Chương III Nghị định 109/2022/NĐ-CP: Nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học
Số hiệu: | 109/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Cơ quan TW | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 30/12/2022 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2023 |
Ngày công báo: | 14/01/2023 | Số công báo: | Từ số 17 đến số 18 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào nhu cầu, tiềm lực và chiến lược phát triển để xây dựng các loại hình nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh.
2. Cơ sở giáo dục đại học xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhóm nghiên cứu và nhóm nghiên cứu mạnh từ nguồn lực của cơ sở giáo dục đại học và từ nguồn lực hợp pháp khác.
3. Cơ sở giáo dục đại học công nhận các loại hình nhóm nghiên cứu theo nhu cầu. Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được tổ chức chủ trì công nhận theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định này.
4. Tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh là cơ sở giáo dục đại học có trưởng nhóm nghiên cứu là cán bộ cơ hữu.
Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được thành lập và công nhận theo các điều kiện và tiêu chí sau đây:
1. Nhân lực tham gia nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Nhà khoa học trong nước và nước ngoài có uy tín cùng hướng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh tham gia theo hình thức cộng tác viên hoặc hình thức hợp tác phù hợp khác;
b) Giảng viên, nghiên cứu viên và người học có cùng hướng nghiên cứu từ cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu và tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được hình thành và phát triển trên cơ sở các nhóm nghiên cứu sẵn có và đang hoạt động, đã được cơ sở giáo dục đại học quyết định xét chọn, công nhận, hỗ trợ về cơ chế và các nguồn lực để phát triển.
3. Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học gồm trưởng nhóm, 5 thành viên chủ chốt trở lên và không hạn chế số lượng các thành viên. Thành viên của nhóm nghiên cứu mạnh phải đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 9 Nghị định này và không vi phạm một trong các hành vi bị cấm theo pháp luật về khoa học và công nghệ, không đang trong thời gian bị kỷ luật bằng hình thức từ khiển trách trở lên hoặc thi hành án hình sự.
4. Cơ sở giáo dục đại học là tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh có cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm phù hợp với hướng nghiên cứu chính của nhóm nghiên cứu mạnh; có hoạt động hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, cá nhân nước ngoài; đã hợp tác thành công với doanh nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu khác trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
5. Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học có kế hoạch phát triển ổn định với đội ngũ nhân lực có trình độ và độ tuổi phù hợp; có kế hoạch gia tăng về số lượng và chất lượng các sản phẩm khoa học và công nghệ trong giai đoạn 5 năm; các hoạt động của nhóm nghiên cứu mạnh cần gắn kết với hoạt động của bộ môn, phòng thí nghiệm tại tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh và hợp tác chặt chẽ với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, nước ngoài.
6. Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học có định hướng nghiên cứu tiếp cận được các hướng nghiên cứu tiên tiến, hiện đại, có tính đột phá, liên ngành; có thuyết minh định hướng nghiên cứu và kế hoạch phát triển trong 5 năm; sản phẩm của nhiệm vụ nghiên cứu trong 5 năm đầu đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Công bố ổn định và đạt mức trung bình mỗi năm ít nhất 10 bài báo trên các tạp chí khoa học trong cơ sở dữ liệu Web of Science (WoS) đối với khối ngành khoa học tự nhiên và kỹ thuật công nghệ, ít nhất 10 bài báo trên các tạp chí khoa học trong cơ sở dữ liệu WoS và Scopus đối với khối ngành khoa học xã hội và nhân văn; có sự gia tăng chất lượng các bài báo thông qua việc được đăng trên tạp chí quốc tế có chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn cao;
b) Xuất bản ít nhất 01 sách chuyên khảo hoặc 02 sách, giáo trình;
c) Đào tạo 05 tiến sĩ trong giai đoạn 5 năm thực hiện nhiệm vụ;
d) Được cấp trung bình mỗi năm ít nhất 01 bằng độc quyền sáng chế hoặc 02 bằng độc quyền giải pháp hữu ích hoặc 02 bằng bảo hộ giống cây trồng có tầm ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội;
đ) Chuyển giao ít nhất 05 công nghệ sản xuất hoặc thương mại hóa ít nhất 05 sản phẩm khoa học và công nghệ vào thực tiễn phục vụ cộng đồng hoặc có 01 sản phẩm khoa học và công nghệ quốc gia được công nhận trong giai đoạn 5 năm thực hiện nhiệm vụ.
1. Trưởng nhóm là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia hoặc 02 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu từ mức đạt trở lên trong 5 năm gần nhất;
b) Là tác giả 01 sách chuyên khảo hoặc 02 sách, giáo trình giảng dạy đại học;
c) Có chỉ số trích dẫn khoa học cá nhân H-index từ 10 trở lên (theo cơ sở dữ liệu Scopus);
d) Là tác giả chính của ít nhất 10 công trình công bố trên các tạp chí khoa học trong cơ sở dữ liệu WoS hoặc là tác giả của ít nhất 02 sáng chế hoặc 05 giải pháp hữu ích, hoặc 02 bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc là tác giả của công trình khoa học và công nghệ đạt giải nhất giải thưởng cấp bộ, tỉnh hoặc Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ;
đ) Đã hướng dẫn chính thành công ít nhất 02 nghiên cứu sinh;
e) Đã có kinh nghiệm hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài trong triển khai hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất thử nghiệm hoặc thương mại hóa thành công sản phẩm khoa học và công nghệ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và nước ngoài;
g) Có đủ sức khỏe đáp ứng theo quy định của pháp luật về lao động, còn đủ tuổi làm công tác chuyên môn ít nhất 5 năm tính đến hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động để hoàn thành định hướng nghiên cứu.
2. Đồng trưởng nhóm là nhà khoa học có uy tín được mời từ nước ngoài, chịu trách nhiệm về nội dung học thuật, có hướng nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của trưởng nhóm, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này hoặc đã đoạt giải thưởng quốc tế có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu.
3. Trưởng nhóm được đặc cách công nhận nếu là nhà khoa học đầu ngành được công nhận theo quy định về việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ hoặc đã đoạt giải thưởng quốc tế có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu và đáp ứng yêu cầu tại điểm g khoản 1 Điều này.
4. Thành viên chủ chốt là giảng viên của cơ sở giáo dục đại học hoặc nghiên cứu viên của viện nghiên cứu trong nước, đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có hướng nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học và có cam kết đăng ký tham gia nhóm nghiên cứu mạnh;
b) Đã chủ trì 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được nghiệm thu ở mức đạt trở lên trong 5 năm gần nhất;
c) Có chỉ số trích dẫn khoa học cá nhân H-index từ 5 trở lên (theo cơ sở dữ liệu Scopus);
d) Là tác giả của 01 chương sách chuyên khảo hoặc 01 sách giáo trình giảng dạy đại học;
đ) Là tác giả chính của ít nhất 05 công trình công bố trên các tạp chí khoa học trong cơ sở dữ liệu WoS hoặc là tác giả của ít nhất 01 sáng chế hoặc 02 giải pháp hữu ích, hoặc 02 bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc là tác giả của công trình khoa học và công nghệ đạt giải ba giải thưởng cấp bộ, tỉnh trở lên hoặc Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ;
e) Đã hướng dẫn chính thành công ít nhất 01 nghiên cứu sinh;
g) Đã có kinh nghiệm hợp tác trong triển khai nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm tạo ra các sản phẩm khoa học được ứng dụng phục vụ cộng đồng và có ít nhất 01 hợp tác nghiên cứu với một nhóm nghiên cứu trong nước hoặc nước ngoài.
5. Thành viên chủ chốt là nhà khoa học có uy tín được mời từ nước ngoài, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tại các điểm a, c, đ và e khoản 4 Điều này hoặc là nhà khoa học từ doanh nghiệp hoặc tổ chức khác đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tại các điểm a, c, đ và g khoản 4 Điều này.
6. Thành viên chủ chốt được đặc cách công nhận nếu là nhà khoa học đầu ngành, nhà khoa học trẻ tài năng được công nhận theo quy định về việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ hoặc đã đoạt giải thưởng quốc tế có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu.
7. Thành viên khác là giảng viên, nghiên cứu viên và người học của cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu trong nước và nước ngoài đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có hướng nghiên cứu phù hợp với hướng nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học và có cam kết đăng ký tham gia nhóm nghiên cứu mạnh;
b) Đã có công trình khoa học công bố chung với trưởng nhóm hoặc các thành viên chủ chốt trên tạp chí khoa học quốc tế hoặc trên tạp chí khoa học uy tín trong nước.
8. Thành viên là nhà khoa học từ doanh nghiệp hoặc tổ chức khác cần đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tại điểm g khoản 4 và điểm a khoản 7 Điều này.
1. Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng ưu đãi từ Nhà nước như sau:
a) Được ưu tiên xem xét đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia;
b) Được ưu tiên đề xuất bố trí vốn đầu tư các dự án đầu tư phát triển cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
c) Được ưu tiên cử thành viên tham gia các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tại cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu trong nước và nước ngoài; được cử đi thực tập, làm việc có thời hạn để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu tại các tổ chức khoa học và công nghệ ở nước ngoài theo các chương trình, đề án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Được hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế hoặc giải pháp hữu ích hoặc giống cây trồng trong nước và nước ngoài, xuất bản công trình khoa học có giá trị cao về khoa học và thực tiễn theo các chương trình hoặc đề án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Được hỗ trợ kinh phí tham dự hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước và ngoài nước theo các chương trình, đề án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
e) Được xem xét hỗ trợ sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ;
g) Được các thư viện, tổ chức thông tin khoa học và công nghệ công lập tạo điều kiện tiếp cận thông tin, cơ sở dữ liệu về khoa học và công nghệ để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.
Các nội dung đã được hỗ trợ, tài trợ tại các điểm c, d và đ khoản này không được trùng lặp với các nội dung hỗ trợ, tài trợ khác từ ngân sách nhà nước.
2. Nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng ưu đãi từ cơ sở giáo dục đại học như sau:
a) Được cấp kinh phí hoạt động thường xuyên, bố trí phòng làm việc và các phương tiện văn phòng cần thiết cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học hoạt động; được hỗ trợ tìm kiếm các nguồn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để xây dựng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và được giao trực tiếp quản lý, sử dụng cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm từ các nguồn đầu tư tìm kiếm được cho hoạt động nghiên cứu; được hỗ trợ kinh phí theo khả năng của cơ sở giáo dục đại học để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đã được phê duyệt;
b) Trưởng nhóm và thành viên chủ chốt là giảng viên cơ hữu của tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được giảm 50% định mức giờ chuẩn giảng dạy hằng năm.
1. Trách nhiệm và quyền của tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học
a) Hướng dẫn và hỗ trợ giảng viên cơ hữu đáp ứng đủ điều kiện trưởng nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này tập hợp nhân lực trong nước và nước ngoài để xây dựng thuyết minh định hướng nghiên cứu và kế hoạch phát triển trong 5 năm;
b) Ban hành quy định ưu đãi để phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học, quy định ưu đãi về thu nhập và giờ giảng cho thành viên nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học và đưa vào quy định trong quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ bảo đảm tuân thủ quy định và được công bố công khai;
c) Xây dựng dự toán ngân sách hằng năm trình cấp có thẩm quyền để xét duyệt và bố trí kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học theo quy định;
d) Xây dựng báo cáo kết quả hoạt động của nhóm nghiên cứu mạnh và gửi cơ quan quản lý cấp trên định kỳ hằng năm.
2. Trách nhiệm và quyền của trưởng nhóm
a) Xây dựng thuyết minh định hướng nghiên cứu và kế hoạch phát triển trong 5 năm trình tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh phê duyệt;
b) Xây dựng hồ sơ đề nghị tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh công nhận nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học;
c) Tập hợp đội ngũ trong nước và nước ngoài thuộc lĩnh vực chuyên môn có liên quan để phối hợp với các thành viên nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học thực hiện thuyết minh định hướng nghiên cứu và kế hoạch phát triển trong 5 năm đã được phê duyệt; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để triển khai các hoạt động nghiên cứu gắn với đào tạo tiến sĩ, duy trì sự ổn định và gia tăng về số lượng và chất lượng của các sản phẩm khoa học và công nghệ hằng năm;
d) Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị của tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học và của tổ chức, doanh nghiệp phối hợp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu; sử dụng các nguồn kinh phí được cấp theo đúng quy định để đạt được các sản phẩm đã cam kết trong thuyết minh định hướng nghiên cứu và kế hoạch phát triển trong 5 năm; chịu trách nhiệm giải trình trước tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học và cơ quan quản lý có liên quan;
đ) Báo cáo kết quả hoạt động của nhóm nghiên cứu mạnh với tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh định kỳ hằng năm;
e) Được tự chủ trong việc thu hút các chuyên gia, nghiên cứu sinh, thực tập sinh tham gia thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học; được thu nhận thành viên tham gia nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học; được sử dụng và phân bổ các nguồn lực trong nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học;
g) Được đề xuất với tổ chức chủ trì nhóm nghiên cứu mạnh, các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng các hướng nghiên cứu mới, các chương trình đào tạo mới; được phát triển các sản phẩm khoa học và công nghệ của nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học;
h) Được hưởng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ tương đương chính sách cho nhà khoa học đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học theo quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ.
3. Trách nhiệm và quyền của các thành viên
a) Tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ do trưởng nhóm phân công và chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng nhóm về hiệu quả công việc được phân công; tích cực tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ của cộng đồng khoa học trong nước và nước ngoài;
b) Được đề xuất với trưởng nhóm về các hướng nghiên cứu và đào tạo mới; được khuyến khích phát hiện và giới thiệu các chuyên gia, nhà khoa học, nghiên cứu sinh, thực tập sinh, học viên, sinh viên xuất sắc tham gia nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học;
c) Thành viên chủ chốt được ưu tiên tham gia các chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ tại cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu nước ngoài; được ưu tiên cử đi thực tập, làm việc có thời hạn tại các tổ chức khoa học và công nghệ ở nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học theo các chương trình, đề án được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước phê duyệt;
d) Thành viên nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học là giảng viên hoặc cam kết làm giảng viên được ưu tiên hỗ trợ kinh phí đào tạo nghiên cứu sinh theo các chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ được các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước phê duyệt theo quy định;
đ) Đồng trưởng nhóm, thành viên chủ chốt là nhà khoa học nước ngoài được hưởng các ưu đãi theo quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam.
1. Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học được bố trí từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ, sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nguồn đầu tư phát triển và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về đầu tư công và các quy định khác liên quan.
2. Cơ sở giáo dục đại học được hỗ trợ từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện chính sách ưu đãi nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do nhà nước đặt hàng theo quy định. Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi từ nguồn sự nghiệp khoa học và công nghệ cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học có thể được cấp từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia hoặc từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) theo quy định.
3. Cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền quản lý về ngân sách nhà nước của cơ sở giáo dục đại học tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi cho nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục đại học từ dự toán do cơ sở giáo dục đại học lập, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
RESEARCH GROUPS AND STRONG RESEARCH GROUPS IN HIGHER EDUCATION INSTITUTIONS
Article 7. Research groups and strong research groups in higher education institutions
1. Higher education institutions shall, based on their needs, potentials and development strategies to build different types of research groups and strong research groups.
2. Higher education institutions shall develop and implement policies to support and give incentives to strong research groups and research groups from the resources of the higher education institutions and from other lawful resources.
3. Higher education institutions recognize different types of research groups according to their needs. Strong research groups in higher education institutions shall be recognized by the lead organization according to the provisions of Articles 8, Article 9 of this Decree.
4. The organization leading the strong research group is a higher education institution with a permanent staff member as the head of the research group.
Article 8. Conditions for establishment and criteria for recognition of strong research groups in higher education institutions
Strong research groups in higher education institutions are established and recognized under the following conditions and criteria:
1. Human resources to join a strong research group in a higher education institution include:
a) Prestigious domestic and foreign scientists of the same research orientations of the strong research group who participate in the form of collaborators or other suitable forms of cooperation;
b) Lecturers, researchers and students with the same research orientations from higher education institutions, research institutes and related organizations and individuals.
2. Strong research groups in a higher education institution are formed and developed on the basis of existing and active research groups, which have been selected, recognized and supported by the higher education institution as to support mechanisms and resources for development.
3. A strong research group in a higher education institution consists of a team leader, 5 key members or more, and an unlimited number of members. Members of a strong research group must meet the criteria specified in Article 9 of this Decree and not commit one of the prohibited acts under the law on science and technology, and not be in the period of disciplinary action in the form of reprimand or higher or criminal judgment enforcement.
4. A higher education institution being the organization leading a strong research group must have facilities and laboratories suitable to the main research orientations of the strong research group; have research cooperation activities with foreign organizations and individuals; have successfully cooperated with enterprises or higher education institutions, other research institutes in scientific research and technology transfer.
5. A strong research group in a higher education institution must have a stable development plan with qualified and age-appropriate human resources; have a plan to increase the quantity and quality of scientific and technological products in a period of 5 years; the activities of the strong research group need to be linked with the activities of the departments and laboratories at the organization leading the strong research group and cooperate closely with domestic and foreign organizations and enterprises.
6. Strong research groups in higher education institutions can access advanced, modern, breakthrough and interdisciplinary research orientations; have research orientation explanation and development plan for 5 years; and have products of the research tasks in the first 5 years that meet the following criteria:
a) Stable publication and average annual publication of at least 10 articles in scientific journals in the Web of Science (WoS) database for natural sciences and engineering, at least 10 articles in scientific journals in the WoS and Scopus database for the humanities and social sciences; there is an increase in the quality of articles through being published in international journals with high impact and citation indexes;
b) Publish at least 01 monograph or 02 books and textbooks;
c) Training 05 doctorates in the 5-year period of performing the tasks;
d) Granted on average each year at least 01 invention patent or 02 utility solution patents or 02 plant variety patents with widespread social influence;
dd) Transferring at least 05 production technologies or commercializing at least 05 scientific and technological products into practice for the community or having 01 national science and technology product recognized in the 5-year period of performing the tasks.
Article 9. Criteria for strong team leaders and research group members in higher education institutions
1. The group leader is a permanent lecturer of a higher education institution who simultaneously meets the following criteria:
a) Having led 01 national science and technology task or 02 science and technology tasks of ministerial or provincial level which have been tested and accepted as passed or higher in the last 5 years;
b) Being the author of 01 monograph or 02 university books and textbooks;
c) Having an h-index of 10 or more (according to the Scopus database);
d) Being the main author of at least 10 works published in scientific journals in the WoS database or the author of at least 02 inventions or 05 utility solutions, or 02 plant variety patents or being the author of a scientific and technological work winning the first prize at the ministerial or provincial level or the Ho Chi Minh Prize, the State Prize in science and technology;
dd) Having successfully supervised at least 02 postgraduate students;
e) Having experience in cooperating with domestic and foreign organizations in implementing scientific and technological activities, trial production or successful commercialization of scientific and technological products in provinces and central-affiliated cities and foreign countries;
g) Fit for work as prescribed by labor law, still eligible for professional work for at least 5 years before retirement age as prescribed by labor law to complete the research orientations.
2. The co-leader is a reputable scientist invited from abroad, responsible for the academic content, has a research orientation in line with the research orientation of the group leader, and also meets the standards in Points c, d and dd Clause 1 of this Article or has won prestigious international awards in the field of research.
3. The group leader will be exceptionally recognized if he/she is a leading scientist who is recognized according to regulations on the utilization of individuals in scientific and technological activities or has won prestigious international awards in the field of science and technology research area and meet the requirements at point m, g Clause 1 of this Article.
4. Key members are lecturers of higher education institutions or researchers of domestic research institutes, and concurrently satisfy the following criteria:
a) Having a research orientation suitable to the research orientation of a strong research group in a higher education institution and having a commitment to register to join the strong research group;
b) Having led 01 ministerial- or provincial-level science and technology task, which has been tested and accepted as passed or higher in the last 5 years;
c) Having an h-index of 5 or more (according to the Scopus database);
d) Being the author of 01 monograph or 01 university textbook;
dd) Being the main author of at least 05 works published in scientific journals in the WoS database or the author of at least 01 inventions or 02 utility solutions, or 02 plant variety patents or being the author of a scientific and technological work winning the first prize at the ministerial or provincial level or the Ho Chi Minh Prize, the State Prize in science and technology;
c) Having successfully supervised at least 01 postgraduate student;
g) Having experience in cooperation in research implementation, pilot production to create scientific products that are applied to serve the community and having at least 01 research cooperation with a domestic or foreign research group.
5. Key members are reputable scientists invited from abroad, fully meeting the criteria at Points a, c, dd and e, Clause 4 of this Article, or scientists from enterprises or other organizations which fully satisfy the criteria at Points a, c, dd and g, Clause 4 of this Article.
6. The key member will be exceptionally recognized if he/she is a leading scientist, talented young scientist who is recognized according to regulations on the utilization of individuals in scientific and technological activities or has won prestigious international awards in the field of research.
7. Other key members are lecturers, researchers and students of domestic and foreign higher education institutions or research institutes, and concurrently satisfy the following criteria:
a) Having a research orientation suitable to the research orientation of a strong research group in a higher education institution and having a commitment to register to join the strong research group;
b) Having had a scientific work published jointly with the group leader or key members in an international scientific journal or in a prestigious domestic scientific journal.
8. Members who are scientists from enterprises or other organizations need to fully satisfy the criteria in Article g, Clause 4 and Point a, Clause 7 of this Article.
Article 10. Incentive policies for strong research groups in higher education institutions
1. Strong research groups in higher education institutions are entitled to incentives from the State as follows:
a) Given priority to receive orders to perform national science and technology tasks;
b) Given priority to the proposal of allocating investment capital for investment projects to develop facilities and laboratories for scientific research and technology transfer activities according to the research fields of the strong research group according to the provisions of law provisions of the law on public investment;
c) Given priority to appoint members to participate in post-doctoral research programs to perform research tasks at domestic and foreign training institutions and research institutions; be sent to practice and work for a definite term to perform research tasks at overseas science and technology organizations under programs and projects approved by competent authorities;
d) Receive financial support to publish research results in reputable international scientific journals, register for protection of intellectual property rights for inventions or utility solutions or domestic and foreign plant varieties, publish scientific works of high scientific and practical value under programs or projects approved by competent authorities;
dd) To receive financial support for attending specialized scientific conferences and seminars at home and abroad according to programs and projects approved by competent authorities;
e) Receive support for using national key laboratories and other laboratories to carry out scientific and technological activities;
g) Be facilitated by public libraries and scientific and technological information organizations to access information and databases on science and technology to perform research tasks.
The supported and financed matters at points c, d and dd of this clause must not overlap with other supported and financed matters from the state budget.
2. Strong research groups in higher education institutions are entitled to incentives from the higher education institutions as follows:
a) Receive funds for regular operation, have working rooms and necessary office facilities for operation; be supported to find investment sources outside the state budget to build facilities and laboratories, and are assigned to directly manage and use facilities and laboratories from sources of funds for research activities; receive financial support according to the ability of the higher education institution to complete approved research assignment;
b) Group leaders and key members who are permanent lecturers of the organization leading strong research groups in higher education institutions are entitled to a 50% reduction in annual standard teaching hours.
Article 11. Responsibilities and rights of leading organizations, team leaders and members of strong research groups in higher education institutions
1. Responsibilities and rights of the organization leading strong research groups in a higher education institution
a) Guide and support permanent lecturers who meet the eligibility requirements for strong research group leader in higher education institutions specified in Clause 1, Article 9 of this Decree to gather domestic and foreign human resources who have built up research orientation and development plan in 5 years;
b) Issue regulations on incentives to develop strong research groups in higher education institutions, provide incentives for income and teaching hours for members of strong research groups in higher education institutions, and include regulations in financial regulations, internal spending regulations to ensure compliance with regulations and be publicly announced;
c) Formulate annual budget estimates and submit them to competent authorities for approval and allocate funds to implement the policy of incentives for strong research groups in higher education institutions according to regulations;
d) Prepare reports on the performance of the strong research group and send it to the superior agency on an annual basis.
2. Responsibilities and rights of a group leader
a) Formulate a research orientation and development plan for 5 years and submit it to the organization leading the strong research group for approval;
b) Make an application to request the leading organization to recognize a strong research group in a higher education institution;
c) Gather domestic and foreign teams in related fields of expertise to coordinate with members of strong research groups in higher education institutions to interpret research orientations and development plan for 5 years that has been approved; assign specific tasks to each member to carry out research activities associated with doctoral training, maintain stability and increase the quantity and quality of scientific and technological products every year;
d) Effectively use the facilities and equipment of the organization leading the strong research group in the higher education institution and those of the organizations and enterprises that cooperate in performing the research tasks; use the funds allocated in accordance with regulations to achieve the products committed in the description of the research orientation and development plan in 5 years; be accountable to the organization leading the strong research group in the higher education institution and relevant regulatory agencies;
dd) Send annual report on the performance of the strong research group to the leading organization;
e) Be autonomous in attracting experts, postgraduate students and interns to participate in performing research tasks of the strong research group in higher education institution; in admitting members to join strong research groups in higher education institution; in using and allocating resources within the strong research group in the higher education institution;
g) Propose to the organization leading the strong research group, relevant ministries, branches and agencies in the development of new research orientations and new training programs; to develop scientific and technological products of the strong research group in higher education institution;
h) Enjoy incentives and support policies equivalent to those for leading scientists in higher education institutions according to regulations on utilization of individuals in scientific and technological activities.
3. Responsibilities and rights of members
a) Effectively perform the tasks assigned by the group leader and be accountable to the group leader for the effective performance of the assigned tasks; actively participate in scientific and technological activities of the domestic and foreign scientific community;
b) Propose to the group leader about new research and training directions; be encouraged to discover and introduce excellent experts, scientists, postgraduate students, interns, trainees and students to join the strong research group in the higher education institution;
c) Key members are given priority to participate in post-doctoral research programs at foreign training institutions or research institutions; be given priority to be sent to practice and work for a definite time at overseas science and technology organizations to perform research tasks of the strong research group in the higher education institution according to programs and projects approved by the competent authorities;
d) A member of a strong research group in a higher education institution who is a lecturer or is committed to being a lecturer is given priority in funding support for training postgraduate students under doctoral training programs approved by competent authorities according to regulations;
d) Co-leaders of the group, key members being foreign scientists are entitled to incentives according to regulations on attracting overseas Vietnamese for scientific and technological activities and foreign experts participating in scientific and technological activities in Vietnam.
Article 12. Funding for implementation of incentive policies for strong research groups in higher education institutions
1. Funds for implementation of policies on incentives for strong research groups in higher education institutions shall be allocated from sources of funds for scientific and technological, education and training, development investment and other lawful sources according to the law on state budget, law on science and technology, law on public investment and other relevant regulations.
2. Higher education institutions supported by scientific and technological sources shall implement the incentives policy for strong research groups in higher education institutions for scientific and technological tasks ordered by the State as specified. Funds for implementation of incentives policies from the source of science and technology for strong research groups in higher education institutions may be provided from the national science and technology development fund or from the science and technology development fund of provinces and centrally affiliated cities and from other lawful funding sources (if any) according to regulations.
3. The superior agency competent to manage the state budget of the higher education institution shall summarize the budget estimates for the implementation of incentives policies for strong research groups in the higher education institution from cost estimates made by the higher education institution and send it to the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Finance, and the Ministry of Planning and Investment for consolidation in accordance with the law on state bud