Chương I Nghị định 15/2018/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 15/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 02/02/2018 | Ngày hiệu lực: | 02/02/2018 |
Ngày công báo: | 15/02/2018 | Số công báo: | Từ số 375 đến số 376 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung quan trọng tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm (ATTP). Theo đó:
Cơ sở SX-KD thực phẩm được tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng, trang TTĐT của mình hoặc niêm yết tại trụ sở thay vì phải Công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định ATTP như hiện nay.
Cụ thể, sản phẩm được tự công bố gồm: thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ chứa đựng thực phẩm; vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ:
- Nhóm sản phẩm được miễn thủ tục tự công bố: sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ sản xuất nội bộ (không tiêu thụ trong nước);
- Nhóm sản phẩm phải làm thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm:
+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt;
+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi;
+ Phụ gia hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ Y Tế.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/02/2018 và thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm về:
1. Thủ tục tự công bố sản phẩm.
2. Thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm.
3. Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen.
4. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
5. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu.
6. Ghi nhãn thực phẩm.
7. Quảng cáo thực phẩm.
8. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
9. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm.
10. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
11. Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
a) Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác;
b) Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa;
c) Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập tại điểm a và điểm b trên đây.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe được trình bày ở dạng chế biến như viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm, bột, lỏng và các dạng bào chế khác và được phân liều (để sử dụng) thành các đơn vị liều nhỏ.
2. Thực phẩm dinh dưỡng y học còn gọi là thực phẩm dinh dưỡng dùng cho mục đích y tế đặc biệt (Food for Special Medical Purposes, Medical Food) là loại thực phẩm có thể ăn bằng đường miệng hoặc bằng ống xông, được chỉ định để điều chỉnh chế độ ăn của người bệnh và chỉ được sử dụng dưới sự giám sát của nhân viên y tế.
3. Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt (Food for Special Dietary Uses) dùng cho người ăn kiêng, người già và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CODEX) là những thực phẩm được chế biến hoặc được phối trộn theo công thức đặc biệt nhằm đáp ứng các yêu cầu về chế độ ăn đặc thù theo thể trạng hoặc theo tình trạng bệnh lý và các rối loạn cụ thể của người sử dụng. Thành phần của thực phẩm này phải khác biệt rõ rệt với thành phần của những thực phẩm thông thường cùng bản chất, nếu có.
4. Bằng chứng khoa học là các thông tin, tài liệu khoa học từ các công trình nghiên cứu khoa học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học nghiệm thu hoặc được các tạp chí khoa học trong, ngoài nước công bố hoặc tài liệu về y học cổ truyền, cây thuốc, vị thuốc được công bố trên các ấn bản khoa học.
5. Chủ hàng là tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa trong các hồ sơ công bố/tự công bố sản phẩm hoặc tổ chức, cá nhân được ủy quyền thực hiện việc nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm thực phẩm.
6. Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là các sản phẩm thực phẩm cùng loại, cùng tên, nhãn hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa, chất liệu bao bì.
7. Lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ sản phẩm thực phẩm của một chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (có cùng số vận đơn). Lô hàng có thể chỉ có một mặt hàng hoặc nhiều mặt hàng.
8. Cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác các nguyên liệu thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
9. Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ là cơ sở sơ chế thực phẩm ở quy mô hộ gia đình, hộ cá thể có hoặc không có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
10. Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật.
GENERAL PROVISIONS
This Decree elaborates some Articles of the Law of Food safety on:
1. Procedures for product self-declaration.
2. Procedures for registration of the product declaration.
3. Assurance of genetically modified GM foods.
4. Issuance of the certificate of food safety.
5. State inspection of safety of imported and exported foods.
6. Food labeling.
7. Food advertisements.
8. Food safety requirements in production of dietary supplements.
9. Food safety requirements in production, sale and use of food additives.
10. Tracing food origins.
11. Food safety authorities.
This Decree applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals that produce or sell foods in Vietnam; organizations and individuals whose operation involve food safety in Vietnam.
For the purpose of this Decree, the following terms are construed as follows:
1. 1) “dietary supplement” means a product used as a supplement to the daily diet to improve user’s health and immunity. Dietary supplement may contain one or more of the following substances:
a) Vitamins, minerals, amino acids, fatty acids, enzymes, probiotics and other biologically active substances;
b) Substances derived from animals, minerals, plants in the form of extracts, isolates, concentrates or metabolites;
c) Sources of the substances mentioned in Point a and Point b above.
Dietary supplements may be in the form of soft gels, pellets, tablets, granules, powder, liquid and other dosage form divided into smaller doses.
2. “medical food” or “food for special medical purposes” means a food that can be consumed orally or tube feeding, prescribed to regulate the patient’s diet, the use of which has to be supervised by a health worker.
3. “food for special dietary uses” means food for people on a diet, elderly people and other users defined by Codex Alimentarius, processed or formulated to satisfy particular dietary requirements which exist because of a particular physical or physiological conditions and/or specific disease and disorder of the user. The composition of this kind of food differs significantly from that of ordinary foods of comparable nature, if such ordinary foods exist.
4. “scientific evidence” means scientific documents and information from researches accepted by competent authorities or published in Vietnamese or foreign academic journals or articles about traditional medicine in academic prints.
5. “goods owner” means the organization or individual responsible for the goods specified in the declaration or self declaration of products, or the organization or individual authorized to import or export food products.
6. “exports and imports” are food products of the same category, names, labels, producers and packaging materials.
7. “shipment” means the entire food products of an export or import shipment (in the same bill of lading). A shipment may comprise a single or multiple commodities.
8. “micro food manufacturer” means a household or individual that obtains food ingredients by means of farming, breeding, fishing or collecting with or without a certificate of enterprise registration.
9. “micro food processor” means a household or individual that processes food with or without a certificate of enterprise registration.
10. “micro food business” means an individual, a group of individual or a household that has registered as a business household and does not have the certificate of business registration, certificate of enterprise registration and investment registration certificate.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực