã hội trong quan hệ hợp đồng về dự án đầu tư, xây dựng, thuê, thuê khoán, dịch vụ, giao dịch khác;
3. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bao gồm trả tiền lãi thì lãi suất phát sinh do chậm trả tiền, lãi trên nợ gốc trong hạn, lãi trên nợ gốc quá hạn, lãi trên nợ lãi chưa trả hoặc lãi, lãi suất khác áp dụng không được vượt quá giới hạn thỏa thuận về lãi, lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 357, khoản 5 Điều 466 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự. Trường hợp có thỏa thuận về việc xử lý đối với hành vi không trả nợ đúng hạn của bên có nghĩa vụ và không có quy định khác của pháp luật thì chỉ xử lý một lần đối với mỗi hành vi không trả nợ đúng hạn;
4. Điều kiện có hiệu lực khác của giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
1. Trường hợp tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu được dùng để thế chấp mà đã được chuyển giao cho bên nhận thế chấp ngay tình trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự thì hợp đồng thế chấp không bị vô hiệu; quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Dân sự.
2. Chuyển giao tài sản thế chấp quy định tại khoản 1 Điều này là việc bên thế chấp không giao tài sản thế chấp nhưng bên nhận thế chấp đã giữ Giấy chứng nhận về tài sản thế chấp theo thỏa thuận hoặc đã thực hiện biện pháp thực tế cần thiết khác để bên thế chấp không vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 320 của Bộ luật Dân sự.
Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước.
1. Bên đặt cọc, bên ký cược có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược ngừng việc khai thác, sử dụng hoặc xác lập giao dịch dân sự đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược; thực hiện việc bảo quản, giữ gìn để tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị;
b) Trao đổi, thay thế tài sản đặt cọc, tài sản ký cược hoặc đưa tài sản đặt cọc, tài sản ký cược tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp được bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đồng ý;
c) Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược.
Chi phí hợp lý quy định tại điểm này là khoản chi thực tế cần thiết, hợp pháp tại thời điểm chi mà trong điều kiện bình thường bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược phải thanh toán để đảm bảo tài sản đặt cọc, tài sản ký cược không bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
d) Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật để bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược được sở hữu tài sản đặt cọc, tài sản ký cược quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
2. Bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu bên đặt cọc, bên ký cược chấm dứt việc trao đổi, thay thế hoặc xác lập giao dịch dân sự khác đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược;
b) Sở hữu tài sản đặt cọc trong trường hợp bên đặt cọc vi phạm cam kết về giao kết, thực hiện hợp đồng; sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp tài sản thuê không còn để trả lại cho bên nhận ký cược;
c) Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược;
d) Không xác lập giao dịch dân sự, khai thác, sử dụng tài sản đặt cọc, tài sản ký cược khi chưa có sự đồng ý của bên đặt cọc, bên ký cược;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
1. Khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2. Tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
3. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại sau khi trừ phí dịch vụ (sau đây gọi là thanh toán nghĩa vụ).
1. Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Hưởng phí dịch vụ;
b) Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
c) Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
d) Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
2. Bên ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;
b) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
c) Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;
d) Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
đ) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
3. Bên có quyền trong ký quỹ có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;
b) Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;
c) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
1. Trường hợp bên mua phải trả lại tài sản mua cho bên bán do vi phạm nghĩa vụ thanh toán nhưng tại thời điểm hoàn trả, giá trị tài sản lớn hơn giá trị tài sản ban đầu do bên mua hoặc bên thứ ba đã đầu tư làm tăng giá trị tài sản thì bên bán phải hoàn lại giá trị chênh lệch cho người đã đầu tư vào tài sản.
Việc đầu tư vào tài sản mua phải phù hợp với quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này.
2. Bên mua không phải chịu trách nhiệm về hao mòn tự nhiên của tài sản được bảo lưu quyền sở hữu.
1. Bên bán chuyển giao quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền thì quyền bảo lưu quyền sở hữu cũng được chuyển cho bên nhận chuyển giao quyền yêu cầu thanh toán tiền.
2. Bên mua mà bán hoặc chuyển giao khác về quyền đối với tài sản mua sau khi bảo lưu quyền sở hữu được đăng ký thì người mua lại, người nhận chuyển giao quyền đối với tài sản mua phải kế thừa nghĩa vụ về bảo lưu quyền sở hữu.
1. Bên bảo lãnh có thể thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh về việc áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
2. Trường hợp bên bảo lãnh cam kết thực hiện công việc thay cho bên được bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với nghĩa vụ được bảo lãnh.
3. Thỏa thuận về bảo lãnh có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng về bảo lãnh, thư bảo lãnh hoặc hình thức cam kết bảo lãnh khác.
1. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo một trong các căn cứ sau đây:
a) Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn;
b) Do bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;
c) Do bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ;
d) Do bên được bảo lãnh thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ;
đ) Do bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 335 và khoản 1 Điều 339 của Bộ luật Dân sự;
e) Căn cứ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
2. Trường hợp có căn cứ tại khoản 1 Điều này, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.
3. Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời hạn hợp lý kể từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh.
4. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Trường hợp bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho mình tài sản đã nhận hoặc giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện.
Trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tín chấp thì tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở là bên bảo đảm bằng tín chấp, trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác.
1. Bên bảo đảm bằng tín chấp có quyền, nghĩa vụ:
a) Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
b) Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn;
c) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
2. Tổ chức tín dụng cho vay có quyền, nghĩa vụ:
a) Yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ;
b) Phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ;
c) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
3. Người vay có quyền, nghĩa vụ:
a) Sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp với mục đích vay;
b) Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra việc sử dụng vốn vay;
c) Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho vay;
d) Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
1. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan yêu cầu bên cầm giữ giao tài sản cầm giữ để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật thì việc giao tài sản cầm giữ trong trường hợp này không phải là căn cứ chấm dứt cầm giữ.
2. Trường hợp chủ sở hữu tài sản hoặc người có quyền khác đưa tài sản đang bị cầm giữ vào giao dịch dân sự thì bên cầm giữ không có nghĩa vụ giao tài sản cho bên tham gia giao dịch dân sự đó, trừ trường hợp:
a) Nghĩa vụ đối với bên cầm giữ đã được hoàn thành;
b) Nghĩa vụ đối với bên cầm giữ chưa được hoàn thành nhưng thuộc trường hợp cầm giữ tài sản chấm dứt quy định tại các khoản 1, 2 hoặc 5 Điều 350 của Bộ luật Dân sự.
1. Bên cầm giữ chỉ được cầm giữ tài sản hoặc phần tài sản liên quan trực tiếp đến phần nghĩa vụ bị vi phạm. Trường hợp đối tượng của phần nghĩa vụ bị vi phạm bao gồm nhiều tài sản thì bên cầm giữ có quyền lựa chọn tài sản để cầm giữ.
2. Đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc để tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ sản phẩm được tạo ra hoặc nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm. Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ bị vi phạm là công việc không tạo ra sản phẩm thì bên cầm giữ chiếm giữ công cụ, phương tiện được bên có nghĩa vụ giao để thực hiện công việc.
3. Tài sản cầm giữ phát sinh hoa lợi không phải là kết quả của việc khai thác tài sản cầm giữ thì bên cầm giữ phải giao lại hoa lợi này cho bên có nghĩa vụ. Trường hợp bên cầm giữ đang quản lý hoa lợi mà đối tượng của nghĩa vụ đã được giao cho bên có nghĩa vụ trước thời điểm người này vi phạm nghĩa vụ thì bên cầm giữ chiếm giữ hoa lợi cho đến khi nghĩa vụ đối với bên cầm giữ đã được hoàn thành.
ESTABLISHMENT AND IMPLEMENTATION OF SECURITY MEASURES
Section 1. SECURITY MEASURES ESTABLISHED UNDER AGREEMENT
Sub-section 1. EFFECTIVENESS OF SECURITY CONTRACTS AND SECURITY MEASURES
Article 22. Effectiveness of security contracts
1. Security contracts certified, verified under the Civil Code or relevant law provisions or at request shall enter into force from the date on which they are certified, verified.
2. Security contracts not specified under Clause 1 of this Article shall enter into force from the date agreed upon by all parties. In case no agreement is made, security contracts shall enter into force from the date on which the contracts are signed.
3. In case collateral is withdrawn under agreement, sections of security contracts that relate to the withdrawn collateral shall no longer be effective; in case collateral is added or replaced, revision of security contracts relating to this collateral shall be implemented according to the Civil Code and other relevant law provisions.
4. Security measures that have not entered into effect against a third individual shall not alter or nullify security contracts.
Article 23. Effects of security measures against a third individual
1. Security measures shall only take effect against a third individual when security contracts have legally entered into force.
2. In case security measures require registration according to the Civil Code or other relevant law provisions or are registered under agreement or at request of secured parties, registration shall be carried out in competent agencies as per relevant law provisions when security measures take effect against a third individual.
3. For cases not specified under Clause 2 of this Article, effect against a third individual in case of pledge of property, deposit or security collateral measure shall start from the date on which secured parties hold collateral.
“holding of collateral” specified under this Clause refers to when secure parties directly manage and control collateral or when other individuals manage collateral according to agreements or regulations and law and secured parties control the collateral.
4. In case collateral under security measures specified under Clause 3 of this Article is given to other individuals for management, effect against a third individual of security measures shall start from the date on which:
a) Pledgees, depositees or security collateral receiving parties hold collateral;
b) Individuals managing collateral receive collateral directly from pledgers, depositors or security collateral making parties;
c) Security contracts take effect when other individuals are directly managing properties which are used as pledge, deposit or security collateral.
5. Effect against a third individual of escrow deposit measure shall start from the date on which escrow deposit is sent to escrow accounts in credit institutions where escrow deposit is made.
Article 24. Security in form of off-plan properties
1. Secured parties shall establish rights for parts or all of collateral that is off-plan properties from the point in which parts or all of the collateral is formed.
2. Effect against a third individual of security measure in form of off-plan properties shall conform to Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 23 hereof.
Article 25. Security for fulfillment of future obligations
1. Effectiveness of security contracts, effects against a third individual of security measures specified under Article 22 and Article 23 hereof shall remain effective for all future obligations.
In case parties establish new security contracts or new security measures for future obligations, effects of security measures against a third individual deriving from new security contracts or new security measures shall be established again.
2. Effectiveness of security contracts, effects of security measures against a third individual shall not be altered or nullified in case parties do not reach specific agreements on scope of future obligations, deadline for fulfilling secured obligations or period of security for obligation fulfillment.
Article 26. Security in form of land use right, assets attached to land, properties created from surface rights, usufruct rights
1. In case of mortgaging land use right or assets attached to land according to Article 325 and Article 326 of the Civil Code, mortgage agreements and mortgage measures shall remain effective against a third individual when assets attached to land or land use right that is not collateral is traded, transferred, otherwise altered in terms of ownership or used as security for obligation fulfillment.
2. Effectiveness of security contracts, effects of security measures in form of properties created from surface rights and/or usufruct rights against a third individual shall not be altered or nullified in case land use right with surface rights, properties subject to usufruct rights are traded, transferred, otherwise altered in terms of ownership or used as security for obligation fulfillment.
Article 27. Establishment and implementation of security contracts, security measures in form of marital property
1. In case marital properties used as security for obligation fulfillment are balance of deposit in credit institutions, branches of foreign banks, securities or other movable properties that are not required by the law for registration, either spouse who makes deposit in form of money or securities or possesses movable properties may, by themselves, establish and implement security contracts and/or security measures, except for following cases:
a) Property policies under agreements regulate otherwise or spouses agree otherwise and secured parties have been informed of these regulations or agreements; or
b) Spouses and secured parties agree otherwise.
2. In case spouses agree on unilaterally contributing marital properties to commercial juridical persons, non-commercial juridical persons that are social enterprises or to establishment of sole proprietorships, contributors and legal owners of sole proprietorships may, by themselves, implement security contracts and security measures relating to their contributions in juridical persons and properties owned by sole proprietorships.
Cases where spouses do not produce written agreements on contributing marital properties as specified under this Clause while the contribution has been implemented as per relevant law provisions and persons who do not directly conduct business know or are supposed to know about the contribution but do not object to the contribution shall be considered to have had agreements produced.
3. In case security contracts or security measures have been established according to Clause 1 and Clause 2 of this Article and spouses divorce, persons who have established security contracts or security measures shall continue to execute said security contracts and security measures unless otherwise decided by legally valid judgments or decisions of courts.
Article 28. Change of securing parties, secured parties
1. Buyers, transferees or receivers of other transfer in terms of ownership shall become secured parties in case right for demanding debt repayment, payables or right for demanding other payments has security measures sold, transferred or otherwise altered in terms of ownership.
New secured parties must inform securing parties about change of secured parties before secured obligations are implemented according to agreements or regulations and law.
2. Inheriting parties shall become securing parties, secured parties or persons with secured obligations in case securing parties, secured parties or persons with secured obligations are reorganized juridical persons.
3. Sale, transfer or other alteration in terms of rights and/or obligations under this Article and other relevant law provisions regarding transfer of demanding right with security measures, transfer of obligations with security measures shall not require re-establishment of security contracts.
Article 29. Relationship between security contracts and contracts with secured obligations
1. Security contracts that are nullified, annulled or unilaterally terminated shall not terminate contracts with secured obligations.
2. In case contracts with secured obligations are nullified, annulled or terminated, proceed as follows:
a) terminate security contracts in case parties have not executed contracts with secured obligations;
b) do not terminate security contracts when parties have executed parts or all of contracts with secured obligations. Secured parties have the right to realize collateral to pay for repayment obligations with parties which they have obligations to.
Article 30. Dealing with partially nullified security contracts
1. In case a part of a security contract is nullified according to the Civil Code or other relevant regulations and law, obligations secured for implementation under nullified sections shall become unsecured obligations, including:
a) Contract sections within rights of individuals who do not participate in security contracts in case collateral is under collective ownership, except for cases specified under Article 27 hereof;
b) Contract sections related to one or multiple individuals who do not possess legal personality or legal capacity in conformity with security contracts in case securing parties or secured parties consist of multiple individuals;
c) Contract sections related to one or multiple properties ineligible for being used as security for obligation fulfillment in case an obligation is secured for fulfillment by multiple properties;
d) Contract sections violating prohibitions, contradicting social morals or restricting right execution according to the Civil Code or other relevant law provisions in case other contract sections do not commit any violation;
dd) Other sections according to the Civil Code and other relevant law provisions.
2. In case an obligation is secured by multiple individuals or secured for fulfillment by multiple properties where one or many of these individuals and/or properties under a security contract are nullified, security for obligation fulfillment under this security contract shall conform to Article 338 of the Civil Code and Clause 2 Article 5 hereof.
Sub-section 2. PLEDGE OF PROPERTY
Article 31. Delivery of pledged property
1. Agreements on delivery of pledged property specified under Clause 1 Article 311 of the Civil Code can be the case where pledgers deliver pledged properties to pledgees or to third individuals for temporary hold. Pledges may hold pledged properties here the properties are located or in location of their choice.
2. In case pledged properties are items whose value can be lost or reduced, the pledgees that are holding the properties must inform the pledgers and request the pledgers to provide resolution within a reasonable period; if the pledgers fail to respond within the period, pledgees shall adopt necessary preventive measures.
3. In case pledged properties held by third individuals that are facing risks of being lost, damaged, lost of value or reduced of value, rights and obligations between the third individuals and pledgees shall conform to property hold agreements.
4. Regulations under Clause 2 and Clause 3 of this Article are not applicable in case pledged properties are naturally corroded.
Article 32. Sale, replacement, exchange or gift of pledged properties
In case pledgees agree or otherwise permitted by other relevant law provisions to sell, replace, exchange or gift pledged properties, pledging measures shall be terminated from the point in time where buyers or receivers of properties establish ownership of pledged properties according to Article 161 of the Civil Code.
Sub-section 3. MORTGAGE OF PROPERTY
Article 33. Mortgage in form of right for demanding debt repayment, collectible, other payments
Mortgage in form of right for demanding debt repayment, collectible, other payments do not require consent of persons with obligations as long as these persons must be informed by mortgagees prior to obligation fulfillment as per agreements or regulations and law.
Article 34. Mortgage relating to leased properties, lent properties
1. In case leased properties or lent properties are used for mortgaging, mortgagors must inform mortgagees.
2. In case mortgaged properties that are being leased or lent are dealt with according to Article 299 of the Civil Code, lease agreements and loan agreements shall not be terminated, and hiring parties and borrowing parties shall continue to hire and borrow the properties until the agreements expire.
3. In case mortgage has entered into effect against third individuals and mortgagors lease or lend mortgaged properties without informing mortgagees, lease agreements and loan agreements shall be terminated at the time in which mortgaged properties are dealt with. Rights and obligations between mortgagors and hiring parties, borrowing parties shall be dealt with according to property lease agreements, property loan agreements, the Civil Code and other relevant law provisions.
Article 35. Accepting mortgage of individuals and business entities that are not credit institutions in form of land use right and assets attached to land belonging to households and individuals using land
Mortgage of individuals and business entities that are not credit institutions in form of land use right and assets attached to land belonging to households and individuals using land shall be accepted when all following conditions are met:
1. Mortgagees are business entities according to Land Law, individuals are Vietnamese nationals with full legal capacity;
2. Accepting mortgage as security for obligation fulfillment does not violate any prohibitions of the Civil Code and other relevant law provisions, and not contradict social morals in contract relationships relating to investment projects, construction projects, outsourcing projects, services and other transactions;
3. In case secured obligations include interest payment, interests that arise as a result of late payment, interest of principle of undue debt, interest of principle of due debt, interest of unpaid interest or other interests shall not exceed agreed limit of interest under Clause 2 Article 357, Clause 5 Article 466 and Article 468 of the Civil Code. In case agreements on taking actions against failure to repay debt within the deadline of parties with obligations are produced while no other regulations and law, take actions against each case of failure to repay debt in a timely manner only once;
4. Other conditions for entering into effect of civil transactions according to the Civil Code and other relevant law provisions.
Article 36. Resolutions for cases where mortgaged properties are subjects of nullified civil transactions
1. In case properties that are subjects of nullified civil transactions are mortgaged and have been transferred to mortgagees in cases specified under Clause 1 and Clause 2 Article 133 of the Civil Code, mortgage agreements shall not be nullified; rights and obligations of relevant parties shall conform to Clause 3 Article 133 of the Civil Code.
2. Transfer of mortgaged properties specified under Clause 1 of this Article refers to when mortgagors do not deliver mortgaged properties while mortgagees have obtained certificates for mortgaged properties as agreed upon or while mortgagees have adopted other necessary practical measures to prevent mortgagors from violating obligations under Article 320 of the Civil Code.
Sub-section 4. DEPOSIT AND SECURITY COLLATERAL
Article 37. Cases where deposit and advance are unidentifiable
In case a party to a contract hands an amount of money to the other party without identifying whether the money is deposit or advance, the money shall be considered advance.
Article 38. Rights and obligations of parties in deposit, security collateral
1. Depositors and parties putting up collateral have the rights and obligations to:
a) request depositees and parties receiving collateral to cease extracting, using or establishing civil transactions for deposited properties and security collateral properties; preserve and keep deposited properties and security collateral properties from losing value;
b) exchange and replace deposited properties, security collateral properties or include deposited properties, security collateral properties in other civil transactions when depositees and parties receiving security collateral agree;
c) pay for depositees, parties receiving security collateral appropriate costs for managing, preserving deposited properties and security collateral properties.
Appropriate costs specified under this Point are necessary, legitimate expenditure which, in normal conditions, depositees and parties receiving security collateral must pay for to prevent deposited properties and security collateral properties from going missing, being damaged or destroyed;
d) register property ownership or fulfill other obligations as per the law to enable depositees and parties receiving security collateral to possess deposited properties and security collateral properties specified under Point b Clause 2 of this Article;
dd) other rights and obligations agreed upon or prescribed by the Civil Code or the relevant law provisions.
2. Depositees and parties receiving collateral have the rights and obligations to:
a) request depositors and parties putting up security collateral to cease exchanging, replacing or establishing other civil transactions with deposited properties and security collateral properties without consent of depositees and parties receiving security collateral;
b) possess deposited properties in case depositors violate commitment regarding contract conclusion and execution; possess security collateral properties in case hired properties are no longer available to be returned to depositees;
c) preserve deposited properties and security collateral properties;
d) refrain from establishing civil transactions, extracting, using deposited properties or security collateral without consent of properties of depositors, parties putting up security collateral;
dd) other rights and obligations agreed upon or prescribed by the Civil Code or the relevant law provisions.
Article 39. Submission and payment for escrow deposit
1. Money for escrow deposit (hereinafter referred to as “escrow deposit”) is deposited in escrow accounts in credit institutions as agreed upon or by parties holding right to appoint to secure obligation fulfillment.
2. Escrow deposit and single or multiple escrow instances shall be agreed upon by parties or prescribed by the law.
3. In case secured obligations are infringed, escrow deposit shall be used for paying for obligations and damages minus service fee (hereinafter referred to as “payment for obligations”).
Article 40. Rights and obligations of parties in escrow deposit
1. Credit institutions where escrow deposits are made have the rights and obligations to:
a) benefit from service fee;
b) request parties holding rights to comply with agreements on escrow deposits to receive payment for obligations from escrow deposits;
c) pay for obligations at request of parties holding rights within the scope of escrow deposits;
d) return remaining escrow deposits to parties making deposit after paying for obligations at request of parties holding rights and when terminating escrow deposit;
dd) other rights and obligations agreed upon or prescribed by the Civil Code or the relevant law provisions.
2. Parties making escrow deposit have rights and obligations:
a) agree with credit institutions where escrow deposits are made regarding payment conditions as per commitment with parties holding rights;
b) request credit institutions where escrow deposits are made to return deposits according to Point d Clause 1 of this Article; may return interest in case agreed upon with credit institutions where escrow deposits are made;
c) withdraw, add deposits or include deposits in other civil transactions under consent of parties holding rights;
d) submit deposits in credit institutions where deposits are made;
dd) other rights and obligations agreed upon or prescribed by the Civil Code or the relevant law provisions.
3. Parties holding rights in escrow deposits have rights and obligations to:
a) request credit institutions where deposits are made to pay for obligations in an adequate and timely manner;
b) comply with procedures at request of credit institutions where escrow deposits are made when executing right under Point of this Clause;
c) other rights and obligations agreed upon or prescribed by the Civil Code or the relevant law provisions.
Sub-section 6. RETENTION OF OWNERSHIP
Article 41. Rights and obligations related to purchased properties
1. In case the buyers must return purchased properties to the sellers as a result of infringing payment obligation and property value is greater than original property value because the buyers or third parties invest in property value, the sellers must return the difference to individuals who invest in the properties.
Investment in properties must conform to Clause 2 Article 20 hereof.
2. Buyers are not responsible for natural depreciation of properties with retained ownership.
Article 42. Transfer of rights and obligations regarding retention of ownership
1. If the sellers transfer the right to demand payment from the buyers, right to retain ownership shall also be transferred to receivers of right to demand payment.
2. If a buyer sells or otherwise alters rights for purchased properties after retaining registered ownership, individual(s) who buys or receives rights for purchased properties must inherit obligations to retain ownership.
Article 43. Guarantee agreement
1. Guarantors may agree with obligees on adopting security measures in form of properties to secure fulfillment of their obligations.
2. In case guarantors commit to conduct tasks on behalf of obligors, guarantors must possess legal personality and/or legal capacity suitable for secured obligations.
3. Guarantee agreements can be displayed in separate contracts for guarantee, letters of guarantee or other forms.
Article 44. Fulfillment of secured obligations
1. Guarantors must fulfill secured obligations when secured obligations are infringed as a result of:
a) obligors fail to fulfill obligations in a timely manner; or
b) obligors fail to fulfill obligations before the deadline agreed upon; or
c) obligors fail to adequately fulfill obligations; or
d) obligors fail to correctly fulfill obligations; or
dd) obligors lack capacity for fulfilling obligations according to Clause 2 Article 335 and Clause 1 Article 339 of the Civil Code; or
e) other cases agreed upon or prescribed by the Civil Code and relevant law provisions.
2. If basis for any case under Clause 1 of this Article is present, obligees shall inform guarantors for fulfillment of secured obligations. Guarantors have the rights to refuse fulfilling obligations in case basis provided by obligees is not within scope of security.
3. Guarantors must perform guarantee obligations within deadline agreed upon. In case no agreement is reached, guarantors must fulfill obligations within a reasonable period from the date on which they receive notice of obligees.
4. If guarantors have fulfilled guarantee obligations, obligees must inform obligors. In case obligors fulfill secured obligations, guarantors have the rights to request obligees to return received properties or value corresponding to the fulfilled obligations.
Sub-section 8. FIDELITY GUARANTEE
Article 45. Guarantee in form of fidelity
In case of security for obligation fulfillment in form of fidelity guarantee, organizations in communes or wards of Vietnam Farmers' Union, Ho Chi Minh Communist Youth Union, Vietnam Women's Union, Vietnam Veterans Association, Vietnam Fatherland Front or local Trade Unions shall act as securing parties utilizing fidelity guarantee, unless otherwise prescribed by Regulations of these bodies.
Article 46. Rights and obligations of parties in fidelity guarantee
1. Securing parties utilizing fidelity guarantee have rights and obligations to:
a) take charge or cooperate with lending credit institutions in assisting, guiding, enabling debtors; supervise purposeful and effective use of loan; expedite adequate and timely debt repayment;
b) verify at request of lending credit institutions regarding conditions of debtors;
c) other rights and obligations agreed upon or prescribed by the Civil Code or the relevant law provisions.
2. Lending credit institutions have the rights and obligations to:
a) request securing parties that utilize fidelity guarantee to cooperate in examining use of debt and expedite debt repayment;
b) cooperate with securing parties that utilize fidelity guarantee in granting loan and recovering debt;
c) other rights and obligations agreed upon or prescribed by the Civil Code or the relevant law provisions.
3. Debtors have the rights and obligations:
a) use loan for business operation, daily necessities or consumption suitable with loan purposes;
b) enable lending credit institutions and securing parties that utilize fidelity guarantee to inspect the use of loan;
c) fully repay principal and interest (if any) in a timely manner to lending credit institutions;
d) other rights and obligations agreed upon or prescribed by the Civil Code or the relevant law provisions.
Article 47. Lien right guarantee
1. In case competent agencies or competent individuals as per relevant law provisions request lienors to hand over held properties to settle the case as per the law, handing over of held properties in such case shall not at as the basis for termination of lien in properties.
2. In case property owners or other competent individuals include held properties in civil transactions, lienors shall not have obligations to hand properties to parties that participate in the civil transactions, except for following cases:
a) obligations to lienors have been fulfilled;
b) obligations to lienors have not been fulfilled but cases where lien in properties is terminated according to Clauses 1, 2, or 5 Article 350 of the Civil Code are applied.
Article 48. Lien right execution
1. Lienors shall only hold properties or parts of properties directly related to infringed obligations. In case subjects of infringed obligations include multiple properties, lienors have the rights to select properties to hold.
2. In case subjects of infringed obligations are works that create products, lienors shall hold created products or materials necessary for production. In case subjects of infringed obligations are works that do not create products, lienors shall hold tools and equipment handed over by obligors to conduct tasks.
3. In case held properties generate profit that is not a result of extraction of held properties, lienors must hand the generated profit to obligors. In case lienors are managing profit where subjects of obligations have been handed over to obligors before the obligors infringe obligations, lienors shall hold the profit until obligations to the lienors have been fulfilled.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Quyền truy đòi tài sản bảo đảm
Điều 11. Tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng
Điều 20. Đầu tư vào tài sản thế chấp
Điều 30. Xử lý hợp đồng bảo đảm vô hiệu từng phần
Điều 32. Bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố
Điều 34. Việc thế chấp liên quan đến tài sản cho thuê, cho mượn
Điều 44. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Điều 47. Bảo đảm quyền cầm giữ
Điều 51. Thông báo xử lý tài sản bảo đảm
Điều 52. Giao tài sản bảo đảm, xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
Điều 57. Nhận lại tài sản bảo đảm
Điều 59. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm