Chương 3 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP: Các giao dịch vốn
Số hiệu: | 160/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/12/2006 | Ngày hiệu lực: | 27/01/2007 |
Ngày công báo: | 12/01/2007 | Số công báo: | Từ số 29 đến số 30 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/09/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
1. Thu tiền góp vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp và vốn vay nước ngoài trung và dài hạn;
2. Thu ngoại tệ từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh;
3. Chi ngoại tệ chuyển vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh;
4. Chi trả tiền gốc, lãi, chi phí của các khoản vay nước ngoài trung và dài hạn ra khỏi Việt Nam;
5. Chi chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi Việt Nam;
6. Các giao dịch thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp.
Các khoản chuyển vốn để đầu tư trực tiếp vào Việt Nam phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng được phép.
1. Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được chuyển ra nước ngoài vốn điều lệ, vốn thực hiện đầu tư trực tiếp, vốn vay, lãi, chi phí vay nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ.
2. Người cư trú là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được sử dụng các nguồn thu bằng đồng Việt Nam từ hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam để mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và chuyển ra nước ngoài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày mua được ngoại tệ.
1. Người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải bán lấy đồng Việt Nam để đầu tư gián tiếp tại Việt Nam. Mọi giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam.
2. Tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
a) Thu từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;
b) Thu từ tiền lương, thưởng và các khoản thu nhập hợp pháp của người không cư trú là Nhà đầu tư nước ngoài;
c) Thu từ việc chuyển nhượng vốn góp, cổ phần, bán chứng khoán, nhận cổ tức và các khoản thu khác phát sinh từ hoạt động đầu tư gián tiếp;
d) Chi góp vốn, mua cổ phần, mua chứng khoán và các khoản chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp;
đ) Chi mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài;
e) Chi thanh toán các khoản chi phí phát sinh tại Việt Nam;
g) Các giao dịch thu, chi khác liên quan đến đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.
Người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài được sử dụng đồng Việt Nam trên tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép và chuyển ra nước ngoài.
1. Người cư trú là tổ chức, cá nhân được đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp khi được phép của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
2. Người cư trú là tổ chức, cá nhân được đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư gián tiếp nếu đáp ứng đủ điều kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục và việc sử dụng ngoại hối để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Người cư trú là tổ chức, cá nhân được sử dụng nguồn vốn ngoại tệ tự có trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ, ngoại tệ mua từ tổ chức tín dụng được phép, ngoại tệ từ vốn vay để đầu tư ra nước ngoài.
1. Đối với người cư trú là tổ chức tín dụng: người cư trú là tổ chức tín dụng được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Đối với người cư trú là tổ chức, cá nhân:
a) Người cư trú là tổ chức, cá nhân được phép đầu tư ra nước ngoài phải mở một tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép. Mọi giao dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản này;
b) Người cư trú là tổ chức, cá nhân được phép đầu tư ra nước ngoài phải đăng ký tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận trước khi chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ đăng ký và xác nhận tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ.
3. Tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thu, chi sau đây:
a) Chi chuyển ngoại tệ tự có, ngoại tệ mua từ tổ chức tín dụng được phép, ngoại tệ từ nguồn vốn vay để đầu tư ra nước ngoài;
b) Chi chuyển ngoại tệ vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là tổ chức, cá nhân được phép đầu tư ra nước ngoài;
c) Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;
d) Thu lợi nhuận, doanh thu và các khoản thu nhập hợp pháp khác từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
đ) Thu vốn bằng ngoại tệ đã đầu tư về Việt Nam khi chấm dứt, thanh lý hay kết thúc hoạt động đầu tư;
e) Thu ngoại tệ từ việc mua, vay tại các tổ chức tín dụng được phép hoặc thu từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của người cư trú là tổ chức, cá nhân được phép đầu tư ra nước ngoài;
g) Các giao dịch thu, chi khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
1. Vốn đầu tư, lợi nhuận và các nguồn thu từ hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải được chuyển về Việt Nam thông qua tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài bằng ngoại tệ đã mở tại tổ chức tín dụng được phép.
2. Trường hợp đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp, vốn gốc, lợi nhuận và các nguồn thu phát sinh từ dự án ở nước ngoài phải được chuyển về nước theo quy định của pháp luật về đầu tư ra nước ngoài.
3. Trường hợp đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư gián tiếp, lợi nhuận và các nguồn thu từ hình thức đầu tư gián tiếp phải chuyển về nước chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư.
4. Việc sử dụng lợi nhuận và các nguồn thu có liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài để tái đầu tư phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép và được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Việc vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý vay và trả nợ nước ngoài.
1. Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng được trực tiếp vay, trả nợ nước ngoài theo nguyên tắc tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ và sử dụng vốn vay đúng mục đích, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng vay và trả nợ nước ngoài phải đáp ứng điều kiện vay, trả nợ nước ngoài, đăng ký khoản vay, mở và sử dụng tài khoản vốn vay, trả nợ nước ngoài, rút vốn và chuyển tiền trả nợ, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Các khoản vay nước ngoài của người cư trú là tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký khoản vay trong phạm vi tổng hạn mức vay vốn nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hàng năm.
1. Người cư trú là cá nhân chỉ được thực hiện vay, trả nợ nước ngoài khi đáp ứng được các điều kiện về vay, trả nợ nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.
2. Người cư trú là cá nhân phải thực hiện đăng ký khoản vay, mở và sử dụng Tài khoản vốn vay, trả nợ nước ngoài, rút vốn và trả nợ nước ngoài, báo cáo tình hình thực hiện khoản vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nợ gốc, lãi và phí có liên quan của khoản vay nước ngoài trên cơ sở xuất trình chứng từ hợp lệ.
1. Chính phủ quyết định việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Nhà nước, Chính phủ và các tổ chức được Nhà nước, Chính phủ ủy quyền trên cơ sở cân đối vĩ mô về nguồn vốn nhà nước.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cho vay, nguồn vốn cho vay, hình thức cho vay, đối tượng cho vay, cơ chế quản lý cho vay và thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ.
3. Hàng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổng hợp tình hình cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Người cư trú là tổ chức tín dụng được cho vay, thu hồi nợ nước ngoài dưới hình thức tín dụng tài chính và tín dụng thương mại theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện cho vay, đối tượng cho vay, hình thức cho vay và cơ chế quản lý cho vay, thu hồi nợ nước ngoài đối với người cư trú là tổ chức tín dụng.
1. Người cư trú là tổ chức kinh tế chỉ được cho vay, thu hồi nợ nước ngoài khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định điều kiện, thủ tục, quy trình cấp phép và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép người cư trú là tổ chức kinh tế cho vay, thu hồi nợ nước ngoài.
2. Khi được phép cho vay, thu hồi nợ nước ngoài bằng ngoại tệ, người cư trú là tổ chức kinh tế phải mở một tài khoản cho vay, thu hồi nợ nước ngoài bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép, thực hiện chuyển vốn cho vay, thu hồi vốn gốc, lãi và các khoản phí có liên quan thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Khi đuợc phép phát hành chứng khoán ở nước ngoài bằng ngoại tệ dưới hình thức phát hành trái phiếu, người cư trú là tổ chức phải thực hiện các quy định về vay, trả nợ nước ngoài áp dụng cho người cư trú là tổ chức tại Nghị định này và các quy định có liên quan của pháp luật.
2. Khi được phép phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ ở nước ngoài dưới hình thức phát hành cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác, người cư trú là tổ chức phải mở một tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng được phép, thực hiện thu, chi ngoại tệ có liên quan đến việc phát hành chứng khoán thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Người không cư trú là tổ chức chỉ được phát hành chứng khoán bằng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Khi được phép phát hành chứng khoán tại Việt Nam, người không cư trú là tổ chức phải mở một tài khoản vốn phát hành chứng khoán bằng đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng được phép, thực hiện thu, chi đồng Việt Nam có liên quan đến việc phát hành chứng khoán thông qua tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Nguồn thu bằng đồng Việt Nam từ việc phát hành chứng khoán trên lãnh thổ Việt Nam được sử dụng để mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để chuyển ra nước ngoài.
Section 1. FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN VIETNAM
Article 11.- Opening and use of foreign currency-direct investment accounts
Residents being foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts must each open a foreign-currency direct investment account at a licensed credit institution in order to conduct the following collection and spending transactions:
1. Collecting money contributed to charter capital, capital for direct investment and medium- and long-term foreign loans.
2. Collecting foreign currencies from foreign currency deposit accounts of residents being foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts.
3. Spending on transfer of foreign currencies into foreign currency accounts of residents being foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts.
4. Spending on payment of principals, interests and charges of medium- and long-term foreign loans out of Vietnam.
5. Spending on transfer of capital, profits and other lawful incomes of foreign investors out of Vietnam.
6. Other collection and spending transactions related to foreign direct investment activities.
Article 12.- Transfer of capital for direct investment
Capital transfers for direct investment into Vietnam must be effected via foreign currency-direct investment accounts opened at licensed credit institutions.
Article 13.- Transfer of capital abroad
1. Residents being foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts may transfer abroad charter capital, capital for direct investment, loan capital, interests and charges of foreign loans as well as lawful earnings related to their direct investment activities in Vietnam via foreign currency-direct investment accounts.
2. Residents being foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation contracts may use their Vietnam dong earnings from direct investment activities in Vietnam to buy foreign currencies at licensed credit institutions and transfer them abroad within 30 days after buying foreign currencies.
Section 2. FOREIGN INDIRECT INVESTMENT IN VIETNAM
Article 14.- Opening and use of Vietnam-dong indirect investment accounts
1. Nonresidents being foreign investors must open Vietnam-dong indirect investment accounts at licensed credit institutions in order to conduct indirect investment activities in Vietnam. Investment capital in foreign currencies must be sold for Vietnam dong for indirect investment in Vietnam. All transactions related to indirect investment activities must be effected via Vietnam-dong indirect investment accounts.
2. Vietnam dong-indirect investment accounts shall be used to conduct the following collection and spending transactions:
a/ Collection from the sale of foreign currencies to licensed credit institutions;
b/ Collection from wages, bonuses and lawful incomes of nonresidents being foreign investors;
c/ Collection from the transfer of contributed capital or equities, sale of securities, receipt of dividends and other earnings generated from indirect investment activities;
d/ Spending on capital contribution, purchase of equities or securities and other spendings related to indirect investment activities;
e/ Spending on the purchase of foreign currencies from licensed credit institutions for transfer abroad;
f/ Spending on payment of costs arising in Vietnam;
g/ Other collection and spending transactions related to indirect investment in Vietnam.
Article 15.- Transfer of capital abroad
Nonresidents being foreign investors may use Vietnam dong in their Vietnam dong-indirect investment accounts to buy foreign currencies at licensed credit institutions and transfer them abroad.
Section 3. VIETNAM'S OFFSHORE INVESTMENT
Article 16.- Competence to permit offshore investment
1. Residents being organizations or individuals may make offshore investment in the form of direct investment when so permitted by investment certificate-granting agencies under the provisions of law on offshore direct investment.
2. Residents being organizations or individuals may make offshore investment in the form of indirect investment if meeting all the conditions set by the State Bank of Vietnam. The Governor of the State Bank of Vietnam shall specify the conditions, order, procedures and the use of foreign exchange for offshore indirect investment.
Article 17.- Sources of foreign currency capital for offshore investment
Residents being organizations or individuals may use their own foreign currency capital on their foreign currency savings accounts, foreign currencies purchased from licensed credit institutions or foreign currency loans for offshore investment.
Article 18.- Transfer of investment capital abroad
1. For residents being credit institutions: They may transfer investment capital abroad in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam.
2. For residents being organizations and individuals:
a/ Residents being organizations or individuals permitted to make offshore investment must open foreign-currency offshore investment accounts at licensed credit institutions. All transactions of transferring foreign currencies abroad or into Vietnam related to offshore investment must be conducted via these accounts;
b/ Residents being organizations or individuals permitted to make offshore investment must register their foreign-currency offshore investment accounts with the State Bank of Vietnam and get its certification before transferring investment capital abroad. The State Bank of Vietnam shall specify the order, procedures and dossiers for registration and certification of foreign-currency offshore investment accounts.
3. Foreign-currency offshore investment accounts shall be used for the following collection and spending transactions:
a/ Spending on the transfer of self-procured foreign currencies, foreign currencies purchased from licensed credit institutions and foreign currency loans for offshore investment;
b/ Spending on the transfer of foreign currencies into foreign currency savings accounts of residents being organizations or individuals permitted to make offshore investment;
c/ Spending on the sale of foreign currencies to licensed credit institutions;
d/ Collection of profits, revenues and other lawful earnings from offshore investment activities;
e/ Collection of foreign currency capital already invested back in Vietnam upon the termination, liquidation or completion of investment activities;
f/ Collection of foreign currencies from purchase or borrowing from licensed credit institutions or from foreign currency savings accounts of residents being organizations or individuals permitted to make offshore investment.
g/ Other collection and spending transactions related to offshore investment activities.
Article 19.- Transfer of capital and profits back to Vietnam
1. Capital, profits and earnings from offshore investment must be transferred back to Vietnam via foreign currency accounts opened at licensed credit institutions.
2. For offshore direct investment, the principal capital, profits and earnings from offshore projects must be transferred back to the home country in accordance with the provisions of law on offshore investment.
3. For offshore indirect investment, the profits and earnings from indirect investment activities must be transferred back to the home country within 60 days after the end of a fiscal year of the investment-receiving country.
4. The use of profits and earnings from offshore investment for reinvestment must be permitted by competent agencies and registered with the State Bank of Vietnam.
Section 4. BORROWING OF FOREIGN LOANS AND PAYMENT OF FOREIGN DEBTS
Article 20.- Borrowing of foreign loans and payment of foreign debts by the Government
The borrowing of foreign loans and payment of foreign debts by the Government shall comply with the current provisions of law on management of borrowing of foreign loans and payment of foreign debts.
Article 21.- Borrowing of foreign loans and payment of foreign debts by residents being economic organizations or credit institutions
1. Residents being economic organizations or credit institutions may directly borrow foreign loans and pay foreign debts on the principle of self-borrowing, self-paying and using borrowed capital for proper purposes in accordance with law.
2. Residents being economic organizations or credit institutions that borrow foreign loans and pay foreign debts must satisfy the conditions on borrowing of foreign loans and payment of foreign debts, register their loans, open and use accounts for borrowing of foreign loans and payment of foreign debts, withdraw and transfer money to pay debts as well as report on the use of borrowed capital in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam.
3. Foreign loans of residents being economic organizations or credit institutions must be registered with and certified by the State Bank of Vietnam. The State Bank of Vietnam shall certify the registration of loans within the total foreign capital-borrowing limit approved annually by the Prime Minister.
Article 22.- Borrowing of foreign loans and payment of foreign debts by residents being individuals
1. Residents being individuals may borrow loans and pay foreign debts only when satisfying the relevant conditions set by the State Bank of Vietnam and permitted by the Governor of the State Bank of Vietnam.
2. Residents being individuals must register their loans, open and use accounts for borrowing of foreign loans and payment of foreign debts, withdraw capital and pay foreign debts as well as report on the use of their loans in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam.
Article 23.- Purchase of foreign currencies to pay foreign debts
Residents may purchase foreign currencies from licensed credit institutions for the payment of foreign loan principals, interests and charges on the basis of presentation of valid vouchers.
Section 5. PROVISION AND RECOVERY OF FOREIGN LOANS
Article 24.- Provision and recovery of foreign loans by the Government
1. The Government shall decide on the provision and recovery of foreign loans of the State, the Government and their authorized organizations on the basis of macro balances of the state capital sources.
2. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the State Bank of Vietnam, the Ministry of Planning and Investment and concerned ministries and branches in submitting to the Prime Minister for decision the lending levels, loan capital sources, lending forms, borrowers and mechanisms for management of the provision and recovery of foreign loans by the Government.
3. Annually, the Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, summing up the situation of the provision and recovery of foreign loans by the Government and report it to the Prime Minister.
Article 25.- Provision and recovery of foreign loans by residents being credit institutions
1. Residents being credit institutions may provide and recover foreign loans in form of financial or commercial credit in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam.
2. The State Bank of Vietnam shall specify lending conditions, borrowers, lending forms and mechanisms for management of foreign-loan provision and recovery by residents being credit institutions.
Article 26.- Foreign-loan provision and recovery by residents being economic organizations
1. Residents being economic organizations may provide and recover foreign loans only when so permitted by the Prime Minister. The State Bank of Vietnam shall specify licensing conditions, procedures and order and submit them to the Prime Minister for decision to permit residents being economic organizations to provide and recover foreign loans.
2. When permitted to provide and recover foreign loans in foreign currencies, residents being economic organizations must open foreign currency accounts for the provision and recovery of foreign loans at licensed credit institutions, transfer loan capital, recover loan principals, interests and relevant charges via these accounts in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam.
Section 6. ISSUANCE OF SECURITIES AT HOME AND ABROAD
Article 27.- Residents being organizations which issue securities abroad
1. When licensed to issue securities in form of bonds in foreign currencies abroad, residents being organizations must comply with this Decree's provisions on borrowing of foreign loans and payment of foreign debts, which are applicable to residents being organizations, as well as relevant provisions of law.
2. When licensed to issue securities in form of shares, investment fund certificates or other securities in foreign currencies abroad, residents being organizations must open capital accounts for issuance of securities in foreign currencies at licensed credit institutions and conduct foreign currency collection and spending related to the issuance of securities via such accounts in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam.
Article 28.- Nonresidents being organizations issuing securities in Vietnam
1. Nonresidents being organizations may only issue securities in Vietnam dong in the Vietnamese territory.
2. When licensed to issue securities in Vietnam, nonresidents being organizations must open capital accounts for issuance of securities in Vietnam dong at licensed credit institutions, and conduct Vietnam-dong collection and spending transactions related to the issuance of securities via such accounts in accordance with regulations of the State Bank of Vietnam.
3. Vietnam dong earnings from the issuance of securities in the Vietnamese territory shall be used to buy foreign currencies from licensed credit institutions for transfer abroad.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực