Chương XXIV Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Một số thủ tục về thi hành án tử hình, xét tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích
Số hiệu: | 139/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 14/10/2016 | Số công báo: | Từ số 1109 đến số 1110 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 04/10/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí môn bài; miễn lệ phí môn bài; mức thu và khai, nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
1. Người nộp lệ phí môn bài
2. Miễn lệ phí môn bài
3. Mức thu phí môn bài
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện:
a) Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án phải được gửi ngay cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Sau khi đã xem xét hồ sơ vụ án để quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, Tòa án nhân dân tối cao phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tối cao;
c) Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
d) Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước;
đ) Bản án tử hình được thi hành nếu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và người bị kết án không có đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
Trường hợp bản án tử hình bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm mà Hội đồng giám đốc thẩm, Hội đồng tái thẩm Tòa án nhân dân tối cao quyết định không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án tử hình thì Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo ngay cho người bị kết án biết để họ làm đơn xin ân giảm hình phạt tử hình;
e) Trường hợp người bị kết án có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình thì bản án tử hình được thi hành sau khi Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm.
2. Khi có căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật hình sự thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm không ra quyết định thi hành án tử hình và báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân cho người bị kết án.
1. Trại giam; Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn và chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.
Hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn gồm:
a) Đơn xin tha tù trước thời hạn của phạm nhân kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật, các nghĩa vụ phải chấp hành khi được tha tù trước thời hạn;
b) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án;
c) Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên;
d) Văn bản, tài liệu thể hiện việc chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí, các nghĩa vụ dân sự;
đ) Tài liệu về cá nhân, hoàn cảnh gia đình của phạm nhân;
e) Kết quả xếp loại chấp hành án phạt tù quý, 06 tháng, năm; quyết định khen thưởng hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc phạm nhân lập công (nếu có);
g) Văn bản đề nghị tha tù trước thời hạn của cơ quan lập hồ sơ.
2. Văn bản đề nghị tha tù trước thời hạn của cơ quan lập hồ sơ gồm các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm của văn bản;
b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người có thẩm quyền đề nghị;
c) Họ tên, giới tính, năm sinh, nơi cư trú của phạm nhân; nơi phạm nhân chấp hành thời gian thử thách;
d) Thời gian đã chấp hành án phạt tù; thời gian chấp hành án phạt tù còn lại;
đ) Nhận xét và đề nghị của cơ quan lập hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu phải ra văn bản thể hiện quan điểm về việc đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan đề nghị.
Trường hợp Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung tài liệu và gửi cho Viện kiểm sát, Tòa án.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan đề nghị, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện; đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp. Trường hợp Tòa án yêu cầu cơ quan lập hồ sơ bổ sung tài liệu thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung tài liệu và gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát.
5. Hội đồng xét tha tù trước thời hạn có điều kiện gồm Chánh án và 02 Thẩm phán, do Chánh án làm Chủ tịch Hội đồng.
6. Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng trình bày tóm tắt hồ sơ đề nghị. Kiểm sát viên trình bày quan điểm của Viện kiểm sát về việc đề nghị xét tha tù trước thời hạn có điều kiện của cơ quan đề nghị và việc tuân thủ pháp luật trong việc xét, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Đại diện cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị có thể trình bày bổ sung để làm rõ việc đề nghị tha tù trước thời hạn.
7. Phiên họp xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được lập biên bản. Biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên họp; thành phần tham gia phiên họp; nội dung, diễn biến phiên họp và quyết định của Hội đồng về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với từng phạm nhân.
Sau khi kết thúc phiên họp, Kiểm sát viên xem biên bản phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung (nếu có) vào biên bản phiên họp; Chủ tịch Hội đồng phải kiểm tra biên bản, cùng với thư ký phiên họp ký vào biên bản.
8. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Tòa án phải gửi quyết định cho phạm nhân, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, cơ quan đã lập hồ sơ đề nghị, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cấp quân khu, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người được tha tù trước thời hạn về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.
9. Ngay sau khi nhận được quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, cơ sở giam giữ phải tổ chức công bố quyết định này và thực hiện các thủ tục thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện. Trong thời gian thử thách mà người được tha tù trước thời hạn có điều kiện không vi phạm các quy định tại khoản 4 Điều 66 của Bộ luật hình sự thì khi hết thời gian thử thách, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đã quản lý họ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù.
10. Trường hợp người được tha tù trước thời hạn vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 66 của Bộ luật hình sự thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được tha tù trước thời hạn về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó phải lập hồ sơ chuyển đến Viện kiểm sát và Tòa án đã ra quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện để xem xét, hủy quyết định đã ban hành và buộc người đó phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, Tòa án phải gửi quyết định cho cơ quan, cá nhân quy định tại khoản 8 Điều này.
11. Viện kiểm sát có quyền kháng nghị, phạm nhân có quyền khiếu nại đối với quyết định về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện, quyết định hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết kháng nghị, khiếu nại các quyết định quy định tại khoản này được hiện theo quy định tại Chương XXII và Chương XXXIII của Bộ luật này.
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.
2. Những trường hợp quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.
Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.
PROCEDURES FOR THE EXECUTION OF DEATH PENALTY, PAROLE AND EXPUNGEMENT OF CRIMINAL RECORDS
Article 367. Procedures for the review of death penalty before execution
1. The following procedures shall apply to the review of a death penalty before execution:
a) When a death penalty comes into force, the case file shall be promptly sent to the President of the Supreme People’s Court and the sentences shall be immediately delivered to the Head of the Supreme People’s Procuracy;
b) Supreme People’s Court, after reviewing the case file to make decisions to or not to file an appeal through reopening or cassation procedures, shall have the case file sent to the Supreme People’s Procuracy. Supreme People’s Procuracy, in 01 month upon receiving the case file, shall return it to the Supreme People’s Court;
c) The president of the Supreme People’s Court or head of the Supreme People’s Procuracy, in 02 months upon the receipt of the case file, must decide to or not to appeal through reopening or cassation procedures;
d) The sentenced person shall be allowed to, in 07 days upon the effect of the sentence, petition for the State president’s commutation;
dd) A death penalty shall be executed if the President of the Supreme People’s Court and the Head of the Supreme People’s Procuracy do not appeal through reopening or cassation procedures and the sentenced person does not petition for the State president’s amnesty.
If an appeal is filed against the death penalty through the reopening or cassation procedures but is rejected by the Reopening panel or Cassation panel of the Supreme People’s Court for sustaining the death penalty, the Supreme People’s Court shall promptly notice the sentenced person for the latter’s petition for amnesty;
e) If the sentenced person petitions for remission, the death penalty shall be executed upon the State President’s rejection of the petition.
2. The president of the Court that held the first-instance trial, in the presence of grounds as defined in Section 3, Article 40 of the Criminal Code, shall not order to enforce the death penalty and report to the President of the Supreme People’s Court for the reduction of the death sentence to incarceration for life.
Article 368. Procedures for parole
1. Prisons and detention centers of the Ministry of Public Security, detention centers of the Ministry of Defense, criminal sentence enforcement units of provincial Police offices and military zones shall be responsible for preparing and sending the application for parole to the provincial Procuracy or military Procuracy of the military zone, provincial People’s Court, military Court of the military zone at the location where the convict serves time.
An application for parole comprises:
a) The convict’s letter of application for parole, including his undertakings to obey the laws and perform mandatory duties of the parole;
b) A copy of the sentence in effect and sentence enforcement order;
c) A copy of the decision to mitigate the prison sentence’s term of length for a person convicted of felonies or harsher crimes;
d) The documents showing the fulfillment of additional pecuniary fines, court fees and civil liabilities;
dd) The personal records of the convict and his family background;
e) The ranking result of the convict’s serving of his time on quarterly, 6-month and annual basis; the decision to commend or the competent authority's written confirmation of the convict's merit, if existing;
g) The written request for parole from the authority that prepares the application.
2. The written request for parole from the authority that prepares the application shall contain these primary details:
a) Number and date of the written request;
b) Full name, position and signature of the individual authorized to make the request;
c) Full name, gender, year of birth, residential place of the convict; and the location where the convict undergoes probation;
d) Length of time served and remaining;
dd) Remarks and requests by the authority that prepares the application.
3. The provincial People’s Procuracy or military Procuracy of the military zone must, in 15 days upon receiving the application for parole, expresses its opinions in writing on such application.
If the Procuracy demands further documents, the authority making the application must, in 03 days upon receiving such demand, prepare and send additional papers to the Procuracy and Court.
4. The president of the provincial People’s Court or military Court of the military zone, in 15 days upon obtaining the application, must hold a meeting to consider the parole and inform the equivalent Procuracy in writing to have procurator(s) assigned to such meeting. If the Court demands further documents, the authority making the application must, in 03 days upon receiving such demand, prepare and send additional papers to the Court and Procuracy.
5. The parole board is composed of the Court president, chairing the board, and 02 judges.
6. A member of the Board shall brief the application in the meeting. The procurator shall state the Procuracy’s standpoints on the concerned authority’s application for parole and the legal compliance of the ratification of parole. The representative of the authority making the application can present additional details to elucidate the application for parole.
7. The parole meeting shall be recorded in writing. The written record shall specify the date and location of the meeting, participants, contents and events in the meeting and the Board's decision to approve or reject the application for parole for each convict.
At the end of the meeting, the Procurator shall view the written record and request amendments (if any) to such record. The chairman of the Board must review the record and, together with the meeting clerk, sign the record.
8. In 03 days upon the issuance of the decision to grant parole, the Court must send such decision to the convict, equivalent Procuracy, immediate superior Procuracy, authority making the application, Court that ordered sentence enforcement, criminal sentence enforcement unit of district Police or military zone, local authorities at the commune, ward or town where the person on parole resides, military unit managing such person, and Department of Justice adjacent to the office of the Court issuing the decision.
9. The prison, upon receiving the decision to grant parole, shall announce such decision and handle formalities to execute the parole decision. If the person on parole does not violate Section 4, Article 66 of the Criminal Code during his probation, the criminal sentence enforcement unit of the district Police or military zone that managed such person, upon the expiration of the probation, shall certify his fulfillment of jail sentence in writing.
10. If the person on parole violates Section 4, Article 66 of the Criminal Code, the criminal sentence enforcement unit of the district Police office adjacent to the residential location of the person on parole or the military unit managing such person must submit documents to the Procuracy and Court that decided the parole. The said Procuracy and Court shall consider such documents to annul the decision issued and compel that person to serve the jail time remaining.
The court, in 05 days upon receiving a request, must hold a meeting to review details and make decision.
The court, in 03 days upon annulling the parole decision, must send its new decision to the authorities and individuals as stated in Section 8 of this Article.
11. The procuracy and the convict are entitled to appeal or complain, respectively, against the decision to approve or reject the parole and the decision to annul the parole decision.
The order, procedures and authority to settle such appeals and complaints against the decisions as stipulated in this section shall abide by Chapter XXII and Chapter XXXIII of this Law.
Article 369. Procedures for expungement of criminal records
1. The authority managing criminal record database, in 05 days upon receiving the request by the person whose criminal records are eligible for expungement, shall consider the conditions as stated in Article 70 of the Criminal Code and issue a certificate of no justice records.
2. The court shall decide the expungement in the events as defined in Article 71 and Article 72 of the Criminal Code. The sentenced person must send the Court, which held the first-instance trial, his petition bearing remarks of the local authority at the commune, ward or town where he resides or of his workplace or educational facility.
The court that held the first-instance trial, in 03 days upon receiving the sentenced person’s petition, shall send the application for expungement to the equivalent Procuracy. The equivalent Procuracy, in 05 days upon obtaining the documents from the Court, shall respond in writing and return such papers to the Court.
The president of the Court that held the first-instance trial, in 05 days upon retrieving documents from the Procuracy, shall consider the eligibility and approve or reject the application for expungement.
The court, in 05 days upon issuing a decision to approve or reject the application for expungement, must have such decision sent to the sentenced person, equivalent Procuracy, local authorities at the commune, ward or town where the person resides or his workplace or educational facility.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn