Chương I Nghị định 15/2015/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 15/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/02/2015 | Ngày hiệu lực: | 10/04/2015 |
Ngày công báo: | 05/03/2015 | Số công báo: | Từ số 295 đến số 296 |
Lĩnh vực: | Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
19/06/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện chọn dự án theo hình thức đối tác công tư
Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Theo đó, các dự án do Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đề xuất muốn được lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công tư phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Phù hợp với lĩnh vực đầu tư quy định tại Điều 4 Nghị định này;
- Có khả năng thu hút và tiếp nhận nguồn vốn thương mại, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư;
- Có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên tục, ổn định, đạt chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng;
- Có tổng vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên, trừ dự án đầu tư theo hợp đồng O&M và dự án công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/4/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; cơ chế quản lý và sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án; chính sách ưu đãi, bảo đảm đầu tư và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, bên cho vay và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.
2. Hợp đồng dự án là hợp đồng quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này và các hợp đồng tương tự khác theo quy định tại Khoản 3 Điều 32 Nghị định này.
3. Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
5. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được thanh toán bằng quỹ đất để thực hiện Dự án khác theo các điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 14 và Khoản 3 Điều 43 Nghị định này.
6. Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOO) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư sở hữu và được quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định.
7. Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTL) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
8. Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BLT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền cung cấp dịch vụ trên cơ sở vận hành, khai thác công trình đó trong một thời hạn nhất định; cơ quan nhà nước có thẩm quyền thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư theo các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định này; hết thời hạn cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (sau đây gọi tắt là hợp đồng O&M) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để kinh doanh một phần hoặc toàn bộ công trình trong một thời hạn nhất định.
10. Dự án khác là dự án do nhà đầu tư thực hiện để thu hồi vốn đầu tư công trình kết cấu hạ tầng.
11. Đề xuất dự án là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án.
12. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án.
13. Tổng vốn đầu tư là toàn bộ vốn đầu tư để xây dựng công trình dự án và vốn lưu động ban đầu để khai thác, vận hành dự án.
14. Vốn chủ sở hữu là vốn góp của nhà đầu tư để thực hiện dự án theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
15. Nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
16. Doanh nghiệp dự án là doanh nghiệp do nhà đầu tư thành lập để thực hiện dự án.
17. Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
18. Bên cho vay là tổ chức cấp tín dụng cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án.
1. Dự án xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp trang thiết bị hoặc dịch vụ công gồm:
a) Công trình kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và các dịch vụ có liên quan;
b) Hệ thống chiếu sáng; hệ thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải; nhà ở xã hội; nhà ở tái định cư; nghĩa trang;
c) Nhà máy điện, đường dây tải điện;
d) Công trình kết cấu hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể thao và các dịch vụ liên quan; trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;
đ) Công trình kết cấu hạ tầng thương mại, khoa học và công nghệ, khí tượng thủy văn, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; ứng dụng công nghệ thông tin;
e) Công trình kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
g) Các lĩnh vực khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Dự án quy định tại Khoản 1 Điều này được phân loại theo quy định của pháp luật về đầu tư công, gồm dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A, B và C.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết lĩnh vực đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành.
1. Chi phí chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) bao gồm:
a) Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi;
b) Chi phí tổ chức lựa chọn nhà đầu tư;
c) Chi phí hoạt động của đơn vị quản lý dự án thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm chi phí giám sát thực hiện hợp đồng dự án, chất lượng công trình;
d) Chi phí công bố dự án;
đ) Chi phí hoạt động của đơn vị đầu mối quản lý hoạt động PPP;
e) Chi phí thuê tư vấn hỗ trợ thực hiện một số hoạt động thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 5 Điều 8 Nghị định này;
g) Chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, đàm phán hợp đồng dự án và các hợp đồng có liên quan;
h) Chi phí khác.
2. Chi phí quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này được bố trí từ các nguồn vốn sau:
a) Nguồn vốn ngân sách nhà nước theo cân đối trong kế hoạch chi đầu tư phát triển hàng năm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Nguồn vốn hỗ trợ chuẩn đầu tư quy định tại Điều 6 Nghị định này;
c) Nguồn thu từ việc bán hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư;
d) Nguồn vốn do nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả;
đ) Các nguồn vốn hợp pháp khác:
3. Chi phí quy định tại các Điểm d, đ, e, g và h Khoản 1 Điều này được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước trong kế hoạch chi sự nghiệp của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư huy động và quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và các nguồn vốn khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ hoạt động chuẩn bị đầu tư.
2. Nguồn vốn quy định tại Khoản 1 Điều này được cấp phát cho Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để hỗ trợ chi phí chuẩn bị đầu tư quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
3. Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án hoàn trả chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư và chi phí bảo toàn nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư để tạo nguồn vốn chuẩn bị đầu tư cho các dự án khác.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Điều này.
1. Ban chỉ đạo nhà nước về PPP được thành lập và hoạt động theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Căn cứ yêu cầu và điều kiện quản lý cụ thể, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cơ quan chuyên môn trực thuộc làm đầu mối quản lý hoạt động PPP của Bộ, ngành, địa phương (sau đây gọi chung là đơn vị đầu mối). Trong trường hợp cần thiết, Bộ, ngành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập đơn vị chuyên trách trực thuộc làm đầu mối quản lý hoạt động PPP.
1. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và thực hiện các quyền, nghĩa vụ trên cơ sở thỏa thuận với nhà đầu tư tại hợp đồng dự án.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện quản lý cụ thể, Bộ, ngành được ủy quyền cho tổ chức thuộc Bộ, ngành; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan chuyên môn của mình hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ký kết và thực hiện hợp đồng dự án nhóm B và nhóm C.
3. Việc ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này phải được thực hiện bằng văn bản, trong đó xác định cụ thể phạm vi ủy quyền, trách nhiệm của cơ quan được ủy quyền trong việc chuẩn bị đầu tư, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng dự án.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan được ủy quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này thành lập hoặc giao đơn vị quản lý dự án thực hiện các hoạt động thuộc trách nhiệm của mình, nhưng trong mọi trường hợp phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ đã cam kết theo hợp đồng dự án.
5. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn tổ chức tư vấn độc lập để hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Trừ dự án nhóm C quy định tại Khoản 2 Điều này, dự án được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Lập, thẩm định, phê duyệt và công bố dự án theo quy định tại Chương III Nghị định này;
b) Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại Chương IV Nghị định này;
c) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán và ký kết thỏa thuận đầu tư, hợp đồng dự án theo quy định tại Chương V Nghị định này;
d) Thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định tại Chương VI Nghị định này;
đ) Triển khai thực hiện dự án theo quy định tại Chương VII Nghị định này;
e) Quyết toán và chuyển giao công trình theo quy định tại Chương VIII Nghị định này.
2. Dự án nhóm C thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Lập, thẩm định, phê duyệt và công bố dự án theo quy định tại Chương III Nghị định này.
b) Tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán và ký kết hợp đồng dự án theo quy định tại Chương V Nghị định này;
c) Triển khai thực hiện dự án theo quy định tại Chương VII Nghị định này;
d) Quyết toán và chuyển giao công trình theo quy định tại Chương VIII Nghị định này.
Article 1. Scope of regulation
This Decree provides the regulation on the sectors and requirements, procedures for execution of the investment projects developed in the form of public-private partnerships; the management and use of the State funding for execution of investment projects; the government’s investment incentive and assurance policies, and government agencies’ responsibilities for management of the investment projects developed in the form of public-private partnership.
This Decree applies to the regulatory agency, investor, project enterprise, lender and agency/organization/individual involved in the execution of the project developed the form of public-private partnership.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, these terms can be construed as follows:
1. “Investment in the form of public-private partnership” (hereinafter referred to as PPP) means any form of investment on the basis of a contract between a regulatory agency and an investor, a project enterprise to carry out, manage and operate an infrastructure and public service project.
2. “Project contract” means the contracts prescribed in Clause 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9 of this Article and other similar contracts prescribed in Clause 3 Article 32 hereof.
3. “Build – Operate – Transfer contract” (hereinafter referred to as BOT contract) means a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall be entitled to operate it for a specified period of time; eventually, the investor shall transfer it to the regulatory agency.
4. “Build – Transfer – Operate contract” (hereinafter referred to as BTO contract) means a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall transfer it to the regulatory agency, and shall be entitled to operate it for an agreed period of time.
5. “Build – Transfer contract” (hereinafter referred to as BT contract) means a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall transfer it to the regulatory agency, and then the investor will be allotted a land parcel used for carrying out another project under the provisions of Clause 3 Article 14 and Clause 3 Article 43 of this Decree.
6. “Build – Own – Operate contract” (hereinafter referred to as BOO contract) is a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall take ownership of this project and have the right to operate it for a specified period of time.
7. The Build – Transfer – Lease contract (hereinafter referred to as BTL contract) means a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall transfer it to the regulatory agency and shall be entitled to provide services on the basis of operation of such project for a specified period of time; the regulatory agency shall have the authority to lease and make payment for the investor’s services according to the regulation in Clause 2 Article 14 of this Decree.
8. “Build – Lease – Transfer contract” (hereinafter referred to as BLT contract) means a type of contract to build an infrastructure project between a regulatory agency and an investor; after completing the construction, the investor shall have the right to provide services on the basis of operation of such projector a specified period of time; the regulatory agency shall have the authority to lease and make payment for the investor’s services according to the regulation in Clause 2 Article 14 of this Decree; when the lease term expires, such project shall be transferred to the regulatory agency.
9. “Operation & Management contract” (hereinafter referred to as O&M contract) means a type of contract to operate the project between a regulatory agency and an investor for a specified period of time.
10. “Other project” means the projects that the investors shall carry out in order to recover the money invested in infrastructure projects.
11. “Project proposal” is a document that contains the general information on the need, feasibility and effect of the project.
12. “Feasibility study report” means a document that contains the information on the need, feasibility and effect of the project.
13. “Total investment” means the whole of capital invested for the construction project and the initial working capital for the operation and management of the project.
14. “Equity capital” means the investor’s stake in the project as prescribed in Article 10 of this Decree.
15. “Investor” means any organization or individual that makes investment in a project according to the regulations on the investment and relevant laws.
16. “Project enterprise” means the enterprise set up by the investor to carry out the project.
17. “State-owned enterprise” means the enterprise of which 100% charter capital is held by the State.
18. “Lender” means the organization extending credit to the investor and project enterprise to carry out the project.
Article 4. Investment project sectors and classification
1. The projects on the construction, improvement, operation and management of infrastructural works, the supply of public equipment and utilities include:
a) Transportation infrastructure and supporting services;
b) Lighting system; clean water supply system; water drainage system; sewage collection and disposal system; social housing; resettlement housing; cemetery;
c) Power plants, transmission lines;
d) Infrastructure works for healthcare, education, training, cultural activities, sports and relating services; head offices of regulatory agencies;
dd) Infrastructure works for commerce, science and technology, meteorology and hydrology, economic zones, industrial zones, hi-tech zones, concentrated information technology zones; the application of information technology;
e) Infrastructure works for agriculture and rural development, and the services for enhancing the correlation of agricultural production with farm product processing and sale;
g) Other sectors decided by the Prime Minister.
2. The projects prescribed in Clause 1 of this Article are classified according to the regulations on public investment, including projects of national importance and the Group-A, B and C projects.
3. Ministries, ministerial-level agencies shall preside over, cooperate with the Ministry of Planning and Investment in providing detailed guidance on the investment sectors that fall within Ministries’ jurisdiction.
Article 5. Expenses for the investment preparation and the execution of the projects allocated by Ministries, provincial People’s Committees and regulatory bodies
1. The expenses for the investment preparation and the execution of the projects allocated by Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and People’s Committees of provinces (hereinafter referred to as Ministries, provincial People’s Committees and regulatory bodies) includes:
a) The expenses for the project formulation, evaluation and approval for the project proposals, feasibility study reports;
b) The expenses for investor selection processes;
c) The expenses for the management of the project management units affiliated to the regulatory agencies, including those incurred from the supervision of performance and the construction quality;
d) The expenses for the project announcement;
dd) The operating expenses of the central PPP project management unit;
e) The expenses for hiring consultants to assist in the activities within the area of the responsibility of regulatory agencies prescribed in Clause 5 Article 8 of this Decree;
g) The expenses for organization of conferences, seminars and negotiation of project contracts and relating contracts;
h) Other expenses.
2. The expenses prescribed in Point a, b and c Clause 1 of this Article is funded by:
a) The State budget, according to the balancing of annual budget plans for investment and development projects of the Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees;
b) The capital for the investment preparation prescribed in Article 6 of this Decree;
c) The receipts from the sale of the invitations for bid;
d) The money repaid by the selected investor;
dd) Other lawful sources of capital.
3. The expenses prescribed in Point d, dd, e, g and h Clause 1 of this Article shall be allocated from the State budget included in the administrative expenditure plan outlined by Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees.
Article 6. The funding for investment preparation
1. The Ministry of Planning and Investment shall mobilize and manage the Official Development Assistance (ODA) funds, concessional loans from foreign sponsors and other sources of capital under the decision of the Prime Minister for the investment preparation.
2. The capital prescribed in Clause 1 of this Article shall be allocated to Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees to pay for the investment preparation prescribed in Point a and b Clause Article 5 of this Decree.
3. The investor who is selected to execute the project shall repay the expense for investment preparation and the expense for preserving the funding for investment preparation so as to provide other funding for other projects.
4. The Ministry of Planning and Investment shall preside over, cooperate with the Ministry of Finance in providing guidance on the implementation of this Article.
Article 7. Steering committee and the central PPP unit
1. The PPP steering committee is set up and operates under the decision of the Prime Minister.
2. Based on specific management requirements and conditions, Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees shall appoint their directly-affiliated specialized agencies to be the central units in charge of the execution of the PPP projects of Ministries, sectors and localities (hereinafter referred to as the central unit). Ministries and regulatory bodies shall request the Prime Minister to give decision on the establishment of the leading units when necessary.
Article 8. Regulatory agencies that have the authority to sign and carry out the project contracts
1. Ministries, regulatory bodies and provincial People’s Committees are those who have the authority to sign the project contracts within their functions, tasks, powers, and adhere to their rights and obligations agreed upon in the project contract with investors.
2. Based on functions, tasks, powers and specific management conditions, Ministries, regulatory bodies can delegate to their affiliates; provincial People’s Committees can delegate to their directly affiliated specialized agencies or the People’s Committees of districts to sign and execute the group B or C project contracts.
3. The delegation of authority prescribed in Clause 2 of this Article must be performed in writing in which the scope of authority delegation, responsibilities of the authorized agencies for the investment preparation, and contract negotiation, conclusion and execution.
4. Regulatory agencies, authorized agencies defined in Clause 2 of this Article shall carry out or request the project management units to carry out their assigned duties but, under any circumstances, shall be responsible for fulfilling their obligations agreed upon in the project contract.
5. When necessary, regulatory agencies have the authority to appoint an independent consultancy organization to assist in the performance of a number of duties prescribed in Clause 4 of this Article.
Article 9. Procedures for the project implementation
1. Except for the group C projects prescribed in Clause 2 of this Article, project shall be carried out under the following procedures:
a) Formulate, evaluate, approve and announce the projects according to the regulation in Chapter III of this Decree;
b) Prepare, evaluate, and approve the feasibility study reports according to the regulation in Chapter IV of this Decree;
c) Select investors; negotiate and sign the investment agreement, project contracts according to the regulation in Chapter V of this Decree;
d) Follow the procedures for the issuance of Investment Registration Certificate and set up the project management enterprises according to the regulation in Chapter VI of this Decree;
dd) Carry out the projects according to the regulation in Chapter VII of this Decree;
e) Complete the financial reporting and transfer of the project according to the regulation in Chapter VIII of this Decree.
2. Group C projects are carried out under the following procedures:
a) Formulate, evaluate, approve and announce the project according to the regulation in Chapter III of this Decree;
b) Select investors; negotiate and sign the project contracts according to the regulation in Chapter V of this Decree;
c) Carry out the projects according to the regulation in Chapter VII of this Decree;
d) Complete the financial reporting and transfer of the project according to the regulation in Chapter VIII of this Decree.