Chương XXII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Xét xử phúc thẩm
Số hiệu: | 139/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/10/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 14/10/2016 | Số công báo: | Từ số 1109 đến số 1110 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 04/10/2016, Chính phủ ban hành Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định người nộp lệ phí môn bài; miễn lệ phí môn bài; mức thu và khai, nộp lệ phí môn bài đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
1. Người nộp lệ phí môn bài
2. Miễn lệ phí môn bài
3. Mức thu phí môn bài
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
2. Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật này.
1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.
1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.
Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.
2. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;
c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;
d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
3. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
3. Ngày kháng cáo được xác định như sau:
a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;
b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;
c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.
1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật này.
2. Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật này.
3. Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ nhưng nội dung kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.
4. Trường hợp nội dung đơn kháng cáo đúng quy định của Bộ luật này nhưng quá thời hạn kháng cáo thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
5. Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.
Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.
1. Việc kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật này quy định.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.
4. Phiên họp xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày trước ngày xét đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp phúc thẩm gửi bản sao đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu kèm theo (nếu có) cho Viện kiểm sát cùng cấp. Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc xét kháng cáo quá hạn.
5. Quyết định của Hội đồng xét kháng cáo quá hạn được gửi cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm.
Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
1. Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
2. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
c) Kháng nghị đối với toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm;
d) Lý do, căn cứ kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
đ) Họ tên, chức vụ của người ký quyết định kháng nghị.
1. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
1. Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.
2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
3. Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Những phần của bản án, quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này. Khi có kháng cáo, kháng nghị đối với toàn bộ bản án, quyết định thì toàn bộ bản án, quyết định chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 363 của Bộ luật này.
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho Tòa áp cấp phúc thẩm trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án có kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
2. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm phân công Thẩm phán làm chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
1. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 15 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, 20 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án. Trường hợp vụ án thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 25 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, 30 ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung trước khi xét xử thì phải chuyển chứng cứ, tài liệu, đồ vật này cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung thì Viện kiểm sát phải trả lại cho Tòa án.
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
2. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
2. Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng cáo, kháng nghị.
3. Tòa án quân sự cấp quân khu có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự khu vực bị kháng cáo, kháng nghị.
4. Tòa án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm bản án, quyết định của Tòa án quân sự cấp quân khu bị kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm xem xét phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết, có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 60 ngày; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.
2. Trong thời hạn 45 ngày đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu, 75 ngày đối với vụ án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa phải ra một trong các quyết định:
a) Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
b) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm.
4. Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
1. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định. Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp cưỡng chế do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định.
2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 346 của Bộ luật này.
Trường hợp còn thời hạn tạm giam bị cáo mà xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm sử dụng thời hạn tạm giam theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm. Trường hợp đã hết thời hạn tạm giam bị cáo theo quyết định tạm giam của Tòa án cấp sơ thẩm thì Chánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết định tạm giam mới.
Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
3. Đối với bị cáo đang bị tạm giam bị xử phạt tù mà đến ngày kết thúc phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam bị cáo để bảo đảm việc thi hành án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 328 của Bộ luật này.
Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án.
Thời hạn tạm giam là 45 ngày kể từ ngày tuyên án.
1. Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với vụ án mà người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát đã rút toàn bộ kháng nghị. Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định. Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
2. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị trước khi mở phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần kháng cáo, kháng nghị đã rút.
3. Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm ghi rõ lý do đình chỉ và các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm cho Viện kiểm sát cùng cấp, Tòa án đã xét xử sơ thẩm, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
1. Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa.
2. Trường hợp có Thẩm phán không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.
3. Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
4. Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.
1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.
2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
1. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị được triệu tập đến phiên tòa thì phải có mặt tại phiên tòa. Nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử giải quyết:
a) Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Trường hợp người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử.
Trường hợp phải chỉ định người bào chữa theo quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa;
b) Trường hợp người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị là bị hại, đương sự và người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp những người này vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thể tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định không có lợi cho bị hại, đương sự;
c) Bị cáo có kháng cáo hoặc bị kháng cáo, bị kháng nghị nếu vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án, quyết định không có lợi cho bị cáo. Nếu sự vắng mặt của bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan và sự vắng mặt đó không gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.
2. Khi xét thấy cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm quyết định triệu tập những người khác tham gia phiên tòa.
1. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 349, 350 và 351 của Bộ luật này;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
2. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 297 của Bộ luật này.
1. Trước khi xét xử hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của Tòa án bổ sung chứng cứ mới; người đã kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự cũng có quyền bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật.
2. Chứng cứ cũ, chứng cứ mới, tài liệu, đồ vật mới bổ sung đều phải được xem xét tại phiên tòa phúc thẩm. Bản án phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới.
1. Thủ tục bắt đầu phiên tòa và thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
2. Chủ toạ phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Chủ toạ phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
3. Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
b) Sửa bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
2. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của bản án sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật.
1. Khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn;
c) Giảm hình phạt cho bị cáo;
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng;
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn;
e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
2. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc bị hại kháng cáo yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể:
a) Tăng hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; áp dụng hình phạt bổ sung; áp dụng biện pháp tư pháp;
b) Tăng mức bồi thường thiệt hại;
c) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nặng hơn;
d) Không cho bị cáo hưởng án treo.
Nếu có căn cứ thì Hội đồng xét xử vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều, khoản của Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp có căn cứ, Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể sửa bản án sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều này cho những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại trong các trường hợp:
a) Có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm;
b) Việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được;
c) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
2. Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại ở cấp sơ thẩm với thành phần Hội đồng xét xử mới trong các trường hợp:
a) Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng thành phần mà Bộ luật này quy định;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;
c) Người được Tòa án cấp sơ thẩm tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội;
d) Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư pháp đối với bị cáo không có căn cứ;
đ) Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
3. Khi hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải ghi rõ lý do của việc hủy bản án sơ thẩm.
4. Khi hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại, Hội đồng xét xử phúc thẩm không quyết định trước những chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm cần phải chấp nhận hoặc cần phải bác bỏ, cũng như không quyết định trước về điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự cần áp dụng và hình phạt đối với bị cáo.
5. Trường hợp hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại mà thời hạn tạm giam đối với bị cáo đã hết và xét thấy cần phải tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý lại vụ án.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên hủy bản án sơ thẩm, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án.
2. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 157 của Bộ luật này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
1. Sau khi Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền tiến hành điều tra, truy tố, xét xử lại vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
2. Sau khi Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại thì Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền tiến hành xét xử lại vụ án theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
1. Hội đồng phúc thẩm có quyền:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm khi xét thấy các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có căn cứ và đúng pháp luật;
b) Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
c) Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
2. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
1. Khi phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải triệu tập người kháng cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị tham gia phiên họp. Trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn tiến hành phiên họp.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định thì Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo quyết định mở phiên họp cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.
3. Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có).
Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên họp và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định.
APPELLATE TRIAL
Volume I. CHARACTERISTICS OF APPELLATE TRIAL AND RIGHT TO APPEAL
Articles 330. Characteristics of appellate trial
1. Appellate trial means that the immediate superior Court re-tries a case or re-considers the decisions passed by the first instance court, whose judgments and rulings pronounced for the case are appealed before coming into force.
2. The decisions in a first instance court, which are appealed, refer to decisions to suspend or dismiss the case or lawsuit against suspects and defendants and other decisions in the first instance court as per this Law.
1. Defendants, crime victims and their representatives shall have the right to appeal against the judgments or rulings of the first instance court.
2. Defense counsels shall have the right to appeal protect the benefits of individuals aged below 18 or having mental or physical defects, who they have defended.
3. Civil plaintiffs, civil defendants and their representatives shall have the right to appeal against parts of the judgments or rulings, that are related to compensations for damage.
4. Individuals having benefits and duties from the case and their representatives shall have the right to appeal against parts of the judgments or rulings, which are associated with their duties and benefits.
5. The protectors of legitimate rights and benefits of crime victims or litigants aged less than 18 or having mental or physical defects shall have the right to appeal against parts of the judgments or rulings, which are in connection with the benefits and duties of those under their protection.
6. A person declared not guilty by a Court shall have the right to appeal against the justifications of the first-instance court’s verdict of no guilty.
Article 332. Appellate procedure
1. The appellant lodges an appeal to the court that conducted the first instance trial or a court of second instance.
If the defendant is held in detention, the warden of the detention center or head of the detention facility must enable the defendant's execution of his right to appeal. The warden or head shall obtain and forward the written appeal to the first-instance court that issued the judgments or rulings appealed.
The appellant can directly present his appeal to the court that conducted the first-instance trial or the appellate court. The court must make a written record of the appeal as per Article 133 of this Law.
The appellate court, that has made the written record of the appeal or received the written appeal, shall send such record or written appeal to the first instance court for further activities according to general regulations.
2. A written appeal shall contain these primary details:
a) The date of the written appeal;
b) The full name and address of the appellant;
c) The reasons and petitions of the appellant;
d) The signature or fingerprint of the appellant.
3. The written or direct appeal shall be enclosed with additional evidences, documents and items, if available, that evince the grounds of such appeal.
Article 333. Time limit for appeal
1. The time limit for appeal against a first-instance court’s judgments is 15 days upon the pronouncement of such judgments. If the defendant or litigant is absent from the court, the time limit for appeal commences upon his receipt or the proclamation of the judgments according to the laws.
2. The time limit for appeal against a first-instance court’s rulings is 07 days and commences when the person entitled to appeal receives such rulings.
3. The entry date of an appeal is determined as follows:
a) The date shown in the postmark on the mail containing the written appeal sent by post;
b) If the written appeal is forwarded by the warden of the detention center or head of the detention facility, the entry date of the appeal shall be the date when the warden or detention head receives the written appeal. The warden or detention head must specify and confirm the date of receipt by affixing his signature on the written appeal;
c) If the appellant submits the written appeal in court, the entry date of the appeal shall be fixed upon the Court’s receipt of the written appeal. If the appellant directly appeals in court, the entry date of the appeal shall be fixed upon the Court’s written record of such appeal.
Article 334. Procedures for admission and processing of appeals
1. The first-instance court, after receiving the written appeal or executing a written record of the appeal, must enter details into a receipt journal and verify the validity of such appeal according to this Law.
2. If the written appeal is valid, the first-instance Court shall send a notice of appeal according to Article 338 of this Law;
3. If the written appeal is valid but its content is obscure, the first-instance Court must promptly inform the appellant for the latter's elucidation.
4. If the content of the written appeal conforms to this Law but the time limit for appeal expires, the first-instance court shall request the appellant to present his excuses and evidences, documents and items, if available, which justify his late submission of the written appeal.
5. If the petitioner does not have the right to appeal, the Court shall return the petition, in 03 days upon the receipt of such paper, and notice the petitioner and equivalent Procuracy in writing. Such written notice must specify reasons for the return of the petition.
A complaint can be lodged against the return of such petition in 07 days upon the receipt of the notice. The processing of such complaint shall abide by the stipulations in Chapter XXXIII of this Law.
1. The filing of a late appeal shall be permissible on condition that the appellant has been obstructed by force majeure or objective obstacles to lodge an appeal within the time limit as defined by this Law.
2. The court of first instance, in 03 days upon receiving a late appeal, shall forward to the appellate court the written appeal, the appellant's letter explaining the retardation of the appeal and evidences, documents and items (if available).
3. The appellate court, in 10 days upon receiving the late appeal enclosed with evidences, documents and items (if any), shall establish a Panel of three Judges to scrutinize the late appeal. The panel that contemplates the late appeal shall be entitled to decide to endorse or reject such appeal in writing and specify its reasons in the written decision.
4. The procurator of the equivalent Procuracy shall attend the meeting, in which the late appeal is perused. The appellate Court, in 03 days prior to its contemplation of the late appeal, shall send a copy of the late appeal with evidences and documents (if any) to the equivalent Procuracy. The procurator shall express the Procuracy’s standpoints on the ratification of the late appeal.
5. The decision by the late appeal review Panel shall be sent to the appellant, the Court of first instance and the Procuracy equivalent to the appellate Court.
If the appellate Court accepts the late appeal, the Court of first instance shall go through the formalities as defined in this Law and send the case file to the appellate Court.
Article 336. Appeal by the Procuracy
1. An appeal can be lodged by a Procuracy equivalent to the court of first instance or the immediate superior Procuracy to protest a judgment or ruling passed by such court.
2. An appeal by the Procuracy shall contain these primary details:
a) The issue date and number of the decision to appeal;
b) The name of the Procuracy that decides to appeal;
c) The appeal is filed against parts or the whole of judgments or rulings of the first instance court;
d) The reasons, justifications for appeal and requests by the Procuracy;
dd) Full name and position of the individual signing the written decision to appeal.
Article 337. Time limit for protest
1. The time limit for protests against a first-instance court’s judgments is 15 days for the equivalent Procuracy and 30 days for the immediate superior Procuracy upon the Court’s pronouncement of such judgments.
2. The time limit for protests against a first-instance court’s rulings is 15 days for the equivalent Procuracy and 30 days for the immediate superior Procuracy upon the Court’s issuance of such rulings.
Article 338. Notice of appeals and delivery of prosecution decisions to appeal
1. The first-instance court shall notice the equivalent Procuracy and concerned individuals in writing about the appeal in 07 days upon the expiration of the time limit for appeal. Such written notice must specify the appellant’s requests.
2. The procuracy, in 02 days upon issuing the decision to appeal, shall deliver such appeal with additional evidences, documents and appeals (if any) to the Court that held the first-instance trial, the defendants and concerned individuals. The procuracy filing the appeal must send its decision to appeal to another Procuracy that has jurisdiction of appeals.
3. Participants in legal proceedings, who are informed in writing of the appeal or protest, shall be entitled to state their opinions on the content of such appeal in writing to the appellate Court. Their opinions shall be inputted into the case file.
Article 339. Results of appeals or protests
Parts of the Court's judgments and rulings being appealed shall not be enforced, unless otherwise defined in Article 363 of this Law. If an appeal is filed against the whole of the Court’s judgments or rulings, the enforcement of all judgments or rulings shall be postponed, except for circumstances as defined in Article 363 of this Law.
The first-instance Court must provide the appellate Court with the case file, written appeal and documents, evidences and items (if any) in 07 days upon the expiration of the time limit for appeals or protests.
Article 340. Admission of cases
1. The appellate Court, upon receiving the file of the case appealed with evidences, documents and items (if any), shall enter details into the case admission journal.
2. In 03 days upon the admission of the case, the Court president of the appellate Court shall appoint a Judge to preside the court and meeting session.
Article 341. Transfer of case files to the Procuracy
1. The appellate Court, after admitting the case, must transfer the case file to the equivalent Procuracy. The case file must be returned to the Court, in 15 days’ time for the provincial People’s Procuracy or military procuracy of a military zone or 20 days’ time for the Higher People’s Procuracy or Central military procuracy upon such procuracies’ receipt of the case file. In the case of extremely severe or complicated felonies, the said time limit may be extended for 25 more days for the provincial People’s Procuracy or military procuracy of a military zone or 30 more days for the Higher People’s Procuracy or Central military procuracy.
2. Additional evidences, documents and items given to the appellate Court prior to its process of adjudication must be forwarded to the equivalent Procuracy. The procuracy, in 03 days upon receiving such additional documents, evidences and items, must return them to the Court.
Article 342. Amendment or withdrawal of appeals
1. The appellant or Procuracy deciding to appeal shall be entitled to amend the appeal but not to aggravate the defendants' circumstances, in the appellate court or prior to the start of the trial. The right to withdraw parts or all of the appeal shall be granted to the appellant, the Procuracy deciding to appeal or the immediate superior Procuracy in the appellate court or prior to the start of the trial.
2. The amendment or withdrawal of an appeal prior to the start of the trial must be executed in writing and sent to the appellate Court. The appellate court must inform the Procuracy, defendants and concerned individuals of the amendment or withdrawal of the appeal. The amendment or withdrawal of an appeal in court shall be noted in the court record.
3. If the appellant or Procuracy withdraws a part of the appeal in court, which does not affect other parts, the appellate Trial panel shall consider the part withdrawn and decide to terminate its adjudication of such part of the appeal.
Article 343. Effect of a first-instance court’s judgments and rulings not being appealed
A first-instance court's judgments, rulings and parts of such not being appealed shall come into force upon the expiration of the time limit for appeals and protests.
Volume II. PROCEDURE IN APPELLATE COURTS
Article 344. Appellate jurisdiction
1. A provincial People’s Court shall have appellate jurisdiction over a district People’s Court's judgments and rulings being appealed.
2. The higher People’s Court shall have appellate jurisdiction over a provincial's judgments and rulings being appealed. However, such appellate jurisdiction shall be subject to territorial jurisdiction.
3. A military court of a military zone shall have appellate jurisdiction over a local military court's judgments and rulings being appealed.
4. The Central military court shall have appellate jurisdiction over the judgments and rulings that were passed by a military court of a military zone and are being appealed.
Articles 345. Scope of appellate jurisdiction
An appellate court shall review the content of sentences and rulings being appealed. It can review other parts of such sentences and rulings, which are not appealed, if necessary.
Article 346. Time limit for appellate trial preparation
1. A provincial People’s Court or military Court of a military zone must start the appellate trial in 60 days upon the receipt of the case file. The higher People’s Court or Central military court must begin the appellate trial in 90 upon receiving the case file.
2. Upon the admission of a case, the provincial People’s Court and military court of the military zone, in 45 days, or the Higher People’s Court and Central military court, in 75 days, must issue one of the following decisions:
a) Terminate the appellate trial;
b) Hear the appellate case;
3. In 15 days upon deciding to hear the case, the Court must start the appellate trial.
4. The appellate court, in 10 days at most prior to the start of the trial, must send its decision to try the case to the equivalent Procuracy, defense counsels, crime victims, protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants, appellants and individuals having duties and interests related to the appeal.
Article 347. Implementation, alteration and termination of preventive and coercive measures
1. The appellate court, upon accepting the case, shall be empowered to implement, alter or terminate preventive and coercive measures.
The implementation, alteration and termination of detention shall be subject to the decisions of the Court president and Vice court presidents. The implementation, alteration and termination of other preventive and coercive measures shall be subject to the decisions of the Presiding judge.
2. The time limit for detention prior to trial shall not exceed the time limit for appellate trial preparation as per Article 346 of this Law.
The appellate court shall base on the first-instance court’s decision on detention to set the time limit for extending the active detention of a defendant, if deemed imperative. The appellate court shall base on the first-instance court’s decision on detention to extend the active time limit for the continued detention of a defendant, if deemed imperative.
If a defendant is held and must be kept in detention for the completion of the trial, the Trial panel shall decide to hold him in detention until the end of the trial.
3. If a defendant in detention is sentenced to jail but his detention time expires, the Trial panel shall decide to hold him in detention for sentence enforcement, unless otherwise stated in Section 4 and Section 5, Article 328 of this Law.
If a defendant not in detention is sentenced to jail, the Trial panel can decide to put him in detention upon the pronouncement of sentences.
The time limit for detention is 45 days upon the pronouncement of sentences.
Article 348. Termination of appellate trial
1. The appellate court shall terminate the appellate trial when the appellant or Procuracy withdraws the entire appeals. The termination of the appellate trial shall be subject to the decisions of the Presiding judge, prior to the start of the trial, or the decisions of the Trial panel, in court. The first-instance court’s sentences shall come into force upon the appellate Court’s issuance of the decision to terminate the appellate trial.
2. If the appellant or Procuracy, prior to the start of the trial, withdraws parts of the appeal, which are deemed not to affect other parts, the Presiding judge shall decide to terminate the appellate trial against the parts withdrawn.
3. A decision to terminate appellate trial must specify reasons of termination and other details as defined in Section 2, Article 132 of this Law.
The appellate court, in 03 days upon issuing its decision to terminate the appellate trial, must send such decision to the equivalent Procuracy, the court that held the first-instance trial, defense counsels, crime victims, litigants, protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants, appellants and individuals having duties and interests related to the appeal.
Article 349. Attendance of members of the appellate Trial panel and Court clerk
1. The trial shall proceed only in the presence of full members of the Trial panel and the Court clerk. Members of the Trial panel must hear the case from start to finish.
2. If a Judge fails to continue hearing the case but a reserve Judge attends the trial from the start, the reserve one shall be the substitute member of the Trial panel. If the Presiding judge cannot continue hearing the case, a member Judge of the Trial panel shall preside the court and a reserve Judge shall become a substitute member of the Trial panel.
3. If a reserve Judge or a Judge to substitute the presiding judge, when required, is not available, the trial shall be adjourned.
4. If the Court clerk is replaced or cannot continue attending the court, the trial may progress in the presence of a reserve Court clerk. If a substitute clerk is not available, the trial shall be halted.
Article 350. Attendance of Procurators
1. Procurator(s) of the equivalent Procuracy must appear in the court to exercise prosecution rights and administer the trial. The trial shall be adjourned in the absence of procurator(s). Many procurators may attend a lawsuit composed of serious and complex factors. If procurator(s) cannot attend the trial, reserve procurator(s) attending the trial from the start shall become substitute(s) to exercise prosecution rights and administer the trial.
2. If reserve procurator(s) is not available to replace procurator(s) who must be changed or cannot continue exercising prosecution rights or administering the trial, the Trial panel shall adjourn the trial.
Article 351. Attendance of defense counsels, protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants, appellants and individuals having duties and interests related to the appeal
1. Defense counsels, protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants, appellants and individuals having duties and interests related to the appeal must appear in court as per subpoenas. If such person(s) is absent, the Trial panel shall implement the following measures:
a) If the defense counsel is absent for the first time due to force majeure or objective obstacles, the trial shall be adjourned unless the defendant agrees to be tried in the absence of the defense counsel. If the defense counsel is absent not due to force majeure or objective obstacles or fails to appear as per the valid second subpoena, the court shall hold the trial.
If a defense counsel appointed as per Section 1, Article 76 of this Law is absent, the trial shall be adjourned unless the defendant or his representative agrees to engage in the trial in the absence of the defense counsel.
b) If the appellant, crime victims, litigants and their representatives who have interests and duties related to the appeal, and protectors of legitimate rights and benefits of crime victims and litigants are absent not due to force majeure or objective obstacles, the Trial panel shall hold the trial. If such people are absent due to force majeure or objective obstacles, the Trial panel can hold the trial but cannot pass a judgment or ruling that is inimical to the crime victims or litigants;
c) If the defendant filing or facing an appeal is absent due to force majeure or objective obstacles, the Trial panel can hold the trial but cannot pass a judgment or ruling inimical to the defendant. If the defendant’s absence out of force majeure or objective obstacles does not hinder the trial, the Trial panel shall hold the trial.
2. The appellate court shall decide to summon other individuals to the court, if necessary.
Article 352. Adjournment of appellate trial
1. The appellate court can adjourn the trial only in one of the following events:
a) There are justifications as defined in Article 52, 53, 349, 350 and 351 of this Law;
b) Evidences, documents or items must be verified or added outside the court;
If the trial is adjourned, the process of adjudication shall restart.
2. The duration of an adjournment to a trial of second instance shall be defined in Article 297 of this Law.
Article 353. Addition and examination of evidences, documents and items
1. The procuracy, prior to or at the appellate trial, can gather new evidences on its own discretion or at the requests for the Court. Furthermore, the appellant and individuals having duties and interests related to the appeal, defense counsels, protectors of legitimate benefits and rights of crime victims and litigants shall be entitled to supplement evidences, documents and items.
2. Existing and new evidences and newly added documents and items must be examined in court. The appellate court’s judgments must consider existing and newly added evidences.
Article 354. Procedure of appellate court
1. The procedures to start the trial and conduct oral arguments in an appellate court and first-instance court are similar; however, a member of the Trial panel in the court of second instance shall summarize the case, the first-instance court’s judgments and rulings and details of the appeal before the questioning session.
2. The presiding judge shall ask the appellant about his intention to amend or withdraw the appeal. If such intention exists, the presiding judge shall ask about the Procurator’s opinions on such amendment or withdrawal of the appeal.
The presiding judge shall ask about the Procurator's intention to amend or withdraw the protest. If such intention exists, the presiding judge shall ask the defendants and individuals in connection with the protest to express their opinions on such amendment or withdrawal of the protest.
3. During the court’s session of oral argument, the Procurator and individuals related to the appeal shall express their opinions on the details of the appeal. Moreover, the Procurator shall state the Procuracy’s opinions on the settlement of the case.
Article 355. The appellate Trial panel’s jurisdiction over the first-instance court’s judgments
1. The appellate trial panel shall have the rights to:
a) Reject appeals and sustain the first-instance court’s judgments;
b) Alter the first-instance court’s judgments;
c) Annul the first-instance court’s judgment and send the case back for re-investigation or retrial;
d) Annul the first-instance court’s judgments and dismiss the case;
dd) Terminate the appellate trial.
2. The appellate court’s judgments shall come into force upon the pronouncement of such judgments.
Article 356. Rejection of appeals and sustainment of the first-instance court’s judgments
The appellate court, when considering the first-instance court’s judgments justified and conformable to the laws, shall reject appeals and sustain the first-instance court’s judgments.
Article 357. Alteration of the first-instance court’s judgments
1. In the presence of new facts or grounds showing the disparity in the first-instance court’s judgments and the defendant’s personal records or nature, degree and consequences of the crimes, the Trial panel of the appellate court shall be entitled to alter the first-instance court’s judgments as follows:
a) Exempt the defendant from criminal liabilities or penalties; enforce no additional penalty or judicial remedy;
b) Implement articles and sections of the Criminal Code on lesser crimes;
c) Mitigate the defendant’s punishments;
d) Lessen the compensation level and amend the rulings on the handling of evidences;
dd) Commute a punishment to a less harsh one;
e) Sustain or alleviate a jail sentence and grant a suspended sentence.
2. At the requests by the Procuracy or crime victims, the Trial panel of the appellate court can:
a) Aggravate punishments and implement articles and sections of the Criminal Code on harsher crimes; pass additional punishments and implement judicial remedies;
b) Increase the compensation level;
c) Replace existing punishments with harsher ones;
d) Nullify suspended sentence.
The trial panel, if acquiring sufficient justifications, can mitigate punishments and implement articles and sections of the Criminal Code on lesser crimes, commute existing punishments to less harsher ones, sustain and suspend jail sentence and reduce the compensation level.
3. The trail panel of the appellate court, if possessing satisfactory grounds, can alter the first-instance court’s judgments, as per Section 1 of this Article, for the defendants filing or facing no appeal.
Article 358. Annulment of the first-instance court’s judgments for re-investigation or retrial
1. The trial panel of the appellate court shall annul the first-instance court’s judgments in the following events:
a) There are grounds demonstrating the first-instance court’s omission of crimes or criminals or the demand for charges and investigation into crimes harsher than those defined in the first-instance court's judgments;
b) The appellate court cannot fulfill the incomplete investigation activities at first instance;
c) Legal proceedings during the stage of investigation or prosecution have constituted serious violations.
2. The trial panel of the appellate court shall annul the first-instance court’s judgments to re-try the case at first instance with a new Trial panel in these events:
a) The composition of the Trial panel of the first-instance court does not abide by this Law;
c) Legal proceedings during the stage of adjudication at first instance have constituted serious violations;
c) The first-instance court issued a verdict of not guilty in favor of a person, who is found to commit crimes through substantial grounds;
d) Grant unjustified exemption of criminal liability, punishment or judicial remedy in favor of the defendant;
dd) Though the first-instance court committed serious errors in the implementation of laws for its passing of judgments, Article 357 of this Law is not applicable for the appellate Trial panel to alter the judgments.
3. The trial panel of the appellate court, when annulling the first-instance court's judgments for re-investigation or retrial, must specify reasons for such invalidation of judgments.
4. The appellate trial panel, when annulling the first-instance court’s judgments for retrial, shall not set, in advance, evidences for the first-instance court to approve or reject or applicable points, sections and articles of the Criminal Code or punishments against the defendants.
5. When the first-instance court's judgments are annulled for re-investigation or retrial but the time limit for the detention of the defendant expires, the appellate Trial panel shall, if finding the need of keeping such defendant in detention, issue a decision to continue the temporary detainment of the defendant until the Procurator or the first-instance court re-handles the case.
In 15 days upon the annulment of the first-instance court's judgments, the case shall be sent to the Procuracy or the first-instance court for general proceedings as per this Law.
Article 359. Annulment of the first-instance court’s judgment and dismissal of the case
1. If one of the justifications as defined in Section 1 and Section 2, Article 157 of this Law exists, the appellate Trial panel shall nullify the first-instance court's judgments, declare the defendant not guilty and dismiss the case.
2. If one of the justifications as defined in Section 3, 4, 5, 6 and 7, Article 157 of this Law exists, the appellate Trial panel shall nullify the first-instance court's judgments and dismiss the case.
Article 360. Re-investigation or retrial of criminal cases
1. After the appellate Trial panel annuls the first-instance court’s judgments for re-investigation, the Investigation authorities, Procuracy and first-instance Court shall be empowered to investigate, prosecute and adjudicate the case again according to this Law.
2. After the appellate Trial panel annuls the first-instance court’s judgments for retrial, the first-instance Court shall be empowered to rehear the case according to this Law.
Article 361. The appellate trial panel’s jurisdiction over the first-instance court’s rulings
1. The appellate trial panel shall have the rights to:
a) Reject appeals and sustain the first-instance Court’s rulings that are deemed justified and conformable to the laws;
b) Alter the first-instance Court’s rulings;
c) Annul the first-instance Court’s rulings and transfer the case to the first-instance court for further settlement of the case.
2. The appellate court’s rulings shall come into force when pronounced.
Article 362. Appellate procedure against the first-instance court’s rulings
1. The appellate Trial panel, when reviewing the first-instance court’s rulings being appealed, must summon to the meeting session the appellant, defense counsels, protectors of litigants’ legitimate rights and benefits, and individuals having interests and duties related to the appeal. The appellate Trial panel, despite the absence of such people, shall hold the meeting session.
2. In 15 days upon the acceptance of the case, the Court must hold the meeting session to examine the first-instance court's rulings being appealed.
In 10 days upon the decision to hold the meeting session, the appellate Trial panel must start the meeting session. The court, in 02 days upon issuing the decision to hold the meeting session, must send the case file and such decision to the equivalent Procuracy. The procuracy, in 05 days upon receiving the case file, must send the file back to the Court.
3. In the meeting session, a member of the appellate Trial panel shall briefly present the first-instance court's rulings, the details of the appeal and accompanying evidences, documents and items (if any).
The procurator of the equivalent Procuracy must attend the meeting session and express the Procuracy’s opinions on the settlement of the appeal prior to the appellate Trial panel’s issuance of its rulings.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn