Chương I Nghị định 153/2020/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 153/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 12/01/2021 | Số công báo: | Từ số 41 đến số 42 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 31/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
Theo đó, đối với trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trước khi Nghị định 153/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2021):
- Tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP và Nghị định 81/2020/NĐ-CP cho đến khi trái phiếu đáo hạn, ngoại trừ chế độ báo cáo, công bố thông tin định kỳ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 Nghị định 153/2020.
- Chế độ báo cáo, công bố thông tin định kỳ thực hiện theo quy định tại Nghị định 153/2020 cho đến khi trái phiếu đáo hạn.
- Doanh nghiệp không được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu tại phương án phát hành trái phiếu đã được phê duyệt.
Nghị định 153/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế Nghị định 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 và Nghị định 81/2020/NĐ-CP ngày 22/7/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và việc chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.
2. Nghị định này không điều chỉnh việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng tại thị trường trong nước theo quy định của Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14.
1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động chào bán và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và xổ số ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Doanh nghiệp dự án PPP chào bán trái phiếu ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, phải thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư với quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
3. Đối với doanh nghiệp chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế, ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này phải tuân thủ quy định tại Nghị định số 219/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh, các văn bản hướng dẫn và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có). Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp với quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
4. Đối với doanh nghiệp nhà nước, ngoài việc tuân thủ theo quy định của Nghị định này, phải tuân thủ quy định về giới hạn huy động vốn, thẩm quyền huy động vốn, mục đích huy động vốn theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật doanh nghiệp.
5. Các hành vi vi phạm về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này của các tổ chức, cá nhân có liên quan bị xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán và quy định của pháp luật có liên quan.
Ngoài các từ ngữ quy định tại Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.
2. “Trái phiếu doanh nghiệp xanh” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
3. “Trái phiếu chuyển đổi” là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
4. “Trái phiếu có bảo đảm” là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.
5. “Trái phiếu kèm chứng quyền” là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.
6. “Tổ chức kiểm toán đủ điều kiện” là tổ chức được chấp thuận thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của đơn vị có lợi ích công chúng theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp phát hành là công ty không phải là công ty đại chúng; là tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 đối với doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
7. “Tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu” là Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam hoặc tổ chức là thành viên lưu ký của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện dịch vụ đăng ký, lưu ký trái phiếu doanh nghiệp.
8. “Hoán đổi trái phiếu” là việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu để hoán đổi cho trái phiếu đang lưu hành của chính doanh nghiệp đó tại cùng một thời điểm để cơ cấu lại danh mục nợ.
9. “Mua lại trái phiếu trước hạn” là việc doanh nghiệp mua lại trái phiếu đã phát hành của chính doanh nghiệp trước ngày đáo hạn.
10. “Ngày phát hành trái phiếu” là ngày xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp phát hành đối với trái phiếu. Trái phiếu trong một đợt chào bán có cùng ngày phát hành.
11. “Ngày hoàn thành đợt chào bán trái phiếu” là ngày doanh nghiệp phát hành hoàn thành việc phân phối trái phiếu và thu tiền mua trái phiếu từ các nhà đầu tư.
1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.
2. Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
3. Đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu phải được hạch toán, quản lý theo dõi riêng và giải ngân cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo phương án phát hành đã được phê duyệt.Bổ sung
1. Kỳ hạn trái phiếu: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2. Khối lượng phát hành: do doanh nghiệp phát hành quyết định đối với từng đợt chào bán căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3. Đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu
a) Đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là đồng Việt Nam.
b) Đối với trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, đồng tiền phát hành, thanh toán lãi, gốc trái phiếu là ngoại tệ theo quy định tại thị trường phát hành và tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
4. Mệnh giá trái phiếu
a) Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm nghìn (100.000) đồng Việt Nam.
b) Trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, mệnh giá thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.
5. Hình thức trái phiếu
a) Trái phiếu được chào bán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.
b) Doanh nghiệp phát hành quyết định cụ thể hình thức trái phiếu đối với mỗi đợt chào bán theo quy định tại thị trường phát hành.
6. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu
a) Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.
b) Trường hợp lãi suất danh nghĩa là lãi suất thả nổi hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi, doanh nghiệp phát hành phải nêu cụ thể cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất danh nghĩa tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư mua trái phiếu về cơ sở tham chiếu được sử dụng.
c) Doanh nghiệp phát hành quyết định lãi suất danh nghĩa cho từng đợt chào bán phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu do tổ chức tín dụng phát hành ngoài việc tuân thủ quy định tại Nghị định này phải phù hợp với quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Loại hình trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định theo quy định của pháp luật.
8. Phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn và thông lệ thị trường phát hành để công bố cho nhà đầu tư trước khi chào bán trái phiếu.
1. Doanh nghiệp phát hành được mua lại trước hạn hoặc hoán đổi theo thỏa thuận với chủ sở hữu trái phiếu để giảm nợ, cơ cấu lại nợ trái phiếu. Riêng đối với mua lại trước hạn trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, khi thực hiện phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trái phiếu bị hủy bỏ sau khi được mua lại.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành trái phiếu là cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án mua lại trái phiếu trước hạn hoặc hoán đổi trái phiếu.
1. This Decree deals with the private placement and trading of privately placed corporate bonds in the territory of the Socialist Republic of Vietnam and the offering of corporate bonds in international market.
2. This Decree shall not apply to the public offering and trading of corporate bonds in the domestic market in accordance with the Law on Securities No. 54/2019/QH14.
1. Issuers that are joint-stock companies or limited liability companies duly established and operating under the law of Vietnam.
2. Regulatory authorities, organizations and individuals involving in the offering and trading of corporate bonds.
Article 3. Application of relevant regulations and laws
1. In addition to the provisions laid down herein, enterprises operating in securities, bank and lottery sectors shall be obliged to abide by provisions of specialized laws. In case the provisions of the specialized law are contrary to the provisions herein, the former shall prevail.
2. In addition to the provisions laid down herein, when offering bonds, PPP project enterprises shall be obliged to abide by provisions of the Law on public-private partnership investment. In case the provisions of the Law on public-private partnership investment are contrary to the provisions herein, the former shall prevail.
3. In addition to the provisions laid down herein, an issuer of bonds in the international market is required to comply with the provisions of the Government's Decree No. 219/2013/ND-CP dated December 26, 2013 on management of enterprises’ borrowing and repayment of foreign debts which are not guaranteed by the Government, and its guiding, amending and superseding documents (if any). If the provisions on management of enterprises’ borrowing and repayment of foreign debts are contrary to the provisions herein, the former shall prevail.
4. In addition to the provisions laid down herein, state enterprises shall comply with regulations on limits on, authority to decide, and purpose of raised funds in accordance with provisions of the Law on management and use of state funds invested in enterprises’ business and production activities and the Law on enterprises.
5. Any violations against regulations on the offering and trading of corporate bonds laid down herein shall be handled in accordance with regulations on penalties for administrative violations in the fields of securities and securities market, and relevant laws.
In addition to the definitions in the Law on Securities No. 54/2019/QH14, the terms below shall be construed as follows:
1. “corporate bond” means a type of debt security with a term to maturity of at least 01 year, issued by an enterprise to confirm the bondholder's legitimate rights and interests over a part of its debts.
2. “green bond” means a corporate bond issued to raise funds for environmental protection projects or projects that generate environmental benefits in accordance with the provisions of the Law on Environmental Protection.
3. “convertible bond” means a type of bonds which are issued by a joint-stock company and can be converted into a number of common shares of the issuer under terms and provisions predetermined in the bond issuance plan.
4. “secured bond” means a type of bonds whose principal and interest payments, when they become due, are entirely or partially secured by a specific asset of the issuer or a third party in accordance with law regulations on secured transactions, or guaranteed in accordance with regulations of law.
5. “warrant-linked bond” means a type of bonds which are issued by a joint-stock company with warrants that entitle bondholders to buy a specific number of common shares of the issuer under terms and provisions predetermined in the bond issuance plan.
6. “accredited audit organization” means an organization that is approved to carry out financial audits of public interest entities in accordance with the provisions of the Law on independent audit in case the issuer is not a public company, or an audit organization that is approved as prescribed in Clause 22 Article 4 of the Law on Securities No. 54/2019/QH14 in case the issuer is a public company, a securities company or a fund management company.
7. “registering and depository organization” means Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation (VSDCC) or depository members of VSDCC that provide corporate bond registration and depositing services.
8. “bond swap” means an enterprise’s issuance of bonds which shall be swapped with outstanding bonds issued by that enterprise at the same time for restructuring its debt portfolio.
9. “redemption of bonds before maturity” means the issuer’s repurchase of its issued bonds before maturity.
10. “issue date” means the date on which the bond issuer’s debt liabilities are confirmed. Bonds issued in an offering shall be the same issue date.
11. “completion date of a bond offering” means the date on which the issuer completes the distribution of bonds and receipt of payments for bonds from investors.
Article 5. Rules for issuance of bonds and use of raised funds
1. An issuer shall issue bonds according to the rules of conventional loans, assume responsibility for the use of raised funds and ensure its repayment capacity.
2. Bond are issued for executing investment projects/programs; increasing working capital; restructuring the issuer’s funding sources or serving other purposes prescribed in specialized laws. The bond issuance purposes must be specified in the issuer’s bond issuance plan as prescribed in Article 13 hereof and disclosed to investors registering for purchase of bonds. The funds raised from a bond issue must be used for the purposes specified in the issuer’s bond issuance plan and notified to investors.
3. In addition to the provisions in Clauses 1 and 2 of this Article, the funds raised from the issuance of green bonds must be separately recorded and managed, and disbursed to the environmental protection projects/projects that generate environmental benefits specified in the approved bond issuance plan.
Article 6. Fundamental terms and conditions of bonds
1. Bond term: decided by the issuer in each offering based on its demands for funds.
2. Quantity of bonds issued: decided by the issuer in each offering based on its demands for funds.
3. Currency used in issuance and payment for bonds
a) The currency used in issuance and payment of bond principals and interests of bonds offered in the domestic market is Vietnamese dong (VND).
b) The currency used in issuance and payment of bond principals and interests of bonds offered in the international market is a foreign currency according to regulations adopted in the issuing market and regulations on foreign exchange management.
4. Face value:
a) Face value of a bond offered in the domestic market is VND 100.000 (one hundred thousand) or a multiple of VND 100.000 (one hundred thousand).
b) Face value of a bond offered in the international market shall comply with regulations adopted in the issuing market.
5. Bond form:
a) Bonds are offered in the forms of certificates, book entries or electronic data;
b) The form of bond in each offering shall be decided by the issuer according to regulations adopted in the issuing market.
6. Coupon rate:
a) The coupon rate of a bond may be the fixed interest rate over its entire term, floating interest rate or a combination of these two interest rates.
b) If the coupon rate is the floating interest rate or combination of the fixed interest rate and floating interest rate, the issuer shall indicate the reference rate which is used as the basis for determining the floating interest rate in the bond issuance plan and also notify it to bond buyers.
c) The issuer shall decide the coupon rate in each bond offering in conformity with its financial health and repayment capacity. In addition to the provisions herein, the coupon rate of bonds issued by a credit institution must also comply with regulations on interest rates adopted by the State Bank of Vietnam (SBV).
7. The bond types shall be decided by the issuer in accordance with regulations of law.
8. The method of principal and interest payment shall be decided by the issuer based on its demand for funds and the practices of the issuing market, and shall be notified to investors before the bond offering.
Article 7. Redemption of bonds before maturity and bond swaps
1. The issuer is entitled to redeem bonds before maturity or conduct a bond swap as agreed upon with bondholders in order to reduce or restructure its debts. The redemption of bonds offered in the international market before maturity must comply with SBV’s regulations on foreign exchange management. Bonds must be disposed of after redemption.
2. The entity competent to approve the bond issuance plan shall have the power to approve the plan for redemption of bonds before maturity or bond swap.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu
Điều 6. Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu
Điều 7. Mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu
Điều 8. Nhà đầu tư mua trái phiếu
Điều 10. Điều kiện chào bán trái phiếu thành nhiều đợt
Điều 11. Quy trình chào bán trái phiếu
Điều 12. Hồ sơ chào bán trái phiếu
Điều 13. Phương án phát hành trái phiếu và thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận phương án phát hành
Điều 14. Phương thức phát hành trái phiếu và các tổ chức cung cấp dịch vụ
Điều 15. Đăng ký, lưu ký trái phiếu
Điều 19. Công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu của doanh nghiệp
Điều 20. Công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu
Điều 21. Công bố thông tin định kỳ
Điều 22. Công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp
Điều 29. Công bố thông tin trước đợt chào bán trái phiếu
Điều 30. Công bố thông tin về kết quả chào bán trái phiếu
Điều 31. Công bố thông tin định kỳ
Điều 32. Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp tại Sở giao dịch chứng khoán
Điều 34. Trách nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu
Điều 35. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán
Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức đăng ký, lưu ký trái phiếu
Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức đấu thầu, bảo lãnh, đại lý phát hành
Điều 38. Trách nhiệm của Sở giao dịch chứng khoán
Điều 39. Trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Điều 40. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam