Chương IV Nghị định 15/2015/NĐ-CP: Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi
Số hiệu: | 15/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/04/2015 |
Ngày công báo: | 05/03/2015 | Số công báo: | Từ số 295 đến số 296 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/06/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện chọn dự án theo hình thức đối tác công tư
Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Theo đó, các dự án do Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đề xuất muốn được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này;
- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;
- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án.
2. Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất và được phê duyệt theo quy định tại Điều 22 Nghị định này, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
3. Việc giao cho nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nhà đầu tư. Văn bản thỏa thuận, phải quy định mục đích, yêu cầu, chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chi phí thuê tư vấn độc lập thẩm định và nguyên tắc xử lý trong trường hợp nhà đầu tư khác được lựa chọn thực hiện dự án.
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích chi tiết về sự cần thiết đầu tư và những lợi thế của việc thực hiện dự án so với hình thức đầu tư khác; loại hợp đồng dự án;
b) Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển và các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
c) Mục tiêu, quy mô, các hợp phần (nếu có) và địa điểm thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và các nguồn tài nguyên;
d) Thuyết minh kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp;
đ) Đánh giá hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị, giá trị tài sản (đối với hợp đồng O&M); điều kiện thực hiện Dự án khác (đối với hợp đồng BT);
e) Tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; thời gian xây dựng, khai thác công trình; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
g) Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
h) Phương án tài chính của dự án (gồm những nội dung quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 16 Nghị định này);
i) Khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; đánh giá nhu cầu, khả năng thanh toán của thị trường; khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án;
k) Phân tích rủi ro, trách nhiệm của các bên về quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án;
l) Kiến nghị ưu đãi, bảo đảm đầu tư (nếu có);
m) Hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động của dự án đối với môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh.
2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Dự án nhóm C không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi nhưng phải có thiết kế cơ sở và phương án tài chính trong đề xuất dự án làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án.
4. Bộ, ngành phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với yêu cầu thực hiện và quản lý dự án của ngành.
1. Thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:
a) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định dự án quan trọng quốc gia;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP tổ chức thẩm định dự án nhóm A và nhóm B.
2. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:
a) Báo cáo thẩm định dự án;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.
a) Sự cần thiết của việc thực hiện dự án: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, vùng và địa phương; tính cấp bách và lợi thế của việc thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư so với các hình thức đầu tư khác;
b) Đánh giá các yếu tố cơ bản của dự án: Mục tiêu và sự phù hợp về quy mô, địa điểm thực hiện dự án; các yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật, công nghệ; phương án tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
c) Tính khả thi của dự án: Phương án tài chính của dự án, khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, sử dụng tài nguyên; khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ và giải pháp tổ chức thực hiện để đáp ứng nhu cầu, khả năng thanh toán của người sử dụng; các rủi ro trong quá trình xây dựng, khai thác, quản lý dự án và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro; sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án;
d) Hiệu quả của dự án: Kết quả và đóng góp của dự án đối với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; tác động về môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh;
đ) Các nội dung cần thiết khác.
4. Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:
a) Đối với dự án quan trọng quốc gia: Không quá 90 ngày;
b) Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày;
c) Đối với dự án nhóm B: Không quá 30 ngày.
5. Cơ quan thẩm định được thuê tư vấn thẩm định một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quan trọng quốc gia.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A và nhóm B, trừ dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo.
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi được xem xét điều chỉnh trong trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Quy hoạch thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, địa điểm, quy mô của dự án;
d) Dự án không thu hút được nhà đầu tư quan tâm sau khi đã thăm dò thị trường, tổ chức sơ tuyển hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tục thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Nghị định này.
FORMATION, APPRAISAL AND APPROVAL FOR FEASIBILITY STUDY REPORTS
Article 24. Responsibility for the formation of the feasibility study report
1. Ministries, regulatory bodies, provincial People’s Committees shall make a feasibility study report on the project as the basis of the formation of invitation for bid for investor selection and the contract negotiation .
2. With regard to the project that is proposed by the investor and approved according to the regulation in Article 22 of this Decree, Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees shall request the investor to make the feasibility study report.
3. Assigning investors to prepare the feasibility report shall be carried out according to the written agreement between the Ministries/regulatory bodies/provincial People’s Committees and the investor. The agreement shall specify the purposes, requirements and expenses for the feasibility study report, expense for independent consultants who are hired to carry out the appraisal, and the approaches to the case in which another investor is selected for executing the project.
Article 25. Contents of feasibility study report
1. The feasibility study report of the project shall include:
a) A detailed analysis of the need for the investment and the advantages of the project in comparison with other form of investment; the type of the project contract;
b) An evaluation report on conformity of the project with the planning, the development plan and the conditions prescribed in Clause 1 Article 15 of this Decree;
c) The target, the scope, the components (if any) and the location of the project; the demand for land and other resources;
d) A description of the technique, technology to satisfy the requirements for the quality of the works, products or the supply services;
dd) An assessment on the current conditions of works, machinery, devices, the value of property (applied to the O&M contracts); the conditions for carrying out other project (applied to the BT contracts);
dd) The project progress and time limit; the duration of the construction and development of the works; the plan for the management, operation or service supply;
g) A general plan for indemnity, site clearance and resettlement;
h) The project financial plan (including the contents prescribed in Point h Clause 2 Article 16 of this Decree);
i) The capital mobilization for the project; evaluation of the need and the liquidity ratio of the market; the survey on the interest of the investors and the lenders in the project;
k) An analysis of risk, responsibilities of the parties for the risk management during the execution of the project;
l) A petition for investment incentive and guarantee (if any)
m) The socio-economic effect and the impacts of the project on environment, society and national defense and security;
2. With regard to the project including building components, apart from the contents prescribed in Clause 1 of this Article, the feasibility study report shall include the fundamental design according to the regulations on construction.
3. Group C project may be not required to have feasibility study report. However, fundamental design and project financial plan shall be included in the project proposal as the basis for investor selection and project contract negotiation.
4. Ministries, regulatory bodies shall cooperate with the Ministry of Planning and Investment in providing guidance on the contents of feasibility study report provided that these contents conform to the performance and project management of the regulatory bodies.
Article 26. Appraisal of feasibility study report
1. Authority to appraise for feasibility study report:
a) The national appraisal board is in charge of appraising the projects of national importance;
b) Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Presidents of the provincial People’s Committees shall request the central units in charge of the execution of the PPP to carry out the appraisal of group A and B project.
2. The documents that must be included in the appraisal of feasibility study report are:
a) The project appraisal report;
b) The feasibility study report;
c) Relevant materials or legal documents.
3. Contents of the appraisal:
a) The need of the project; the correlation between the project and the planning, the program for the development of specific sector, region and local area; the necessity and the advantage of the project in the form of public-private partnership in comparison with other form of investment;
b) The evaluation of the basic factors that can affect the project: the target and the appropriacy in terms of scope, location of the project; requirements for technical design, technology; plans for project management and operation or service supply;
c) The feasibility of the project: the financial plan, the mobilization of resources for the execution of the project; the demand for land, site clearance and resources; the ability to supply goods and services, solutions to meeting the demand, the payment ability of the users; risks of the construction, development, project management and the measures to be taken to reduce the risks; the interest of the investors and the lenders in the project;
d) The effect of the project: The results and the positive impacts of the project on the socio-economic development; the impacts on the environment, society and national defense and security;
dd) Other necessary information.
4. The time limit for the appraisal of feasibility study report:
a) For the projects of national importance: not later than 90 days;
b) For group A projects: not later than 40 days;
c) For group B projects: not later than 30 days.
5. The appraisal agency may hire consultants to appraise part or all of contents prescribed in Clause 3 of this Article.
Article 27. Authority to approve the feasibility study report
1. The Prime Minister shall be responsible for the approval for feasibility study report of the projects of national importance.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Presidents of the provincial People’s Committees are responsible for the approval for feasibility study report of group A and B projects, excluding the projects in the field of national defense, security and religion that are funded by the ODA and the concessional loans from the foreign sponsors.
Article 28. Adjustment to the feasibility study report
1. The feasibility study report shall be adjusted in the following cases:
a) The project is affected by natural disasters or other force-majeure events;
b) There are elements that may make the project more effective;
c) There is any change in the planning that directly entails changes to the target, location and scope of the project;
d) The project fails to attract the investor after the survey, initial selection or bidding;
dd) Other cases according to the regulations by the Prime Minister.
2. Procedures for the appraisal, approval and feasibility study report adjustment shall be carried out according to the regulation in Article 26 and 27 of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực