Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Số hiệu: | 15/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/04/2015 |
Ngày công báo: | 05/03/2015 | Số công báo: | Từ số 295 đến số 296 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/06/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện chọn dự án theo hình thức đối tác công tư
Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Theo đó, các dự án do Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đề xuất muốn được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này;
- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;
- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án; chính sách ưu đãi, bảo đảm đầu tư và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, bên cho vay và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
2. Hợp đồng dự án là hợp đồng quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này và các hợp đồng tương tự khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định này.
3. Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
5. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
6. Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
7. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
8. Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.
10. Dự án khác là dự án do nhà đầu tư thực hiện để thu hồi vốn đầu tư công trình kết cấu hạ tầng.
11. Đề xuất dự án là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án.
12. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án.
13. Tổng vốn đầu tư là toàn bộ vốn đầu tư để xây dựng công trình dự án và vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án.
14. Vốn chủ sở hữu là vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
15. Nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
16. Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án.
17. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
18. Bên cho vay là tổ chức cấp tín dụng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án.
1. Dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công gồm:
a) Công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và các dịch vụ có liên quan;
b) Hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; nghĩa trang;
c) Nhà máy điện, đường dây tải điện;
d) Công trình kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao và các dịch vụ liên quan; trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;
đ) Công trình kết cấu hạ tầng thương mại, khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; ứng dụng công nghệ thông tin;
e) Công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
g) Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Dự án quy định tại Khoản 1 Điều này được phân loại theo quy định của pháp luật về đầu tư công, gồm dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A, B và C.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết lĩnh vực đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành.
1. Chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) bao gồm:
a) Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi;
b) Chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
c) Chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm chi phí giám sát thực hiện hợp đồng dự án, chất lượng công trình;
d) Chi phí công bố dự án;
đ) Chi phí hoạt động của đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP;
e) Chi phí thuê tư vấn hỗ trợ thực hiện một số hoạt động thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định này;
g) Chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đàm phán hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan;
h) Chi phí khác.
2. Chi phí quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này được bố trí từ các nguồn vốn sau:
a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước theo cân đối trong kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Nguồn vốn hỗ trợ chuẩn đầu tư quy định tại Điều 6 Nghị định này;
c) Nguồn thu từ việc bán hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư;
d) Nguồn vốn do nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả;
đ) Các nguồn vốn hợp pháp khác:
3. Chi phí quy định tại các Điểm d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước trong kế hoạch chi sự nghiệp của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động và quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và các nguồn vốn khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ hoạt động chuẩn bị đầu tư.
2. Nguồn vốn quy định tại Khoản 1 Điều này được cấp phát cho Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để hỗ trợ chi phí chuẩn bị đầu tư quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
3. Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư và chi phí bảo toàn nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư để tạo nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án khác.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều này.
1. Ban chỉ đạo nhà nước về PPP được thành lập và hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Căn cứ yêu cầu và điều kiện quản lý cụ thể, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cơ quan chuyên môn trực thuộc làm đầu mối quản lý hoạt động PPP của Bộ, ngành, địa phương (sau đây gọi chung là đơn vị đầu mối). Trong trường hợp cần thiết, Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập đơn vị chuyên trách trực thuộc làm đầu mối quản lý hoạt động PPP.
1. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và thực hiện các quyền, nghĩa vụ trên cơ sở thỏa thuận với nhà đầu tư tại hợp đồng dự án.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện quản lý cụ thể, Bộ, ngành được ủy quyền cho tổ chức thuộc Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan chuyên môn của mình hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ký kết và thực hiện hợp đồng dự án nhóm B và nhóm C.
3. Việc ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó xác định cụ thể phạm vi ủy quyền, trách nhiệm của cơ quan được ủy quyền trong việc chuẩn bị đầu tư, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng dự án.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này thành lập hoặc giao đơn vị quản lý dự án thực hiện các hoạt động thuộc trách nhiệm của mình, nhưng trong mọi trường hợp phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng dự án.
5. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn tổ chức tư vấn độc lập để hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Trừ dự án nhóm C quy định tại Khoản 2 Điều này, dự án được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Lập, thẩm định, phê duyệt và công bố dự án theo quy định tại Chương III Nghị định này;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Chương IV Nghị định này;
c) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán và ký kết thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án theo quy định tại Chương V Nghị định này;
d) Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Chương VI Nghị định này;
đ) Triển khai thực hiện dự án theo quy định tại Chương VII Nghị định này;
e) Quyết toán và chuyển giao công trình theo quy định tại Chương VIII Nghị định này.
2. Dự án nhóm C thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Lập, thẩm định, phê duyệt và công bố dự án theo quy định tại Chương III Nghị định này.
b) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán và ký kết hợp đồng dự án theo quy định tại Chương V Nghị định này;
c) Triển khai thực hiện dự án theo quy định tại Chương VII Nghị định này;
d) Quyết toán và chuyển giao công trình theo quy định tại Chương VIII Nghị định này.
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn chủ sở hữu và huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư. Đối với dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:
a) Đối với phần vốn đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 15% của phần vốn này;
b) Đối với phần vốn trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu không được thấp hơn 10% của phần vốn này.
3. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án quy định tại Điều 11 Nghị định này không tính vào tổng vốn đầu tư để xác định tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
4. Dự án khác do nhà đầu tư thực hiện để thu hồi vốn đã đầu tư vào công trình dự án BT phải đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
2. Vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án được sử dụng để thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Góp vốn để hỗ trợ xây dựng công trình đối với dự án có hoạt động kinh doanh, thu phí từ người sử dụng, nhưng khoản thu không đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận;
b) Thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BTL, hợp đồng BLT và các hợp đồng tương tự khác;
c) Hỗ trợ xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
3. Vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này chỉ được sử dụng để tham gia thực hiện dự án do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất hoặc dự án thuộc đối tượng sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
1. Giá trị vốn đầu tư của Nhà nước được xem xét trên cơ sở phương án tài chính của dự án; chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Nghị định này và khả năng huy động, cân đối nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
2. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 27 Nghị định này xác định giá trị vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (đối với dự án nhóm C).
1. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án được công bố theo quy định tại Điều 18 của Nghị định này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm của ngành, địa phương.
2. Căn cứ kế hoạch đầu tư công trung hạn, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (đối với dự án nhóm C) được phê duyệt, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công hằng năm của ngành, địa phương.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án trong kế hoạch đầu tư công quốc gia.
1. Giải ngân vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng công trình dự án:
a) Vốn góp của Nhà nước để hỗ trợ xây dựng công trình dự án quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 11 của Nghị định này được giải ngân sau khi dự án có khối lượng, giá trị xây dựng được hoàn thành theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án;
b) Căn cứ khối lượng, giá trị xây dựng hoàn thành do nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án nghiệm thu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phát và thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án theo tỷ lệ, giá trị, tiến độ và điều kiện thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
2. Giải ngân vốn thanh toán cho nhà đầu tư theo hợp đồng BTL, hợp đồng BLT:
a) Vốn thanh toán cho nhà đầu tư cung cấp dịch vụ theo hợp đồng BTL, hợp đồng BLT và các hợp đồng tương tự khác quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 11 Nghị định này được giải ngân kể từ thời điểm dịch vụ được cung cấp theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án;
b) Việc thanh toán theo quy định tại Điểm a Khoản này được thực hiện định kỳ trên cơ sở khối lượng, chất lượng dịch vụ thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
3. Việc sử dụng quỹ đất để tạo nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện hợp đồng BT phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai.
4. Giải ngân vốn xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
Vốn xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 11 Nghị định này được sử dụng theo quy định đối với dự án đầu tư công.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều này.
1. Dự án được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này;
c) Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
d) Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;
đ) Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
2. Dự án chưa có trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương phải được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ sung theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Dự án đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này có khả năng thu hồi vốn từ hoạt động kinh doanh được ưu tiên lựa chọn.
1. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề xuất dự án làm cơ sở để lựa chọn dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
2. Đề xuất dự án bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Sự cần thiết đầu tư; lợi thế của việc thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư so với các hình thức đầu tư khác; loại hợp đồng dự án;
b) Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển và các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
c) Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và nguồn tài nguyên;
d) Phân tích sơ bộ yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp;
đ) Dự kiến tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; thời gian xây dựng, khai thác công trình; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
e) Dự kiến phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
g) Dự kiến điều kiện thực hiện Dự án khác (đối với dự án thực hiện theo hợp đồng BT);
h) Phân tích sơ bộ phương án tài chính của dự án gồm những nội dung: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có); các khoản chi; nguồn thu, giá, phí hàng hóa, dịch vụ; thời gian thu hồi vốn, lợi nhuận;
i) Dự kiến sơ bộ rủi ro trong quá trình thực hiện dự án và phân chia rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư;
k) Đề xuất các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư (nếu có);
l) Dự kiến sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh;
m) Những nội dung cần thiết khác.
3. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này, đề xuất dự án bao gồm thiết kế sơ bộ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án nhóm A, B và C. Trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án quan trọng quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, căn cứ mức vốn và nguồn vốn dự kiến sử dụng, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công để quyết định chủ trương sử dụng trước khi phê duyệt đề xuất dự án.
3. Hồ sơ đề xuất phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án gồm:
a) Văn bản đề nghị sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án;
b) Đề xuất dự án;
c) Ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
4. Thời hạn phê duyệt chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án quy định tại Khoản 2 Điều này tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày đề xuất dự án được phê duyệt, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố dự án, danh mục dự án trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Dự án được công bố phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên dự án và loại hợp đồng dự án;
b) Mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án và Dự án khác (nếu có);
c) Tóm tắt yêu cầu về kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp;
d) Dự kiến tổng vốn đầu tư; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
đ) Dự kiến tiến độ, thời hạn thực hiện dự án, bao gồm thời gian lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lựa chọn nhà đầu tư, thời gian xây dựng, hoàn thành và đưa công trình vào khai thác;
e) Thông tin cập nhật về tình hình triển khai dự án quy định tại Điểm đ Khoản này;
g) Địa chỉ liên hệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Dự án đang được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công được xem xét chuyển đổi hình thức đầu tư để thực hiện theo hình thức đối tác công tư nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Nhà đầu tư được đề xuất thực hiện dự án ngoài các dự án, danh mục dự án do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và công bố theo quy định tại Mục 1 Chương này.
2. Dự án do nhà đầu tư đề xuất phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
b) Nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước phải liên danh với doanh nghiệp khác để đề xuất dự án.
1. Nhà đầu tư lập hồ sơ đề xuất dự án gửi Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Nội dung hồ sơ đề xuất dự án:
a) Văn bản đề xuất thực hiện dự án;
b) Đề xuất dự án (bao gồm những nội dung quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Nghị định này);
c) Giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
d) Kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự (nếu có);
đ) Các tài liệu cần thiết khác để giải trình đề xuất dự án (nếu có).
1. Trường hợp đề xuất dự án của nhà đầu tư được phê duyệt, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố đề xuất dự án và thông tin về nhà đầu tư đề xuất dự án theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
2. Đối với đề xuất dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung công bố.
1. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án.
2. Đối với dự án do nhà đầu tư đề xuất và được phê duyệt theo quy định tại Điều 22 Nghị định này, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
3. Việc giao cho nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi được thực hiện trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản giữa Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và nhà đầu tư. Văn bản thỏa thuận, phải quy định mục đích, yêu cầu, chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chi phí thuê tư vấn độc lập thẩm định và nguyên tắc xử lý trong trường hợp nhà đầu tư khác được lựa chọn thực hiện dự án.
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích chi tiết về sự cần thiết đầu tư và những lợi thế của việc thực hiện dự án so với hình thức đầu tư khác; loại hợp đồng dự án;
b) Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển và các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định này;
c) Mục tiêu, quy mô, các hợp phần (nếu có) và địa điểm thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và các nguồn tài nguyên;
d) Thuyết minh kỹ thuật, công nghệ để đáp ứng yêu cầu về chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp;
đ) Đánh giá hiện trạng công trình, máy móc, thiết bị, giá trị tài sản (đối với hợp đồng O&M); điều kiện thực hiện Dự án khác (đối với hợp đồng BT);
e) Tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; thời gian xây dựng, khai thác công trình; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
g) Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
h) Phương án tài chính của dự án (gồm những nội dung quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 16 Nghị định này);
i) Khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; đánh giá nhu cầu, khả năng thanh toán của thị trường; khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án;
k) Phân tích rủi ro, trách nhiệm của các bên về quản lý rủi ro trong quá trình thực hiện dự án;
l) Kiến nghị ưu đãi, bảo đảm đầu tư (nếu có);
m) Hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động của dự án đối với môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh.
2. Đối với dự án có cấu phần xây dựng, ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, báo cáo nghiên cứu khả thi bao gồm thiết kế cơ sở theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Dự án nhóm C không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi nhưng phải có thiết kế cơ sở và phương án tài chính trong đề xuất dự án làm cơ sở lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án.
4. Bộ, ngành phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với yêu cầu thực hiện và quản lý dự án của ngành.
1. Thẩm quyền thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:
a) Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định dự án quan trọng quốc gia;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị đầu mối quản lý về hoạt động PPP tổ chức thẩm định dự án nhóm A và nhóm B.
2. Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:
a) Báo cáo thẩm định dự án;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi;
c) Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.
a) Sự cần thiết của việc thực hiện dự án: Sự phù hợp của dự án với quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành, vùng và địa phương; tính cấp bách và lợi thế của việc thực hiện dự án theo hình thức đối tác công tư so với các hình thức đầu tư khác;
b) Đánh giá các yếu tố cơ bản của dự án: Mục tiêu và sự phù hợp về quy mô, địa điểm thực hiện dự án; các yêu cầu về thiết kế, kỹ thuật, công nghệ; phương án tổ chức quản lý và kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
c) Tính khả thi của dự án: Phương án tài chính của dự án, khả năng huy động các nguồn lực để thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất, giải phóng mặt bằng, sử dụng tài nguyên; khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ và giải pháp tổ chức thực hiện để đáp ứng nhu cầu, khả năng thanh toán của người sử dụng; các rủi ro trong quá trình xây dựng, khai thác, quản lý dự án và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro; sự quan tâm của nhà đầu tư, bên cho vay đối với dự án;
d) Hiệu quả của dự án: Kết quả và đóng góp của dự án đối với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; tác động về môi trường, xã hội và quốc phòng, an ninh;
đ) Các nội dung cần thiết khác.
4. Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:
a) Đối với dự án quan trọng quốc gia: Không quá 90 ngày;
b) Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày;
c) Đối với dự án nhóm B: Không quá 30 ngày.
5. Cơ quan thẩm định được thuê tư vấn thẩm định một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này.
1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quan trọng quốc gia.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án nhóm A và nhóm B, trừ dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo.
1. Báo cáo nghiên cứu khả thi được xem xét điều chỉnh trong trường hợp sau đây:
a) Dự án bị ảnh hưởng bởi thiên tai hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Quy hoạch thay đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu, địa điểm, quy mô của dự án;
d) Dự án không thu hút được nhà đầu tư quan tâm sau khi đã thăm dò thị trường, tổ chức sơ tuyển hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thủ tục thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi thực hiện theo quy định tại Điều 26 và Điều 27 Nghị định này.
1. Việc lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu.
2. Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư khi có báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc đề xuất dự án (đối với dự án nhóm C) được Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
3. Điều kiện, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư và ưu đãi đối với nhà đầu tư trong quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức đàm phán hợp đồng dự án với nhà đầu tư (sau đây gọi là các bên) được lựa chọn theo quy định tại Điều 29 Nghị định này.
2. Sau khi kết thúc đàm phán hợp đồng dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư ký kết thỏa thuận đầu tư để xác nhận những nội dung sau:
a) Dự thảo hợp đồng dự án;
b) Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong việc thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 40 và Điều 42 Nghị định này để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án;
c) Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên.
1. Sau khi dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 Nghị định này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư ký kết hợp đồng dự án.
2. Đối với dự án nhóm C, sau khi kết thúc đàm phán hợp đồng dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư ký kết hợp đồng dự án.
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp dự án được thỏa thuận theo một trong các cách thức sau:
a) Doanh nghiệp dự án ký hợp đồng dự án để cùng với nhà đầu tư hợp thành một bên của hợp đồng dự án;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án ký kết văn bản cho phép doanh nghiệp dự án tiếp nhận và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư quy định tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và hợp đồng dự án. Văn bản này là một bộ phận không tách rời của hợp đồng dự án.
1. Căn cứ mục tiêu, tính chất và loại hợp đồng dự án, các bên thỏa thuận toàn bộ hoặc một số nội dung cơ bản sau đây:
a) Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình dự án;
b) Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp;
c) Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án;
d) Điều kiện, tỷ lệ và tiến độ giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
đ) Điều kiện sử dụng đất và công trình liên quan;
e) Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
g) Thi công xây dựng, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm thu, quyết toán dự án;
h) Giám định, vận hành, bảo dưỡng, kinh doanh và khai thác công trình dự án; chuyển giao công trình;
i) Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường;
k) Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay, tổ chức được chỉ định;
l) Phân chia rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư; sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;
m) Các hình thức ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có);
n) Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án, hợp đồng có liên quan và cơ chế giải quyết tranh chấp;
o) Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án;
p) Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng dự án; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án;
q) Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết.
2. Các tài liệu kèm theo hợp đồng dự án (nếu có) bao gồm phụ lục, tài liệu và giấy tờ khác là bộ phận không tách rời của hợp đồng dự án.
3. Căn cứ các loại hợp đồng dự án được quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 3 Nghị định này, Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất các loại hợp đồng tương tự khác trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
4. Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ, ngành phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết nội dung hợp đồng dự án phù hợp với yêu cầu thực hiện và quản lý dự án của ngành.
1. Bên cho vay có quyền tiếp nhận hoặc chỉ định tổ chức đủ năng lực tiếp nhận một phần hoặc toàn bộ các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án (sau đây gọi tắt là quyền tiếp nhận dự án) trong trường hợp nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án không thực hiện được các nghĩa vụ quy định tại hợp đồng dự án hoặc hợp đồng vay.
2. Thỏa thuận về quyền tiếp nhận dự án phải được lập thành văn bản giữa bên cho vay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc với các bên ký kết hợp đồng dự án. Bên cho vay và cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thời điểm ký kết thỏa thuận về quyền tiếp nhận dự án.
3. Sau khi tiếp nhận dự án, bên cho vay hoặc tổ chức được bên cho vay chỉ định phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án theo quy định tại hợp đồng dự án và thỏa thuận về quyền tiếp nhận dự án.
1. Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án cho bên cho vay hoặc nhà đầu tư khác.
2. Việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án không được ảnh hưởng đến mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án và phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đầu tư, các điều kiện khác đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
3. Thỏa thuận về việc chuyển nhượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải được lập thành văn bản ký kết giữa các bên trong hợp đồng dự án và bên nhận chuyển nhượng. Bên cho vay tham gia đàm phán thỏa thuận chuyển nhượng theo quy định tại hợp đồng vay.
1. Thời hạn hợp đồng dự án do các bên thỏa thuận phù hợp với lĩnh vực, quy mô, tính chất và loại hợp đồng, dự án.
2. Hợp đồng dự án chấm dứt hiệu lực do kết thúc thời hạn đã thỏa thuận hoặc kết thúc trước thời hạn do lỗi vi phạm của một trong các bên mà không có biện pháp khắc phục có hiệu quả, do sự kiện bất khả kháng hoặc các trường hợp khác quy định tại hợp đồng dự án.
3. Các bên ký kết thỏa thuận điều kiện chấm dứt hợp đồng dự án và biện pháp xử lý khi chấm dứt hợp đồng dự án.
1. Các bên ký kết có thể thỏa thuận việc áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các hợp đồng sau đây:
a) Hợp đồng dự án mà một bên ký kết là nhà đầu tư nước ngoài;
b) Các hợp đồng được Chính phủ bảo lãnh nghĩa vụ thực hiện theo quy định tại Điều 57 Nghị định này.
2. Thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều này không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam về lựa chọn và áp dụng pháp luật nước ngoài.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận hình thức, giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án sau đây:
a) Các dự án quan trọng quốc gia;
b) Các dự án mà Bộ, ngành hoặc cơ quan được ủy quyền của Bộ, ngành là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án;
c) Các dự án thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Dự án nhóm C không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Thỏa thuận đầu tư và dự thảo hợp đồng dự án;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định phê duyệt dự án;
d) Văn bản chấp thuận chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
đ) Hợp đồng liên doanh và dự thảo điều lệ doanh nghiệp dự án (nếu có);
e) Quyết định lựa chọn nhà đầu tư.
2. Nhà đầu tư nộp 5 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc cho cơ quan quy định tại Điều 39 Nghị định này.
3. Cơ quan quy định tại Điều 39 Nghị định này cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của nhà đầu tư;
b) Tên dự án;
c) Mục tiêu, quy mô, yêu cầu và điều kiện thực hiện dự án (nếu có);
d) Địa điểm thực hiện dự án và diện tích đất sử dụng;
đ) Tổng vốn đầu tư của dự án; cơ cấu nguồn vốn;
e) Thời hạn và tiến độ thực hiện dự án;
g) Giá trị, tỷ lệ, tiến độ và điều kiện giải ngân nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);
h) Các ưu đãi đầu tư (nếu có).
2. Đối với dự án BT, ngoài những nội dung về dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng quy định tại Khoản 1 Điều này, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải quy định điều kiện thực hiện Dự án khác.
3. Dự án khác thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
1. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
2. Đối với dự án thực hiện theo hợp đồng BT hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.
1. Dự án được triển khai theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng dự án sau khi nhà đầu tư được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2. Dự án nhóm C được triển khai sau khi hợp đồng dự án được ký kết.
3. Dự án khác được triển khai đồng thời hoặc sau khi hoàn thành công trình kết cấu hạ tầng theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ban hành quy chế lựa chọn nhà thầu tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp và nhà thầu khác trên cơ sở bảo đảm công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế để áp dụng thống nhất trong quá trình thực hiện dự án.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai, hợp đồng dự án và các hợp đồng liên quan.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Căn cứ báo cáo nghiên cứu khả thi và quy định của hợp đồng dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án lập thiết kế kỹ thuật gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giám sát, kiểm tra. Việc thay đổi thiết kế kỹ thuật làm ảnh hưởng đến quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc thẩm tra thiết kế xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, dịch vụ của dự án; tự giám sát, quản lý hoặc thuê tổ chức tư vấn độc lập để quản lý, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình theo thiết kế, phương án kinh doanh quy định tại hợp đồng dự án.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát việc tuân thủ các nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án theo quy định tại hợp đồng dự án.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê tổ chức tư vấn có đủ năng lực để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Khi thực hiện giám sát chất lượng công trình chuyển giao cho Nhà nước sau khi hoàn thành, ngoài các nhiệm vụ quy định tại Điều 47 Nghị định này, cơ quan nhà nước có trách nhiệm:
a) Kiểm tra việc giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo yêu cầu tại hợp đồng dự án;
b) Kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý vận hành công trình theo hợp đồng dự án;
c) Tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu;
d) Đề nghị nhà đầu tư yêu cầu nhà thầu điều chỉnh hoặc đình chỉ thi công khi xét thấy chất lượng công việc thực hiện không đảm bảo yêu cầu.
2. Việc giám sát chất lượng công trình dự án BT thực hiện theo thủ tục quy định đối với dự án đầu tư công.
3. Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện các quy định tại Điều này.
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện việc quản lý, kinh doanh công trình dự án hoặc thực hiện Dự án khác theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng dự án.
2. Trong quá trình kinh doanh công trình hoặc cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp dự án có trách nhiệm:
a) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ và thực hiện các nghĩa vụ khác theo yêu cầu, điều kiện thỏa thuận tại hợp đồng dự án;
b) Bảo đảm việc sử dụng công trình theo các điều kiện quy định trong hợp đồng dự án;
c) Đối xử bình đẳng với tất cả các đối tượng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp dự án cung cấp; không được sử dụng quyền kinh doanh công trình để khước từ cung cấp dịch vụ cho các đối tượng sử dụng;
d) Sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, bảo đảm công trình vận hành an toàn theo đúng thiết kế hoặc quy trình đã cam kết tại hợp đồng dự án.
1. Giá, phí hàng hóa, dịch vụ, các khoản thu khác và điều kiện, thủ tục điều chỉnh được thỏa thuận tại hợp đồng dự án theo nguyên tắc bảo đảm lợi ích giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, người sử dụng và Nhà nước, tạo điều kiện để nhà đầu tư thu hồi vốn và lợi nhuận.
2. Việc thỏa thuận, điều chỉnh giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu khác do Nhà nước quản lý phải phù hợp với quy định của pháp luật về giá, phí và theo các điều kiện quy định tại hợp đồng dự án.
3. Khi điều chỉnh giá, phí hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu khác theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải thông báo trước 30 ngày cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các đối tượng sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được tạo điều kiện thuận lợi để thu đúng, thu đủ giá và phí dịch vụ, các khoản thu; được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ việc thu phí dịch vụ, các khoản thu khác.
1. Việc giám sát và đánh giá dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về giám sát, đánh giá đầu tư và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
2. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện công khai báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán theo quy định của pháp luật và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
1. Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hoàn thành công trình dự án, nhà đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thỏa thuận với nhà đầu tư việc lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập, có năng lực và kinh nghiệm để thực hiện việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư xây dựng công trình dự án.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về quyết toán giá trị công trình dự án theo quy định tại Điều này.
1. Đối với các hợp đồng dự án có quy định về việc chuyển giao công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng dự án các điều kiện, thủ tục chuyển giao.
2. Việc chuyển giao công trình dự án được thực hiện theo điều kiện và thủ tục sau đây:
a) Một năm trước ngày chuyển giao hoặc trong thời hạn thỏa thuận tại hợp đồng dự án, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải đăng báo công khai về việc chuyển giao công trình, thủ tục, thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giám định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình;
c) Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phải bảo đảm tài sản chuyển giao không được sử dụng để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ khác của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao, trừ trường hợp hợp đồng dự án có quy định khác;
d) Doanh nghiệp dự án có trách nhiệm chuyển giao công nghệ, đào tạo và thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ, đại tu để bảo đảm điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án;
đ) Sau khi tiếp nhận công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền.
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với diện tích đất được Nhà nước giao hoặc được miễn hoặc giảm tiền thuê đất trong thời gian thực hiện dự án phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
4. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được hưởng các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
Nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước tham gia thực hiện dự án thực hiện nghĩa vụ thuế và hưởng ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tính chất và yêu cầu thực hiện dự án, Thủ tướng Chính phủ chỉ định cơ quan thay mặt Chính phủ bảo lãnh cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và các nghĩa vụ hợp đồng khác cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án hoặc các doanh nghiệp khác tham gia thực hiện dự án và bảo lãnh nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhà nước bán nhiên liệu, nguyên liệu, mua sản phẩm, dịch vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được thế chấp tài sản, quyền sử dụng đất và quyền kinh doanh công trình dự án tại bên cho vay theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về dân sự. Thời gian thế chấp không vượt quá thời hạn hợp đồng dự án, trừ trường hợp có thỏa thuận khác tại hợp đồng dự án.
2. Thỏa thuận thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình dự án phải được lập thành văn bản ký kết giữa bên cho vay và các bên ký kết hợp đồng dự án.
3. Việc thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình dự án không được ảnh hưởng đến mục tiêu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến độ thực hiện dự án và các điều kiện khác đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối để đáp ứng nhu cầu giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác hoặc chuyển vốn, lợi nhuận, các khoản thanh lý đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc chương trình đầu tư của Chính phủ và các dự án quan trọng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ được xem xét bảo đảm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để thực hiện các giao dịch quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Căn cứ định hướng phát triển kinh tế xã hội, chính sách quản lý ngoại hối, khả năng cân đối ngoại tệ trong từng thời kỳ và mục tiêu, tính chất của dự án, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ định cơ quan bảo đảm cân đối ngoại tệ cho các dự án quy định tại Khoản 2 Điều này trên cơ sở đề xuất của Bộ, ngành và địa phương.
1. Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được sử dụng đất đai, đường giao thông và các công trình phụ trợ khác để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp có khan hiếm về dịch vụ công ích hoặc có hạn chế về đối tượng được sử dụng công trình công cộng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được ưu tiên cung cấp các dịch vụ hoặc được ưu tiên cấp quyền sử dụng các công trình công cộng để thực hiện dự án.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án thực hiện các thủ tục cần thiết để được phép ưu tiên sử dụng dịch vụ và các công trình công cộng.
1. Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
2. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và các điều kiện thỏa thuận tại hợp đồng dự án.
1. Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án và tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án với các tổ chức kinh tế tham gia thực hiện dự án trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc tòa án Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư nước ngoài thành lập theo quy định tại Điều 42 Nghị định này trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và các hợp đồng bảo lãnh theo quy định tại Điều 57 Nghị định này được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Tòa án Việt Nam hoặc hội đồng trọng tài do các bên thỏa thuận thành lập.
3. Tranh chấp giữa doanh nghiệp dự án với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc với các tổ chức kinh tế Việt Nam và tranh chấp giữa các nhà đầu tư được giải quyết theo quy định của Luật Đầu tư.
4. Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài theo quy định tại hợp đồng dự án và các hợp đồng liên quan là tranh chấp thương mại. Quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành theo quy định của pháp luật về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.
1. Giúp Chính phủ quản lý thống nhất hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên phạm vi cả nước.
2. Chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư; thủ tục chuyển đổi hình thức đầu tư dự án đang đầu tư bằng vốn đầu tư công; hồ sơ, thủ tục phê duyệt đề xuất dự án của nhà đầu tư; hồ sơ, thủ tục cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
3. Thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các loại hợp đồng dự án tương tự khác theo đề xuất của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án; quản lý nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư.
5. Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn về giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
6. Cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án thuộc thẩm quyền; thẩm định nguồn vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo thẩm quyền; tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền theo yêu cầu của Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm tra đề xuất áp dụng các hình thức bảo đảm đầu tư khác chưa được quy định tại Nghị định này.
8. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giám sát, kiểm tra, thanh tra và tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện dự án trên phạm vi cả nước.
9. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
10. Tổ chức đào tạo, tăng cường năng lực thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Hướng dẫn sử dụng chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ chế thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BT; phương án tài chính của dự án; quyết toán công trình dự án và các vấn đề có liên quan khác thuộc thẩm quyền quy định tại Nghị định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
3. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án và quản lý nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư.
4. Tham gia ý kiến về các biện pháp bảo đảm đầu tư và ưu đãi đầu tư đối với dự án.
5. Tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền theo yêu cầu của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Tổng hợp, đánh giá số liệu về nợ công của các dự án và các nghĩa vụ về tài chính của Chính phủ.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Cấp ý kiến pháp lý đối với hợp đồng dự án, văn bản bảo lãnh của Chính phủ và các văn bản liên quan đến dự án do cơ quan nhà nước ký kết.
2. Tham gia đàm phán các vấn đề liên quan đến luật áp dụng, giải quyết tranh chấp, bảo lãnh chính phủ, các vấn đề pháp lý khác của hợp đồng dự án và các hợp đồng liên quan theo đề nghị của Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Tham gia ý kiến về khả năng bảo đảm cân đối ngoại tệ đối với dự án theo yêu cầu của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổng hợp nhu cầu ngoại tệ của các dự án và quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước để bảo đảm khả năng cân đối ngoại tệ cho các dự án.
2. Tham gia thẩm tra các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền theo yêu cầu của Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Hướng dẫn thực hiện quy định về giám sát, quản lý chất lượng công trình dự án và định mức chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án.
2. Tham gia thẩm tra các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền theo yêu cầu của Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.
2. Xây dựng, công bố dự án thuộc phạm vi quản lý.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện quy định được giao tại Nghị định này.
4. Tham gia ý kiến về các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền theo yêu cầu của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện dự án thuộc phạm vi quản lý của ngành.
6. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thực hiện các hình thức bảo đảm đầu tư khác chưa được quy định tại Nghị định này.
7. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư theo hình thức đối tác công tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ.
2. Xây dựng, công bố dự án của địa phương.
3. Thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền.
4. Tham gia ý kiến các vấn đề thuộc chức năng, thẩm quyền theo yêu cầu của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện dự án thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án.
7. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thực hiện các hình thức bảo đảm đầu tư khác chưa được quy định tại Nghị định này.
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2015.
2. Các Nghị định, Quyết định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 108/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT;
b) Nghị định số 24/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT;
c) Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thí điểm về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
1. Danh mục dự án được công bố trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải được rà soát, phê duyệt lại theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực không phải phê duyệt lại theo quy định của Nghị định này.
3. Dự án đã có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải lựa chọn lại nhà đầu tư theo quy định của Nghị định này.
4. Hợp đồng dự án được ký tắt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành không phải đàm phán lại.
5. Dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc hợp đồng dự án được ký chính thức trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo quy định của giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng dự án.
6. Dự án đã có cam kết hoặc chấp thuận bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án, ưu đãi, bảo đảm đầu tư và các nội dung khác liên quan đến thực hiện dự án trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo các văn bản đó.
7. Các trường hợp khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 15/2015/NĐ-CP |
Hanoi, February 14, 2015 |
ON INVESTMENT IN THE FORM OF PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on investment dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Public investment dated June 18, 2014;
Pursuant to the Law on Bidding dated November 26, 2013;
Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014;
Pursuant to the Law on Public debt management dated June 17, 2009;
At the request of the Minister of Planning and Investment,
The Government promulgates the Decree on the investment in the form of Public-Private Partnerships.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides the regulation on the sectors and requirements, procedures for execution of the investment projects developed in the form of public-private partnerships; the management and use of the State funding for execution of investment projects; the government’s investment incentive and assurance policies, and government agencies’ responsibilities for management of the investment projects developed in the form of public-private partnership.
This Decree applies to the regulatory agency, investor, project enterprise, lender and agency/organization/individual involved in the execution of the project developed the form of public-private partnership.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, these terms can be construed as follows:
1. “Investment in the form of public-private partnership” (hereinafter referred to as PPP) means any form of investment on the basis of a contract between a regulatory agency and an investor, a project enterprise to carry out, manage and operate an infrastructure and public service project.
2. “Project contract” means the contracts prescribed in Clause 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9 of this Article and other similar contracts prescribed in Clause 3 Article 32 hereof.
3. “Build – Operate – Transfer contract” (hereinafter referred to as BOT contract) means a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall be entitled to operate it for a specified period of time; eventually, the investor shall transfer it to the regulatory agency.
4. “Build – Transfer – Operate contract” (hereinafter referred to as BTO contract) means a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall transfer it to the regulatory agency, and shall be entitled to operate it for an agreed period of time.
5. “Build – Transfer contract” (hereinafter referred to as BT contract) means a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall transfer it to the regulatory agency, and then the investor will be allotted a land parcel used for carrying out another project under the provisions of Clause 3 Article 14 and Clause 3 Article 43 of this Decree.
6. “Build – Own – Operate contract” (hereinafter referred to as BOO contract) is a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall take ownership of this project and have the right to operate it for a specified period of time.
7. The Build – Transfer – Lease contract (hereinafter referred to as BTL contract) means a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall transfer it to the regulatory agency and shall be entitled to provide services on the basis of operation of such project for a specified period of time; the regulatory agency shall have the authority to lease and make payment for the investor’s services according to the regulation in Clause 2 Article 14 of this Decree.
8. “Build – Lease – Transfer contract” (hereinafter referred to as BLT contract) means a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall have the right to provide services on the basis of operation of such projector a specified period of time; the regulatory agency shall have the authority to lease and make payment for the investor’s services according to the regulation in Clause 2 Article 14 of this Decree; when the lease term expires, such project shall be transferred to the regulatory agency.
9. “Operation & Management contract” (hereinafter referred to as O&M contract) means a type of contract to operate the project between a regulatory agency and an investor for a specified period of time.
10. “Other project” means the projects that the investors shall carry out in order to recover the money invested in infrastructure projects.
11. “Project proposal” is a document that contains the general information on the need, feasibility and effect of the project.
12. “Feasibility study report” means a document that contains the information on the need, feasibility and effect of the project.
13. “Total investment” means the whole of capital invested for the construction project and the initial working capital for the operation and management of the project.
14. “Equity capital” means the investor’s stake in the project as prescribed in Article 10 of this Decree.
15. “Investor” means any organization or individual that makes investment in a project according to the regulations on the investment and relevant laws.
16. “Project enterprise” means the enterprise set up by the investor to carry out the project.
17. “State-owned enterprise” means the enterprise of which 100% charter capital is held by the State.
18. “Lender” means the organization extending credit to the investor and project enterprise to carry out the project.
Article 4. Investment project sectors and classification
1. The projects on the construction, improvement, operation and management of infrastructural works, the supply of public equipment and utilities include:
a) Transportation infrastructure and supporting services;
b) Lighting system; clean water supply system; water drainage system; sewage collection and disposal system; social housing; resettlement housing; cemetery;
c) Power plants, transmission lines;
d) Infrastructure works for healthcare, education, training, cultural activities, sports and relating services; head offices of regulatory agencies;
dd) Infrastructure works for commerce, science and technology, meteorology and hydrology, economic zones, industrial zones, hi-tech zones, concentrated information technology zones; the application of information technology;
e) Infrastructure works for agriculture and rural development, and the services for enhancing the correlation of agricultural production with farm product processing and sale;
g) Other sectors decided by the Prime Minister.
2. The projects prescribed in Clause 1 of this Article are classified according to the regulations on public investment, including projects of national importance and the Group-A, B and C projects.
3. Ministries, ministerial-level agencies shall preside over, cooperate with the Ministry of Planning and Investment in providing detailed guidance on the investment sectors that fall within Ministries’ jurisdiction.
Article 5. Expenses for the investment preparation and the execution of the projects allocated by Ministries, provincial People’s Committees and regulatory bodies
1. The expenses for the investment preparation and the execution of the projects allocated by Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces (hereinafter referred to as Ministries, provincial People’s Committees and regulatory bodies) includes:
a) The expenses for the project formulation, evaluation and approval for the project proposals, feasibility study reports;
b) The expenses for investor selection processes;
c) The expenses for the management of the project management units affiliated to the regulatory agencies, including those incurred from the supervision of performance and the construction quality;
d) The expenses for the project announcement;
dd) The operating expenses of the central PPP project management unit;
e) The expenses for hiring consultants to assist in the activities within the area of the responsibility of regulatory agencies prescribed in Clause 5 Article 8 of this Decree;
g) The expenses for organization of conferences, seminars and negotiation of project contracts and relating contracts;
h) Other expenses.
2. The expenses prescribed in Point a, b and c Clause 1 of this Article is funded by:
a) The State budget, according to the balancing of annual budget plans for investment and development projects of the Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees;
b) The capital for the investment preparation prescribed in Article 6 of this Decree;
c) The receipts from the sale of the invitations for bid;
d) The money repaid by the selected investor;
dd) Other lawful sources of capital.
3. The expenses prescribed in Point d, dd, e, g and h Clause 1 of this Article shall be allocated from the State budget included in the administrative expenditure plan outlined by Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees.
Article 6. The funding for investment preparation
1. The Ministry of Planning and Investment shall mobilize and manage the Official Development Assistance (ODA) funds, concessional loans from foreign sponsors and other sources of capital under the decision of the Prime Minister for the investment preparation.
2. The capital prescribed in Clause 1 of this Article shall be allocated to Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees to pay for the investment preparation prescribed in Point a and b Clause Article 5 of this Decree.
3. The investor who is selected to execute the project shall repay the expense for investment preparation and the expense for preserving the funding for investment preparation so as to provide other funding for other projects.
4. The Ministry of Planning and Investment shall preside over, cooperate with the Ministry of Finance in providing guidance on the implementation of this Article.
Article 7. Steering committee and the central PPP unit
1. The PPP steering committee is set up and operates under the decision of the Prime Minister.
2. Based on specific management requirements and conditions, Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees shall appoint their directly-affiliated specialized agencies to be the central units in charge of the execution of the PPP projects of Ministries, sectors and localities (hereinafter referred to as the central unit). Ministries and regulatory bodies shall request the Prime Minister to give decision on the establishment of the leading units when necessary.
Article 8. Regulatory agencies that have the authority to sign and carry out the project contracts
1. Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees are those who have the authority to sign the project contracts within their functions, tasks, powers, and adhere to their rights and obligations agreed upon in the project contract with investors.
2. Based on functions, tasks, powers and specific management conditions, Ministries, regulatory bodies can delegate to their affiliates; provincial People’s Committees can delegate to their directly affiliated specialized agencies or the People’s Committees of districts to sign and execute the group B or C project contracts.
3. The delegation of authority prescribed in Clause 2 of this Article must be performed in writing in which the scope of authority delegation, responsibilities of the authorized agencies for the investment preparation, and contract negotiation, conclusion and execution.
4. Regulatory agencies, authorized agencies defined in Clause 2 of this Article shall carry out or request the project management units to carry out their assigned duties but, under any circumstances, shall be responsible for fulfilling their obligations agreed upon in the project contract.
5. When necessary, regulatory agencies have the authority to appoint an independent consultancy organization to assist in the performance of a number of duties prescribed in Clause 4 of this Article.
Article 9. Procedures for the project implementation
1. Except for the group C projects prescribed in Clause 2 of this Article, project shall be carried out under the following procedures:
a) Formulate, evaluate, approve and announce the projects according to the regulation in Chapter III of this Decree;
b) Prepare, evaluate, and approve the feasibility study reports according to the regulation in Chapter IV of this Decree;
c) Select investors; negotiate and sign the investment agreement, project contracts according to the regulation in Chapter V of this Decree;
d) Follow the procedures for the issuance of Investment Registration Certificate and set up the project management enterprises according to the regulation in Chapter VI of this Decree;
dd) Carry out the projects according to the regulation in Chapter VII of this Decree;
e) Complete the financial reporting and transfer of the project according to the regulation in Chapter VIII of this Decree.
2. Group C projects are carried out under the following procedures:
a) Formulate, evaluate, approve and announce the project according to the regulation in Chapter III of this Decree;
b) Select investors; negotiate and sign the project contracts according to the regulation in Chapter V of this Decree;
c) Carry out the projects according to the regulation in Chapter VII of this Decree;
d) Complete the financial reporting and transfer of the project according to the regulation in Chapter VIII of this Decree.
FINANCING FOR THE PROJECT EXECUTION
Article 10. Equity capital and mobilized capital
1. Investors shall be responsible for contributing the equity capital and mobilize other capital to execute the project as agreed upon in the project contract.
2. The equity capital of the investor shall account for at least 15% of the total capital. With regard to the project funded by total investment of over VND 1,500 billion, the percent of equity capital is calculated according to the partial progression method as follows:
a) For the investment capital that amounts to VND 1,500 billion, the equity capital shall account format least 15% of such financing portion;
b) For the investment capital that exceeds VND 1,500 billion, the equity capital shall account for at least 10% of such financing portion.
3. The State funding for the project prescribed in Article 11 of this Decree shall not be included in the total investment for the identification of the equity capital percentage.
4. Other projects carried out by the investors to recover the investment in a BT project shall meet the requirements for the equity capital (if any) according to the regulation.
Article 11. State funding for the project
1. The State funding for the project shall be derived from the State budget, Government bonds, municipal bonds, the ODA and the concessional loans from foreign sponsors.
2. The State funding for the project is used for:
a) Providing financial support for commercial projects, or those intended for fee collection, but from which receipts are not sufficient for the recovery of the invested capital and profits;
b) Paying the investor providing services according to the BTL contract, BLT contract and other similar contracts;
c) Supporting the construction of auxiliary facilities, paying the indemnity, and carrying out site clearance and relocation.
3. The State funding prescribed in Point a, b Clause 2 of this Article is only used for executing the project proposed by Ministries, provincial People’s Committees and regulatory bodies or the projects financed by the ODA and the concessional loans from foreign sponsors.
Article 12. Determination of the State funding for the project
1. The amount of State funding is estimated on the basis of project financial plan; policies on the use of State funding prescribed in Clause 2 Article 17 of this Decree and the capability of mobilizing and balancing the State funding for the project.
2. The competent persons prescribed in Article 27 of this Decree shall determine the amount of State funding for the project when approving the feasibility study report or project proposal (with regard to group C projects).
Article 13. Planning for State funding for the project
1. Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees shall draw up and make an aggregate planning for the State funding for the projects that are announced in the 5-year public investment program for industry sectors, local areas according to the regulation in Article 18 of this Decree.
2. Based on the approved 5-year public investment plans, feasibility study reports or project proposals (with regard to group C projects), the Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees shall draw up and make an aggregate planning for the State funding for the local projects defined in 5-year public investment program.
3. The Ministry of Planning and Investment shall preside over, cooperate with the Ministry of Finance in carrying out the projects defined in the national public investment program.
Article 14. Disbursement of State funding for the project
1. Disbursement of the State funding for the project:
a) State funding for the project prescribed in Point a Clause 2 Article 11 of this Article shall be disbursed when the project workload and value is completed under the terms and conditions of the project contracts;
b) Based on the completed workload or construction value tested and accepted by the project management enterprises, regulatory agencies shall disburse the state funding and make payments to the investors and project management enterprises according to the amount, value, progress and conditions agreed in the project contracts.
2. The disbursement of budget used for paying to the investor in the BTL contract and BLT contract:
a) The funding for payment to the investor for the service according to the BTL contract, BLT contract and other similar contracts prescribed in Point b Clause 2 Article 11 of this Article shall be disbursed from the time the service is provided as agreed upon in the project contracts;
b) The payment prescribed in Point a of this Clause shall be carried out periodically according to the amount and quality of service specified in the project contracts.
3. Using the land fund as a payment to the BT project investors that must be approved by a competent authority according to the law on land.
4. Disbursement of state funding for the auxiliary works, indemnity, site clearance, resettlement:
Funding for the auxiliary works, the indemnity, site clearance and resettlement prescribed in Point c Clause 2 Article 11 of this Decree is used according to the regulation on public investment project.
5. The Ministry of Finance shall provide guidance on the implementation of this Article.
CONSTRUCTION AND ANNOUNCEMENT ABOUT THE PROJECTS
Section 1: PROJECTS PROPOSED BY MINISTRIES, PROVINCIAL PEOPLE’S COMMITTEES AND REGULATORY BODIES
Article 15. Requirements for the selection of projects
1. PPP projects must meet the following requirements:
a) Conform to the program or the plan for the development of sectors, regions and the plan for the local socio-economic development;
b) Conform to the investment sector prescribed in Article 4 of this Decree;
c) Prove that the investor has capacity for attracting and acquiring the commercial capital, technique and experience in project management;
d) Have ability to constantly and stably provide the good quality products that satisfy the consumer’s need;
dd) Have the total investment capital of at least VND 20 billion, except for the projects under the O&M contract and the projects prescribed in Point e Clause 1 Article 4 of this Decree.
2. The projects that are not included in the program, plan for the development of sectors, regions, or the plan for the socio-economic development shall be considered and amended by Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees under their delegated authority or submitted to a competent authority for approval.
3. The project that conforms to requirements defined in Clause 1 of this Article and can recover the investment capital gained from operating activities shall be given priority in the selection process.
Article 16. Subject matters of the project proposal
1. Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees shall use project proposals as the basis for the selection of investment projects in the form of Public-Private Partnership.
2. A project proposal shall include the following required information:
a) The need of the investment; the advantages of the Public-Private Partnership in comparison with other forms of investment; the type of project contract;
b) The conformity of the project to the planning, the development plan and the conditions prescribed in Clause 1 Article 15 of this Decree;
c) The proposed objectives, scope, location of the project; the demand for land and other resources;
d) The preliminary analysis of the requirements for techniques, criteria, quality of the construction, products or services;
dd) The proposed progress and completion date of the project; the duration of project development and operation; plans for management, operation or service supply;
e) The master plan for the indemnity, site clearance and resettlement;
g) The proposed requirements for execution of other projects (applied to the BT project);
h) The preliminary financial analysis containing information such as the total investment capital, the capital structure and mobilization plan; the State funding for the project (if any); expenditures; revenues, price and fee of commodities or services; capital recovery and profit generation duration;
i) The proposed anticipation of potential risks incurred from the execution of the project and the risk allocation between the regulatory agency and the investor;
k) The proposal of investment incentive and guarantee methods (if any);
l) The preliminary forecast of socio-economic effect of the project; the impacts of the project on environment, society and national defense and security;
m) Other necessary information.
3. With regard to the construction project, in addition to the regulation in Clause 2 of this Article, the project proposal shall include the preliminary design according to the regulations on construction.
Article 17. Appraisal and approval for project proposal
1. Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees shall carry out the appraisal and approval for group A, B and C projects. Procedures for the formation, appraisal and approval of the project proposal in terms of national importance projects shall adhere to the regulations on public investment.
2. With regard to a project financed by the State funding, based on the estimated amount and proposed capital sources, Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees shall report to competent agencies according to the regulation on public investment so as to decide the budget allocation before approving the project.
3. The application for the use of State funding for a project shall include:
a) A written request for permission to use State funding for the project;
b) A project proposal;
c) The appraisal result from the competent agencies about the source and the balance of the State funding for the project.
4. The time limit for the approval for the use of the State funding for the project prescribed in Clause 2 of this Article shall not exceed 30 days from the receipt of sufficient documents stipulated in Clause 3 of this Article. .
Article 18. Project Announcement
1. Within 07 working days from the day on which the project proposal is approved, Ministries, provincial People’s Committees and regulatory bodies shall issue the announcement about a single project or the project portfolio on the National Electronic Procurement System according to the regulations on bidding.
2. The announced project shall include the following main information:
a) The name of the project and the type of project contracts;
b) The target, scope, location of the project and the other project (if any);
c) The summary of the requirements for techniques, criteria, quality of the project facilities, products or services;
d) Proposed total investment capital; State funding for the project (if any);
dd) The proposed progress of the project and project execution duration, including the time of the feasibility study report, investor selection, construction, completion and operation ;
e) The updated information on the progress of the project prescribed in Point dd of this Clause;
g) The contact address of regulatory agencies.
Article 19. The transformation of investment projects financed by the public investment budget
1. The project that is financed by the public investment budget and satisfies the conditions prescribed in Clause 1 Article 15 of this Decree may be considered transforming the investment into the form of Public-Private Partnership.
2. The Ministry of Planning and Investment shall provide guidance on procedures for the transformation of investment according to the regulation in Clause 1 of this Article.
Section 2: PROJECTS PROPOSED BY THE INVESTORS
Article 20. Conditions for making project proposal
1. Investors may propose the projects other than the ones approved by Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees and make an announcement about such projects according to the regulation in Section 1 of this Chapter.
2. Requirements for the projects proposed by the investors:
a) The projects shall satisfy the requirements defined in the regulation in Clause 1 Article 15 of this Decree;
b) The investor being a state-owned enterprise shall establish a joint venture with another enterprise when proposing.
Article 21: Project proposal made by the investor
1. The investor shall make a project proposal documentation and submit it to Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees.
2. The contents of project proposal:
a) A written proposal for the project execution;
b) The project proposal (including the contents prescribed in Clause 2 and 3 Article 16 of this Decree);
c) A confirmation document about legal personality, capacity and experience of the investor;
d) Previous performance in similar projects (if any);
dd) Other necessary documents used for explaining the project proposal (if any).
Article 22. Appraisal and approval for project proposal made by investors
1. The project proposal of the investor shall be appraised and approved according to the regulation in Article 17 of this Decree within 30 days from the day on which the satisfactory application is received.
2. The Ministry of Planning and Investment shall provide guidance on the implementation of this Article.
Article 23: Announcement about the project proposal made by the investor
1. If the project proposal is approved, Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees shall make an announcement about the proposal and the information about the investor making such proposal according to the regulation in Article 18 of this Decree.
2. If a project includes contents relating to the intellectual property rights, trade secret, technology or agreements on mobilizing capital used for a project that needs top secret, then investors shall make a deal with Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees on the contents of the announcement.
FORMATION, APPRAISAL AND APPROVAL FOR FEASIBILITY STUDY REPORTS
Article 24. Responsibility for the formation of the feasibility study report
1. Ministries, regulatory bodies, provincial People’s Committees shall make a feasibility study report on the project as the basis of the formation of invitation for bid for investor selection and the contract negotiation .
2. With regard to the project that is proposed by the investor and approved according to the regulation in Article 22 of this Decree, Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees shall request the investor to make the feasibility study report.
3. Assigning investors to prepare the feasibility report shall be carried out according to the written agreement between the Ministries/regulatory bodies/provincial People’s Committees and the investor. The agreement shall specify the purposes, requirements and expenses for the feasibility study report, expense for independent consultants who are hired to carry out the appraisal, and the approaches to the case in which another investor is selected for executing the project.
Article 25. Contents of feasibility study report
1. The feasibility study report of the project shall include:
a) A detailed analysis of the need for the investment and the advantages of the project in comparison with other form of investment; the type of the project contract;
b) An evaluation report on conformity of the project with the planning, the development plan and the conditions prescribed in Clause 1 Article 15 of this Decree;
c) The target, the scope, the components (if any) and the location of the project; the demand for land and other resources;
d) A description of the technique, technology to satisfy the requirements for the quality of the works, products or the supply services;
dd) An assessment on the current conditions of works, machinery, devices, the value of property (applied to the O&M contracts); the conditions for carrying out other project (applied to the BT contracts);
dd) The project progress and time limit; the duration of the construction and development of the works; the plan for the management, operation or service supply;
g) A general plan for indemnity, site clearance and resettlement;
h) The project financial plan (including the contents prescribed in Point h Clause 2 Article 16 of this Decree);
i) The capital mobilization for the project; evaluation of the need and the liquidity ratio of the market; the survey on the interest of the investors and the lenders in the project;
k) An analysis of risk, responsibilities of the parties for the risk management during the execution of the project;
l) A petition for investment incentive and guarantee (if any)
m) The socio-economic effect and the impacts of the project on environment, society and national defense and security;
2. With regard to the project including building components, apart from the contents prescribed in Clause 1 of this Article, the feasibility study report shall include the fundamental design according to the regulations on construction.
3. Group C project may be not required to have feasibility study report. However, fundamental design and project financial plan shall be included in the project proposal as the basis for investor selection and project contract negotiation.
4. Ministries, regulatory bodies shall cooperate with the Ministry of Planning and Investment in providing guidance on the contents of feasibility study report provided that these contents conform to the performance and project management of the regulatory bodies.
Article 26. Appraisal of feasibility study report
1. Authority to appraise for feasibility study report:
a) The national appraisal board is in charge of appraising the projects of national importance;
b) Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Presidents of the provincial People’s Committees shall request the central units in charge of the execution of the PPP to carry out the appraisal of group A and B project.
2. The documents that must be included in the appraisal of feasibility study report are:
a) The project appraisal report;
b) The feasibility study report;
c) Relevant materials or legal documents.
3. Contents of the appraisal:
a) The need of the project; the correlation between the project and the planning, the program for the development of specific sector, region and local area; the necessity and the advantage of the project in the form of public-private partnership in comparison with other form of investment;
b) The evaluation of the basic factors that can affect the project: the target and the appropriacy in terms of scope, location of the project; requirements for technical design, technology; plans for project management and operation or service supply;
c) The feasibility of the project: the financial plan, the mobilization of resources for the execution of the project; the demand for land, site clearance and resources; the ability to supply goods and services, solutions to meeting the demand, the payment ability of the users; risks of the construction, development, project management and the measures to be taken to reduce the risks; the interest of the investors and the lenders in the project;
d) The effect of the project: The results and the positive impacts of the project on the socio-economic development; the impacts on the environment, society and national defense and security;
dd) Other necessary information.
4. The time limit for the appraisal of feasibility study report:
a) For the projects of national importance: not later than 90 days;
b) For group A projects: not later than 40 days;
c) For group B projects: not later than 30 days.
5. The appraisal agency may hire consultants to appraise part or all of contents prescribed in Clause 3 of this Article.
Article 27. Authority to approve the feasibility study report
1. The Prime Minister shall be responsible for the approval for feasibility study report of the projects of national importance.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Presidents of the provincial People’s Committees are responsible for the approval for feasibility study report of group A and B projects, excluding the projects in the field of national defense, security and religion that are funded by the ODA and the concessional loans from the foreign sponsors.
Article 28. Adjustment to the feasibility study report
1. The feasibility study report shall be adjusted in the following cases:
a) The project is affected by natural disasters or other force-majeure events;
b) There are elements that may make the project more effective;
c) There is any change in the planning that directly entails changes to the target, location and scope of the project;
d) The project fails to attract the investor after the survey, initial selection or bidding;
dd) Other cases according to the regulations by the Prime Minister.
2. Procedures for the appraisal, approval and feasibility study report adjustment shall be carried out according to the regulation in Article 26 and 27 of this Decree.
INVESTOR SELECTION AND THE CONCLUSION OF INVESTMENT AGREEMENTS AND PROJECT CONTRACTS
Article 29. Investor selection
1. The selection of investor is carried out in the form of open bidding or contractor appointment.
2. An investor may receive concession in the investor selection progress if such organization has a feasibility study report or has a project proposal (applied to group C projects) approved by Ministries, regulatory bodies or provincial People’s Committees.
3. Conditions, procedures for investor selection and concession granted to the investor in the bidding process shall be according to the regulations on bidding.
Article 30. Conclusion of the investment agreement
1. Regulatory agencies shall organize the project contract negotiation with the investor (hereinafter referred to as the contracting party) that is selected according to the provisions of Article 29 of this Decree.
2. After the project contract negotiation, the regulatory agency and investor may sign an investment agreement to confirm the following contents:
a) The draft of project agreement;
b) The rights and obligations of each contracting party to the implementation of the procedures prescribed in Article 40 and 42 of this Decree to be issued with the Investment Registration Certificate and set up the project enterprises;
c) Other matters according to the agreement between the parties.
Article 31. Conclusion of the project contract
1. After receiving the Investment Registration Certificate as prescribed in Clause 3 of Article 40 of this Decree, the regulatory agency and the investor may sign the project contract.
2. With regard to group C project, after completing the project contract negotiation, the regulatory agencies and the investor may sign the project contract.
3. The rights and obligations of the project enterprise are negotiated in one of the following ways:
a) The project enterprise shall sign a contract with the investor to become a contracting party who is bound to the project contract;
b) The regulatory agencies, investors and project enterprises shall enter into the written permission allowing the project enterprise to exercise the rights and assume obligations of investors specified in the investment registration certificate and the project contracts. This document is an integral part of the project contract.
Article 32. Contents of the project contract
1. Based on the target, characteristic and type of project contract, the contracting parties agree to all or some of the following basic contents:
a) The target, scope, location, time limit and progress of the project; time for the construction of works in the project;
b) Requirements that technique, technology, quality of works, products or supplied services must conform to;
c) The total investment and financial plans of the project;
d) The conditions, the rate and the progress of the disbursement of the State funding (if any);
dd) Requirements for the use of land and related work;
e) The indemnity, site clearance and the resettlement;
g) The construction, inspection, monitoring, quality control, acceptance testing and final settlement of the project;
h) Inspection, operation, maintenance, sales and development of projects; project transfer;
i) The safety and environment protection;
k) The conditions and procedures for project acceptance of the lenders and appointed organizations;
l) Risk allocation between the regulatory agencies and investors; the force-majeure events and handling principles;
m) The incentives and investment guarantee (if any);
n) The laws on governing relation of contracting parties in the contracts, relevant contracts and solutions to handling disputes;
o) The effect and duration of the project contract;
p) The rules and conditions for amendments and termination of the project contract; the transfer of rights and obligations agreed under the project contract;
q) Other matters according to the agreement between the contracting parties.
2. The documents enclosed with the project contract (if any) include appendices, documents and other papers integral to the project contract.
3. Based on the types of project contracts specified in Clauses 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9 of Article 3 of this Decree, Ministries, regulatory bodies and provincial People's Committee shall propose the similar types of contract and request the Prime Minister to consider and decide.
4. Based on the regulation laid down in Point 1 of this Article, Ministries and regulatory bodies shall cooperate with the Ministry of Planning and Investment in providing guidance on the contents of the project contract in accordance with the requirements for execution and management of projects owned by each regulatory agency.
Article 33. Lenders’ right to take over the project
1. Lenders are entitled to take over or appoint a competent organization to take over a part or all of the rights and obligations of investors, project enterprises (hereinafter referred to as the take-over right) in case the investor or project enterprise fails to fulfill the obligations specified in the project contract or loan agreement.
2. A written agreement on the project must be made between the lenders and regulatory agencies or the contracting parties. Lenders and regulatory agencies are entitled to decide the time to sign the agreement on the project take-over.
3. After taking over the project, the lender or his/her authorized organization shall assume all of the obligations as an investor, project business as prescribed in the project contract and agreement on the project take-over right.
Article 34. Transfer of rights and obligations under the project agreement
1. Investors may transfer a part or all of the rights and obligations under the project agreement to the lender or another investor.
2. The transfer of a part or all of the rights and obligations under the project agreement shall not affect the target, scope, technical standards, and progress of the project and must meet the conditions for investment and operation according to the regulations defined in the law on investment and other agreed requirements specified in the project contract.
3. A written agreement on the transfer prescribed in Clause 1 of this Article shall be made between the parties in the project contract and the transferee. Lender shall negotiate the concession agreement under the terms of the loan agreement.
Article 35. Amendments to the project contract
Project contract may be amended due to a change of scale, technical standards, the contractual total investment or a force-majeure event, the adjustment to the feasibility study report as prescribed in the regulation in Article 28 of this Decree and other cases specified in the project contract.
1. The duration of the project contract shall be agreed upon between the parties according to the field, the scope, the characteristic and type of contracts, projects.
2. Project contract may ends its validity if the agreed contract term expire, or else the project contract may be terminated prior to the maturity date due to the violation of one of the parties without that defaulting party’s effective remedies, due to force majeure events or other cases specified in the project contract.
3. The parties shall negotiate the conditions for the termination of the project contract and measures to handle any issue that may arise during the contract termination.
Article 37. Application of foreign laws
1. The contracting parties may negotiate the application of foreign laws to govern the following contracts:
a) A project contract of which one contracting party is a foreign investor;
b) A contract that is guaranteed by the Government for the obligations prescribed in Article 57 of this Decree.
2. The Agreement that applies foreign laws specified in Clause 1 of this Article shall be conformable to Vietnam law on selection and application of foreign laws.
Article 38. Performance guarantee
Regulatory agencies and investor shall negotiate the form, value, duration of performance guarantee according to the regulations on bidding
PROCEDURES FOR INVESTMENT REGISTRATION AND PROJECT ENTERPRISE ESTABLISHMENT
Article 39. Authority to issue, adjust and revoke the investment registration certificate
1. Ministry of Planning and Investment is in charge of the issuance, adjustment and revocation of the investment registration certificate of:
a) The projects of national importance;
b) The projects that are signed by a Ministry, a regulatory body or an authorized agency;
c) The projects that involve multiple provinces.
2. Provincial People's Committees is in charge of the issuance, adjustment and revocation of the investment registration certificate of the projects other than those specified in Clause 1 of this Article.
3. The procedures for the issuance of investment registration certificate do not apply to group C projects.
Article 40. Application, procedures for issuance, adjustment and revocation of investment registration certificate
1. Application for the investment registration certificate shall include:
a) A written request for the investment registration certificate;
b) The investment agreement and a draft project contract;
c) A feasibility study report and decision on the project approval;
d) A written approval to use the State funding (if any);
dd) A joint-venture contract and a draft of project enterprise’s charters (if any);
e) Decision on investor selection.
2. Each investor shall submit 5 application packages. (01 original) to an agency specified in Article 39 of this Decree.
3. Any agency prescribed in Article 39 of this Decree must grant the investment registration certificate within 25 days of receipt of valid documents included in such application.
4. Ministry of Planning and Investment shall specify the application, procedures for the issuance, amendment and revocation of investment registration certificate.
Article 41. Contents of the investment registration certificate
1. Investment registration certificate shall include the following principal contents:
a) Name and address of the investor;
b) Name of the project;
c) The target, scope, requirements and conditions for the execution of the project (if any);
d) Location of the project and land use acreage;
dd) The total investment in the project; capital structure;
e) The duration and the progress of the project;
g) The value, proportion, progress and conditions for disbursement of government investment in the project (if any);
h) The investment incentives (if any).
2. With regard to the BT projects, in addition to the content of the project of infrastructure construction prescribed in Clause 1 of this Article, the investment registration certificate shall include the regulation on the conditions for the execution of other projects.
3. Other projects shall follow required procedures for issuance of the investment registration certificate according to the regulations on investment.
Article 42. Establishment of project enterprises
1. After being issued with the investment registration certificate, investors shall establish a project enterprise to execute the project according to the target, scope as agreed upon in the project contract. Documents and procedures for the establishment of project enterprise shall adhere to the regulations pertaining enterprises.
2. With regard to the projects carried out under the BT contract or the group C project, investors shall establish a project enterprise according to the regulation in Clause 1 of this Article or directly execute the project, but shall be required to carry out independent management and make accounting report on the capital and project-related activities.
Article 43. Conditions for carrying out the project
1. The project shall be executed according to the conditions defined in the project contract after the investor is issued with the investment registration certificate.
2. A group C project shall be executed after the project contract was signed.
3. Other projects may be executed concurrently or after the infrastructure construction has been completed as prescribed in the project contract.
Article 44. Project contractor selection
Investors, project enterprises shall promulgate the regulations on the selection of contractor as a consultant, goods supplier, constructor and other contractors on the basis of ensuring the fairness, the transparency and the economic effect that shall then be applied consistently in the project execution process.
Article 45. Construction site preparation
1. Provincial People's Committees are responsible for carrying out the site clearance and completing the procedures for land allocation and lease to carry out the project according to the laws on land, project contracts and relevant contracts.
2. The competent authority shall cooperate with provincial People's Committees in the implementation of the regulation set forth in Clause 1 of this Article.
Article 46. Formulation of construction design
1. Based on the feasibility study report and the regulations defined in the contract project, the investor and the project enterprise shall draw up the technical design and send it to a competent authority for the purpose of supervision and inspection. The adjustment to technical design that may affect the scope, technical standards and progress of the project must be approved in writing by a competent authority.
2. The inspection of construction design shall comply with the law on construction.
Article 47. Contract performance supervision
1. The investor, the project enterprise are responsible for controlling the quality of the project construction and services; monitoring supervising by themselves or hiring an independent consultant to monitor or supervise the construction and the acceptance testing of construction constituents and all of construction works according to the design, the operation plan prescribed in the project contract.
2. Competent authorities are responsible for monitoring the obligation fulfillment of investors, project enterprises according to the project contract.
3. In case of necessity, the competent agency may hire qualified consultants to assist in their fulfillment of the obligations specified in Clause 2 of this Article.
Article 48. Project quality supervision
1. When supervising the quality of the project transferred to the State upon completion, in addition to the duties specified in Article 47 of this Decree, any regulatory agencies shall be required to:
a) Inspect the construction supervisor’s performance according to the requirements defined in the project contract;
b) Inspect the compliance with procedures, standards and norms for the management and operation of project as agreed upon in the project contract;
c) Carry out the inspection of the quality of a part or all of works when there is any suspicion of the quality or any request of a regulatory agency;
d) Ask the investors to request the contractor to adjust or suspend the project execution whenever the quality of the execution does not meet the statutory requirements.
2. The supervision of the quality of the BT project shall adhere to the regulated procedures that a public investment project must follow.
3. Ministry of Construction shall provide guidance on the implementation of the regulations laid down in this Article.
Article 49. Project management and operation
1. Investors, project enterprises shall carry out the management, operation of the project or carry out the other projects under the terms of the project contracts.
2. During the operation of the project or the rendering of project-related services, the project enterprises are required to:
a) Supply products, services and fulfill other duties according to the requests, conditions defined in the project contract;
b) Ensure that the use of the project shall conform to the terms and conditions of the project contract;
c) Treat all users of products and services provided by the project enterprises with fairness; avoid misusing the right to operate the project to refuse to provide services for customers;
d) Periodically repair, maintain the project, and ensure that the project shall be safely operated in accordance with the design or processes specified in the project contract.
Article 50. Price, cost of goods, service charges and revenues
1. Price, cost of goods, services, other revenues and conditions, procedures for adjustment shall be agreed upon in the project contract according to the principles that benefits of investors, projects enterprises, customers and the State shall be ensured, and these parties concerned shall receive proper conditions to recover their capital as well as gain profits.
2. The agreement about and adjustment to price, fees of goods, services and other revenues managed by the State shall comply with the laws on prices, fees and the conditions specified in the project contract.
3. When adjusting prices, fees of goods, services and other revenues specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article, investors, and project enterprises shall send a prior notice to the regulatory agencies and goods/ services customers for a period of 30 days before the date of adjustment.
Article 51. Assistance in collecting service charges
Investors, project enterprises are provided with favorable conditions to accurately and fully collect the price and service charges and revenues. They are also supported by the regulatory agencies to collect the service fees, and other revenues.
Article 52. Supervision, evaluation of investment activities and financial disclosure
1. The supervision and evaluation of projects shall be carried out according to the laws on the monitoring and evaluation of the investment and the agreement defined in the project contract.
2. Investors, project enterprises shall carry out the disclosure of financial reports, audit reports in accordance with the law and the agreements specified in the project contract.
FINAL SETTLEMENT AND TRANSFER OF THE PROJECT
Article 53. Final settlement of the project
1. Within 06 months from the day on which the project is completed, the investor shall carry out the final settlement of the investment capital used for the project development.
2. The competent agencies shall negotiate with the investors for the selection of an independent auditing organization that has proper capacity and experience to audit the value of investment capital used for the project construction.
3. Ministry of Finance is in charge of providing guidance on the implementation of the regulations on the final settlement of project value according to the regulation laid down in this Article.
Article 54. Transfer of the project
1. For the project contract that has terms and conditions concerning the transfer of the project, the regulatory agencies and investors shall obtain agreements about the conditions and procedures for project transfer in the project contract.
2. The transfer of the project shall comply with the following conditions and procedures:
a) One year before the date of transfer or within the time limit specified in the project contract, investors, project enterprises shall make the public announcement about the transfer of works, procedures and time limits for completing all contractual rights and obligations as well as debt repayment;
b) The regulatory agencies shall inspect the quality, value, condition of the project under the terms and conditions of the project contract, make a list of assets to be transferred, determine any loss or damage (if any), and request the project enterprises to repair and maintain the project;
c) Investors, project enterprises shall ensure that the transferred asset is not collateralized for the fulfillment of the financial obligations or other obligations of the investors, project enterprises that may arise before the date of transfer, unless otherwise agreed in the project contract;
d) Project enterprises are responsible for technology transfer, training and the periodical maintenance and the overhaul in order to ensure the normal technical conditions of the project in accordance with the requirements defined in the project contract;
dd) After taking over the project, the regulatory agency shall carry out the management and operation of such project inside their area of competence.
INCENTIVES AND INVESTMENT GUARANTEES
Article 55. Investment incentives
1. Investors, the project enterprise shall be given the enterprise income tax incentives according to the laws on enterprise income tax.
2. Goods imported for the execution of projects shall have opportunities to approach incentives according to the laws on export and import tax.
3. Investors, project enterprises shall be entitled to exemption of land levies for the land allocated by the State or exemption from land rent during the execution of the project according to the laws on land.
4. Investors, project enterprises shall be also entitled to other incentives according to the law.
Article 56. Taxes levied on contractors involved in the project
Foreign and local contractors involved in the project shall fulfill their tax liabilities and shall be entitled to tax incentives according to the law.
Article 57. Guarantee for fulfillment of obligations assumed by investors, project enterprises and other enterprises
Based on the nature of specific projects and demands for the project execution, the Prime Minister shall appoint a competent agency as a representative of the Government to guarantee the supply of raw materials, consumption of products and services and other contractual obligations of the investors, project enterprise or other enterprises involved in the project and guarantee the obligations of the state enterprises who sell fuel, raw materials, purchase products or services of the investors, project enterprises.
Article 58. Collateralization of property, right to operate the project
1. Investors, project enterprises may use their property, land use rights and the right to operate the project as collateral to the lenders according to the laws of and the civil laws. The duration of such collateralization shall not exceed the duration of the project contract, unless otherwise agreed in the project contract.
2. Agreement on the aforesaid collateralization shall be made in writing and signed by the lender and the contracting parties.
3. Such collateralization shall not be allowed to affect the target, scope, technical standards, progress of the project and other conditions specified in the project contract.
Article 59. Guarantee of exercise of land use rights
The land use purpose shall be guaranteed not to change during the execution of the project contract, even when the lender exercises the right to take over the project according to Article 33 of this Decree.
Article 60. Guarantee of balancing of foreign currency
1. Investors, the project enterprises shall be entitled to purchase foreign currency at credit institutions that are licensed to perform foreign exchange transactions to meet the needs for current transactions, capital transactions and other transactions or transfer of capital, profits, liquidated outward investment according to the laws on foreign exchange management.
2. Projects that fall under the authority to decide the investment plans of the National Assembly, infrastructure construction projects that belong to the investment programs of the Government and other essential projects according to the decision of the Prime Minister shall be considered to ensure that foreign currency needs shall be met to carry out the transactions stipulated in Clause 1 of this Article.
3. Based on the socio-economic development orientation, foreign exchange management policy, the ability of foreign currency balancing in each period and the target, the nature of the project, the Prime Minister shall decide and appoint a competent agency to balance foreign currency for the project specified in Clause 2 of this Article according to the proposal sent by Ministries, regulatory bodies or local authorities.
Article 61. Guarantee of provision of public services
1. Investors, project enterprise shall have the right to use land, roads and other ancillary facilities to implement the project in accordance with the law.
2. Where there is the scarcity of public services or restrictions on entities eligible to use public works, investors, project enterprise shall be given the priority to provide services or obtain rights to use public works for the purpose of project execution.
3. Competent authorities shall be responsible for supporting investors, project enterprise in following required procedures to be granted priority to use public utilities and facilities.
Article 62. Guarantee of property ownership
1. Lawful property of investors shall not be nationalized or confiscated by applying administrative measures.
2. Where the State purchase or requisition of property by reasons of national defense, security or national interests, emergencies, natural disaster prevention or mitigation, is needed, the investor is paid compensation under the provisions of investment law, or the law on government purchase or expropriation of assets and the terms agreed in the contract project.
Article 63. Settlement of disputes
1. The dispute between a regulatory agency and an investor or a project enterprise, or the dispute between a project enterprise and an economic organization participating in the project, shall be initially negotiated or mediated. If a dispute cannot be settled by such negotiation or mediation, the contracting parties may lodge the case to the arbitration or the Vietnamese court for settlement according to Vietnamese laws, except for the cases specified in Clause 2 and 3 of this Article.
2. The dispute between a competent agency and a foreign investor or a project enterprise established by a foreign investor under the regulation in Article 42 of this Decree in the process of the project contract execution and the guarantee contract stipulated in Article 57 of this Decree shall be settled by the arbitration or Vietnamese court or the arbitration council established under the agreement between the parties concerned.
3. The dispute between a project enterprise and a foreign organization/individual or a Vietnamese organization, and the dispute among the investors shall be resolved in accordance with the Law on Investment.
4. Disputes resolved by the arbitration specified in the project contract and the relevant contracts are deemed trade disputes. The decision of a foreign arbitration is recognized and enforced in accordance with the law on recognition and enforcement of decisions of foreign arbitration.
RESPONSIBILITIES FOR STATE MANAGEMENT OF INVESTMENT PROJECTS UNDER THE FORM OF A PUBLIC-PRIVATE PARTNERSHIP CONTRACT
Article 64. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
1. Help the Government to consistently manage investment activities in the form of public-private partnerships across the country.
2. Preside over and collaborate the Ministries or regulatory agencies concerned in providing guidance on the implementation of regulations on management and use of funds for the preparation of investment; procedures for transformation of investment projects funded by public investment capital; documentation and procedures that must be submitted or followed to approve the proposed investment project; records and procedures that must be submitted or followed to issue, amend and revoke the investment registration certificate; use of the state funding for the project; transfer of rights and obligations under the project agreement and other matters within their delegated authority specified herein.
3. Verify and submit the result of verification of similar investment projects proposed by the Ministries, provincial People's Committee to the Prime for consideration and decision.
4. Preside over and collaborate with the Ministry of Finance in formulating the general plan to use the State investment in the project; manage the state funding for project preparation.
5. Collaborate with the Ministry of Finance in providing guidance on the disbursement of State investment in the project.
6. Grant, adjust and revoke investment registration certificates under their jurisdiction; appraise State investment in the project within their jurisdiction; give their advice on matters inside their area of competence at the request of the Ministries and provincial People's Committees.
7. Preside over and cooperate with Ministries, provincial People's Committee in inspecting the proposal in which other forms of investment are specified in this Decree.
8. Preside over and collaborate with Ministries, regulatory agencies and provincial People's Committees in monitoring, testing, inspecting, reporting and assessing the implementation of the projects throughout the country.
9. Establish and manage the system of national information, national database on public-private partnership investment.
10. Organize training sessions to enhance the capability of implementing investment projects in the form of public-private partnerships.
11. Perform other duties and exercise other powers as prescribed by law.
Article 65. Responsibilities of the Ministry of Finance
1. Provide guidance on cost of preparing and implementing investment projects of ministries, provincial People's Committees; mechanisms for implementation of investment projects under contract BT; the financial plan of the project; final settlement of construction projects and other related matters within their jurisdiction specified in this Decree.
2. Preside over and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in providing guidance on disbursement of state investment in the project.
3. Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in planning to use state investment in the project, and managing state funding for investment preparation.
4. Give their advice on the measures relating to investment guarantee and investment incentives.
5. Give their opinions on issues within their assigned duties or delegated powers at the request of the Ministries, provincial People's Committee.
6. Aggregate and evaluate data and figures concerning the public debt of the projects and the financial obligations of the Government.
7. Perform other assigned duties and exercise other delegated powers as prescribed by law.
Article 66. Responsibilities of the Ministry of Justice
1. Provide legal advice on the project contract, the Government guarantee and documents related to the project signed by state agencies.
2. Participate in the negotiation of issues relating to applicable law, dispute settlement, government guarantees, other legal issues relating to project contracts and other similar contracts at the request of the Ministries and provincial People's Committee.
3. Perform other assigned duties and exercise other delegated powers as prescribed by law.
Article 67. Responsibilities of the State Bank of Vietnam
1. Provide their advice on the possibility of ensuring the balancing of foreign currency for the project at the request of Ministries, provincial People's Committees; aggregate demands for foreign currency of projects and manage the State's foreign exchange reserves to ensure the ability to balance an amount of foreign currency for the project.
2. Get involved in verifying issues within their assigned duties or delegated powers at the request of Ministries and provincial People's Committees.
3. Perform other assigned duties and exercise other delegated powers as prescribed by law.
Article 68. Responsibilities of the Ministry of Construction
1. Providing guidance on the implementation of regulations on project supervision and quality control and the determination of operating costs of the project management units.
2. Get involved in verifying issues within their assigned duties or delegated powers at the request of Ministries and provincial People's Committees.
3. Perform other assigned duties and exercise other delegated powers as prescribed by law.
Article 69. Responsibilities of Ministries and regulatory bodies
1. Perform the state management of investment in the form of public-private partnerships within their jurisdiction.
2. Formulate, announce projects that fall under their authority.
3. Preside over and cooperate with the Ministry of Planning and Investment in providing guidance on the implementation of the provisions enshrined in this Decree.
4. Provide their advice on relevant matters within their area of competence at the request of the Ministries, provincial People's Committee.
5. Aggregate and report information about the implementation of projects within the jurisdiction of specific regulatory agencies.
6. Request the Prime Minister to consider and decide the implementation of the forms of investment guarantee, which have not been governed in this Decree.
7. Perform other assigned duties and exercise other delegated powers as prescribed by law.
Article 70. Responsibilities of provincial People's Committees
1. Perform the state management of investment in the form of public-private partnership arrangements in the province under the Government’s delegation of authority.
2. Formulate and announce local projects.
3. Verify issue, amend, and revoke the investment registration certificate within their jurisdiction.
4. Provide their advice on matters within their assigned duties and delegated powers at the request of the Ministries, provincial People's Committee.
5. Aggregate, evaluate information about the execution of the projects that fall inside their area of competence.
6. Preside over, cooperate with regulatory agencies in carrying out site clearance for the implementation of the project.
7. Request the Prime Minister to consider, decide the implementation of investment projects in the other forms of investment guarantees that have not been governed in this Decree.
8. Perform other assigned duties and exercise other delegated powers according to the legal regulation.
1. This Circular shall take effect from April 10, 2015.
2. The following Decrees or Decisions shall become invalid from the effective date of this Decree:
a) The Decree No. 108/2009/NĐ-CP dated November 27, 2009 by the Government on the investment in the form of BOT contract, BTO contract and BT contract;
b) The Decree No. 24/2011/NĐ-CP dated April 05, 2011 by the Government providing amendments to a number of articles of the Decree No. 108/2009/NĐ-CP on the investment in the form of BOT, BTO and BT contracts;
a) The Decision No. 71/2010/QĐ-TTg dated November 9, 2010 by the Prime Minister providing regulation on the investment in the form of Public-Private Partnership.
Article 72. Transitional provisions
1. The list of projects to be announced prior to the effective date of this Decree must be revised and re-approved under the provisions of this Decree, unless otherwise approved by Prime Minister.
2. The feasibility study report was approved before the effective date of this Decree is not required to be re-approved under the provisions of this Decree.
3. The project of which investor selection result is approved before the effective day of this Decree shall not be required to go through the investor re-selection process in accordance with regulations laid down in this Decree.
4. The project contracts that are initialed before the effective day of this Decree shall not be re-negotiated.
5. The implementation of project that has been granted the investment certificate or for which the contract has been officially signed before the effective day of this Decree shall proceed according to the regulation defined in the investment certificate and the project contracts.
6. If a project has obtained a written commitment or approval by the Prime Minister or Ministries, provincial People’s Committees and regulatory bodies on the use of the State funding for the project, incentive and investment guarantee and other contents related to the implementation of the project before the effective day of this Decree, the execution of the project shall proceed according to these such documents
7. The projects other than those mentioned above shall be governed under the Decision of the Prime Minister according to the proposal from the Ministry of Planning and Investment.
The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the President of the People’s Committees of provinces are responsible for providing guidance on the implementation of this Decree within their assigned duties and delegated powers./.
|
PP. THE GOVERNMENT |