Chương VI Nghị định 15/2015/NĐ-CP: Thủ tục đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án
Số hiệu: | 15/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/04/2015 |
Ngày công báo: | 05/03/2015 | Số công báo: | Từ số 295 đến số 296 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/06/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện chọn dự án theo hình thức đối tác công tư
Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Theo đó, các dự án do Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đề xuất muốn được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này;
- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;
- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án sau đây:
a) Các dự án quan trọng quốc gia;
b) Các dự án mà Bộ, ngành hoặc cơ quan được ủy quyền của Bộ, ngành là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án;
c) Các dự án thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Dự án nhóm C không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Thỏa thuận đầu tư và dự thảo hợp đồng dự án;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định phê duyệt dự án;
d) Văn bản chấp thuận chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
đ) Hợp đồng liên doanh và dự thảo điều lệ doanh nghiệp dự án (nếu có);
e) Quyết định lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà đầu tư nộp 5 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc cho cơ quan quy định tại Điều 39 Nghị định này.
3. Cơ quan quy định tại Điều 39 Nghị định này cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của nhà đầu tư;
b) Tên dự án;
c) Mục tiêu, quy mô, yêu cầu và điều kiện thực hiện dự án (nếu có);
d) Địa điểm thực hiện dự án và diện tích đất sử dụng;
đ) Tổng vốn đầu tư của dự án; cơ cấu nguồn vốn;
e) Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án;
g) Giá trị, tỷ lệ, tiến độ và điều kiện giải ngân nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
h) Các ưu đãi đầu tư (nếu có).
2. Đối với dự án BT, ngoài những nội dung về dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng quy định tại Khoản 1 Điều này, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải quy định điều kiện thực hiện Dự án khác.
3. Dự án khác thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Đối với dự án thực hiện theo hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.
PROCEDURES FOR INVESTMENT REGISTRATION AND PROJECT ENTERPRISE ESTABLISHMENT
Article 39. Authority to issue, adjust and revoke the investment registration certificate
1. Ministry of Planning and Investment is in charge of the issuance, adjustment and revocation of the investment registration certificate of:
a) The projects of national importance;
b) The projects that are signed by a Ministry, a regulatory body or an authorized agency;
c) The projects that involve multiple provinces.
2. Provincial People's Committees is in charge of the issuance, adjustment and revocation of the investment registration certificate of the projects other than those specified in Clause 1 of this Article.
3. The procedures for the issuance of investment registration certificate do not apply to group C projects.
Article 40. Application, procedures for issuance, adjustment and revocation of investment registration certificate
1. Application for the investment registration certificate shall include:
a) A written request for the investment registration certificate;
b) The investment agreement and a draft project contract;
c) A feasibility study report and decision on the project approval;
d) A written approval to use the State funding (if any);
dd) A joint-venture contract and a draft of project enterprise’s charters (if any);
e) Decision on investor selection.
2. Each investor shall submit 5 application packages. (01 original) to an agency specified in Article 39 of this Decree.
3. Any agency prescribed in Article 39 of this Decree must grant the investment registration certificate within 25 days of receipt of valid documents included in such application.
4. Ministry of Planning and Investment shall specify the application, procedures for the issuance, amendment and revocation of investment registration certificate.
Article 41. Contents of the investment registration certificate
1. Investment registration certificate shall include the following principal contents:
a) Name and address of the investor;
b) Name of the project;
c) The target, scope, requirements and conditions for the execution of the project (if any);
d) Location of the project and land use acreage;
dd) The total investment in the project; capital structure;
e) The duration and the progress of the project;
g) The value, proportion, progress and conditions for disbursement of government investment in the project (if any);
h) The investment incentives (if any).
2. With regard to the BT projects, in addition to the content of the project of infrastructure construction prescribed in Clause 1 of this Article, the investment registration certificate shall include the regulation on the conditions for the execution of other projects.
3. Other projects shall follow required procedures for issuance of the investment registration certificate according to the regulations on investment.
Article 42. Establishment of project enterprises
1. After being issued with the investment registration certificate, investors shall establish a project enterprise to execute the project according to the target, scope as agreed upon in the project contract. Documents and procedures for the establishment of project enterprise shall adhere to the regulations pertaining enterprises.
2. With regard to the projects carried out under the BT contract or the group C project, investors shall establish a project enterprise according to the regulation in Clause 1 of this Article or directly execute the project, but shall be required to carry out independent management and make accounting report on the capital and project-related activities.