Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
Số hiệu: | 204/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/12/2004 | Ngày hiệu lực: | 04/01/2005 |
Ngày công báo: | 20/12/2004 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 204/2004/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2004 |
VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG.
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 17/2003/QH11 ngày 04 tháng 11 năm 2003 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2004 và Nghị quyết số 19/2003/QH11 ngày 16 tháng 11 năm 2003 về nhiệm vụ năm 2004 của Quốc hội khóa XI;
Căn cứ Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về chế độ tiền lương gồm: mức lương tối thiểu chung; các bảng lương; các chế độ phụ cấp lương; chế độ nâng bậc lương; chế độ trả lương; nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương; quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cán bộ chuyên trách và công chức xã, phường, thị trấn; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (lực lượng vũ trang gồm quân đội nhân dân và công an nhân dân).
Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nói trên, sau đây gọi chung là cơ quan, đơn vị.
Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm:
1. Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11).
2. Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Công chức trong các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 117/2003/NĐ-CP).
4. Công chức dự bị quy định tại Điều 2 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị (sau đây viết tắt là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP).
5. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP).
6. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
7. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị định số 121/2003/NĐ-CP) và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP).
8. Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
9. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo
a) Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.
b) Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện đang đảm nhiệm.
c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
d) Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu quy định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.
đ) Chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải gắn với việc rà soát, sắp xếp biên chế của các cơ quan, đơn vị; rà soát, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức; rà soát lại việc xếp lương cũ, những trường hợp đã xếp lương hoặc phụ cấp chức vụ chưa đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền thì chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) theo đúng quy định.
2. Nguyên tắc trả lương
Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.
3. Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương
a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.
b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.
c) Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội.
Mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về mức lương tối thiểu.
Ban hành kèm theo Nghị định này các bảng lương; bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như sau:
1. Các bảng lương:
a) Quy định 7 bảng lương sau:
Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.
Bảng 7: Bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.
b) Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu, tùy theo từng đối tượng được xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân (bảng 6) với mức lương cao nhất bằng mức lương của cấp bậc quân hàm Thiếu tướng (trừ sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ quan công an nhân dân được điều động, biệt phái) và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân (bảng 7).
c) Công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và tổ chức cơ yếu áp dụng thang lương, bảng lương quy định trong các công ty nhà nước.
2. Bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
3. Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:
Áp dụng đối với các đối tượng xếp lương theo Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4 và Bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11, đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.
a) Mức phụ cấp như sau:
a1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của Bảng 2, Bảng 3, các chức danh xếp lương theo Bảng 7 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
a2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của Bảng 2, Bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo Bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch thì được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bằng 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch đó; từ năm thứ ba trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
b) Các đối tượng quy định tại điểm a (a1 và a2) khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.
c) Phụ cấp thâm niên vượt khung được dùng để tính đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:
Áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng một mức phụ cấp.
Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu.
Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung. Đối với hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc lực lượng vũ trang, phụ cấp khu vực được tính so với mức phụ cấp quân hàm binh nhì.
Áp dụng đối với các đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.
Phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm hiện hưởng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.
Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.
Phụ cấp gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.
Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.
7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương.
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.
8. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc:
Áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, công chức hải quan và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
Mức phụ cấp như sau: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành hải quan, cơ yếu thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.
b) Phụ cấp ưu đãi theo nghề:
Áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.
Phụ cấp gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
c) Phụ cấp trách nhiệm theo nghề:
Áp dụng đối với các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra và một số chức danh tư pháp.
Phụ cấp gồm 5 mức: 10%; 15%; 20%, 25% và 30% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề quy định tại điểm này thì không hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại điểm b khoản 8 Điều này.
d) Phụ cấp trách nhiệm công việc:
d1) Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.
Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.
d2) Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.
đ) Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh:
Áp dụng đối với các đối tượng không thuộc diện xếp lương theo bảng 6 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu.
Phụ cấp gồm 2 mức: 30% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
1. Thực hiện nâng bậc lương thường xuyên trên cơ sở kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh.
Thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xem xét nâng bậc lương thường xuyên quy định như sau:
a) Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương.
b) Đối với các đối tượng xếp lương theo Bảng 2, Bảng 3, Bảng 4 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh để xét nâng bậc lương như sau:
b1) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch từ loại A0 đến loại A3 của Bảng 2, Bảng 3 và các chức danh xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát: Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương.
b2) Các đối tượng xếp lương theo các ngạch loại B, loại C của Bảng 2, Bảng 3 và nhân viên thừa hành, phục vụ xếp lương theo Bảng 4: Sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng lên một bậc lương.
c) Các đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, nếu không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật bị kéo dài thêm thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.
2. Thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn như sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ mà chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn trong một năm không quá 5% tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị (trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này).
b) Cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu theo quy định của Nhà nước, hoàn thành nhiệm vụ được giao, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và chưa đủ điều kiện thời gian giữ bậc để được nâng bậc lương thường xuyên tại thời điểm có thông báo nghỉ hưu, thì được nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Việc thăng, giáng cấp bậc quân hàm và nâng lương, nâng phụ cấp quân hàm đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và chuyên môn kỹ thuật thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với lực lượng vũ trang.
1. Chế độ trả lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; nguồn trả lương và theo quy chế trả lương của cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sau khi trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế trả lương để thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị. Quy chế trả lương phải được gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, kiểm tra và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.
Việc trả lương trong lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ trực 12giờ/24giờ hoặc 24giờ/24giờ được thực hiện chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
3. Chế độ trả lương trong những ngày nghỉ làm việc được hưởng lương; chế độ tạm ứng tiền lương trong thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.
4. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị và các đối tượng hưởng lương thuộc lực lượng vũ trang được cử đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài từ 30 ngày liên tục trở lên hưởng sinh hoạt phí do Nhà nước đài thọ hoặc hưởng lương, hưởng sinh hoạt phí do nước ngoài, tổ chức quốc tế đài thọ thì trong thời gian ở nước ngoài được hưởng 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
5. Công chức dự bị và những người trong thời gian tập sự hoặc thử việc trong các cơ quan nhà nước (kể cả tập sự công chức cấp xã) và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được hưởng mức lương theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP, Điều 21 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP, Điều 18 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP và được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ trả lương theo quy định tại Nghị định này.
6. Chế độ trả lương áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động như sau:
a) Cán bộ chuyên trách cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động, hàng tháng được hưởng 90% mức lương chức danh hiện đảm nhiệm quy định tại Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
b) Công chức cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động, hàng tháng được hưởng 90% mức lương bậc 1 của ngạch công chức hành chính có cùng trình độ đào tạo quy định tại Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
1. Tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ tiền lương và các khoản có tính chất lương) đối với từng cơ quan hành chính, từng đơn vị sự nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các đơn vị sự nghiệp có thu (kể cả các đơn vị đã thực hiện cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu). Riêng các đơn vị sự nghiệp thuộc ngành y tế sử dụng tối thiểu 35%.
3. Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ của các cơ quan hành chính có thu.
4. Ngân sách địa phương sử dụng 50% số tăng thu giữa dự toán năm kế hoạch so với dự toán năm trước liền kề do Thủ tướng Chính phủ giao và 50% số tăng thu giữa thực hiện so với dự toán năm kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao.
5. Ngân sách Trung ương bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ tiền lương cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp đã thực hiện đúng các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà vẫn còn thiếu.
1. Các cơ quan, đơn vị thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với các cơ quan hành chính được khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thực hiện chế độ hạch toán và tự chủ tài chính, thì căn cứ vào kết quả tiết kiệm kinh phí hành chính và mức tăng trưởng các nguồn thu được quyền quyết định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương so với mức lương tối thiểu chung và tăng thêm mức trích lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thực hiện phân cấp trách nhiệm để người đứng đầu cơ quan nhà nước và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quyết định việc xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, chuyên viên cao cấp và tương đương, thực hiện phân cấp việc quyết định xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:
a) Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Việc quyết định xếp lương, nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn, thực hiện theo phân cấp hiện hành.
b) Đối với ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương (loại A3):
b1) Việc quyết định xếp lương vào loại A3 khi được phê chuẩn kết quả bầu cử, khi được bổ nhiệm vào ngạch (hoặc chức danh), nâng ngạch, chuyển ngạch, thực hiện theo phân cấp hiện hành.
b2) Việc quyết định nâng bậc lương thường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch hoặc trong chức danh loại A3 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó ra quyết định thực hiện và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ.
b3) Việc quyết định nâng bậc lương trước thời hạn (khi lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ hưu) trong ngạch hoặc trong chức danh loại A3 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó ra quyết định thực hiện sau khi có thỏa thuận của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ.
1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan:
a) Hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và các trường hợp có thay đổi về phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Nghị định này.
b) Hướng dẫn xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp đối với những người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này.
c) Hướng dẫn xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với các đối tượng giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, bảo đảm lương mới (gồm lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo) không thấp hơn so với lương cũ.
d) Hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
đ) Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 và tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
e) Hướng dẫn thực hiện các chế độ phụ cấp lương quy định tại Điều 6 Nghị định này.
g) Hướng dẫn chế độ nâng bậc lương quy định tại Điều 7 Nghị định này và phân cấp thẩm quyền quyết định xếp lương, nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
h) Kiểm tra kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới và việc thực hiện chế độ tiền lương của các Bộ, ngành, địa phương.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Hướng dẫn thực hiện việc tính toán, cân đối nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương quy định tại Điều 9 Nghị định này.
b) Kiểm tra kết quả thực hiện chế độ tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị tự cân đối được nguồn trả lương; đồng thời thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ cấp bổ sung quỹ lương đối với các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn thiếu nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, bảo đảm tổng quỹ tiền lương tăng thêm không vượt quá dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
c) Hướng dẫn thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính và tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi chế độ quản lý, phân phối và sử dụng các khoản thu, các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát và xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định này; đồng thời rà soát trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các chế độ phụ cấp, trợ cấp khác (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp bằng tiền) và chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
c) Triển khai thực hiện cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc phạm vi quản lý.
4. Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát và xây dựng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại điểm c khoản 8 Điều 6 Nghị định này; đồng thời rà soát trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các chế độ phụ cấp, trợ cấp khác (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp bằng tiền).
5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính rà soát và xây dựng các chế độ phụ cấp đặc thù đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và hướng dẫn thực hiện Nghị định này đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
7. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, tính toán xây dựng quỹ tiền lương theo quy định tại Điều 9 Nghị định này và báo cáo về liên Bộ Nội vụ - Tài chính để kiểm tra và thẩm định.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chế độ tiền lương quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
2. Đối với các chế độ phụ cấp ưu đãi và bồi dưỡng theo nghề hoặc theo công việc hiện đang áp dụng, các Bộ, ngành ở Trung ương có trách nhiệm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề hoặc phụ cấp trách nhiệm theo nghề cho phù hợp với quy định tại điểm b và điểm c khoản 8 Điều 6 Nghị định này và được truy lĩnh theo mức phụ cấp mới kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
3. Nghị định này thay thế Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang.
Bãi bỏ các quy định về tiền lương và phụ cấp trái với quy định tại Nghị định này.
4. Quy định về thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung) và nâng bậc lương trước thời hạn đối với ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương loại A3 tại điểm b (b2 và b3) khoản 3 Điều 10 Nghị định này thay thế quy định về thẩm quyền quyết định nâng bậc lương đối với ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp tại khoản 7 Điều 41 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP và khoản 8 Điều 46 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP.
5. Chế độ tiền lương đối với cán bộ Xã đội quy định tại Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được tính lại theo quy định tại Nghị định này và được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.
6. Cách tính hưởng các chế độ phụ cấp quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được tính lại theo quy định tại Nghị định này.
7. Hủy bỏ hiệu lực thi hành các quy định tại các văn bản sau:
a) Điều 2, Điều 3, các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương.
b) Các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 4 và Điều 6 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
8. Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nếu thấy phù hợp thì được vận dụng các quy định tại Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
Bảng 1
BẢNG LƯƠNG CHUYÊN GIA CAO CẤP
(ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).
Đơn vị tính: 1.000 đồng
|
Bậc 1 |
Bậc 2 |
Bậc 3 |
Hệ số lương |
8,80 |
9,40 |
10,00 |
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
2.552,0 |
2.726,0 |
2.900,0 |
Ghi chú: Áp dụng đối với các đối tượng không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa - nghệ thuật.
BẢNG LƯƠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
(ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT |
Nhóm ngạch |
Bậc 1 |
Bậc 2 |
Bậc 3 |
Bậc 4 |
Bậc 5 |
Bậc 6 |
Bậc 7 |
Bậc 8 |
Bậc 9 |
Bậc 10 |
Bậc 11 |
Bậc 12 |
1 |
Công chức loại A3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Hệ số lương |
6,20 |
6,56 |
6,92 |
7,28 |
7,64 |
8,00 |
|
|
|
|
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.798,0 |
1.902,4 |
2.006,8 |
2.111,2 |
2.215,6 |
2.320,0 |
|
|
|
|
|
|
b |
Nhóm 2 (A3.2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
5,75 |
6,11 |
6,47 |
6,83 |
7,19 |
7,55 |
|
|
|
|
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.667,5 |
1.771,9 |
1.876,3 |
1.980,7 |
2.085,1 |
2.189,5 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Công chức loại A2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Hệ số lương |
4,40 |
4,74 |
5,08 |
5,42 |
5,76 |
6,10 |
6,44 |
6,78 |
|
|
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.276,0 |
1.374,6 |
1.473,2 |
1.571,8 |
1.670,4 |
1.769,0 |
1.867,6 |
1.966,2 |
|
|
|
|
b |
Nhóm 2 (A2.2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
4,00 |
4,34 |
4,68 |
5,02 |
5,36 |
5,70 |
6,04 |
6,38 |
|
|
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.160,0 |
1.258,6 |
1.357,2 |
1.455,8 |
1.554,4 |
1.653,0 |
1.751,6 |
1.850,2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Hệ số lương |
2,34 |
2,67 |
3,00 |
3,33 |
3,66 |
3,99 |
4,32 |
4,65 |
4,98 |
|
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
678,6 |
774,3 |
870,0 |
965,7 |
1.061,4 |
1.157,1 |
1.252,8 |
1.348,5 |
1.444,2 |
|
|
|
4 |
Công chức loại A0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
2,10 |
2,41 |
2,72 |
3,03 |
3,34 |
3,65 |
3,96 |
4,27 |
4,58 |
4,89 |
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
609,0 |
698,9 |
788,8 |
878,7 |
968,6 |
1.058,5 |
1.148,4 |
1.238,3 |
1.328,2 |
1.418,1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Hệ số lương |
1,86 |
2,06 |
2,26 |
2,46 |
2,66 |
2,86 |
3,06 |
3,26 |
3,46 |
3,66 |
3,86 |
4,06 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
539,4 |
597,4 |
655,4 |
713,4 |
771,4 |
829,4 |
887,4 |
945,4 |
1.003,4 |
1.061,4 |
1.119.4 |
1.177,4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
a |
Nhóm 1 (C1) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
1,65 |
1,83 |
2,01 |
2,19 |
2,37 |
2,55 |
2,73 |
2,91 |
3,09 |
3,27 |
3,45 |
3,63 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
478,5 |
530,7 |
582,9 |
635,1 |
687,3 |
739,5 |
791,7 |
843,9 |
896,1 |
948,3 |
1.000,5 |
1.052,7 |
b |
Nhóm 2 (C2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
1,50 |
1,68 |
1,86 |
2,04 |
2,22 |
2,40 |
2,58 |
2,76 |
2,94 |
3,12 |
3,30 |
3,48 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
435,0 |
487,2 |
539,4 |
591,6 |
643,8 |
696,0 |
748,2 |
800,4 |
852,6 |
904,8 |
957,0 |
1.009,2 |
c |
Nhóm 3 (C3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
1,35 |
1,53 |
1,71 |
1,89 |
2,07 |
2,25 |
2,43 |
2,61 |
2,79 |
2,97 |
3,15 |
3,33 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
391,5 |
443,7 |
495,9 |
548,1 |
600,3 |
652,5 |
704,7 |
756,9 |
809,1 |
861,3 |
913,5 |
965,7 |
Ghi chú:
1. Trong các cơ quan nhà nước có sử dụng các chức danh cán bộ, công chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng Bảng 3 thì xếp lương đối với cán bộ, công chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại Bảng 3. Việc trả lương thực hiện theo quy định của cơ quan nhà nước mà cán bộ, công chức đó đang làm việc.
2. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
3. Hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
4. Cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:
- Đối với cán bộ, công chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.
- Đối với cán bộ, công chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
- Đối với cán bộ, công chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, công chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụng Bảng 2, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức và hướng dẫn việc xếp lương phù hợp với ngạch công chức đó.
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BẢNG 2
1- Công chức loại A3:
- Nhóm 1 (A3.1):
Số thứ tự |
Ngạch công chức |
1 |
Chuyên viên cao cấp |
2 |
Thanh tra viên cao cấp |
3 |
Kiểm soát viên cao cấp thuế |
4 |
Kiểm toán viên cao cấp |
5 |
Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng |
6 |
Kiểm tra viên cao cấp hải quan |
7 |
Thẩm kế viên cao cấp |
8 |
Kiểm soát viên cao cấp thị trường |
- Nhóm 2 (A3.2):
Số thứ tự |
Ngạch công chức |
1 |
Kế toán viên cao cấp |
2 |
Kiểm dịch viên cao cấp động - thực vật |
2- Công chức loại A2:
- Nhóm 1 (A2.1):
Số thứ tự |
Ngạch công chức |
1 |
Chuyên viên chính |
2 |
Chấp hành viên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
3 |
Thanh tra viên chính |
4 |
Kiểm soát viên chính thuế |
5 |
Kiểm toán viên chính |
6 |
Kiểm soát viên chính ngân hàng |
7 |
Kiểm tra viên chính hải quan |
8 |
Thẩm kế viên chính |
9 |
Kiểm soát viên chính thị trường |
- Nhóm 2 (A2.2):
Số thứ tự |
Ngạch công chức |
1 |
Kế toán viên chính |
2 |
Kiểm dịch viên chính động - thực vật |
3 |
Kiểm soát viên chính đê điều (*) |
3- Công chức loại A1:
Số thứ tự |
Ngạch công chức |
1 |
Chuyên viên |
2 |
Chấp hành viên quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh |
3 |
Công chứng viên |
4 |
Thanh tra viên |
5 |
Kế toán viên |
6 |
Kiểm soát viên thuế |
7 |
Kiểm toán viên |
8 |
Kiểm soát viên ngân hàng |
9 |
Kiểm tra viên hải quan |
10 |
Kiểm dịch viên động - thực vật |
11 |
Kiểm lâm viên chính |
12 |
Kiểm soát viên đê điều (*) |
13 |
Thẩm kế viên |
14 |
Kiểm soát viên thị trường |
4- Công chức loại A0: Áp dụng đối với các ngạch công chức yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng), các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch và hướng dẫn xếp lương cho phù hợp (công chức loại A0 khi có đủ điều kiện được thi nâng ngạch lên công chức loại A2 nhóm 2 trong cùng ngành chuyên môn).
5- Công chức loại B:
Số thứ tự |
Ngạch công chức |
1 |
Cán sự |
2 |
Kế toán viên trung cấp |
3 |
Kiểm thu viên thuế |
4 |
Thủ kho tiền, vàng bạc, đá quý (ngân hàng) (*) |
5 |
Kiểm tra viên trung cấp hải quan |
6 |
Kỹ thuật viên kiểm dịch động - thực vật |
7 |
Kiểm lâm viên |
8 |
Kiểm soát viên trung cấp đê điều (*) |
9 |
Kỹ thuật viên kiểm nghiệm bảo quản |
10 |
Kiểm soát viên trung cấp thị trường |
6- Công chức loại C:
Nhóm 1 (C1):
Số thứ tự |
Ngạch công chức |
1 |
Thủ quỹ kho bạc, ngân hàng |
2 |
Kiểm ngân viên |
3 |
Nhân viên hải quan |
4 |
Kiểm lâm viên sơ cấp |
5 |
Thủ kho bảo quản nhóm I |
6 |
Thủ kho bảo quản nhóm II |
7 |
Bảo vệ, tuần tra canh gác |
- Nhóm 2 (C2):
Số thứ tự |
Ngạch công chức |
1 |
Thủ quỹ cơ quan, đơn vị |
2 |
Nhân viên thuế |
- Nhóm 3 (C3): Ngạch kế toán viên sơ cấp.
_____________________
Ghi chú: Các ngạch đánh dấu (*) là có thay đổi về phân loại công chức.
Bảng 3
BẢNG LƯƠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC
(ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).
Đơn vị tính: 1000 đồng
Số thứ tự |
Nhóm ngạch |
Bậc 1 |
Bậc 2 |
Bậc 3 |
Bậc 4 |
Bậc 5 |
Bậc 6 |
Bậc 7 |
Bậc 8 |
Bậc 9 |
Bậc 10 |
Bậc 11 |
Bậc 12 |
1 |
Viên chức loại A3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Hệ số lương |
6,20 |
6,56 |
6,92 |
7,28 |
7,64 |
8,00 |
|
|
|
|
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.798,0 |
1.902,4 |
2.006,8 |
2.111,2 |
2.215,6 |
2.320,0 |
|
|
|
|
|
|
b |
Nhóm 2 (A3.2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
5,75 |
6,11 |
6,47 |
6,83 |
7,19 |
7,55 |
|
|
|
|
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.667,5 |
1.771,9 |
1.876,3 |
1.980,7 |
2.085,1 |
2.189,5 |
|
|
|
|
|
|
2 |
Viên chức loại A2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Hệ số lương |
4,40 |
4,74 |
5,08 |
5,42 |
5,76 |
6,10 |
6,44 |
6,78 |
|
|
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.276,0 |
1.374,6 |
1.473,2 |
1.571,8 |
1.670,4 |
1.769,0 |
1.867,6 |
1.966,2 |
|
|
|
|
b |
Nhóm 2 (A2.2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
4,00 |
4,34 |
4,68 |
5,02 |
5,36 |
5,70 |
6,04 |
6,38 |
|
|
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.160,0 |
1.258,6 |
1.357,2 |
1.455,8 |
1.554,4 |
1.653,0 |
1.751,6 |
1.850,2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Hệ số lương |
2,34 |
2,67 |
3,00 |
3,33 |
3,66 |
3,99 |
4,32 |
4,65 |
4,98 |
|
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
678,6 |
774,3 |
870,0 |
965,7 |
1.061,4 |
1.157,1 |
1.252,8 |
1.348,5 |
1.444,2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Hệ số lương |
2,10 |
2,41 |
2,72 |
3,03 |
3,34 |
3,65 |
3,96 |
4,27 |
4,58 |
4,89 |
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
609,0 |
698,9 |
788,8 |
878,7 |
968,6 |
1.058,5 |
1.148,4 |
1.238,3 |
1.328,2 |
1.418,1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Hệ số lương |
1,86 |
2,06 |
2,26 |
2,46 |
2,66 |
2,86 |
3,06 |
3,26 |
3,46 |
3,66 |
3,86 |
4,06 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
539,4 |
597,4 |
655,4 |
713,4 |
771,4 |
829,4 |
887,4 |
945,4 |
1.003,4 |
1.061,4 |
1.119,4 |
1.177,4 |
6 |
Viên chức loại C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
Hệ số lương |
1,65 |
1,83 |
2,01 |
2,19 |
2,37 |
2,55 |
2,73 |
2,91 |
3,09 |
3,27 |
3,45 |
3,63 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
478,5 |
530,7 |
582,9 |
635,1 |
687,3 |
739,5 |
791,7 |
843,9 |
896,1 |
948,3 |
1.000,5 |
1.052,7 |
b |
Nhóm 2: Nhân viên nhà xác (C2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
2,00 |
2,18 |
2,36 |
2,54 |
2,72 |
2,90 |
3,08 |
3,26 |
3,44 |
3,62 |
3,80 |
3,98 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
580,0 |
632,2 |
684,4 |
736,6 |
788,8 |
841,0 |
893,2 |
945,4 |
997,6 |
1.049,8 |
1.102,0 |
1.154,2 |
c |
Nhóm 3: Y công (C3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
1,50 |
1,68 |
1,86 |
2,04 |
2,22 |
2,40 |
2,58 |
2,76 |
2,94 |
3,12 |
3,30 |
3,48 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
435,0 |
487,2 |
539,4 |
591,6 |
643,8 |
696,0 |
748,2 |
800,4 |
852,6 |
904,8 |
957,0 |
1.009,2 |
1. Trong các đơn vị sự nghiệp có sử dụng các chức danh cán bộ, viên chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 2 thì xếp lương đối với cán bộ, viên chức đó theo ngạch tương ứng quy định tại bảng 2. Việc trả lương thực hiện theo quy định của đơn vị sự nghiệp mà cán bộ, viên chức đó đang làm việc.
2. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
3. Hệ số lương của các ngạch viên chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
4. Cán bộ, viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:
- Đối với cán bộ, viên chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch.
- Đối với cán bộ, viên chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
- Đối với cán bộ, viên chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, viên chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụng bảng 3, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch viên chức và hướng dẫn việc xếp lương phù hợp với ngạch viên chức đó.
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG BẢNG 3
1. Viên chức loại A3:
- Nhóm 1 (A3.1):
Số thứ tự |
|
1 |
Kiến trúc sư cao cấp |
2 |
Nghiên cứu viên cao cấp |
3 |
Kỹ sư cao cấp |
4 |
Định chuẩn viên cao cấp |
5 |
Giám định viên cao cấp |
6 |
Dự báo viên cao cấp |
7 |
Giáo sư - Giảng viên cao cấp |
8 |
Bác sĩ cao cấp |
9 |
Dược sĩ cao cấp |
10 |
Biên tập - Biên kịch - Biên dịch viên cao cấp |
11 |
Phóng viên - Bình luận viên cao cấp |
12 |
Đạo diễn cao cấp |
13 |
Diễn viên hạng I |
14 |
Họa sĩ cao cấp |
15 |
Huấn luyện viên cao cấp |
- Nhóm 2 (A3.2):
Số thứ tự |
|
1 |
Lưu trữ viên cao cấp |
2 |
Chẩn đoán viên cao cấp bệnh động vật |
3 |
Dự báo viên cao cấp bảo vệ thực vật |
4 |
Giám định viên cao cấp thuốc bảo vệ thực vật - thú y |
5 |
Kiểm nghiệm viên cao cấp giống cây trồng |
6 |
Phát thanh viên cao cấp |
7 |
Quay phim viên cao cấp (*) |
8 |
Bảo tàng viên cao cấp |
9 |
Thư viện viên cao cấp |
10 |
Phương pháp viên cao cấp (*) |
11 |
Âm thanh viên cao cấp (*) |
12 |
Thư mục viên cao cấp (*) |
2. Viên chức loại A2:
- Nhóm 1 (A2.1):
Số thứ tự |
|
1 |
Kiến trúc sư chính |
2 |
Nghiên cứu viên chính |
3 |
Kỹ sư chính |
4 |
Định chuẩn viên chính |
5 |
Giám định viên chính |
6 |
Dự báo viên chính |
7 |
Phó giáo sư - Giảng viên chính |
8 |
Bác sĩ chính |
9 |
Dược sĩ chính |
10 |
Biên tập - Biên kịch - Biên dịch viên chính |
11 |
Phóng viên - Bình luận viên chính |
12 |
Đạo diễn chính |
13 |
Họa sĩ chính |
14 |
Huấn luyện viên chính |
- Nhóm 2 (A2.2):
Số thứ tự |
|
1 |
Lưu trữ viên chính |
2 |
Chẩn đoán viên chính bệnh động vật |
3 |
Dự báo viên chính bảo vệ thực vật |
4 |
Giám định viên chính thuốc bảo vệ thực vật - thú y |
5 |
Kiểm nghiệm viên chính giống cây trồng |
6 |
Giáo viên trung học cao cấp |
7 |
Phát thanh viên chính |
8 |
Quay phim viên chính (*) |
9 |
Dựng phim viên cao cấp |
10 |
Diễn viên hạng II |
11 |
Bảo tàng viên chính |
12 |
Thư viện viên chính |
13 |
Phương pháp viên chính (*) |
14 |
Âm thanh viên chính (*) |
15 |
Thư mục viên chính (*) |
3. Viên chức loại A1:
Số thứ tự |
|
1 |
Lưu trữ viên |
2 |
Chẩn đoán viên bệnh động vật |
3 |
Dự báo viên bảo vệ thực vật |
4 |
Giám định viên thuốc bảo vệ thực vật - thú y |
5 |
Kiểm nghiệm viên giống cây trồng |
6 |
Kiến trúc sư |
7 |
Nghiên cứu viên |
8 |
Kỹ sư |
9 |
Định chuẩn viên |
10 |
Giám định viên |
11 |
Dự báo viên |
12 |
Quan trắc viên chính |
13 |
Giảng viên |
14 |
Giáo viên trung học (1) |
15 |
Bác sĩ (2) |
16 |
Y tá cao cấp |
17 |
Nữ hộ sinh cao cấp |
18 |
Kỹ thuật viên cao cấp y |
19 |
Dược sĩ |
20 |
Biên tập - Biên kịch - Biên dịch viên |
21 |
Phóng viên - Bình luận viên |
22 |
Quay phim viên (*) |
23 |
Dựng phim viên chính |
24 |
Đạo diễn |
25 |
Họa sĩ |
26 |
Bảo tàng viên |
27 |
Thư viện viên |
28 |
Phương pháp viên (*) |
29 |
Hướng dẫn viên chính |
30 |
Tuyên truyền viên chính |
31 |
Huấn luyện viên |
32 |
Âm thanh viên (*) |
33 |
Thư mục viên (*) |
4. Viên chức loại Ao:
Số thứ tự |
|
1 |
Giáo viên trung học cơ sở (cấp 2) (*) |
2 |
Phát thanh viên (*) |
Các ngạch viên chức sự nghiệp khác yêu cầu trình độ đào tạo cao đẳng (hoặc cử nhân cao đẳng), các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngành đề nghị Bộ Nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch và hướng dẫn xếp lương cho phù hợp (viên chức loại A0 khi có đủ điều kiện được thi nâng ngạch lên viên chức loại A2 nhóm 2 trong cùng ngành chuyên môn).
5. Viên chức loại B:
Số thứ tự |
|
1 |
Lưu trữ viên trung cấp |
2 |
Kỹ thuật viên lưu trữ |
3 |
Kỹ thuật viên chẩn đoán bệnh động vật |
4 |
Kỹ thuật viên dự báo bảo vệ thực vật |
5 |
Kỹ thuật viên giám định thuốc bảo vệ thực vật - thú y |
6 |
Kỹ thuật viên kiểm nghiệm giống cây trồng |
7 |
Kỹ thuật viên |
8 |
Quan trắc viên |
9 |
Giáo viên tiểu học |
10 |
Giáo viên mầm non (3) |
11 |
Y sĩ |
12 |
Y tá chính |
13 |
Nữ hộ sinh chính |
14 |
Kỹ thuật viên chính y |
15 |
Dược sĩ trung cấp |
16 |
Kỹ thuật viên chính dược |
17 |
Dựng phim viên |
18 |
Diễn viên hạng III |
19 |
Họa sỹ trung cấp |
20 |
Kỹ thuật viên bảo tồn, bảo tàng |
21 |
Thư viện viên trung cấp |
22 |
Hướng dẫn viên (ngành văn hóa - thông tin) |
23 |
Tuyên truyền viên |
24 |
Hướng dẫn viên (ngành thể dục thể thao) |
6. Viên chức loại C:
- Nhóm 1 (C1):
Số thứ tự |
|
1 |
Quan trắc viên sơ cấp |
2 |
Y tá |
3 |
Nữ hộ sinh |
4 |
Kỹ thuật viên y |
5 |
Hộ lý |
6 |
Dược tá |
7 |
Kỹ thuật viên dược |
- Nhóm 2 (C2): Ngạch nhân viên nhà xác
- Nhóm 3 (C3): Ngạch Y công.
____________________
Các ngạch đánh dấu (*) là có thay đổi về phân loại viên chức.
(1) Giáo viên trung học cơ sở xếp lương theo ngạch viên chức loại A0.
(2) Đối với ngạch bác sĩ: Trường hợp học nội trú khi tốt nghiệp được tuyển dụng vào ngạch bác sĩ thì trong thời gian thử việc được hưởng lương thử việc tính trên cơ sở mức lương bậc 2 của ngạch bác sĩ; hết thời gian thử việc được bổ nhiệm vào ngạch bác sĩ thì được xếp lương vào bậc 2 của ngạch bác sĩ, thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày được bổ nhiệm vào ngạch bác sĩ.
Lương y xếp lương như y, bác sĩ có cùng yêu cầu trình độ đào tạo.
(3) Giáo viên mầm non chưa đạt chuẩn thì xếp lương theo ngạch viên chức loại C nhóm 1.
BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN THỪA HÀNH, PHỤC VỤ TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC
(ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Nhóm ngạch nhân viên |
Bậc 1 |
Bậc 2 |
Bậc 3 |
Bậc 4 |
Bậc 5 |
Bậc 6 |
Bậc 7 |
Bậc 8 |
Bậc 9 |
Bậc 10 |
Bậc 11 |
Bậc 12 |
1 |
Lái xe cơ quan |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kỹ thuật viên đánh máy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
2,05 |
2,23 |
2,41 |
2,59 |
2,77 |
2,95 |
3,13 |
3,31 |
3,49 |
3,67 |
3,85 |
4,03 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
594,5 |
646,7 |
698,9 |
751,1 |
803,3 |
855,5 |
907,7 |
959,9 |
1.012,1 |
1.064,3 |
1.116,5 |
1.168,7 |
2 |
Nhân viên kỹ thuật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
1,65 |
1,83 |
2,01 |
2,19 |
2,37 |
2,55 |
2,73 |
2,91 |
3,09 |
3,27 |
3,45 |
3,63 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
478,5 |
530,7 |
582,9 |
635,1 |
687,3 |
739,5 |
791,7 |
843,9 |
896,1 |
948,3 |
1.000,5 |
1.052,7 |
3 |
Nhân viên đánh máy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhân viên bảo vệ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
1,50 |
1,68 |
1,86 |
2,04 |
2,22 |
2,40 |
2,58 |
2,76 |
2,94 |
3,12 |
3,30 |
3,48 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
435,0 |
487,2 |
539,4 |
591,6 |
643,8 |
696,0 |
748,2 |
800,4 |
852,6 |
904,8 |
957,0 |
1.009,2 |
4 |
Nhân viên văn thư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
1,35 |
1,53 |
1,71 |
1,89 |
2,07 |
2,25 |
2,43 |
2,61 |
2,79 |
2,97 |
3,15 |
3,33 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
391,5 |
443,7 |
495,9 |
548,1 |
600,3 |
652,5 |
704,7 |
756,9 |
809,1 |
861,3 |
913,5 |
965,7 |
5 |
Nhân viên phục vụ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
1,00 |
1,18 |
1,36 |
1,54 |
1,72 |
1,90 |
2,08 |
2,26 |
2,44 |
2,62 |
2,80 |
2,98 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
290,0 |
342,2 |
394,4 |
446,6 |
498,8 |
551,0 |
603,2 |
655,4 |
707,6 |
759,8 |
812,0 |
864,2 |
Ghi chú:
1. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
2. Hệ số lương của các ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại bảng lương này đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
3. Công chức cấp xã đang công tác chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn theo quy định thì được hưởng hệ số lương bằng 1,18.
4. Theo phân loại công chức, viên chức:
- Nhân viên thừa hành, phục vụ thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước là công chức ngạch nhân viên và tương đương.
- Nhân viên thừa hành, phục vụ thuộc biên chế của các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước là viên chức ngạch nhân viên.
5. Nhân viên theo các ngạch quy định tại Bảng lương này có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch, thì được xem xét để cử đi thi nâng ngạch trên liền kề hoặc thi nâng ngạch lên các ngạch công chức, viên chức loại A0 và loại A1 mà không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch và không quy định theo hệ số lương hiện hưởng.
BẢNG LƯƠNG CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCH Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Bậc 1 |
Bậc 2 |
1 |
Bí thư đảng ủy |
|
|
|
Hệ số lương |
2,35 |
2,85 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
681,5 |
826,5 |
2 |
Phó Bí thư đảng ủy |
|
|
|
Chủ tịch Hội đồng nhân dân |
|
|
|
Chủ tịch Ủy ban nhân dân |
|
|
|
Hệ số lương |
2,15 |
2,65 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
623,5 |
768,5 |
3 |
Thường trực đảng ủy |
|
|
|
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam |
|
|
|
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân |
|
|
|
Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân |
|
|
|
Hệ số lương |
1,95 |
2,45 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
565,5 |
710,5 |
4 |
Trưởng các đoàn thể |
|
|
|
Ủy viên Ủy ban nhân dân |
|
|
|
Hệ số lương |
1,75 |
2,25 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
507,5 |
652,5 |
Ghi chú:
1. Các đoàn thể ở cấp xã bao gồm: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.
2. Những người tốt nghiệp từ trung cấp trở lên được bầu giữ chức danh cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, nếu xếp lương theo đúng chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm mà thấp hơn so với mức lương bậc 1 của công chức có cùng trình độ đào tạo, thì vẫn thực hiện xếp lương theo chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm và được hưởng hệ số chênh lệch giữa hệ số lương bậc 1 của công chức có cùng trình độ đào tạo so với hệ số lương chức vụ. Khi được xếp lên bậc 2 của chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm (từ nhiệm kỳ thứ 2 trở lên) thì giảm tương ứng hệ số chênh lệch. Khi thôi giữ chức danh chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, nếu được tuyển dụng vào làm công chức trong cơ quan nhà nước (từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn) và viên chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì thời gian giữ chức danh chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được tính để xếp bậc lương chuyên môn theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.
3. Công chức ở xã, phường, thị trấn được bầu giữ chức danh chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
4. Chế độ tiền lương đối với cán bộ Xã đội quy định tại Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02/11/2004 của Chính phủ được tính lại mức lương mới để hưởng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2005 theo mức lương mới của cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định này (riêng hệ số lương 1,46 của xã đội phó quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được chuyển xếp sang hệ số lương mới là 1,86).
BẢNG LƯƠNG CẤP BẬC QUÂN HÀM SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN; SĨ QUAN, HẠ SĨ QUAN CÔNG AN NHÂN DÂN
(ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).
1. Bảng lương cấp bậc quân hàm
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Cấp bậc quân hàm |
Hệ số lương |
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1 |
Đại tướng |
10,40 |
3.016,0 |
2 |
Thượng tướng |
9,80 |
2.842,0 |
3 |
Trung tướng |
9,20 |
2.668,0 |
4 |
Thiếu tướng |
8,60 |
2.494,0 |
5 |
Đại tá |
8,00 |
2.320,0 |
6 |
Thượng tá |
7,30 |
2.117,0 |
7 |
Trung tá |
6,60 |
1.914,0 |
8 |
Thiếu tá |
6,00 |
1.740,0 |
9 |
Đại úy |
5,40 |
1.566,0 |
10 |
Thượng úy |
5,00 |
1.450,0 |
11 |
Trung úy |
4,60 |
1.334,0 |
12 |
Thiếu úy |
4,20 |
1.218,0 |
13 |
Thượng sĩ |
3,80 |
1.102,0 |
14 |
Trung sĩ |
3,50 |
1.015,0 |
15 |
Hạ sĩ |
3,20 |
928,0 |
2. Bảng nâng lương quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân và sĩ quan công an nhân dân
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Cấp bậc quân hàm |
Nâng lương lần 1 |
Nâng lương lần 2 |
1 |
Đại tá |
|
|
|
Hệ số lương |
8,40 |
8,60 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
2.436,0 |
2.494,0 |
2 |
Thượng tá |
|
|
|
Hệ số lương |
7,70 |
8,10 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
2.233,0 |
2.349,0 |
3 |
Trung tá |
|
|
|
Hệ số lương |
7,00 |
7,40 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
2.030,0 |
2.146,0 |
4 |
Thiếu tá |
|
|
|
Hệ số lương |
6,40 |
6,80 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.856,0 |
1.972,0 |
5 |
Đại úy |
|
|
|
Hệ số lương |
5,80 |
6,20 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.682,0 |
1.798,0 |
6 |
Thượng úy |
|
|
|
Hệ số lương |
5,35 |
5,70 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.551,5 |
1.653,0 |
Ghi chú: Cấp bậc quân hàm từ Thiếu tướng trở lên không thực hiện nâng lương lần 1 và lần 2
Bảng 7
BẢNG LƯƠNG QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP THUỘC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT THUỘC CÔNG AN NHÂN DÂN
(ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh |
Bậc 1 |
Bậc 2 |
Bậc 3 |
Bậc 4 |
Bậc 5 |
Bậc 6 |
Bậc 7 |
Bậc 8 |
Bậc 9 |
Bậc 10 |
Bậc 11 |
Bậc 12 |
1 |
Quân nhân chuyên nghiệp cao cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
Nhóm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
3,85 |
4,20 |
4,55 |
4,90 |
5,25 |
5,60 |
5,95 |
6,30 |
6,65 |
7,00 |
7,35 |
7,70 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.116,5 |
1.218,0 |
1.319,5 |
1.421,0 |
1.522,5 |
1.624,0 |
1.725,5 |
1.827,0 |
1.928,5 |
2.030,0 |
2.131,5 |
2.233,0 |
b |
Nhóm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
3,65 |
4,00 |
4,35 |
4,70 |
5,05 |
5,40 |
5,75 |
6,10 |
6,45 |
6,80 |
7,15 |
7,50 |
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.058,5 |
1.160,0 |
1.261,5 |
1.363,0 |
1.464,5 |
1.566,0 |
1.667,5 |
1.769,0 |
1.870,5 |
1.972,0 |
2.073,5 |
2.175,0 |
2 |
Quân nhân chuyên nghiệp trung cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
Nhóm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
3,50 |
3,80 |
4,10 |
4,40 |
4,70 |
5,00 |
5,30 |
5,60 |
5,90 |
6,20 |
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
1.015,0 |
1.102,0 |
1.189,0 |
1.276,0 |
1.363,0 |
1.450,0 |
1.537,0 |
1.624,0 |
1.711,0 |
1.798,0 |
|
|
b |
Nhóm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
3,20 |
3,50 |
3,80 |
4,10 |
4,40 |
4,70 |
5,00 |
5,30 |
5,60 |
5,90 |
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
928,0 |
1.015,0 |
1.102,0 |
1.189,0 |
1.276,0 |
1.363,0 |
1.450,0 |
1.537,0 |
1.624,0 |
1.711,0 |
|
|
3 |
Quân nhân chuyên nghiệp sơ cấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
a |
Nhóm 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
3,20 |
3,45 |
3,70 |
3,95 |
4,20 |
4,45 |
4,70 |
4,95 |
5,20 |
5,45 |
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
928,0 |
1.000,5 |
1.073,0 |
1.145,5 |
1.218,0 |
1.290,5 |
1.363,0 |
1.435,5 |
1.508,0 |
1.580,5 |
|
|
b |
Nhóm 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hệ số lương |
2,95 |
3,20 |
3,45 |
3,70 |
3,95 |
4,20 |
4,45 |
4,70 |
4,95 |
5,20 |
|
|
|
Mức lương thực hiện 01/10/2004 |
855,5 |
928,0 |
1.000,5 |
1.073,0 |
1.145,5 |
1.218,0 |
1.290,5 |
1.363,0 |
1.435,5 |
1.508,0 |
|
|
BẢNG PHỤ CẤP QUÂN HÀM HẠ SĨ QUAN, CHIẾN SĨ NGHĨA VỤ THUỘC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN
(ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Cấp bậc quân hàm |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 |
Thượng sĩ |
0,70 |
203,0 |
2 |
Trung sĩ |
0,60 |
174,0 |
3 |
Hạ sĩ |
0,50 |
145,0 |
4 |
Binh nhất |
0,45 |
130,5 |
5 |
Binh nhì |
0,40 |
116,0 |
BẢNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO (BẦU CỬ, BỔ NHIỆM) TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC; CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN
(ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ).
I. PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIỮ CHỨC DANH LÃNH ĐẠO (BẦU CỬ, BỔ NHIỆM) CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ NƯỚC: Xếp lương theo các ngạch công chức hành chính hoặc các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 |
Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ |
1,30 |
377,0 |
2 |
Vụ trưởng và tương đương, Chánh văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ |
1,00 |
290,0 |
3 |
Phó vụ trưởng và tương đương, Phó chánh văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ |
0,80 |
232,0 |
4 |
Trưởng phòng thuộc Vụ và các tổ chức tương đương |
0,60 |
174,0 |
5 |
Phó trưởng phòng thuộc Vụ và các tổ chức tương đương |
0,40 |
116,0 |
2. Cơ quan thuộc Chính phủ
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 |
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ |
1,30 |
377,0 |
2 |
Phó thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ |
1,10 |
319,0 |
3 |
Trưởng ban (hoặc Vụ trưởng) và tương đương cơ quan thuộc Chính phủ |
0,90 |
261,0 |
4 |
Phó trưởng ban (hoặc Phó Vụ trưởng) và tương đương cơ quan thuộc Chính phủ |
0,70 |
203,0 |
5 |
Trưởng phòng thuộc Ban (hoặc thuộc Vụ) trong cơ quan thuộc Chính phủ |
0,50 |
145,0 |
6 |
Phó Trưởng phòng thuộc Ban (hoặc thuộc Vụ) trong cơ quan thuộc Chính phủ |
0,40 |
116,0 |
Ghi chú: Viện Khoa học thuộc Chính phủ áp dụng phụ cấp chức vụ lãnh đạo quy định đối với các chức danh lãnh đạo thuộc ngành nghiên cứu khoa học.
3. Tổng cục và các tổ chức tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Tổng cục thuộc Bộ)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 |
Tổng cục trưởng thuộc Bộ |
1,25 |
362,5 |
2 |
Phó tổng cục trưởng thuộc Bộ |
1,05 |
304,5 |
3 |
Trưởng ban (hoặc Vụ trưởng) và tương đương thuộc Tổng cục thuộc Bộ |
0,90 |
261,0 |
4 |
Phó trưởng ban (hoặc Phó Vụ trưởng) và tương đương thuộc Tổng cục thuộc Bộ |
0,70 |
203,0 |
5 |
Trưởng phòng thuộc Ban (hoặc thuộc Vụ) trong Tổng cục thuộc Bộ |
0,50 |
145,0 |
6 |
Phó trưởng phòng thuộc Ban (hoặc thuộc Vụ) trong Tổng cục thuộc Bộ |
0,40 |
116,0 |
4. Cục và các tổ chức tương đương thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Cục thuộc Bộ)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Hạng I |
Hạng II |
Hạng III |
|||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Cục trưởng thuộc Bộ |
1,25 |
362,5 |
1,10 |
319,0 |
1,00 |
290,0 |
2 |
Phó cục trưởng thuộc Bộ |
1,05 |
304,5 |
0,90 |
261,0 |
0,80 |
232,0 |
3 |
Trưởng ban (hoặc Trưởng phòng) và tương đương thuộc Cục thuộc Bộ |
0,90 |
261,0 |
0,60 |
174,0 |
0,60 |
174,0 |
4 |
Phó trưởng ban (hoặc Phó trưởng phòng) và tương đương thuộc Cục thuộc Bộ |
0,70 |
203.0 |
0,40 |
116,0 |
0,40 |
116,0 |
5 |
Trưởng phòng thuộc Ban trong Cục thuộc Bộ (nếu có) |
0,50 |
145.0 |
0,30 |
87,0 |
|
|
6 |
Phó trưởng phòng thuộc Ban trong Cục thuộc Bộ (nếu có) |
0,40 |
116.0 |
0,20 |
58,0 |
Ghi chú:
Hạng I: áp dụng đối với Cục xếp loại 1 (cũ).
Hạng II: áp dụng đối với Cục xếp loại 2 (cũ).
Hạng III: áp dụng đối với Cục tương đương cấp Vụ thuộc Bộ.
- Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ và các tổ chức tương đương: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính.
5. Cục và các tổ chức tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ, Cục thuộc Tổng cục thuộc Bộ (gọi chung là Cục thuộc Tổng cục)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 |
Cục trưởng thuộc Tổng cục |
0,90 |
261,0 |
2 |
Phó cục trưởng thuộc Tổng cục |
0,70 |
203,0 |
3 |
Trưởng ban (hoặc Trưởng phòng) thuộc Cục thuộc Tổng cục |
0,50 |
145,0 |
4 |
Phó trưởng ban (hoặc Phó trưởng phòng) thuộc Cục thuộc Tổng cục |
0,30 |
87,0 |
Ghi chú: Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục và các tổ chức tương đương: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính.
6. Ban quản lý khu công nghiệp
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Hạng I |
Hạng II |
||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Trưởng ban |
1,10 |
319,0 |
1,00 |
290,0 |
2 |
Phó trưởng ban |
0,90 |
261,0 |
0,80 |
232,0 |
3 |
Trưởng phòng và tương đương |
0,60 |
174,0 |
0,60 |
174,0 |
4 |
Phó trưởng phòng và tương đương |
0,40 |
116,0 |
0,40 |
116,0 |
7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh |
Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại |
||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
|
|
||||
2 |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân |
1,20 |
348,0 |
1,05 |
304,5 |
3 |
Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân, Giám đốc Sở và tương đương |
1,00 |
290,0 |
0,90 |
261,0 |
4 |
Phó chánh văn phòng Ủy ban nhân dân, Phó Giám đốc Sở và tương đương |
0,80 |
232,0 |
0,70 |
203,0 |
5 |
Trưởng phòng Sở và tương đương |
0,60 |
174,0 |
0,50 |
145,0 |
6 |
Phó trưởng phòng Sở và tương đương |
0,40 |
116,0 |
0,30 |
87,0 |
Ghi chú:
1) Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xếp mức lương chức vụ bằng mức lương chức vụ của Bộ trưởng: bậc 1 có hệ số lương bằng 9,7; bậc 2 có hệ số lương bằng 10,3.
2) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các chi nhánh của Văn phòng: Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính.
8. Chi cục và các tổ chức tương đương thuộc Sở (gọi chung là chi cục thuộc Sở)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Sở thuộc đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh |
Sở thuộc đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại |
||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Chi cục trưởng thuộc Sở |
0,80 |
232,0 |
0,70 |
203,0 |
2 |
Phó chi cục trưởng thuộc Sở |
0,60 |
174,0 |
0,50 |
145,0 |
3 |
Trưởng phòng chi cục và tương đương |
0,40 |
116,0 |
0,30 |
87,0 |
4 |
Phó trưởng phòng chi cục và tương đương |
0,25 |
72,5 |
0,20 |
58,0 |
9. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II |
Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội, quận thuộc TP Hồ Chí Minh |
Huyện, thị xã và các quận còn lại |
|||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Chủ tịch Ủy ban nhân dân |
0,90 |
261,0 |
0,80 |
232,0 |
0,70 |
203,0 |
2 |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân |
0,70 |
203,0 |
0,65 |
188,5 |
0,60 |
174,0 |
3 |
Chánh văn phòng, Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân |
0,50 |
145,0 |
0,40 |
116,0 |
0,30 |
87,0 |
4 |
Phó chánh văn phòng, Phó trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân |
0,30 |
87,0 |
0,25 |
72,5 |
0,20 |
58,0 |
Ghi chú: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của liên Bộ Nội vụ - Tài chính
10.1. Cơ quan thi hành án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh |
Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại |
||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Thủ trưởng cơ quan thi hành án |
0,90 |
261,0 |
0,80 |
232,0 |
2 |
Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án |
0,70 |
203,0 |
0,60 |
174,0 |
10.2. Cơ quan thi hành án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II |
Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội và quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh |
Huyện, thị xã và các quận còn lại |
|||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Thủ trưởng cơ quan thi hành án |
0,50 |
145,0 |
0,45 |
130,5 |
0,40 |
116,0 |
2 |
Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án |
0,40 |
116,0 |
0,35 |
101,5 |
0,30 |
87,0 |
11. Thanh tra
11.1. Thanh tra thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục, Cục
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Bộ, cơ quan ngang Bộ |
Cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và Cục hạng I thuộc Bộ |
Cục hạng II, hạng III thuộc Bộ và Cục thuộc Tổng cục |
|||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Chánh thanh tra |
1,00 |
290,0 |
0,90 |
261,0 |
Bằng phụ cấp của Trưởng ban (hoặc trưởng phòng) thuộc Cục |
|
2 |
Phó chánh thanh tra |
0,80 |
232,0 |
0,70 |
203,0 |
Bằng phụ cấp của Phó trưởng ban (hoặc phó trưởng phòng) thuộc Cục |
|
3 |
Trưởng phòng |
0,60 |
174,0 |
0,50 |
145,0 |
|
|
4 |
Phó trưởng phòng |
0,40 |
116,0 |
0,40 |
116,0 |
11.2. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh |
Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại |
||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Chánh thanh tra |
1,00 |
290,0 |
0,90 |
261,0 |
2 |
Phó chánh thanh tra |
0,80 |
232,0 |
0,70 |
203,0 |
3 |
Trưởng phòng và tương đương |
0,60 |
174,0 |
0,50 |
145,0 |
4 |
Phó trưởng phòng và tương đương |
0,40 |
116,0 |
0,30 |
87,0 |
11.3. Thanh tra Sở, ngành thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra Sở)
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Sở thuộc đô thị loại đặc biệt, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh |
Sở thuộc đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại |
||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Chánh thanh tra |
0,60 |
174,0 |
0,50 |
145,0 |
2 |
Phó chánh thanh tra |
0,40 |
116,0 |
0,30 |
87,0 |
11.4. Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại II |
Thành phố thuộc tỉnh là đô thị loại III, quận thuộc Hà Nội và quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh |
Huyện, thị xã và các quận còn lại |
|||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Chánh thanh tra |
0,50 |
145,0 |
0,40 |
116,0 |
0,30 |
87,0 |
2 |
Phó chánh thanh tra |
0,40 |
116,0 |
0,30 |
87,0 |
0,20 |
58,0 |
12. Cục thuộc Tổng cục Hải quan
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Tài chính quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Bộ Nội vụ |
Các chức danh lãnh đạo từ Cục trưởng trở xuống thuộc Tổng cục Hải quan |
Từ 0,15 đến 1,0 |
Từ 43,5 đến 290,0 |
13. Cục thuộc Tổng cục Thuế và kho bạc Nhà nước cấp tỉnh trở xuống thuộc Kho bạc Nhà nước
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Tài chính quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Bộ Nội vụ |
Các chức danh lãnh đạo từ Cục trưởng trở xuống thuộc Tổng cục Thuế và Giám đốc kho bạc Nhà nước cấp tỉnh trở xuống thuộc Kho bạc Nhà nước |
Từ 0,15 đến 1,0 |
Từ 43,5 đến 290,0 |
14. Chi cục thuộc Cục Dự trữ quốc gia
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Tài chính quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Bộ Nội vụ |
Các chức danh lãnh đạo từ Chi cục trưởng trở xuống thuộc Cục dự trữ quốc gia |
Từ 0,15 đến 1,0 |
Từ 43,5 đến 290,0 |
15. Cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản; cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Thủy sản quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính |
Các chức danh lãnh đạo trong các cơ quan bảo vệ nguồn lợi thủy sản; cơ quan quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản |
Từ 0,15 đến 0,7 |
Từ 43,5 đến 203,0 |
16. Kiểm lâm
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính |
Các chức danh lãnh đạo thuộc ngành Kiểm lâm ở địa phương |
Từ 0,15 đến 0,8 |
Từ 43,5 đến 232,0 |
17. Khí tượng thủy văn
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính |
1 |
Các chức danh lãnh đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia |
Từ 0,2 đến 1,25 |
Từ 58,0 đến 362,5 |
|
2 |
Các chức danh lãnh đạo trong các tổ chức thuộc Đài khí tượng thủy văn |
Từ 0,2 đến 1,0 |
Từ 58,0 đến 290,0 |
|
3 |
Các chức danh lãnh đạo trong các tổ chức thuộc Trạm khí tượng thủy văn |
Từ 0,15 đến 0,6 |
Từ 43,5 đến 174,0 |
18. Nghiên cứu khoa học
18.1. Viện nghiên cứu khoa học thuộc Chính phủ (Viện Khoa học Quốc gia):
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 |
Chủ tịch Viện |
1,40 |
406,0 |
2 |
Phó Chủ tịch Viện |
1,15 |
333,5 |
3 |
Trưởng ban và tương đương |
1,00 |
290,0 |
4 |
Phó trưởng ban và tương đương |
0,80 |
232,0 |
5 |
Trưởng phòng và tương đương |
0,60 |
174,0 |
6 |
Phó trưởng phòng và tương đương |
0,40 |
116,0 |
18.2. Các viện nghiên cứu khoa học còn lại:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính |
Các chức danh lãnh đạo trong các Viện nghiên cứu khoa học |
Từ 0,2 đến 1,0 |
Từ 58,0 đến 290,0 |
19. Giáo dục và đào tạo
19.1. Đại học Quốc gia
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 |
Giám đốc |
1,30 |
377,0 |
2 |
Phó Giám đốc |
1,10 |
319,0 |
3 |
Trưởng ban và tương đương |
0,90 |
261,0 |
4 |
Phó trưởng ban và tương đương |
0,70 |
203,0 |
5 |
Trưởng phòng và tương đương |
0,50 |
145,0 |
6 |
Phó trưởng phòng và tương đương |
0,40 |
116,0 |
19.2. Các trường khác
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Cơ sở đào tạo |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính |
1 |
Đại học vùng và trường Đại học trọng điểm |
Các chức danh lãnh đạo thuộc Đại học vùng và trường Đại học trọng điểm |
Từ 0,15 đến 1,1 |
Từ 43,5 đến 319,0 |
|
2 |
Trường Đại học còn lại |
Các chức danh lãnh đạo trong các trường Đại học còn lại |
Từ 0,15 đến 1,0 |
Từ 43,5 đến 290,0 |
|
3 |
Trường Cao đẳng |
Các chức danh lãnh đạo trong các trường Cao đẳng |
Từ 0,15 đến 0,9 |
Từ 43,5 đến 261,0 |
|
4 |
Trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề |
Các chức danh lãnh đạo trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề |
Từ 0,15 đến 0,8 |
Từ 43,5 đến 232,0 |
|
5 |
Trường phổ thông |
Các chức danh lãnh đạo trong các trường phổ thông |
Từ 0,15 đến 0,7 |
Từ 43,5 đến 203,0 |
|
6 |
Trường mầm non |
Các chức danh lãnh đạo trong các trường mầm non |
Từ 0,15 đến 0,5 |
Từ 43,5 đến 145,0 |
20. Y tế
20.1. Hệ điều trị
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Cơ sở khám chữa bệnh |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Y tế quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính |
1 |
Bệnh viện |
Các chức danh lãnh đạo trong bệnh viện |
Từ 0,15 đến 1,1 |
Từ 43,5 đến 319,0 |
|
2 |
Trung tâm y tế |
Các chức danh lãnh đạo trong Trung tâm y tế |
Từ 0,15 đến 0,7 |
Từ 43,5 đến 203,0 |
|
3 |
Trạm chuyên khoa, đội y tế lưu động |
Các chức danh lãnh đạo trạm chuyên khoa, đội lưu động y tế, trạm y tế |
Từ 0,15 đến 0,5 |
Từ 43,5 đến 145,0 |
20.2. Hệ dự phòng
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Các Viện và Trung tâm |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Y tế quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính |
1 |
Viện |
Các chức danh lãnh đạo trong các Viện |
Từ 0,15 đến 1,0 |
Từ 43,5 đến 290,0 |
|
2 |
Trung tâm |
Các chức danh lãnh đạo trong các Trung tâm |
Từ 0,15 đến 0,7 |
Từ 43,5 đến 203,0 |
|
3 |
Đội Y tế dự phòng |
Các chức danh lãnh đạo trong các Đội |
Từ 0,15 đến 0,5 |
Từ 43,5 đến 145,0 |
21. Văn hóa - Thông tin
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Các tổ chức ngành văn hóa |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Văn hóa - Thông tin quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính |
1 |
Thư viện |
Các chức danh lãnh đạo trong thư viện |
Từ 0,15 đến 1,0 |
Từ 43,5 đến 290,0 |
|
2 |
Bảo tàng |
Các chức danh lãnh đạo trong bảo tàng |
Từ 0,15 đến 1,0 |
Từ 43,5 đến 290,0 |
|
3 |
Nhà hát |
Các chức danh lãnh đạo trong nhà hát |
Từ 0,15 đến 0,8 |
Từ 43,5 đến 232,0 |
|
4 |
Trung tâm văn hóa - thông tin |
Các chức danh lãnh đạo trong trung tâm văn hóa - thông tin |
Từ 0,15 đến 0,7 |
Từ 43,5 đến 203,0 |
|
5 |
Đoàn nghệ thuật |
Các chức danh lãnh đạo trong đoàn nghệ thuật |
Từ 0,15 đến 0,6 |
Từ 43,5 đến 174,0 |
22. Báo, đài thuộc Bộ, ngành, địa phương
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Bộ Văn hóa -Thông tin quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính |
Các chức danh lãnh đạo của các báo, đài thuộc Bộ, ngành, địa phương |
Từ 0,15 đến 1,0 |
Từ 43,5 đến 290,0 |
23. Thể dục thể thao
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Các trung tâm |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Ủy ban Thể dục Thể thao quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của Liên Bộ Nội vụ - Tài chính |
Trung tâm thể thao và các câu lạc bộ thể dục thể thao |
Các chức danh lãnh đạo trong các Trung tâm thể thao và câu lạc bộ thể dục thể thao |
Từ 0,15 đến 0,90 |
Từ 43,5 đến 290,0 |
24. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước được cử sang giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách Hội và các tổ chức phi Chính phủ
24.1. Hội và tổ chức phi chính phủ ở Trung ương:
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Hạng I |
Hạng II |
||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Chủ tịch |
1,30 |
377,0 |
1,10 |
319,0 |
2 |
Phó Chủ tịch |
1,10 |
319,0 |
0,90 |
261,0 |
3 |
Trưởng ban và tương đương |
0,90 |
261,0 |
0,60 |
174,0 |
4 |
Phó trưởng ban và tương đương |
0,70 |
203,0 |
0,40 |
116,0 |
5 |
Trưởng phòng (thuộc ban) và tương đương |
0,50 |
145,0 |
|
|
6 |
Phó trưởng phòng (thuộc ban) và tương đương |
0,40 |
116,0 |
Ghi chú:
1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước được cử sang giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách Hội và các tổ chức phi Chính phủ thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức chuyên môn đang hưởng và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Trường hợp Chủ tịch Hội và các tổ chức phi chính phủ ở Trung ương đã được xếp lương theo chức danh Bộ trưởng và tương đương trở lên thì không hưởng phụ cấp chức vụ.
2. Trường hợp theo Điều lệ hoạt động của tổ chức mà có các chức danh lãnh đạo khác chưa nêu ở bảng trên, thì Hội hoặc tổ chức phi chính phủ thỏa thuận với Bộ Nội vụ để áp dụng mức phụ cấp chức vụ cho phù hợp.
3. Các chức danh lãnh đạo trong các tổ chức trực thuộc Hội và trực thuộc các tổ chức phi chính phủ ở Trung ương (gọi là Ban, phòng và tương đương) được hưởng phụ cấp chức vụ khi được Bộ Nội vụ thỏa thuận thành lập.
24.2. Hội và các tổ chức phi chính phủ ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Đô thị loại đặc biệt, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh |
Đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại |
||
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
||
1 |
Chủ tịch |
1,00 |
290,0 |
0,90 |
261,0 |
2 |
Phó Chủ tịch |
0,80 |
232,0 |
0,70 |
203,0 |
3 |
Trưởng phòng (ban) và tương đương |
0,60 |
174,0 |
0,50 |
145,0 |
4 |
Phó trưởng phòng (ban) và tương đương |
0,40 |
116,0 |
0,30 |
87,0 |
Ghi chú:
1. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước được cử sang giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách Hội và các tổ chức phi chính phủ thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức chuyên môn đang hưởng và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo.
2. Các chức danh lãnh đạo trong các tổ chức trực thuộc Hội và trực thuộc các tổ chức phi chính phủ ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là Ban, phòng và tương đương) được hưởng phụ cấp chức vụ khi được Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.
3. Trường hợp theo Điều lệ hoạt động của tổ chức mà có các chức danh lãnh đạo khác chưa nêu ở bảng trên, thì Hội hoặc tổ chức phi Chính phủ thỏa thuận với Sở Nội vụ để trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức phụ cấp chức vụ cho phù hợp.
II. PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Số thứ tự |
Chức danh lãnh đạo |
Hệ số |
Mức phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 |
Bộ trưởng |
Tùy bố trí nhân sự để xếp lương và phụ cấp cho phù hợp. Trường hợp xếp lương theo cấp hàm sĩ quan thì hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo bằng 1,50. |
|
2 |
Tổng tham mưu trưởng |
1,40 |
406,0 |
4 |
Tư lệnh quân đoàn |
1,10 |
319,0 |
5 |
Phó tư lệnh quân đoàn |
1,00 |
290,0 |
6 |
Sư đoàn trưởng |
0,90 |
261,0 |
7 |
Lữ đoàn trưởng |
0,80 |
232,0 |
8 |
Trung đoàn trưởng |
0,70 |
203,0 |
9 |
Phó trung đoàn trưởng |
0,60 |
174,0 |
10 |
Tiểu đoàn trưởng |
0,50 |
145,0 |
11 |
Phó tiểu đoàn trưởng |
0,40 |
116,0 |
12 |
Đại đội trưởng |
0,30 |
87,0 |
13 |
Phó đại đội trưởng |
0,25 |
72,5 |
14 |
Trung đội trưởng |
0,20 |
58,0 |
Ghi chú: Các chức danh lãnh đạo khác thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân được xác định theo nguyên tắc tương đương, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định cụ thể sau khi có thỏa thuận của liên Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness |
No : 204/2004/ND-CP |
Hanoi, December 14th 2004 |
ON SALARY REGIME FOR CADRES, PUBLIC SERVANTS, OFFICIALS, AND ARMED FORCE PERSONNEL
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organisation of Government dated December 25th 2001;
Pursuant to Resolution No.17/2003/QH11 dated November 4th 2003 on State Budget Plan got 2004 and Resolution No.19/2003/QH11 dated November 16th 2003 on the National Assembly’s (Tenure XI) mandates in 2004 by;
Pursuant to Resolution No.730/2004/NQ-UBTVQH11 dated September 30th 2004 by the National Assembly’s Standing Committee on approving the salaries and allowances for positions held by officials of the State, and salaries for public servants of the Juridical Courts and Procuracy organisations; and
Upon requests by the Minister of Home Affairs and the Minister of Finance,
DECREES:
Article 1. Scope of regulation
The Decree provides for salary regime including general minimum salary, salary schedules, allowances, salary grade increment, salary payment; finance sources for salary payment affairs, salary and income control on public servants, civil servants and officials in State agencies and public service agencies; Full-time cadres and cadres and public servants of communes, wards and townships; professional officers and soldiers, non-commissioned officers, soldiers and workers in armed force offices (inclusive of the people’s army and public security forces).
State agencies and public service agencies, offices and units of the aforementioned armed forces hereinafter referred to collectively as agencies and units.
Article 2. Scope of application
Public servants, public employees, officials, and persons of the armed forces are subject to this Decree, including:
1. Management titles in the State and professional titles of the Juridical Courts and Procuracy as provided for in the position salary schedule and position allowance schedule issued together with Resolution No.730/2004/NQ-UBTVQH11 dated September 30th 2004 by the National Assembly’s Standing Committee on approving the position salary schedule and position allowance for senior executives of the State, and for public servants of the justice and the procuracy (hereinafter referred to as Resolution No.730/2004/NQ-UBTVQH11).
2. Elected titles for functions in accords with terms of office in the People’s Committee provinces and cities under the government, and the People’s Committee of districts, townships, and cities under the province.
3. Public servants in offices of the State as stipulated in Article 2 of Decree No.117/2003/ND-CP dated October 10th 2003 by the Government on recruiting, using and governing public servants and officials in offices of the State (hereinafter referred to as Decree No.117/2003/ND-CP).
4. Public servants on probation as stipulated in Article 2 of Decree No.115/2003/ND-CP dated October 10th 2003 by the Government on benefits for public servants on probation (hereinafter referred to as Decree No.115/2003/ND-CP).
5. Officials in public service agencies of the State as stipulated in Article 2 of Decree No.116/2003/ND-CP dated October 10th 2003 by the Government on recruiting, using and governing public servants and officials in public service agencies of the State (hereinafter referred to as Decree No.116/2003/ND-CP).
6. Public servants and officials on the State’s permanent payroll, whose salary is provided for in the State’s salary schedule for persons assigned to work for international associations, non-governmental organisations, projects, offices and organisations in Vietnam.
7. Full-time cadres and public servants in communes, wards and townships (hereinafter referred to full-time cadres and commune-level public servants) as stipulated in Articles 1 and 2 of Decree No.121/2003/ND-CP dated October 21st 2003 by the Government on benefits and remunerations for full-time cadres and public servants (hereinafter referred to as Decree No.121/2003/ND-CP) and Article 22 of Decree No.184/2004/ND-CP dated November 2nd 2004 by the Government detailing the enforcement of Ordinance on Militia (hereinafter referred to as Decree No.184/2004/ND-CP).
8. Full-time cadres responsible for coding in organisations responsible for codes and coding
9. Professional officers and soldiers, non-commissioned officers, soldiers and workers in offices and units of armed forces.
Article 3. Principles for calculation of position allowances and salaries and for payment salary payment and implementation of salary policies
1. Position allowance and salary grading principle
A(n) public servant and official who are appointed to a certain category of public servants or civil servants (hereinafter referred to as category) or a certain professional title of the Juridical Courts and Procuracy (hereinafter referred to as title) shall be entitled to the salary grade in accordance with that category or title.
An elected official who is entitled to position allowance and professional salary shall be entitled to the salary in accordance with the salary categories and grades applicable to administrative public servants and to the position allowance applicable to the elected title that he/she holds.
A(n) public servant, civil servant or official who holds a position of authority (elected or appointed) shall be entitled to a position allowance and salary applicable to that position. If one person who concurrently holds several positions of authority shall be entitled to the position allowance for his/her highest position. One person shall be entitled to pluralism allowance in the case he/she concurrently hold the top management position of another office/agency and/or unit that are allowed to have a full-time top management position..
The remuneration for persons of the armed forces and full-time cadres of in charge of coding and codes in organisations for coding and codes shall be graded in accordance with the respective salary schedules to which they are subject.
The salary grading from old salary schedules to new salary schedules must be done together with the review and rearrangement of staff and personnel in the offices and units; review and improvement of standards for job titles for public servants and civil servants and officials. In the case that their salaries have not been graded in accordance with the regulations set by competent agencies, they must be entitled to a newly-graded salary and position allowance (if any) as stipulated.
2. Salary payment principle
The salary payment must be undertaken on the basis of the performance by public servants, civil servants and officials and the office’s and unit’s financial source for salary payment (from the State budget or collected revenues used for salary payment as provided for by the law).
3. Principles for the implementation of salary and remuneration policies
Once a(n) public servant, civil servant or cadre or officer in the armed forces changes his/her duty, her/his salary and position allowance (if any) shall be recomputed in accordance with his/her new duty. In the case that one person leaves his/her position of authority (excluding the cases of dismissal for disciplinary reasons, removal or non-reappointment) to take another job or hold another position of authority which have lower salary and position allowance, he/she shall be entitled to the salary and/or allowance applicable to his/her former position for 6 months since his/her departure from his/her former position; after that his/her position allowance and salary (if any) shall be re-graded in accordance with his/her new duties and responsibilities.
As required by the work, once a(n) public servant, civil servants, cadres or officer in the armed forces who hold a position of authority is appointed to another position of authority with lower salary and position allowance, he/she shall be entitled to the position allowance and salary applicable to the former position. In the case that the salary computed in accordance with the new salary category or position allowance is lower that his/her former ones, he/she shall be entitled to the salary and allowance (if any) applicable to his/her former position and his salary grade increment shall be exercised in accordance with provisions applicable to his/her former salary category or position.
In the case that a person who transfers from the armed forces, or coding and codes organisations, and State-owned enterprises to state agencies or State public service agencies, his/her salary shall be recomputed in accordance with his/her new salary category, grade and position allowance (if any) applicable to his new position. In the case, the salary which is computed in accordance with the salary category applicable to officers, non-commissioned officers or to the professional personnel of the people’s army and technical staff of the public security force is higher than the new salary grade, he/she shall be entitled to the new salary grade plus the excess as provided for the law.
The salary and allowance grade calculation, increment and payment, and salary and income control must be done for the right target group and in accordance with the specified scope, principle, condition and other regulations as provided for by competent agencies.
The salary services must be done in parallel with the administration reform in a way that ensure the balanced harmony among various industries, professions, types and grades of public servants and officials; as well as the socio-political stability.
MINIMUM SALARY, SALARY SCHEDULE AND SALARY ALLOWANCE
Article 4. General minimum salary
General minimum salary applicable to officials, public employees, public servants and armed force personnel shall be in accordance with the provisions of Decree No.203/2004/ND-CP of December 14, 2004 by the Government prescribing minimum salary level.
Article 5. Salary schedules, allowance schedules for non-commissioned officers, soldiers on military service, and leaders.
Issued together with the Decree are salary schedules, rank allowance schedules for non-commissioned officers, soldiers on military services and position allowance for position of authority as follows:
1. Salary schedules:
a) 7 following salary schedules are stipulated:
Table 1: Salary schedule applicable to senior experts.
Table 2: Profession salary schedule applicable to cadres and public employees in the State agencies (including those who hold elected positions that entitle them to the salary which is determined in accordance with the salary schedule applicable to administrative public servants and with the position allowance schedule applicable to positions of authority and public servants in communes, wards and townships).
Table 3: Profession salary schedules applicable to cadres and public servants in the State public service agencies units.
Table 4: Salary schedule applicable to staff members who work in the State agencies and public service agencies units.
Table 5: Salary schedule applicable to the full-time cadres in communes, wards and townships.
Table 6: Salary schedule applicable to officers in the people’s army, and officers and non-commissioned officers in the people’s public security force
Table 7: Salary schedule applicable to professional soldiers in the people’s army and technical specialists the people’s public security force.
b) Salary of cadres in charge of coding and codes in organisations responsible for coding and codes shall be determined in accordance with the salary schedule applicable to officers in the people’s army, and officers and non-commissioned officers in the people’s public security force (table 6) with the highest salary grade equal to that of Major-general (exclusive of detached officers in people’s army and public security force), and the Salary schedule applicable to professional soldiers in the people’s army and technical specialists the people’s public security force (Table 7 ).
c) The workers who work in the agencies and units in the armed force, and organs for codes and coding are subjected to the salary scale and schedules applicable to State-owned enterprises.
2. Allowance schedule for non-commissioned officers, soldiers on military service in people’s army and public security force.
3. Position allowance schedule applicable to positions of authority (elected and appointed) in State agencies and public service agencies; units and organs in people’s army and public security force.
Article 6. Salary allowance regimes
1. Allowance for working years in excess of the required number of working years:
Applicable to the persons whose salaries are determined in accordance with the Tables 2, 3, 4 and 7 as provided for in Item 1, Article 5 of this Decree, and with the profession salary schedule applicable to cadres and public servants in the Juridical Courts and Procuracy as provided for in Resolution No.730/2004/NQ-UBTVQH11 an who are currently entitled to the highest salary grade for their position or salary category.
a) Allowance to be computed as follows:
a1) For those whose salaries are computed in accordance with the categories of type A0 -A3 in Table 2 and 3, titles listed at professional salary schedule for the sectors of the Juridical Courts and Procuracy: after 3 years (36 full months), if they are entitled to the highest salary grade in their salary category or the highest salary grade applicable to their positions, they shall be entitled to the allowance for excessive working years equivalent to 5% of salary level in the highest salary grade in their salary category or the highest salary grade applicable to their positions, from the 4th year on, each year additional 1% is added for the purpose of allowance computing.
a2) For those whose salaries are computed in accordance with the categories of type B and C of Tables 2 and 3, and staff who do not hold position of authority and whose salaries are determined in accordance with salary schedule in Table 4: after 2 years (24 full months), if they are entitled to the highest salary grade in their salary category or the highest salary grade applicable to their positions, they shall be entitled to the allowance for excessive working years equivalent to 5% of salary level in the highest salary grade in their salary category or the highest salary grade applicable to their positions, from the 3rd year on, additional 1% is added each year for the purpose of allowance computing.
b) For those listed at Point a (a1 and a2), Item 1, Article 6 fail to fulfil their annual assignments or are subjected to such discipline as reprimand, warning, displacement, the working period they must complete before they are entitled to the allowance for excessive working years shall be increased by one year (12 full months) for each year of shortcomings or failure.
c) The allowance for excessive working years is used for computing the fees for and benefits from social insurance.
2. Pluralism allowance:
The person with office title at one office or unit (either elected or appointed) shall benefit from pluralism allowance for his/her office title in other office(s) and/or unit(s) if he/she is elected and/or appointed as the top management position of such office(s) and/or unit(s) that are allowed to have the part-time head.
The rate of allowance equals to 10% of the current salary plus position allowance for leaders and the allowance for excessive working years (if any). The persons who concurrently hold more than one top management positions are entitled to receive the allowance attached to one office only.
3. Regional allowance:
Applicable to the persons who work in remote and isolated areas and areas affected by bad weather conditions.
The allowance consists of seven levels of 0.1, 0.2, 0.3, 0.4, 0.5, 0.7 and 1.0 on the basis of the general minimum salary level. As for non-commissioned officers and soldiers on military service in the armed forces, regional allowance is computed on the basis of the allowance for privates.
4. Special allowance:
Applicable to the persons who work on far-reaching islands and in the border area with extremely difficult living conditions.
The allowance consists of three levels of 30%, 50% and 100% of current salary level in addition to the position allowance and the allowance for excessive working years (if any) or that for current military rank for non-commissioned officers and soldiers in the armed forces.
5. Inducement allowance:
Applicable to the officials, public employees and public servants who voluntarily work in new economic zones, economic establishments and on islands far away from the mainland in extremely disadvantaged living conditions.
The allowance consists of four levels of 20%, 30%, 50% and 70% of the current salary level in addition to the position allowance and the allowance for excessive working years (if any).
The duration for allowance is between 3 - 5 years.
6. Mobility allowance:
Applicable to the officials, public employees and public servants who do some jobs that requires a frequent relocation of working and living places.
The allowance consists of three levels of 0.2, 0.4 and 0.6 which are computed on the basis of general minimum salary level.
7. Toxic allowance:
Applicable to the officials, public employees and public servants who work in toxic and dangerous conditions, but yet included in the computation of the salary schedule.
The allowance consists of four levels of 0.1, 0.2, 0.3 and 0.4 which are computed on the basis of general minimum salary level.
8. Job-specific allowance rates:
Seniority allowance:
Applicable to the officials and professional soldiers under people’s army, salaried officers and non-commissioned officers in the people’s public security forces, customs officers and persons in charge of codes and coding in organisations for codes.
The allowance rate is specified as follows: after five years (60 months) in military service or of continuous service in the customs sector and security organs, the officials shall be entitled to a seniority allowance equal to 5% of the current salary level in addition to the position allowance and allowance for excessive working years (if any); from the sixth year on, 1% is added in the computation of allowance each year.
b) Occupation-specific preferential allowance:
Applicable to the cadres, civil servants, and public servants who are involved in the trades or jobs which require higher level of competency than usual, who are entitled to the State’s preferential policies, which have not been included in the computation of the salary schedules.
The allowance consists of 10 grades of 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% and 50% of the current salary level in addition to the position allowance and the allowance for excessive working years (if any).
c) Occupation-specific responsibility allowance:
Applicable to the titles listed in professional salary schedule and salary schedule for job titles in Court, Procuracy, Inspectorate and some judiciary titles.
The allowance includes five levels of 10%; 15%; 20%, 25% and 30% of current salary level in addition to the position allowance and the allowance for excessive working years (if any).
The persons who are subjected to occupation-specific responsibility allowance regime as stipulated at this point are not entitled to occupation-specific preferential allowance regime provided for at Point b, Item 8 of this Article.
d) Job-specific responsibility allowance:
d1) The persons who work in organs for codes and coding are entitled to responsibility allowance for maintaining the confidentiality of codes.
The allowance consists of three levels of 0.1; 0.2 and 0.3 against the general minimum salary level.
d2) The persons who are either involve in the job requiring a high sense of responsibility or work as managers without the leadership title (either elected or appointed) are entitled to job-specific responsibility allowance.
The allowance consists of four levels of 0.1; 0.2; 0.3 and 0.5 which are computed on the basis of the general minimum salary level.
e) Allowance for service in national defence and security:
Applicable to the persons whose salaries are not determined in accordance with at Tables 6 and 7 stipulated at Item 1, Article 5 of this Decree, working in agencies and units in the armed forces and code and coding agencies.
The allowance consists of two levels of 30% and 50% of the current salary level in addition to the position allowance and the allowance for excessive working years (if any).
REGIMES ON SALARY GRADE INCREMENT, SALARY PAYMENT, SALARY AND INCOME MONITORING
Article 7. Regulations on salary grade increment
1. Salary grade increment is regularly practised on the basis of the professional performance of cadres, civil servants and the duration in which they are entitled to the salary grade within the relevant category or applicable to the title.
The duration in which they are entitled to the salary grade within the relevant category or applicable to the title to be used for consideration of salary increment shall be stipulated as follows:
a) For the title of high-ranking experts, who are not entitled to the highest grade in the salary schedule, after 05 years (60 full months) of their service which entitles them to the salary grade in the salary schedules applicable to high-ranking experts, they shall be considered for a one-step salary increment.
b) For those listed in Table 2, 3, 4 in Item 1, Article 5 of the same Decree and particular salary schedules of Juridical Courts and Procuracy as provided for in Decision No.730/2004/NQ-UBTVQH11, if they are not entitled to the highest salary grade in their salary schedule then, duration in which they are entitled to salary grade within relevant scale or title is to be used for consideration of salary increment shall be stipulated as follows:
b1) For those persons listed from A0 to A3 in Table 2, 3, titles listed in particular salary schedules of Juridical Courts and Procuracy: one-step salary increment shall be considered after 03 years (36 months) of service which entitles them to the current salary grade within the relevant salary schedules applicable to category and title.
b2) For those persons listed in B, C in Table 2, 3, executive staff and servants listed in Table 4: one-step salary increment shall be considered after 04 years (24 months) of service which entitles them to the current salary grade within the relevant salary schedules applicable to category and title.
c) If those persons mentioned in Point a and b, Item 1 of this Article either fail to fulfil their annual assignments or are subject to such disciplines as reprimand, warning, displacement, the working period they must complete before they are to be considered for salary increment shall be increased by one year (12 full months) for each year of shortcomings or failure as compare with the normal working period as stipulated by the law.
2. Accelerated salary increment is shall be considered in the following cases:
a) Cadres, officials, civil servants with excellent professional performances but yet enjoying the final salary grade within their salary schedule for their category or position shall be considered for one-step salary increment for a maximum of 12 months earlier than described in Point a and b, Item 1 of this Article. For each year, the proportion of cadres, officials, civil servants to be entitled to such accelerated salary increment must not exceed 5% of the total number of the staff members on their permanent payroll (except for cases listed in Point b, Item 2 of the same Article).
b) Cadres, officials and civil servants, who have already been informed of the retirement decision as stipulated by the State and completed their mission, but who are not entitled to the highest grade in their salary schedules for their category or position and whose pay period following the date of their promotion, appointment or reclassification to their current position is not sufficient long at the retirement announcement date, shall be entitled to one-step salary accelerated increment for a maximum of 12 months earlier than described in Point a and b, Item 1 of the same Article.
3. Promotion and reduction of military rank, raise of salary and military rank allowances for officers, non-commissioned officers, soldiers, professional servicemen and technical staff in military forces must follow prevailing legal regulations applicable to the armed forces.
1. Salary is based on cadres’ and public servants’ professional performance, agencies’ financial resources for salary payment and salary policies. Heads of agencies/units after discussing with their trade union's executive committees shall be responsible for developing and implementing salary policies applicable to their staffs. Salary policy must be under control of higher-level organs and practised transparently in each agency/unit.
Salary within the armed forces must follow prevailing regulations.
2. Salary regime for nigh shift and overtime work applicable to cadres, officials, civil servants is practised in accordance with Labour Code.
Cadres, civil servants and officials on duty for either 12/24 hours or 24/24 hours shall be entitled to particular salary or allowance regime which is approved by Government, the Prime Minister.
3. Salary regime for work during paid holidays, advance payment of salary during temporary suspension in work, temporary detainment, shall be implemented in accordance with Decree No.114/2002/ND-CP dated December 31st 2002 by the Government elaborating and guiding the implementation a number of articles on salary provisions in the of Labour Code.
4. Cadres, civil servants, officials listed in the salary schedule of their office, salaried personnel in the armed forces if assigned to be away on mission, to work or to study abroad for over 30 consecutive days or more while enjoying either State-subsidised subsistence fee or salary, subsistence fee granted by foreign governments, international organisations shall be entitled to receive 40% of their current salary plus position allowance and seniority allowance (if any).
5. Civil servants on probation and those on job-training in State bodies (inclusive of commune-level civil servants serving their apprenticeship) and State service bodies shall be entitled to a rate of salary as described in Article 18 of Decree No.115/2003/ND-CP, Article No.21 of Decree 116/2003/ND-CP, Article 18 of Decree No.117/2003/ND-CP, Article 4 of this Decree.
6. The application of salary regimes, to be effective as of January 1st 2005, applicable to commune-level full-time cadres, civil servants, who are entitled to pension or poor health subsidies shall be stipulated as follows:
a) Commune-level full-time cadres who currently receive pensions or poor health subsidies shall be entitled to monthly salary equivalent to 90% of the grade 1 in the salary schedule applicable to their position as described in this Decree and shall be exempted from social, medical insurance premium.
b) Commune-level civil servants who currently receive pensions or poor health subsidies shall be entitled to monthly salary equivalent to 90% of the grade 1 in the salary schedule applicable to administrative public servants with the same training level as described in this Decree and shall be exempted from social, medical insurance premium.
1. 10% of regular expenditure (exclusive of salaries and salary-related payment) is required to be saved in every administrative and service under the line ministries, agencies, central agencies and provinces and cities under the Government.
2. At least 40% of the revenues which are to be kept for the revenue-generating public-service agencies’ own use shall be required to be spent on salary (including bodies which already apply fiscal regime applicable to revenue-generating agencies). For public-service agencies in the health care sector, at least 35% shall be spent on salary.
3. A minimum of 40% of collected money is required to be unspent as regulated for profit-making administrative bodies.
4. 50% of monetary increase in the budget and financial estimates of the current and preceding years as set forth by the Prime Minister and 50% of monetary balance between actual revenues and planed budget revenues set forth by the Prime Minister shall be spent on salary.
5. Central budget shall be used as a supplementary source for financing salary payment in ministries, central agencies, cities under the Government, provinces in the case that there is a lack of financial resource to cover salary payment even after all the possibilities have been exploited in accordance with the provisions at Points 1, 2, 3 and 4 of this Article.
Article 10. Salary and income monitoring
1. Salary payment, allowance, salary raise and income monitoring shall be exercised as described in this Decree and in accordance with guidance by competent agencies.
Administrative bodies that apply block staffing and block budget grant mechanism and financial autonomy and self-management mechanisms, depending on the saving of administrative expenses, increase of collected revenues shall decide on the salary increment factor against the general minimum salary level and on the formation of welfare or prize funds with a view to increasing the income of cadres, public servants and civil servants on their permanent payroll as provided by competent agencies.
2. Decentralisation of responsibility shall be exercised so that the heads of State bodies, heads of State public service bodies could make their decision on regular salary increment, accelerated salary increment and increase of allowance for excessive working years for cadres, civil servants and officials under their scope of authority as by authorised by competent bodies.
3. For titles of high-ranking experts, high-ranking specialists and relevant titles, the decentralisation of responsible for decision on salary grade, salary increment and increment of allowance for excessive working years shall be exercised as follows:
a) For high-ranking experts: salary, regular or accelerated increment of salary grade shall be decided in accordance with current authorisation.
b) For high-ranking specialists and equivalents (Type A3):
b1) The decision on the classification of salary to type A3 once the election results, appointment to the category (or the position), increment, reclassification of category have been shall be exercised in accordance with current authorisation.
b2) The decision on regular increment of salary grade, or allowance for excessive working years' within the category or positions of type A3 shall be made by the Chief of Supreme People's Court, Chief of Supreme People's Office of Procuracy, ministers, heads of ministerial equivalents Government agencies, chairpersons of Centrally-governed municipal and provincial People's Committees, that exercise direct management over such cadres, civil servants and officials and the afore-mentioned relevant bodies shall be responsible for reporting the result to the Ministry of Home Affairs.
b3) Accelerated salary grade increment (applicable to those cadres who have excellent professional performance who have been given the notice of their retirement) within a relevant category or position title of type A3 shall be decided after getting agreement of Home Affair Minister by Chief of Supreme People's Court, Chief of Supreme People's Office of Procuracy, ministers, heads of ministerial equivalents, Government agencies, chairpersons of Centrally-governed municipal and provincial People's Committees, which are directly in charge of managing such cadres, public servants and civil servants. These afore-mentioned parties shall be responsible for reporting the result to the Ministry of Home Affairs.
Article 11. Responsibility for guiding and executing
1. Ministry of Home Affairs is the main responsible body in cooperation with Ministry of Finance, other concerned ministries and bodies:
a) Guiding salary reclassification for cadres, civil servants and officials and reclassification of cadres, public servants and civil servants as stipulated in this Decree.
b) Guiding the grading of salary, increment of salary and allowance for those who work in organs for codes and whose salaries funded by State-budget as stipulated in this Decree.
c) Guiding the professional salary grading for those who hold a position of authority (either elected or appointed), which entitles them to particular salary regimes and position allowance for in State offices and State public service agencies. Their new salary (including profession, performance, service-based salary plus the position allowance) must be no less than their previous one.
d) Guiding salary grading for cadres, civil servants, officials when changing their jobs and of those who leave their work from armed forces, organs for code and State companies to work in State offices and State public service bodies.
e) Guiding the implementation of position allowance regimes (either elected or appointed) as provided for in Decision No.730/2004/NQ-UBTVQH11 and Item 3, Article 5 of this Decree.
f) Guiding the implementation of salary allowance regimes as provided for in Article 6 of this Decree.
g) Guiding regulations on salary grade increment as provided in Article 7 of this Decree and decentralising the authority for deciding on salary, salary grade increment for cadres, public servants and civil servants, and staff working in organs for codes as provided in Item 2, 3 of Article 10 in this Decree.
h) Checking the implementation of salary re-arrangement and salary regimes in ministries, agencies and provinces.
2. Ministry of Finance is the main responsible party in cooperation with Ministry of Home Affairs, other concerned ministries, offices and Centrally-governed provincial, municipal people’s committees:
a) Guiding the financial balancing of salary expenditure provided for in Article 9 of this Decree.
b) Checking the implementation of salary regimes in such units that are self-sufficient in their funding sources for salary payment; conducting appraisal and proposing to the Prime Minister for granting supplementary salary funds of ministries, central agencies, Centrally-governed cities, provinces, which do not have sufficient funding for salary payment. The supplementary salary fund must not exceed annual State budget estimate.
c) Guiding the practice of block staffing block administrative expenditure grant for public administrative agencies and financial autonomy in State public service agencies as provided for in Item 1, Article 10 of this Decree.
3. Ministries, ministerial equivalents shall be responsible for:
a) Studying in cooperation with Ministry of Finance and proposing to the Government, the Prime Minister for an amendment of regulations on the management, allocation and utilisation of collected revenues, fees and charges within their authority.
b) Cooperating with Ministry Home Affairs, Ministry of Finance to review and formulate occupational preferential allowance schemes applicable to those under their authority, then submit to the Government, Prime Minister for consideration of issuance and adjustment in accordance with Point b, Item 8, Article 6 of this Decree; reviewing and submitting to the Government, the Prime Minister for revisions or abolishment of other subsidies, allowances (including subsidies, allowances in cash), particular salary or allowance regimes as provided in Item 2, Article 8 of this Decree.
c) Applying financial mechanism in revenue-generating administrative bodies under their authority.
4. Supreme People's Court, Supreme People's Procuracy, Ministry of Justice, Government Inspectorate shall cooperate with Ministry of Home Affairs, Ministry of Finance to review and formulate responsibility allowance regimes for those under their authority to submit to the Government, Prime Minister for consideration of issuance, revisions in conformity with Point c, Item 8, Article 6 of this Decree; in addition the afore-mentioned agencies shall conduct review and submit proposal to the Government, the Prime Minister for a revision or abolishment of other regimes of subsidies, allowances (inclusive of subsidies and allowances in cash).
5. Ministry of Defence, Ministry of Public Security shall cooperate with Ministry of Home Affairs, Ministry of Finance to review and formulate particular regimes of allowances for people's armed forces and police, subsequently submit to the Government, the Prime Minister for approval as well as to guide the implementation of this Decree for those under their authority.
6. Centrally-governed provincial, municipal People's Committees shall be responsible for finding measures to ensure sufficient financial resources for salary payment in accordance with Article 9 of this Decree.
7. Ministers, heads of ministerial equivalents, Government's agencies, chairpersons of Centrally-governed municipal, provincial People's Committees shall be responsible for making the rearrangement for the reclassification of salary for cadres, civil servants, officials and armed force personnel in units under their authority; studying and developing funds for salary payment in accordance with Article 9 of this Decree, and subsequently reporting to Ministry of Home Affairs - Ministry of Finance for appraisal and monitoring.
1. This Decree shall come into effect 15 days after its publication on the Official Gazette.
Salary regimes prescribed in this Decree take official effect on October 1st 2004.
2. For current occupation or job-related preferential allowances, ministries and central agencies shall be responsible for reporting to the Government, Prime Minister for issuance of occupation or job-related preferential allowance regimes to make them in accordance with the provisions at Point b, c, Item 8, Article 6 of this Decree. The retrospective payment of such allowances on new rate should start on October 1st 2004.
3. This Decree shall supersede Decree No.25/CP dated May 23rd 1993 by the Government on temporary provisions of new salary regimes for civil servants, administrative staff, and armed force personnel.
Provisions on salary and allowances in conflict with provisions specified in this Decree shall be nullified.
4. Provisions on authority of deciding regular increment of salary grade (including allowance for excessive years of working), accelerated increment of salary grade of high-ranking experts, type A3 listed in point b (b2, b3), Item 3, Article 10 of this Decree shall supersede the provisions on authority of deciding increment of salary grade of high-ranking experts, civil servants, officials as high-ranking experts specified in Item 7, Article 41 of Decree No.117/2003/ND-CP, Item 8, Article 46 of Decree No.116/2003/ND-CP.
5. Salary schedules applicable to cadres of communal militia provided in Article 22 of Decree No.184/2004/ND-CP shall be recomputed in accordance with the provisions in this Decree and take official effect as of January 1st 2005.
6. Allowance as prescribed in Decree 35/2001/ND-CP dated July 9th 2001 by the Government on remuneration policies for teachers, education managers working in special schools/training institutions, exceptionally socioeconomically underprivileged areas shall be recomputed in accordance with the provisions this Decree.
7. The provisions specified in following regulatory documents shall be nullified:
a) Articles 2, 3, Items 1, 3, 4, 5, 6 and 8, Article 4 and Item 5 of Decree No.03/2003/ND-CP dated January 15th 2003 by the Government on adjusting salary regimes, social allowance and salary management.
b) Points a, b, c, d, e of Item 1, Point c of Item 2, Articles 4 and 6 of Decree No.121/2003/ND-CP dated October 21st 2003 by the Government on policies applied to cadres, civil servants working in communes, wards and town (ships).
8. Provisions of this Decree may be applied to non-State service agencies where suitable.
Article 13. Execution responsibilities
Ministers, heads of ministerial equivalents, Government agencies, chairpersons of Centrally-governed municipal, provincial People's Committees shall be responsible for implementing this Decree./.
|
FOR AND ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực