Chương XII Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
Số hiệu: | 15/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 02/02/2018 | Ngày hiệu lực: | 02/02/2018 |
Ngày công báo: | 15/02/2018 | Số công báo: | Từ số 375 đến số 376 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm (ATTP). Theo đó:
Cơ sở SX-KD thực phẩm được tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, trang TTĐT của mình hoặc niêm yết tại trụ sở thay vì phải Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP như hiện nay.
Cụ thể, sản phẩm được tự công bố gồm: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ chứa đựng thực phẩm; vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ:
- Nhóm sản phẩm được miễn thủ tục tự công bố: sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ (không tiêu thụ trong nước);
- Nhóm sản phẩm phải làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm:
+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
+ Phụ gia hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ Y Tế.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/02/2018 và thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trên cơ sở các quy định của Luật an toàn thực phẩm và bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
3. Bảo đảm việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
4. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành.
5. Bảo đảm nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
6. Bảo đảm tính khoa học, đầy đủ và khả thi.
7. Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
8. Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
9. Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
10. Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.
1. Thực hiện các quy định về trách nhiệm chung trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật an toàn thực phẩm.
2. Báo cáo định kỳ, đột xuất với Chính phủ về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và tổng hợp báo cáo của các bộ quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Điều 62 Luật an toàn thực phẩm và các nhóm sản phẩm trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm theo đề nghị của các bộ quản lý chuyên ngành.
4. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh và cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực đối với: thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, Giấy chứng nhận y tế.
6. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng thuộc phạm vi được phân công quản lý; chỉ định cơ sở làm kiểm nghiệm trọng tài và kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm của các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm trong và ngoài ngành Y tế.
7. Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
1. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Điều 63 Luật an toàn thực phẩm và các nhóm sản phẩm trong Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Xây dựng và gửi Bộ Y tế ban hành quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm trong Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Quản lý và phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, muối bao gồm: Quá trình trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nông, lâm, thủy sản; sản xuất muối.
4. Quản lý và phân cấp quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Tổ chức việc cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
6. Tổ chức cấp, phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại khoản 3, 4 của Điều này.
7. Quản lý an toàn thực phẩm đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
8. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng; kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm giữa các cơ sở kiểm nghiệm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
9. Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
10. Công bố danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép xuất khẩu vào Việt Nam thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
1. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Điều 64 Luật an toàn thực phẩm và các nhóm sản phẩm trong Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Xây dựng và gửi Bộ Y tế ban hành quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm trong Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Quản lý và phân cấp quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các sản phẩm và cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Quản lý an toàn thực phẩm đối với siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối và các loại hình kinh doanh khác.
5. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
6. Tổ chức cấp, phân cấp việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
7. Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm.
8. Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước, cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng; kết luận cuối cùng khi có sự khác biệt về kết quả kiểm nghiệm giữa các cơ sở kiểm nghiệm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
9. Chỉ định cơ quan kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
1. Thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên phạm vi địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về an toàn thực phẩm tại địa phương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp làm nhiệm vụ Trưởng ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chủ động tổ chức lực lượng thanh tra, kiểm tra, giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn; trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp dưới; xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; tổ chức giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước pháp luật khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
2. Tổ chức triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ, các bộ, ngành về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
3. Tổ chức, điều hành Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Tổ chức tuyên truyền, vận động việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
5. Bố trí nguồn lực cho các cơ quan chuyên môn để thực hiện việc quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
6. Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.
7. Xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương.
8. Tổ chức tiếp nhận và quản lý hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.
9. Tổ chức tiếp nhận bản tự công bố sản phẩm; chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp.
1. Các bộ quản lý ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước để bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có hiệu quả.
2. Bộ Y tế chủ trì xây dựng chương trình thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế để thực hiện chương trình thông tin giáo dục truyền thông về an toàn thực phẩm.
3. Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, các bộ, ngành khác có trách nhiệm phối hợp.
4. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm. Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; phối hợp với Bộ Y tế điều tra nguyên nhân và chủ trì trong việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
5. Khi phát hiện sản phẩm thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của bộ, ngành khác vi phạm và có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý ngành thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và kết luận.
STATE MANAGEMENT OF FOOD SAFETY
Article 36. Rules for determination of responsibility for state management of food safety
1. Conformity with the Law of Food safety and relevant legislative documents.
2. Uniform state management of food safety.
3. Ensure continuous management of food production and sale.
4. Close cooperation between ministries.
5. Ensure that a product, a manufacturer or a seller is under the management of a single authority.
6. Ensure scientificness, adequacy and feasibility.
7. Distribution of responsibility for state management of food safety between central and local authorities.
8. Regarding a manufacturer whose products are under the management of more than one authority, the authority that is responsible for the largest quantity of the products shall be the supervisory authority.
9. Regarding a seller whose products are under the management of more than one authority, the Ministry of Industry and Trade shall be the supervisory authority, except for wholesale farm produce markets
10. A facility that both manufactures and sells products that are under the management of more than one authority, is entitled to select its supervise authority to follow administrative procedures.
Article 37. Responsibility of the Ministry of Health
1. Implement regulations on state management of food safety in Clause 1 Article 62 of the Law of Food safety.
2. Submit periodic and ad hoc reports on management of food safety on be basis of supervisions and reports from other Ministries and the People’s Committees of provinces.
3. Promulgate technical regulations on products under its management according to Article 62 of the Law of Food safety and the products in Appendix II hereof; promulgate technical regulations or impose safety limits on various groups of products at the request of other Ministries.
4. Perform food safety management throughout the production, processing, storage, transport, export, import, sale of the products specified in Appendix II hereof.
5. Receive and manage applications, issue the certificate of registered product declaration, certificate of food safety regarding dietary supplements, mixed food additives with new uses and unregistered food additives; Certificate of GMP for dietary supplements; Certificate of advertisement contents for dietary supplements; Certificate of free sale for products under its management, health certificate.
6. Appoint food testing laboratories and verifying laboratories under its management; appoint laboratories that run tests serving of arbitration and giving final conclusions in case of discrepancies in results given by various laboratories.
7. Appoint regulatory authorities responsible for food safety of products under its management.
Article 38. Responsibility of state capital
1. Promulgate technical regulations on products under its management according to Article 63 of the Law of Food safety and the products in Appendix III hereof.
2. Establish safety limits applied to the products in Appendix III hereof and send them to the Ministry of Health for promulgation.
3. Monitor and assign food safety management tasks regarding the processes of farming, breeding, collecting, fishing, salt production.
4. Perform food safety management and assign food safety management tasks throughout the processes of production, collecting, preparation, processing, storage, transport, export, import, sale of the products specified in Appendix III hereof.
5. Organize the issuance of the certificate of free sale for products under its management.
6. Organize the issuance of the certificate of food safety to manufacturers and sellers of the products mentioned in Clause 3 and Clause 4 of this Article.
7. Perform food safety management at wholesale farm produce markets.
8. Appoint food testing laboratories and verifying laboratories; appoint laboratories responsible for giving final conclusions in case of discrepancies in results given by various laboratories under its management.
9. Appoint regulatory authorities responsible for food safety of products under its management.
10. Publish the list of eligible exporting countries and exporters under its management.
Article 39. Responsibility of the Ministry of Industry and Trade
1. Promulgate technical regulations on products under its management according to Article 64 of the Law of Food safety and the products in Appendix IV hereof.
2. Establish safety limits applied to the products in Appendix IV hereof and send them to the Ministry of Health for promulgation.
3. Perform food safety management and assign food safety management tasks throughout the processes of production, collecting, preparation, processing, storage, transport, export, import, sale of the products specified in Appendix IV hereof.
4. Perform food safety management at supermarket, shopping malls, convenience stores, facilities of the storage and distribution system, and other types of business.
5. Organize the issuance of certificate of free sale for products under its management.
6. Organize the issuance of the certificate of food safety to manufacturers and sellers of the products under its management.
7. Carry out inspection to prevent counterfeit foods and trade fraud regarding every type of foods, food additives, food processing aids, food containers and packages.
8. Appoint food testing laboratories and verifying laboratories; appoint laboratories responsible for giving final conclusions in case of discrepancies in results given by various laboratories under its management.
9. Appoint regulatory authorities responsible for food safety of products under its management.
Article 40. Responsibility of the People’s Committees of provinces
1. Perform state management of food safety in their provinces and take responsibility to the GOVERNMENT for food safety in their provinces. Presidents of the People’s Committees of provinces shall hold the position of chief of the provincial food safety committee, which carry out inspection and supervision of food safety in their provinces; inspect implementation of law on food safety by inferior authorities; take actions against officials who fail to perform their food safety management duties; organize settlement of complaints and denunciations; take actions against violations against regulations of law on food safety; take responsibility to the Government for violations against food safety in their provinces.
2. Organize implementation of regulations on food safety of the Government and Ministries in their provinces.
3. Operate the provincial food safety committees.
4. Organize dissemination and education of food safety law in their provinces.
5. Provide resources for specialized agencies to perform their food safety management tasks.
6. Take responsibility for food safety management in their provinces; inspect fulfillment of food safety requirements by micro food manufacturers and sellers, street vendors, food and drink businesses and markets.
7. Develop and promulgate regulations on food safety on local foods.
8. Receive and manage applications; issue the certificate of registered product declaration and certificate of advertisement contents for medical foods, food for special dietary uses, dietary products for children up to 36 months.
9. Receive product self-declaration and grant certificate of food safety.
Article 41. Cooperation in food safety assurance
1. Ministries, within the scope of their management, shall cooperate with the Ministry of Health in performing state management tasks to ensure uniform and effective state management of food safety.
2. The Ministry of Health shall develop a food safety education program; the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade and other ministries shall cooperate with the Ministry of Health in running the program.
3. The Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade shall plan and carry out inspections of products under their management in cooperation with other ministries.
4. In case of food poisoning, the Ministry of Health is responsible for organizing emergency treatment. Other Ministries shall provide adequate documents and information about the origin of the food suspected of poisoning; cooperate with the Ministry of Health in investigating and tracing the origin and disposal of the poisoning food.
5. Upon discovery of unconformable foods under management of other ministries, the Ministry of Health shall take charge and cooperate with relevant Ministries in carrying out inspection and giving conclusion.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 19. Trình tự kiểm tra thực phẩm nhập khẩu
Điều 20. Xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của chủ hàng
Điều 23. Kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm xuất khẩu
Điều 28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Điều 30. Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm
Điều 37. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
Điều 39. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương