Chương 2 Nghị định 129/2013/NĐ-CP: Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Số hiệu: | 129/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2013 |
Ngày công báo: | 29/10/2013 | Số công báo: | Từ số 709 đến số 710 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
05/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chậm nộp hồ sơ khai thuế dưới 5 ngày vẫn bị phạt
Doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, thông báo thay đổi thông tin về đăng ký thuế quá thời hạn dưới 10 ngày hoặc chậm nộp hồ sơ khai thuế dưới 05 ngày sẽ phải chịu mức phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ.
Nếu không có tình tiết giảm nhẹ, các hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 2 triệu đến 5 triệu đồng nếu:
- Nộp hồ sơ tạm tính theo quý quá thời hạn trên 90 ngày nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế.
- Nộp hồ sơ khai thuế quá 90 ngày hoặc không nộp hồ sơ kê khai thuế nhưng không có phát sinh số thuế phải nộp.
Nghị định này có hiệu lực từ 15/12/2013 , thay thế Nghị định 98/2007/NĐ-CP và 13/2009/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Chương này quy định các trường hợp bị cưỡng chế, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế (trừ biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).
Việc cưỡng chế quy định tại Điều này áp dụng cho các quyết định hành chính thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính thuế khác theo quy định của pháp luật và các thông báo ấn định thuế, thông báo tiền thuế nợ, thông báo tiền chậm nộp tiền thuế.
a) Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
b) Cơ quan thuế, công chức thuế.
c) Người có thẩm quyền và trách nhiệm cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
d) Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
1. Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với người nộp thuế:
a) Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định; quá thời hạn gia hạn nộp thuế.
b) Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
c) Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Trường hợp, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).
2. Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Đối với bên bảo lãnh nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt cho người nộp thuế theo văn bản bảo lãnh nếu đến thời hạn quy định mà người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào tài khoản của ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh phải nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt cho người nộp thuế theo văn bản bảo lãnh. Trường hợp, quá 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà chưa nộp đủ thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật quản lý thuế và Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Kho bạc Nhà nước không thực hiện việc trích tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.
5. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.
6. Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt đến thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế thuộc đối tượng được cơ quan thuế ra quyết định cho nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính thì chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế trong thời gian được nộp dần tiền nợ thuế, tiền phạt.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bao gồm:
1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
3. Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
4. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
5. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
6. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
7. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này được thực hiện theo quy định tại các Mục 2, 3, 4, 5, 6, 7 Chương này. Trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ra quyết định cưỡng chế có quyền quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt.
Trong trường hợp người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản, người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo thu hồi nợ thuế kịp thời cho ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính quy định trình tự, thời gian áp dụng từng biện pháp cưỡng chế cụ thể; trình tự, thủ tục xác định người nộp thuế nợ tiền thuế có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác liên quan.
Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế theo các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại Điều 19 Nghị định này và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế của mình và của cấp dưới:
1. Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 19 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh được quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong phạm vi mình phụ trách.
3. Trường hợp người vi phạm bị áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 6 Điều 19 Nghị định này thì cơ quan thuế xử lý vụ việc lập hồ sơ, tài liệu và văn bản yêu cầu chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề để cơ quan có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
1. Những người có thẩm quyền quy định tại Điều 21 Nghị định này có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế đối với các quyết định hành chính thuế do mình ban hành hoặc cấp dưới ban hành nhưng không có thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế.
2. Cục trưởng Cục Thuế ra quyết định cưỡng chế trong trường hợp thẩm quyền cưỡng chế thuộc Chi cục trưởng Chi cục Thuế nhưng đối tượng bị cưỡng chế tại nhiều Chi cục Thuế trong cùng địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ra quyết định cưỡng chế đối với những đối tượng bị cưỡng chế tại nhiều Cục Thuế.
1. Người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế đó.
Người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có trách nhiệm gửi ngay quyết định cưỡng chế cho các tổ chức, cá nhân liên quan và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
2. Tổ chức, cá nhân nhận được quyết định cưỡng chế phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với cơ quan thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
4. Lực lượng công an nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn và hỗ trợ cơ quan thuế trong quá trình cưỡng chế khi có yêu cầu của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
5. Tổ chức, cá nhân liên quan đến đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có trách nhiệm phối hợp thực hiện việc cưỡng chế khi có yêu cầu của người ra quyết định cưỡng chế.
1. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Riêng đối với quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định cưỡng chế thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.
3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế quy định tại Khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước. Căn cứ để chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế thuế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước của người bị cưỡng chế có xác nhận của cơ quan Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan được phép ủy nhiệm thu thuế, tổ chức tín dụng trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế.
Việc cưỡng chế bằng biện pháp trích chuyển tiền từ tài khoản của nguời nộp thuế tại tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước áp dụng đối với tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả, quyết định hành chính thuế khác hoặc không thanh toán chi phí cưỡng chế.
1. Người nộp thuế có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thuế về tên tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản, số và ký hiệu các tài khoản của mình tại các tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của người bị cưỡng chế tại tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước có quyền yêu cầu bằng văn bản đối với tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước cung cấp các thông tin về số tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế khi được tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước cung cấp.
1. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; số tiền bị trích từ tài khoản (ghi trên quyết định xử phạt hành chính và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn 05 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế); lý do trích tiền từ tài khoản; họ tên, mã số thuế, số tài khoản của cá nhân, tổ chức bị trích tiền từ tài khoản; tên, địa chỉ tổ chức tín dụng nơi người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản của ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị trích chuyển từ tổ chức tín dụng đến Kho bạc Nhà nước; thời hạn thi hành; người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế ký tên và đóng dấu.
2. Trong trường hợp cần thiết phải phong tỏa các tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế phải ghi rõ phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tương ứng số tiền bị trích từ tài khoản để thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.
3. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản được gửi cho tổ chức, cá nhân bị trích tiền từ tài khoản, Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân mở tài khoản và các cơ quan liên quan trong thời hạn 05 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.
1. Cung cấp các thông tin cần thiết về toàn bộ số hiệu tài khoản, số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế mở tại đơn vị mình trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản.
2. Chuyển số tiền của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế vào tài khoản của ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền thuế, tiền phạt, chi phí cưỡng chế trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế; đồng thời thông báo cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế và người bị cưỡng chế biết.
3. Trường hợp số dư trong tài khoản tiền gửi ít hơn số tiền mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế phải nộp thì vẫn phải trích chuyển số tiền đó vào tài khoản của ngân sách nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế, đồng thời có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của tổ chức và cá nhân đó.
4. Tiến hành phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế ghi trên quyết định cưỡng chế ngay khi nhận được quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế (đối với quyết định cưỡng chế có yêu cầu phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế).
5. Thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế biết khi quyết định cưỡng chế hết hiệu lực mà tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không đủ số tiền để trích chuyển nộp vào ngân sách.
6. Trong thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế, nếu trong tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế còn số dư mà không thực hiện trích nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định cưỡng chế thì bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Việc trích tiền từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế hành chính được thực hiện trên cơ sở các chứng từ thu theo quy định. Chứng từ thu sử dụng để trích chuyển tiền từ tài khoản được gửi cho các bên liên quan.
Bộ Tài chính quy định thời gian, trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục này.
Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
1. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương, tiền công hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế; số tiền bị khấu trừ (ghi trên quyết định xử phạt hành chính và chi phí cưỡng chế tính đến hết thời hạn 05 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế), lý do khấu trừ; tên, địa chỉ của Kho bạc Nhà nước nhận tiền, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ đến kho bạc; thời gian thi hành; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
2. Quyết định cưỡng chế được gửi đến cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế và các cơ quan liên quan trong thời hạn 5 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế.
1. Chỉ khấu trừ một phần tiền lương, tiền công hoặc một phần thu nhập tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định hành chính thuế của người có thẩm quyền.
2. Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
Cơ quan, tổ chức đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế có trách nhiệm:
1. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và đối tượng bị cưỡng chế biết;
2. Khi đến kỳ phát tiền lương hoặc thu nhập gần nhất, cơ quan, tổ chức, người đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế có trách nhiệm khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước đã ghi trong quyết định cưỡng chế, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết;
3. Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế, số tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của đối tượng bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động;
4. Cơ quan, tổ chức đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thì bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Việc cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:
1. Cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 19 Nghị định này hoặc đã áp dụng nhưng quá thời gian do Bộ Tài chính quy định mà vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt hoặc trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 19 Nghị định này hoặc theo đề nghị của cơ quan hải quan theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Tổ chức, cá nhân đã mua hóa đơn do Cục Thuế đặt in và phát hành hoặc hóa đơn của tổ chức, cá nhân tự in, đặt in, hóa đơn điện tử đã được thông báo phát hành.
1. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định cưỡng chế; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định cưỡng chế; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế; lý do áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; thời gian thực hiện cưỡng chế; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định; dấu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
2. Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm thông báo; căn cứ ra thông báo; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra thông báo; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế; mã số thuế (nếu có); lý do thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; số hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
1. Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn ba ngày làm việc trước khi thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
2. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều này, cơ quan thuế phải ra quyết định cưỡng chế và thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về số hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
3. Cơ quan thuế thông báo chấm dứt việc thực hiện biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều này khi đối tượng bị cưỡng chế nộp đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước (trừ trường hợp hết thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định này).
4. Trường hợp cơ quan hải quan có văn bản yêu cầu cơ quan thuế quản lý trực tiếp đối tượng nợ thuế ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng thì cơ quan thuế thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều này và gửi cho cơ quan hải quan. Khi cơ quan hải quan thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt thì phải có văn bản thông báo ngay với cơ quan thuế nêu trên để cơ quan thuế thông báo chấm dứt việc thực hiện biện pháp cưỡng chế này.
Bộ Tài chính quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều này.
Tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá khi không tự nguyện chấp hành quyết định hành chính thuế, không thanh toán chi phí cưỡng chế, bao gồm:
1. Cá nhân là lao động tự do không có cơ quan, tổ chức quản lý lương, thu nhập cố định.
2. Tổ chức, cá nhân không có tài khoản hoặc có số tiền gửi từ tài khoản mở tại tổ chức tín dụng nhưng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản.
3. Tổ chức, cá nhân không áp dụng được biện pháp cưỡng chế quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 19 Nghị định này hoặc đã áp dụng nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt hoặc trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 19 Nghị định này.
4. Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.
1. Đối với cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
a) Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.
b) Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cá nhân, gia đình cho người bị cưỡng chế.
c) Công cụ lao động thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.
d) Quần áo, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.
đ) Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:
a) Thuốc chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca cho người lao động.
b) Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông để kinh doanh của doanh nghiệp.
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường.
d) Cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng.
đ) Nguyên - vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là các hóa chất độc hại nguy hiểm không được phép lưu hành.
e) Nguyên - vật liệu, bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất khép kín.
3. Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức) hoạt động bằng nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp thì không kê biên các tài sản được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước mà yêu cầu cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thực hiện quyết định cưỡng chế.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu hợp pháp khác thì kê biên các tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn thu đó để thực hiện quyết định cưỡng chế, trừ các tài sản sau đây:
a) Thuốc chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ việc ăn giữa ca cho cán bộ, công chức.
b) Nhà trẻ, trường học các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông để kinh doanh của cơ quan, tổ chức.
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường.
d) Trụ sở làm việc.
1. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị công tác của người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của tổ chức, cá nhân bị kê biên tài sản; số tiền bị xử phạt; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
2. Việc kê biên tài sản phải được thông báo cho tổ chức, cá nhân bị kê biên tài sản, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác trước khi tiến hành cưỡng chế là 05 ngày, trừ trường hợp việc thông báo sẽ gây trở ngại cho việc tiến hành kê biên.
1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày và trong giờ làm việc hành chính áp dụng tại địa phương kê biên tài sản.
2. Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
4. Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế.
Nếu tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.
5. Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
6. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kê biên tài sản, đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không nộp đủ tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt thì cơ quan thuế được quyền bán đấu giá tài sản kê biên để thu đủ tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt.
1. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; họ tên, chức vụ người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế); mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
2. Người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế) ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
3. Biên bản kê biên được lập thành 02 bản, cơ quan ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản được giao cho cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản kê biên tài sản.
1. Người chủ trì thực hiện kê biên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
a) Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản.
b) Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung.
c) Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.
2. Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; đối với các tài sản như vật liệu nổ công nghiệp, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm thì tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý.
3. Khi giao bảo quản tài sản kê biên, người chủ trì thực hiện kê biên phải lập biên bản ghi rõ: Ngày, tháng, năm bàn giao bảo quản; họ và tên người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, đại diện tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.
Người chủ trì thực hiện kê biên, người được giao bảo quản tài sản đại diện tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản đại diện tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ một bản.
4. Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
5. Người được giao bảo quản tài sản mà để xảy ra hư hỏng, đánh tráo, làm mất hay hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm theo quy định của Nghị định này hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
1. Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại trụ sở của tổ chức, nhà của cá nhân bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên (trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá).
2. Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thỏa thuận về giá không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên.
Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới 1.000.000 đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về giá thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm định giá.
3. Trường hợp tài sản kê biên có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên thuộc loại khó định giá hoặc các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá, trong đó người đã ra quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn liên quan là thành viên.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá. Đại diện tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá.
Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do nhà nước quy định.
4. Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và của chủ tài sản.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.
3. Việc thành lập Hội đồng định giá ở các cơ quan Trung ương do Bộ trưởng Bộ chủ quản quyết định, sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan.
1. Nghiên cứu, đề xuất việc tổ chức và nội dung cuộc họp Hội đồng định giá.
2. Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc định giá.
3. Tiến hành định giá tài sản.
4. Lập biên bản định giá.
1. Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, căn cứ vào giá trị tài sản được xác định theo quy định tại Điều 43 Nghị định này, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định kê biên, người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp (trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản; doanh nghiệp bán đấu giá tài sản) để tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định.
2. Việc chuyển giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao, người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tài sản. Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: Quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó.
3. Trong trường hợp tài sản kê biên là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan tài chính cấp huyện không có nơi cất giữ tài sản thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tài sản đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng bảo quản được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tài sản thu được sau khi bán đấu giá.
4. Khi tài sản kê biên đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá thì thủ tục bán đấu giá tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản.
5. Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, khi bán đấu giá thì ưu tiên bán trước cho người đồng sở hữu.
6. Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên bán đấu giá tài sản làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế.
1. Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu gồm có:
a) Bản sao quyết định cưỡng chế hành chính bằng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá.
b) Biên bản bán đấu giá tài sản.
c) Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).
Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi là bên thứ ba) đang giữ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 19 Nghị định này hoặc đã áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt hoặc trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 19 Nghị định này.
2. Cơ quan thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế.
1. Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả đối tượng bị cưỡng chế hoặc đang giữ tiền, tài sản, hàng hóa của đối tượng bị cưỡng chế.
2. Trường hợp tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản và giao dịch bảo đảm.
3. Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho đối tượng bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho đối tượng bị cưỡng chế.
Căn cứ vào chứng từ thu tiền, tài sản của bên thứ ba, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế và các cơ quan liên quan được biết.
1. Cơ quan thuế có văn bản yêu cầu bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ hoặc công nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế. Trường hợp, bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế không thực hiện được thì phải có văn bản giải trình cơ quan thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế.
2. Trên cơ sở thông tin mà bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cung cấp, cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ hoặc công nợ phải trả đối với đối tượng bị cưỡng chế.
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế phải được gửi ngay cho đối tượng bị cưỡng chế và bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế. Đồng thời, cơ quan thuế gửi văn bản yêu cầu bên thứ ba thực hiện quyết định cưỡng chế, kèm theo quyết định cưỡng chế. Bên thứ ba có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt thay cho đối tượng bị cưỡng chế hoặc chuyển giao tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cho cơ quan thuế để thực hiện kê biên tài sản. Việc kê biên tài sản thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
Cơ quan thuế có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
1. Cung cấp cho cơ quan thuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản đang giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số lượng tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản.
2. Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế, không được chuyển trả tiền, tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan thuế để làm thủ tục bán đấu giá.
3. Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan thuế thì phải có văn bản giải trình với cơ quan thuế trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan thuế.
4. Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ hoặc giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế không thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thuế thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Khoản 1 Điều 93 của Luật quản lý thuế.
1. Biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Mục này được thực hiện khi cơ quan thuế đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 19 Nghị định nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền phạt hoặc trường hợp quy định tại Khoản 7 Điều 19 Nghị định này.
2. Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Mục này, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề đối với người nộp thuế thì cơ quan thuế phải gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề trong vòng 03 (ba) ngày, kể từ ngày xác định đối tượng thuộc diện bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề phải ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề hoặc thông báo cho cơ quan thuế về việc không thu hồi.
ENFORCEMENT OF ADMINISTRATIVE DECISIONS ON TAXATION
Article 17. Scope of regulation and subjects of application
1. Scope of regulation:
This Chapter deals with the cases of enforcement, measures for enforcement of administrative decisions on taxation, principles, power, procedure for taking measures for enforcement of administrative decisions on taxation (except for suspension of customs procedure for exported and imported goods).
The enforcement mentioned in this Article is applied to administrative decisions on taxation, including: decision on penalties for administrative violations pertaining to taxation, decision on remedial measures, decisions on damage compensation, and other administrative decisions on taxation as prescribed by law, notification on tax imposition, notification of outstanding tax, notification of interest on late payment of tax.
2. Subjects of application
a) The organizations and individuals subject to enforcement of administrative decisions on taxation as prescribed by the Law on Tax administration.
b) Tax authorities and tax officials.
c) The persons entitled and obliged to enforce administrative decisions on taxation.
d) State agencies, organizations and individuals related to the enforcement of administrative decisions on taxation.
Article 18. Cases of enforcement of administrative decisions on taxation.
1. The cases in which taxpayers are subject to enforcement of administrative decisions on taxation:
a) The taxpayer owes tax and interest on late payment of tax over 90 days from the deadline for paying tax or the extended deadline for paying tax.
b) The taxpayer that owes tax, interest on late payment of tax and fines is suspected of concealing goods or making a getaway.
c) The taxpayer fails to comply with the decision on penalties within 10 days from the day on which the decision is received. If the taxpayer fails to implement the decision on penalties within the time limit that is longer than 10 days, the decision shall be enforced (unless the decision on penalties is delayed or suspended).
2. The credit institution fails to comply with the decision on administrative penalties for violations pertaining to taxation according to the Law on Tax administration and the Law on Handling administrative violations.
3. If the payment of tax, interest on late payment of tax, fines, and interest on late payment of fines is guaranteed and the taxpayer fails to make such payment to government budget by the deadline, the guarantor shall make such payment on the taxpayer’s behalf. If those amounts are not sufficiently paid after 90 days from the deadline, the guarantor shall be subject to enforcement in accordance with the Law on Tax administration and the Law on Handling administrative violations.
4. State Treasury fails to transfer money from the account of the entity subject to enforcement (hereinafter referred to as subject) to government budget under the decision on administrative penalties for violations pertaining to taxation issued by the tax authority.
5. Relevant organizations and individuals fail to comply with decision on administrative penalties for violations pertaining to taxation issued by competent authorities.
6. Where the tax authority issues a decision to allow the taxpayer to pay outstanding tax and fines in installments according to the Decrees elaborating the implementation of the Law on Tax administration, the Law on the amendments to the Law on Tax administration, and Article 79 of the Law on Handling administrative violations, enforcement measures shall not be taken during the payment term.
Article 19. Enforcement measures
The measures for enforcing administrative decisions on taxation include:
1. Withdraw money from the subject’s accounts at State Treasuries and credit institutions; request account blockade.
2. Deduct part of the salary or income.
3. Invalidate invoices.
4. Distrain assets, sell distrained assets at auctions to recover outstanding tax, interest on late payment of tax, fines, interest on late payment of fines.
5. Collect money or other assets of the subject that are held by other organizations or individuals.
6. Revoke the Certificate of Business registration, Certificate of Enterprise registration, license for establishment and operation, or practice certificate.
7. The application for the enforcement measures mentioned in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 is specified in Sections 2, 3, 4, 5, 6, and 7 of this expenses. If a decision on taking the next measure has been issued but the conditions for taking the previous measure are available, the issuer of the decision on enforcement is entitled to take the previous measure to sufficiently collect tax and fines.
If the taxpayer that owes outstanding tax, interest on late payment of tax, fines, or interest on late payment of fines is suspected of making a getaway or concealing his assets, the person competent to issue the enforcement decision shall take appropriate enforcement measures to ensure the repayment of tax debt.
The Ministry of Finance shall specify the order and time limit for each enforcement measure, the procedure for identifying taxpayers suspected of making a getaway or concealing their assets.
Article 20. Sources of money and distrained assets of the organizations enforced to implement administrative decisions on taxation
The sources of money and distrained assets of the organizations enforced to implement administrative decisions on taxation shall comply with legislation on penalties for administrative violations and relevant laws.
Article 21. The power to decide enforcement of administrative decisions on taxation
The persons below have the power to issue decisions on enforcement of administrative decisions on taxation mentioned in Article 19 of this Decree, and are responsible for organizing the enforcement:
1. Directors of Sub-departments of taxations, Directors of Departments of Taxation, the Director of the General Department of Taxation have the power to decide enforcement of administrative decisions on taxation and take the enforcement measures mentioned in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, Article 19 of this Decree.
2. Presidents of the People’s Committees of districts and provinces have the power to decide the enforcement of decision on penalties for administrative violations pertaining to taxation under their management.
3. If the enforcement measures in Clause 6 Article 19 of this Decree are taken, the tax authority shall request the agency that issued the Business certificates, Certificate of Business registration, license for establishment, or practice certificate to revoke such certificate or license.
Article 22. The power to decide enforcement of administrative decisions on taxation
1. The persons mentioned in Article 21 of this Decree have the power to issue decision on enforcement of administrative decisions on taxation they issue or their inferiors issue without adequate resources to carry out and request the superior agency in writing to issue the decision on enforcement..
2. The Directors of Departments of Taxation shall issue decisions on if the Director of the Sub-department of taxation but the subject is under the management of multiple sub-departments of taxation in the same province.
3. The Director of the General Department of Taxation shall issue decisions on enforcement if the subject is under the management of multiple Departments of Taxation.
Article 23. Responsibility to implement decisions on enforcement
1. The person that issues the decision on enforcement of administrative decisions on taxation is responsible for organizing the implementation of the decision on enforcement.
The person that issues the decision on enforcement of administrative decisions on taxation shall immediately send the decision on enforcement to relevant organizations and individuals, and organize the enforcement of the decisions on penalties they and their inferiors issue.
2. The organization or individual that receives the decision on enforcement shall implement it and incur the cost of enforcement.
3. The People’s Committee of the commune where the subject is situated shall direct relevant agencies to cooperate with the tax authority in the enforcement of administrative decisions on taxation.
4. The police are responsible for the order, safety, and shall cooperate with the tax authority during the enforcement at the request of the person that issues the decision on enforcement.
5. The organizations and individuals related to the subject shall cooperate in the enforcement at the request of the person that issues the decision on enforcement.
Article 24. Time limits for implementing decisions on enforcement
1. A decision on enforcement of administrative decisions on taxation takes effect within 01 year from its issuance date. The decisions on enforcement of administrative decisions on taxation by transferring money from the subject’s account shall take effect within 30 days from its issuance date.
2. If the subject deliberately avoids or delays the implementation of the decision on enforcement, the time limit shall begin again when the avoidance or delay is stopped.
3. The measures for enforcement of administrative decisions on taxation mentioned in Clause 1 of this Article are terminated when the enforced tax, interest on late payment of tax, fines, interest on late payment of fines are paid to government budget. The basis for terminating the decision on tax enforcement is the documents proving the sufficient payment of tax, interest on late payment of tax, fines, interest on late payment of fines to government budget that are certified by State Treasuries, tax collectors, or the credit institutions that transfer money from the subject’s accounts.
SECTION 2. ENFORCEMENT BY WITHDRAWING MONEY FROM TAXPAYER’S ACCOUNTS; REQUEST FOR ACCOUNT BLOCKADE
Article 25. Entities having their accounts withdrawn
The organizations and individuals that fail to comply with the decisions on penalties, decisions on remedial measures, administrative decisions on taxation, or fails to pay for the enforcement cost shall have their accounts at credit institutions and State Treasury withdrawn.
Article 26. Verifying information about subject’s accounts
1. The taxpayer shall notify the tax authority of the account numbers and the credit institutions and State Treasuries where their accounts are opened.
2. The person entitled to issue the decision to withdraw money from the subject’s accounts at credit institutions and State Treasuries are entitled to request credit institutions and State Treasuries in writing to provide information about the subject’s account numbers and balance.
The person entitled to issue the decision on enforcement is responsible for the confidentiality of the information about the subject’s accounts, which is provided by credit institutions and State Treasuries.
Article 27. Decision on enforcement by withdrawing money from accounts
1. The decision on enforcement by withdrawing money from accounts must specify its issuance date, its basis, full name and workplace of the decision issuer, the amount of money being withdrawn (written on the decision on administrative penalties and the cost of enforcement until the end of the 5-day time limit before the enforcement); the reasons for withdrawal; full name, tax codes, account numbers of the subject, names and addresses of the credit institutions where the accounts are opened; state account numbers; names, addresses of State Treasuries where state accounts are opened, method of transfer; deadline for implementation; signature and seal of the issuer of the decision on enforcement.
2. If the subject’s accounts must be blocked, the decision on enforcement must specify whether part or the whole account is blocked, which is equal to the amount of money being withdrawn from the account to enforce the administrative decisions.
3. The decision on enforcement by withdrawing money from accounts shall be sent to the organization or individual whose money is withdrawn, the State Treasuries and credit institutions where the accounts are opened, and relevant agencies at least 05 days before the enforcement.
Article 28. Responsibilities of State Treasuries and credit institutions where the subject’s accounts are opened
1. Provide necessary information about the numbers and balance of the subject’s accounts opened at their unit within 03 working days from the receipt of the request from the issuer of the decision on enforcement.
2. Transfer money to the state account at a State Treasury written in the decision on enforcement within 05 days from the day on which the decision on enforcement is received, and notify the transfer to the agency that issued the decision on enforcement and the subject.
3. If the account balance is lower than the amount payable, it is still transferred to the state account written in the decision on enforcement. The subject shall be notified of the transfer. The transfer shall be made without the consent of the subject.
4. Part or the whole account of the subject shall be blocked upon the receipt of the decision on enforcement (if the blockade is required by the decision on enforcement).
5. Notify the agency that issued the decision on enforcement of the expiration of the decision on enforcement while the subject’s account balance is not sufficient.
6. If the money in the subject’s account is not transfer to government budget under the decision on enforcement, penalties for administrative violations pertaining to taxation shall be imposed as prescribed in Article 12 of this Decree.
Article 29. Procedure for collecting money by withdrawing money from accounts
Money in the subject’s accounts shall be withdrawn based on the receipts. Receipts shall be used for transferring money withdrawn from the accounts to relevant parties.
The Ministry of Finance shall specify the time and procedure for taking the enforcement measure prescribed in this Section.
SECTION 3. ENFORCEMENT BY DEDUCTING PART OF SALARIES OR INCOMES
Article 30. Entities that have part of their salaries or incomes deducted.
The enforcement by deducting part of salaries or incomes is applied to the subjects that earn salaries or incomes at an organization as prescribed by law.
Article 31. Decision on deducting part of an individual’s salary or income
1. The decision on deducting part of an individual’s salary or income must specify its issuance date, name and address of the organization that manage the individual’s salary or income; the amount of deducted income (written on the decision on penalties for administrative violations and enforcement cost until the end of the 5-day time limit before the enforcement), the reasons for deduction, name and address of the State Treasury to which money is transferred, the method of transfer, time of transfer; signature and seal of the decision issuer.
2. The decision on enforcement shall be sent to the individual or the organization that manages his salary or income, and relevant organizations at least 05 days before the enforcement.
Article 32. Level of deduction of part of an individual’s salary or income
1. Only part of the salary, wage, or income equal to the amount of money written in the administrative decision on taxation made shall be deducted.
2. The deduction is not lower than 10% and not over 30% of total salary and monthly allowance of the individual. Deduction from other incomes shall depend on the actual incomes, but not to exceed 50% of the total income.
Article 33. Obligations of the employer that manages the individual’s salary, wage or income
The organization that manages the individual’s salary, wage or income (hereinafter referred to as income manager) is obliged to:
1. Transfer part of the salary or income of the subject to government budget in accordance with the decision on enforcement from the latest salary or income payment until tax, interest on late payment of tax, fines, and interest on late payment of fines are sufficiently paid according to the decision on enforcement, notify the transfer to the issuer of the decision on enforcement and the subject;
2. Transfer part of the subject’s salary or income of the individual to government budget in accordance with the decision on enforcement, and notify the issuer of the decision on enforcement;
3. If the subject’s labor contract is terminated while tax, interest on late payment of tax, fines, and interest on late payment of fines are not sufficiently deducted from the salary, the employer shall notify the issuer of the decision on enforcement within 05 working days from the termination date of the labor contract;
4. The income managers that deliberately avoid implementing decision on enforcement shall incur administrative penalties as prescribed in Article 13 of this Decree.
SECTION 4. ENFORCEMENT BY INVALIDATING INVOICES
Article 34. Entities that have their invoices invalidated
Invoices shall be invalidated when all conditions below are satisfied:
1. The tax authority fails to take the enforcement measures mentioned in Clause 1 and Clause 2 Article 19 of this Decree, or tax, interest on late payment of tax, fines, and interest on late payment of fines are not sufficiently collected by the deadline imposed by the Ministry of Finance, or in the case mentioned in Clause 7 Article 19 of this Decree, or at the request of the customs according to the Decrees on penalties for administrative violations and enforcement of current provisions on customs.
2. The invoices are purchased from Departments of Taxation, or printed, ordered by the organization or individual; the electronic invoices of which the issuance has been announced.
Article 35. Decision on invoice invalidation
1. A decision on invoice invalidation must specify: the date of the decision, basis for the decision, full name, position and workplace of the decision issuer; full name, residence address and office address of the subject, reasons for invoice invalidation, enforcement duration, the agency organizing the implementation of the decision on enforcement, cooperating agencies, signature of the decision issuer, seal of the agency that issues the decision.
2. The notice of invoice invalidation must specify: the date of the notice, the basis for the notice, full name, position, and workplace of the notice issuer, full name, residence address and office address of the subject, tax code (if any); reasons for invoice invalidation, numbers of invalidated invoices.
Article 36. Procedure for invoice invalidation
1. The head of the tax authority shall notify the subject at least 03 working days before issuing the notice of invoice invalidation.
2. When taking this enforcement measure, the tax authority must issue a decision on enforcement and announce the numbers of invalidation invoices on the media.
3. The tax authority shall announce the termination of this enforcement measure when the subject sufficiently pays the outstanding tax, interest on late payment of tax, fines, and interest on late payment of fines to government budget (unless the time limit for implementing the decision on enforcement is over according to Clause 1 Article 24 of this Decree).
4. Where the customs authority requests the tax authority issues a decision on enforcement by invoice invalidation, the tax authority shall follow the procedure mentioned in Clauses 1, 2, and 3 of this Article and send it to the customs authority. The customs authority shall immediately notify the tax authority when sufficient outstanding tax, interest on late payment of tax, fines, and interest on late payment of fines are collected for the tax authority to announce the termination of this enforcement measure.
The Ministry of Finance shall specify the procedure for taking this enforcement measure.
SECTION 5. ENFORCEMENT BY DISTRAINING ASSETS AND SELLING DISTRAINED ASSETS AT AUCTION
Article 37. Entities having their assets distrained for sale at auction
Organizations and individuals that have their assets distrained for sale at auction when they fail to voluntarily implement the administrative decisions on taxation or fail to pay for the enforcement costs, including:
1. Freelance workers without salary or income managers.
2. The organizations and individuals without accounts at credit institutions or of which account balance is not sufficient to deduct.
3. The organizations and individuals that are not subject to the enforcement measures mentioned in Clauses 1, 2, and 3, Article 19 of this Decree, or fines, interest on late payment of tax, fines and interest on late payment of fines are not sufficiently collected after taking such measures, or in the cases in Clause 7 Article 19 of this Decree.
4. Assets shall not be distrained if the taxpayer is an individual undergoing medical treatment at a legitimate medical facility.
Article 38. The assets below shall not be distrained
1. For individuals:
a) The only house of the subject and his family.
b) Drugs, food serving essential needs of the subject and his family.
c) Necessary working instruments as the primary or only means of subsistence of the subject and his family.
d) Clothes and primary appliances of the subject and his family.
dd) Objects of worship; relics, medals, certificates of merit.
2. For businesses:
a) Drugs, equipment, instruments and assets that belong to medical facilities, unless they are for sale; food, instruments and assets serving mid-shift meals of workers.
b) Kindergartens, schools and the equipment, instruments that belong to such facilities, provided they are not for sale.
c) Equipment, instruments and tools for assurance of occupational safety, fire safety, and prevention of environmental pollution.
d) Infrastructure serving public interests, national defense and security.
dd) Materials, finished products, semi-finished products being harmful chemicals banned from sale.
e) Materials and semi-finished products in a closed production line.
3. For state agencies, political organizations, socio-political organizations, socio-professional organizations (hereinafter referred to as agencies and organizations) that are funded by government budget , the assets bought with government budget shall not be distrained. The agency or organization shall request competent authorities in writing to provide financial supports to implement the decision on enforcement.
If the agency or organization earns incomes from other legitimate operations, the assets bought with such incomes shall be distrained, except for:
a) Drugs, equipment, instruments and assets that belong to medical facilities, unless they are for sale; food, instruments and assets serving mid-shift meals of officials.
b) Kindergartens, schools and the equipment, instruments that belong to such facilities, provided they are not for sale.
c) Equipment, instruments and tools for assurance of occupational safety, fire safety, and prevention of environmental pollution.
d) Office premises.
Article 39. Decision on enforcement by asset distraint
1. The decision on asset distraint must specify its issuance date, basis for decision, full name, position and workplace of the decision issuer; full name, residence address, office address of the asset owner; the amount of fines, location of distraint, signature of the decision issuer, seal of the agency that issues the decision.
2. The asset distraint must be notified to the asset owner, the People’s Committees of the commune where the individual resides or the organization is situated at least 05 days before the enforcement, unless the notification would obstruct the distraint.
Article 40. Procedure for asset distraint
1. Assets shall be distraint in daylight and during working hours of the locality.
2. The person that issues the decision on enforcement or the person assigned to implement the decision on enforcement shall organize the distraint.
3. The subject or an adult in his family, the representative of the organization that has its assets distrained, the representative of the local government, and witnesses must be present during the distraint.
The individual or adult in his family is deliberately absent, the asset distraint shall be carried out at the presence of the representative of the local governments and the witnesses.
4. The subject is entitled to decide which assets to be distrained first. The person that organizes the distraint must accept such request if it does not affect the distraint.
If the subject does not decide which assets to be distrained first, the assets under private ownership shall be distrained first.
5. The assets under a co-ownership of the subject and other people shall only be distrained if the subject has no private assets or his private assets are not sufficient to implement the decision on enforcement. If assets are under dispute, they shall still be distrained. The co-owners of such assets shall be provided with information about their rights to file lawsuits.
The agency that carries out the distraint shall notify the co-owners of the time and location of distraint. If no lawsuit is filed after 03 months from the date of distraint, the distrained assets shall be sole at auction as prescribed by legislation on asset auction.
6. If the subject fails to sufficiently pay outstanding tax, interest on late payment of tax, fines, and interest on late payment of fines within 30 days from the date of distraint, the tax authority is entitled to sell the distrained assets at auction to collect such amounts.
Article 41. Record on asset distraint
1. The asset distraint must be recorded in writing. The record on asset distraint must specify the time and location of asset distraint, the full name and position of the distraint organizer; the representative of the organization that has its assets distrained, the individual that has his asset distrained or his representative; the witnesses; the representative of the local governments (or the workplace of the individual); names, condition, and characteristics of all distrained assets.
2. The distraint organizer, the representative of the organization that has its assets distrained, the individual that has his asset distrained or his representative; the witnesses, the representative of the local governments (or the workplace of the individual) shall sign on the record. If one of them is absent or refuses to sign on the record, the absence or refusal and its reasons must be written in the record.
3. The record on distraint shall be made into 02 copies. 01 copy is kept by the agency that issues the decision on enforcement, 01 copy is sent to the individual or organization that has their assets distrained right after the record is made.
Article 42. Transfer of distrained assets
1. The distraint organizer shall select one of the following methods to preserve the distrained assets:
a) Request the subject or his family, the asset manager or user to preserve them.
b) Request one of the co-owner to preserve the assets if they are under a co-ownership
c) Request a capable organization or individual to preserve assets.
2. Assets being jewels gold, silver, precious metals, jewels, foreign currencies, shall be managed by State Treasuries; Assets being industrial explosives, gadgets, historical or cultural items, national treasures, relics, valuable forestry products shall be managed by specialized agencies.
3. When transferring distrained assets, the distraint organizer shall make a record specifying: the date of transfer, full name of the organizer, representative of the subject, the person requested to preserve assets; the witnesses; quantity and condition (quality) of assets; rights and obligations of the person assigned to preserve assets.
The distraint organizer, the person assigned to preserve assets, the representative of the subject, and the witnesses shall sign on the record. If one of them is absent or refuses to sign on the record, the absence or refusal and its reasons must be written in the record.
Each copy of the record shall be kept by the distraint organizer, the person assigned to preserve assets, the representative of the subject, and the witnesses.
4. The person assigned to preserve assets shall have the preservation cost covered, except for the persons mentioned in Point a Clause 1 of this Article.
5. if assets are damaged, swapped, lost, or destroyed, the person assigned to preserve assets shall provide compensation and incur penalties as prescribed in this Decree or face a criminal prosecution as prescribed by criminal law.
Article 43. Valuation of distrained assets
1. The distrained assets shall be valuated at the office of the organization or house of the individual that has their assets distrained, or where distrained assets are kept (unless a Valuation council must be established).
2. Distrained assets shall be valuated under an agreement between the organizer and the representative of the subject (and the co-owner if distrained assets are under a co-ownership). The time limit for reaching an agreement on prices is 05 working days from the date of distraint.
If an agreement on the price of the distrained asset that is valued under 1,000,000 VND or quickly degenerates cannot be reached, the issuer of the decision on enforcement shall impose the price.
3. If the distrained asset valued at 1,000,000 VND or more is hard to be valuated or the parties fail to reach an agreement on the price, the issuer of the decision on enforcement shall request the competent authority to establish a Valuation council within 15 days from the date of distraint. The issuer of the decision on enforcement is the president of the council, the representatives of relevant finance agencies and specialized agencies are members.
Within 07 working days from the date of establishment, the Valuation council shall carry out the valuation. The representative of the organization or individual may offer opinions about the valuation, but the final decision shall be made by the Valuation council.
Assets shall be valuated based on current market prices at that time. The assets of which prices are under the management of the state shall be valuated based on the prices imposed by the state.
4. The asset valuation must be recorded in writing, specifying the time and location of valuation, participants in the valuation, names and values of the valuated assets, signatures of the participants and asset owners.
Article 44. The power to establish the Valuation council
1. The President of the People’s Committees of the district shall decide the establishment of valuation councils if the administrative enforcement is within the competence of the government of the district or commune.
2. The President of the People’s Committees of the province shall decide the establishment of valuation councils if the administrative enforcement is within the competence of the provincial government.
3. The establishment of the Valuation council at central agencies shall be decided by relevant Ministers, after reaching an agreement with the Minister of Finance and relevant Ministries.
Article 45. Tasks of the Valuation council
1. Study and suggest the organization and contents of the valuation council’s meeting.
2. Prepare necessary documents for the valuation.
3. Carry out the valuation.
4. Make the valuation record.
Article 46. Transferring assets distrained for sale at auction
1. Within 03 days from the day on which the decision on distraint is issued, the organizer shall sign an auction contract with a professional auction organizer to sell assets at auction.
2. The transfer of distrained assets to the auction organizer must be recorded in writing. The record must specify: the date of transfer, the transferor, the transferee and their signatures; the quantity and condition of assets. The asset transfer dossier consists of: the decision on asset distraint, documents related to the legitimate ownership and rights to use (if any); the valuation record and transfer record.
3. If the distrained assets are so bulky that the auction organizer cannot keep, a preservation contract may be signed with the place where the assets are kept after the transfer is completed. The preservation cost shall be defrayed by the money collected from the auction.
4. After the distrained assets are transferred to the auction organizer, the procedure for auction shall comply with legislation on property auction.
5. If the assets are under a co-ownership, the co-owners shall be favored at the auction.
6. If the money collected from the auction is more than the sum of amount written in the decision on penalties and the enforcement cost, the difference shall be returned to the subject within 10 days from the date of auction.
Article 47. Transferring the asset ownership
1. The buyer of distrained assets has the ownership of such assets recognized and protected by law.
2. A competent state authority shall carry out the procedure for transferring the ownership to the buyer as prescribed by law.
3. An ownership transfer dossier consists of:
a) A copy of the decision on distraining assets for sale at auction.
b) The auction record.
c) Other papers related to the assets (if any).
SECTION 6. ENFORCEMENT BY COLLECTING THE SUBJECT’S MONEY OR ASSETS THAT ARE HELD BY ANOTHER ORGANIZATION OR INDIVIDUAL
Article 48. The scope of collecting the subject’s money or assets that are held by a third party
The subject’s money or assets that are held by a third party shall be collected when all the conditions below are satisfied:
1. The tax authority fails to take the enforcement measures mentioned in Clauses 1, 2, 3, and 4 Article 19 of this Decree, or such measures have been taken but the outstanding tax, interest on late payment of tax, fines and interest on late payment of fines are not sufficiently collected, or in the cases mentioned in Clause 7 Article 19 of this Decree.
2. The tax authority has evidence that a third party owes a debt to the subject or is holding the subject’s assets or money.
Article 49. Rules for collecting the subject’s money or assets that are held by the third party
1. The third party owes a due debt to the subject, or is holding the subject’s assets or money.
2. If the subject’s money or assets is held by a third party being a subject of secured transactions or bankruptcy, the money and assets shall be collected from the third party in accordance with legislation on bankruptcy and secured transactions.
3. The amount of money paid to government budget by the third party on behalf of the subject is considered a payment on behalf of the subject.
The competent authority shall notify the subject and relevant agencies of such payment
Article 50. Procedure for collecting the subject’s money/assets held by the third party
1. The tax authority shall request the third party, which is holding the subject’s money/assets, in writing to provide information about such money/assets or the debt owed to the subject. The third party shall submit a written explanation to the tax authority within 05 working days from the day on which the request of the tax authority is received if it fails to comply with the request.
2. Based on the information provided by the third party, the tax authority shall issue a decision to collect the subject’s money/asset that are held by the third party, or claim the debt owed to the subject.
The decision on enforcement must be immediately sent to the subject and the third party. The tax authority shall request the third party in writing to implement the decision on enforcement. The third party shall pay the outstanding tax, interest on late payment of tax, fines, and interest on late payment of fines on behalf of the subject, or transfer the subject’s assets to the tax authority for distraint. The asset distraint shall comply with Section 5 of this Chapter.
The tax authority shall implement the decision on enforcement in accordance with Article 24 of this Decree.
Article 51. Obligations of the third party
1. Provide the tax authority with information about the debt owed to the subject or the subject's money/assets they are holding, specifying the amount of money, the deadline for repaying debt, categories, quantity and condition of assets.
2. Do not transfer money/asset to the subject when receiving the written request of the tax authority until money is paid to government budget or assets are transferred to the tax authority for sale at auction.
3. The third party shall submit a written explanation to the tax authority within 05 working days from the day on which the request of the tax authority is received if it fails to comply with the request.
4. The third party that fails to pay tax on the subject’s behalf within 15 days from the receipt of the request from the tax authority shall face the enforcement measures mentioned in Clause 1 Article 93 of the Law on Tax administration.
SECTION 7. ENFORCEMENT BY REVOKING THE CERTIFICATE OF BUSINESS REGISTRATION, CERTIFICATE OF ENTERPRISE REGISTRATION, LICENSE FOR ESTABLISHMENT AND OPERATION, OR PRACTICE CERTIFICATE
Article 52. The entities having their Certificates of Business registration, Certificates of Business registration, licenses for establishment and operation or practices certificates revoked
1. This enforcement measure shall be taken if the outstanding tax, interest on late payment of tax, fines, and interest on late payment of fines are not sufficiently collected after the tax authority takes the enforcement measures in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 Article 19 of this Decree, or in the case mentioned in Clause 7 Article 19 of this Decree.
2. When taking this enforcement measure, the competent state management authorities must make an announcement on the media.
Article 53. Procedure for revoking the Certificate of Business registration, Certificate of Enterprise registration, license for establishment and operation, or practice certificate
When this enforcement measure is taken, the agency that issued the Certificate of Business registration, Certificate of Enterprise registration, license for establishment and operation, or practice certificate shall be requested in wiring by the tax authority to revoke the Certificate of Business registration, Certificate of Enterprise registration, license for establishment and operation, or practice certificate within 03 days from the day on which this measure is taken.
Within 10 days from the receipt of the request sent by the, the certificate issuer shall issue a decision to revoke the Certificate of Business registration, Certificate of Enterprise registration, license for establishment and operation, or practice certificate, or notify the tax authority if they are not revoked.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực