Chương VI Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu
Số hiệu: | 15/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 02/02/2018 | Ngày hiệu lực: | 02/02/2018 |
Ngày công báo: | 15/02/2018 | Số công báo: | Từ số 375 đến số 376 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm (ATTP). Theo đó:
Cơ sở SX-KD thực phẩm được tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, trang TTĐT của mình hoặc niêm yết tại trụ sở thay vì phải Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP như hiện nay.
Cụ thể, sản phẩm được tự công bố gồm: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ chứa đựng thực phẩm; vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ:
- Nhóm sản phẩm được miễn thủ tục tự công bố: sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ (không tiêu thụ trong nước);
- Nhóm sản phẩm phải làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm:
+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
+ Phụ gia hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ Y Tế.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/02/2018 và thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam;
b) Đối với sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;
c) Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật, thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam).
2. Thủ tục đăng ký quốc gia, vùng lãnh thổ và cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này vào danh sách xuất khẩu vào Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm trên vào Việt Nam.
1. Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu là cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương giao hoặc chỉ định.
Trường hợp một lô hàng nhập khẩu có nhiều loại thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều bộ thì cơ quan kiểm tra nhà nước là cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao hoặc chỉ định.
2. Cơ quan kiểm tra nhà nước có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra từ phương thức kiểm tra thông thường sang phương thức kiểm tra giảm và áp dụng phương thức kiểm tra thông thường sau 03 (ba) lần kiểm tra chặt đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu;
b) Tiến hành kiểm tra thực phẩm theo phương thức và thủ tục được quy định tại Nghị định này;
c) Tuân thủ việc lấy mẫu, lưu mẫu theo quy định của pháp luật;
d) Thu phí, lệ phí kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí;
đ) Bảo đảm trình độ chuyên môn, tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra, xác nhận an toàn thực phẩm đối với các lô hàng, mặt hàng nhập khẩu;
e) Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương;
g) Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng. Nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra nhà nước phải hoàn trả toàn bộ phí kiểm nghiệm, phí kiểm tra, đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng (nếu có) theo quy định của pháp luật;
h) Lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
i) Thực hiện báo cáo 06 tháng/lần về bộ quản lý chuyên ngành tương ứng theo quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc báo cáo đột xuất khi có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương của Việt Nam hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất hoặc báo cáo về kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu.
Việc kiểm tra về an toàn thực phẩm nhập khẩu được thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
1. Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.
2. Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.
3. Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.
1. Kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đã được xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước đã ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm mà Việt Nam là thành viên; có kết quả kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu đối với lô hàng, mặt hàng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Đã có 03 (ba) làn liên tiếp trong vòng 12 tháng đạt yêu cầu nhập khẩu theo phương thức kiểm tra thông thường;
c) Được sản xuất trong các cơ sở áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương.
2. Kiểm tra thông thường áp dụng đối với tất cả mặt hàng của lô hàng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
3. Kiểm tra chặt áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;
b) Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có);
c) Có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
4. Chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương thức kiểm tra thông thường trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này, nếu sau khi áp dụng phương thức kiểm tra chặt 03 (ba) lần liên tiếp mà kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, khi có văn bản thông báo ngừng kiểm tra chặt của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương của Việt Nam.
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra giảm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm;
b) 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra thông thường hoặc bản sao chứng thực hoặc bản chính hợp pháp hóa lãnh sự một trong các Giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực tại thời điểm nộp;
c) Trong trường hợp sản phẩm có nguồn gốc thủy sản và động vật trên cạn, trừ các sản phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính).
2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra theo phương thức kiểm tra thông thường và phương thức kiểm tra chặt bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản tự công bố sản phẩm;
c) 03 (ba) Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu liên tiếp theo phương thức kiểm tra chặt đối với các lô hàng, mặt hàng được chuyển đổi phương thức từ kiểm tra chặt sang kiểm tra thông thường (bản chính);
d) Bản sao Danh mục hàng hóa (Packing list);
đ) Trong trường hợp sản phẩm quy định tại Điều 14 Nghị định này thì phải có giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (bản chính), trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biến bán trực tiếp cho Việt Nam.
1. Trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra giảm:
a) Khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
b) Cơ quan hải có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 01 (một) năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.
2. Trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra thông thường:
a) Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
c) Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
3. Trình tự, thủ tục kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra chặt:
a) Thực hiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;
c) Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.
4. Trường hợp ra Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này, cơ quan kiểm tra nhà nước quyết định các biện pháp xử lý theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm và báo cáo kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu với Bộ quản lý chuyên ngành.
1. Sau khi hoàn tất việc xử lý đối với thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước, chủ hàng có trách nhiệm báo cáo cơ quan kiểm tra nhà nước và cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố một trong các giấy tờ sau:
a) Chứng từ tái xuất đối với trường hợp áp dụng hình thức tái xuất;
b) Biên bản tiêu hủy có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
c) Hợp đồng chuyển mục đích sử dụng giữa chủ hàng với bên mua hoặc bên nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng. Bên mua hoặc nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu không được sử dụng lô hàng, mặt hàng đó làm thực phẩm.
2. Sau khi hoàn thành việc khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn, nếu muốn nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn mà lô hàng, mặt hàng vẫn không đạt yêu cầu nhập khẩu thì phải áp dụng một trong các hình thức xử lý quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm.
Chủ hàng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Được áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với lô hàng, mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Đề nghị cơ quan kiểm tra nhà nước xem xét lại kết quả kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan tiếp nhận bản công bố sản phẩm lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng đã được chỉ định để kiểm tra lại kết quả kiểm nghiệm. Trường hợp kết quả kiểm tra lại phù hợp với kết quả kiểm tra lần đầu thì chủ hàng phải chịu chi phí cho việc kiểm tra lại; trường hợp kết quả kiểm tra lại đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu thì được trả lại chi phí kiểm tra lại đã nộp.
3. Được quyền đề xuất biện pháp xử lý được quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm đối với lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu.
4. Bảo đảm nguyên trạng lô hàng, mặt hàng để cơ quan kiểm tra nhà nước tiến hành lấy mẫu.
5. Thực hiện quyết định xử lý lô hàng, mặt hàng của cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền nếu lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu.
1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xây dựng kế hoạch kiểm tra, thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm xuất khẩu vào Việt Nam theo thủ tục sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm thông tin về hệ thống quản lý của quốc gia, vùng lãnh thổ (bao gồm hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn, hệ thống tổ chức quản lý an toàn thực phẩm) và năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm của cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ xuất khẩu theo Mẫu số 08 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và thủy sản đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam theo Mẫu số 07 Phụ lục I và thông tin về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh này theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại điểm a khoản này của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của bộ quản lý ngành thực hiện thẩm tra hồ sơ, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kết quả thẩm tra và kế hoạch kiểm tra trong trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra đối với nước xuất khẩu vào Việt Nam;
c) Nội dung kiểm tra tại nước xuất khẩu bao gồm: Hệ thống luật pháp về quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm; năng lực của cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm nước xuất khẩu; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
2. Xử lý kết quả kiểm tra và thông báo danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép xuất khẩu vào Việt Nam được quy định như sau:
a) Trường hợp không cần thiết phải thực hiện kiểm tra thực tế đối với nước xuất khẩu vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố kết quả, tên quốc gia, vùng lãnh thổ được phép xuất khẩu vào Việt Nam. Riêng đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản thì phải công bố kèm theo danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh được phép xuất khẩu;
b) Trường hợp cần thiết thực hiện kiểm tra đối với nước xuất khẩu, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt kiểm tra tại nước xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý, công bố kết quả kiểm tra.
Trường hợp kết quả kiểm tra chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo và nêu rõ lý do cụ thể những trường hợp chưa được phép xuất khẩu thực phẩm vào Việt Nam;
c) Trong trường hợp đề nghị bổ sung danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh xuất khẩu sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản vào Việt Nam, cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu gửi hồ sơ bao gồm danh sách và thông tin cơ sở theo Mẫu số 07 và Mẫu số 08 theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế tại nước xuất khẩu, trên cơ sở đó xem xét, quyết định việc bổ sung vào danh sách.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thẩm quyền kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc lĩnh vực được phân công quản lý tại các Điều 62, 63 và Điều 64 của Luật an toàn thực phẩm khi có yêu cầu của nước nhập khẩu.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra đối với lô hàng thực phẩm xuất khẩu gồm nhiều mặt hàng thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 bộ trở lên.
STATE INSPECTION OF SAFETY OF IMPORTED AND EXPORTED FOODS
Article 13. Cases in which state inspection of food safety is exempted unless there if a food safety warning
1. The product has the certificate of registered product declaration.
2. Foods in hand luggage of inbound passengers that are sent before or after the passengers arrive to serve the passengers’ personal needs; gifts within duty-free allowances.
3. Imports serving personal needs of people eligible for diplomatic immunities.
4. Products in transit, temporarily imported or in bonded warehouses.
5. Test samples whose quantities are suitable for the testing purposes and confirmed by the owners.
6. Products used for displayed at exhibitions or fairs.
7. Products, raw materials that are manufactured or imported for production or processing of exports or internal production and are not sold domestically.
8. Temporarily imported products for sale at duty-free shops.
9. Imports serving emergency purposes under orders of the Government or the Prime Minister.
Article 14. Requirements applied to imported products derived from terrestrial animals, aquatic animals and plants
1. Products derived from terrestrial animals, aquatic animals and plants must satisfy the following requirements, except for foods that are processed or prepackaged, foods exported by a Vietnamese organization or individual but then returned, and foods in the cases specified in Article 13 of this Decree:
a) Their country of origin is a country or territory that has a food safety control system satisfying Vietnam’s regulations and included in the list of registered countries and territories that export foods derived from animals, plans and aquatic animals to Vietnam;
b) Terrestrial animals and aquatic animals used as foods must be manufactured by facilities that satisfy food safety requirements as certified by Vietnamese authorities;
c) Each shipment has a certificate of food safety issued by a competent authority of the exporting country (except for fish caught and processed by foreign vessels and sold to Vietnam’s market).
2. Procedures for registration of the exporting countries and territories (hereinafter referred to as “exporting countries”) mentioned in Clause 1 of this Article are specified in Article 22 of this Decree.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall provide the customs authorities with the list of exporting countries and exporters allowed to export the aforementioned products to Vietnam (hereinafter referred to as “list of permitted exporting countries and exporters”).
Article 15. Inspecting authorities
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade shall appoint authorities responsible for inspection of food safety of imported foods (hereinafter referred to as “inspecting authorities”).
In the cases where the content of a shipment is under the management of more than one Ministry, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall be the inspecting authority.
2. Inspecting authorities have the following entitlements and obligations:
a) Decide to switch over from regular inspection to reduced inspection and switch back to normal inspection after the results of 03 tightened inspections is satisfactory.
b) Carry out food inspection in accordance with the methods and procedures specified in this Decree;
c) Taking and storing samples in accordance with law;
c) Collect testing and inspection fees in accordance with law;
dd) Ensure accuracy and objectivity of the inspections;
e) Comply with instructions from the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade;
g) Settle complaints of goods owners. Pay the inspection and testing fees and compensation for any damage to the goods owners;
h) Retain inspection documents and present them at the request of competent authorities;
i) Submit biannual reports to the supervisory Ministry (form 06 in Appendix I hereof) and ad hoc reports to the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade or a competent authority of the manufacturer’s home country, or reports on disposal of disqualified foods.
Article 16. Inspection methods
1. Reduced inspection: document inspection of up to 5% of the shipments within 01 year randomly chosen by the customs authority.
2. Normal inspection: document inspection only.
3. Tightened inspection: both document inspection and sampling.
Article 17. Application of the inspection methods
1. Reduced inspection will be carried out if:
a) There is a certificate of food safety issued by the competent authority of a country that has entered a mutual recognition agreement regarding food safety inspection to which Vietnam is also a signatory; the inspection result given by the competent authority of the exporting country is satisfactory;
b) The results of 03 consecutive normal inspections within 12 months are satisfactory;
c) The manufacturer applies either GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 or an equivalent system.
2. Normal inspection applies to all commodities of the shipment, except for the cases specified in Clause 1 and Clause 3 of this Article.
3. Tightened inspection will be carried out if:
a) The result of the previous inspection is not satisfactory;
b) A shipment or commodity fails to meet requirements during the inspections (if any);
c) A warning is issued by the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the People’s Committee of the province or a competent authority of a foreign country or the manufacturer’s home country.
4. The tightened inspection will be changed into normal inspection in the following cases:
a) The results of 03 consecutive tightened inspection are satisfactory in the cases specified in Point a and Point b Clause 3 of this Article;
b) The Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Industry and Trade of Vietnam issues a request for suspension of tightened inspection in the cases specified in Point c Clause 3 of this Article.
Article 18. Application for inspection
1. An application for reduced inspection consists of the following documents:
a) The product self-declaration;
b) 03 notices of satisfactory results of consecutive normal inspections, or certified true copies or consularly legalized copies of either GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 certificate of an equivalent certificate that is unexpired when submitted;
c) For products derived from aquatic animals and terrestrial animals, except for processed or prepackaged products, the original copy of the certificate of fulfillment of food safety requirements issued by a competent authority of the exporting country.
2. An application for normal inspection and tightened inspection consists of the following documents:
a) The registration form No. 04 in Appendix I hereof;
b) The product self-declaration;
c) Original copies of 03 notices of satisfactory results of consecutive tightened inspections (to switch over from tightened inspection to normal inspection).
d) A copy of the packing list;
dd) For the products mentioned in Article 14 of this Decree, the original copy of the certificate of fulfillment of food safety requirements issued by a competent authority of the exporting country, except for fish caught and processed by foreign vessels and sold to Vietnam’s market.
Article 19. Inspection procedures
1. Procedures for reduced inspection:
While following customs procedures, the goods owner shall submit an application according to Clause 1 Article 18 of this Decree;
b) The customs authority shall carry out document inspection of up to 5% of the shipments eligible for reduced inspection within 01 year.
Within 03 working days from the receipt of the application, the customs authority shall process it and consider granting customs clearance. If the application has to be supplemented, explanation and legal basis must be provided.
2. Procedures for normal inspection:
a) Before the shipment arrives at the border checkpoint, he goods owner shall submit the application according to Clause 2 Article 18 of this Decree to the inspecting authority or National Single-window Information Portal of the Ministry of Health, the Ministry of Agriculture and Rural Development or the Ministry of Industry and Trade (if applied);
b) Within 03 working days from the receipt of the application, the customs authority shall process it and issue a notice of whether the inspection result is satisfactory (form No. 05 of Appendix I hereof). If the application has to be supplemented, explanation and legal basis must be provided;
c) The goods owner shall submit the notice of satisfactory inspection result to the customs authority to be granted customs clearance.
3. Procedures for tightened inspection:
a) The same as Point a Clause 2 of this Article;
b) b) Within 07 working days from the receipt of the application, the customs authority shall process it and issue a notice of whether the inspection result is satisfactory (form No. 05 of Appendix I hereof). If the application has to be supplemented, explanation and legal basis must be provided;
c) The goods owner shall submit the notice of satisfactory inspection result to the customs authority to be granted customs clearance.
4. If the inspection result is not satisfactory, the inspecting authority shall take appropriate measures in accordance with Clause 3 Article 55 of the Law of Food safety and submit a report on disposal of unconformable foods to the supervisory Ministry.
Article 20. Disposal of unconformable foods
1. After unconformable foods are disposed of under the decision issued by the inspecting authority, the goods owner shall submit the following documents to the inspecting authority and the receiving authority:
a) Re-export documents in case of re-export;
b) The destruction record certified by a competent authority;
c) The repurposing contract between the goods owner and the buyer or recipient of the unconformable products. The buyer or recipient of the unconformable products must not use them as foods.
2. If the goods owner wishes to import the products to Vietnam after rectifying the violations or label, the goods owner shall follow apply for inspection in accordance with Article 19 of this Decree.
If the inspection result is still unsatisfactory after rectification, one of the measures specified in Point c and Point d Clause 3 Article 55 of the Law of Food safety shall be implemented.
Article 21. rights and obligations of the goods owner
1. Request reduced inspection in the cases specified in Clause 1 Article 17 of this Decree.
2. Request the inspecting authority to reconsider the inspection result or request the receiving authority to select a designated laboratory to carry out a re-inspection. If the result of the re-inspection matches the initial result, the goods owner shall pay the re-inspection cost; if the result of re-inspection is satisfactory, the goods owner will be reimbursed for the re-inspection cost.
3. Propose the measures specified in Clause 3 Article 55 of the Law of Food safety if the inspection result is unsatisfactory.
4. Maintain the status quo of the shipment to facilitate sampling by the inspecting authority.
5. Implement the decision on disposal of unconformable foods issued by a competent authority.
Article 22. Procedures for registration of the exporting countries and exporters; state inspection of food safety in the exporting country
1. A competent authority of Vietnam shall develop an inspection plan, inform and cooperate with the competent authority of the exporting country in inspecting the food safety control system of the exporting country and the exporter as follows:
a) The competent authority of the exporting country shall send 01 application to the Ministry of Agriculture and Rural Development, including information about its management system (laws, standards, food safety control system) and its capacity for food safety control according to form No. 08 in Appendix I hereof; a list of registered exports (form No. 07 in Appendix I) and information about their fulfillment of food safety requirements (form No. 09 in Appendix I).
b) within 30 working days from the day on which adequate documents are received according to Point a of this Clause, the competent authorities of the exporting country and the supervisory Ministry shall verify them, inform the competent authority of the exporting country of the verification result and the inspection plan if inspection of the exporting country is necessary;
c) The inspection in the exporting country deals with: regulations of law on food safety management and control; capacity of food safety authorities of the exporting country; fulfillment of food safety requirements by the registered exporters.
2. Processing of inspection result and publishing of the list of eligible exporting countries and exporters:
a) if a site inspection in the exporting country is not necessary, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall publish the inspection result and list of countries and territories eligible to export to Vietnam. For products derived from terrestrial animals and aquatic animals, a list of permissible exporters shall also be published;
b) If a site inspection in the exporting country is necessary, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall publish the inspection result within 30 working days from the end of the inspection.
If the inspection result is not satisfactory, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue a notice and provide specific explanation.
c) For addition of eligible exporters of products derived from terrestrial animals and aquatic animals, the competent authority of the exporting country shall submit an application for document inspection or site inspection which contains a list and information about the exporters according to form No. 07 and form No. 08 mentioned in Point a Clause 1 of this Article to the Ministry of Agriculture and Rural Development. The inspection result is the basis for addition of eligible exporters.
Article 23. State inspection of foods for export
1. The Minister of Health, the Minister of Agriculture and Rural development, the Minister of Industry and Trade shall specify the power to carry out state inspection of safety of foods for export under their management in accordance with Article 62 through 64 of the Law of Food safety at the request of the importing country.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall specify responsibility to inspect shipments of foods under the management of more than one Ministry.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực