Chương 6 Nghị định 139/2006/NĐ-CP: Chính sách đối với dạy nghề
Số hiệu: | 139/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 11/01/2007 |
Ngày công báo: | 27/12/2006 | Số công báo: | Từ số 43 đến số 44 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ vào nhu cầu về số lượng, cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ nhân lực, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm về dạy nghề theo thẩm quyền.
2. Việc chuyển trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề thành trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học phải có văn bản thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai cho việc xây dựng cơ sở dạy nghề.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở dạy nghề và tài trợ cho dạy nghề.
3. Cơ sở dạy nghề cho thương binh, bệnh binh, người tàn tật, khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người mất việc làm được xét giảm, miễn thuế.
4. Nguồn thu của trường trung cấp nghề, trường cao đẳng nghề từ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định tại Điều 59 của Luật Giáo dục sau khi trừ chi phí hợp lý, được sử dụng để tăng cường cơ sở vật chất và hoạt động của nhà trường.
Chi phí dạy nghề, bồi dưỡng nghề cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp được tính vào giá thành sản xuất, kinh doanh. Các khoản đầu tư, tài trợ và các chi phí hợp lý khác của doanh nghiệp cho dạy nghề được trừ khi tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Người học nghề được cấp học bổng, trợ cấp và miễn, giảm học phí theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
2. Đối tượng được hỗ trợ học nghề:
a) Người dân tộc thiểu số;
b) Bộ đội, công an phục viên, xuất ngũ;
c) Người học những nghề khó tuyển sinh theo quy định Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Người tàn tật, khuyết tật;
đ) Lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp;
e) Người mất việc làm;
g) Người bị xử lý vi phạm hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh;
h) Người bị xử lý vi phạm hành chính bằng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ hỗ trợ học nghề cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Giáo viên dạy nghề của cơ sở dạy nghề công lập được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương đối với nhà giáo theo quy định của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang.
Giáo viên dạy nghề của cơ sở dạy nghề tư thục được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật lao động và được ghi trong hợp đồng lao động.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tự học tập, bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề.
3. Giáo viên dạy nghề ở các cơ sở dạy nghề thuộc các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện về chỗ ở.
4. Giáo viên dạy nghề có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân.
POLICIES ON VOCATIONAL TRAINING
Article 21.- Vocational training planning and plans
1. Based on the demand for quantity, structure of vocations and qualifications of human resources, ministries, branches and provincial-level People's Committees shall formulate and organize the implementation of vocational training plannings, five-year and annual plans according to their competence.
2. The transformation of vocational training centers, vocational secondary schools or vocational training colleges into professional secondary schools or higher education institutions requires written agreement of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Article 22.- Policies towards vocational training institutions
1. The State adopts priority policies on financial investment and land for construction of vocational training institutions.
2. The State encourages and creates conditions for organizations and individuals to build vocational training institutions and provide financial support for vocational training.
3. Institutions teaching vocations for war invalids, diseased soldiers, disabled or handicapped people, ethnic minority people or people who lose their jobs are entitled to consideration for tax reduction or exemption.
4. Vocational secondary schools' and vocational training colleges' revenues from research and application, technology transfer, production, business or services under the provisions of Article 59 of the Education Law shall, after offsetting reasonable expenses, be used for improvement of material foundations and activities of those schools and colleges.
Article 23.- Policies towards enterprises involved in vocational training
Vocational training and re-training expenses for laborers of enterprises are calculated into production and business costs. Investments, financial supports and other reasonable expenses of enterprises for vocational training are deducted upon calculation of taxable incomes in accordance with the provisions of enterprise income tax law.
Article 24.- Policies towards trainees
1. Trainees are entitled to scholarships, subsidies, exemption or reduction of training fees in accordance with Article 33 of Decree No. 75/2006/ND-CP of August 2, 2006, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Education Law.
2. Subjects entitled to traineeship supports:
a/ Ethnic minority people;
b/ Demobilized army men or policemen;
c/ People who learn vocations with few enrollees under regulations of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
d/ Disabled and handicapped people;
e/ Rural laborers in the areas undergoing the conversion of agricultural land use purposes;
f/ Job losers;
g/ People put into medical treatment establishments as an administrative handling measure;
h/ People put into reformatories as an administrative handling measure.
3. The Prime Minister shall specify the regime of providing vocational training supports for subjects defined in Clause 2 of this Article.
Article 25.- Policies towards trainers
1. Trainers of public vocational training institutions are entitled to salaries and allowances based on salaries for teachers according to the Government's regulations on salaries for cadres and civil servants and people in people's armed forces units.
Trainers of private vocational training institutions are entitled to salaries and allowances according to the labor law and as stated in their labor contracts.
2. The State shall adopt policies to encourage and create conditions for teachers to study and train themselves in order to attain professional qualifications and standards; and encourages artisans and skilled laborers to participate in vocational training.
3. Trainers at vocational training institutions in areas meeting with exceptional socio-economic difficulties are given conditions to have places of residence by the People's Committees at all levels.
4. Trainers who meet the criteria prescribed by law are conferred by the State the title "Outstanding Teacher" or "People's Teacher".
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực