Chương 4 Nghị định 104/2009/NĐ-CP: Vận chuyển hàng nguy hiểm
Số hiệu: | 104/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 31/12/2009 |
Ngày công báo: | 26/11/2009 | Số công báo: | Từ số 537 đến số 538 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
06/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện về loại hàng nguy hiểm mà mình vận chuyển theo quy định của các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
2. Người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm bắt buộc phải được huấn luyện về loại hàng nguy hiểm do mình áp tải hoặc lưu kho bãi.
3. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này chịu trách nhiệm:
a) Quy định loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển mà người điều khiển phương tiện bắt buộc phải được huấn luyện và được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện;
b) Quy định loại hàng nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải hàng;
c) Tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho người điều khiển phương tiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Tổ chức huấn luyện cho người thủ kho, người áp tải hàng nguy hiểm.
1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng nguy hiểm hoặc trong thông báo của người gửi hàng.
2. Việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm phải do người thủ kho, người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát.
3. Trong trường hợp không quy định phải có người áp tải theo Điều 11 Nghị định này thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người gửi hàng.
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông.
2. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn do các Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quy định.
3. Căn cứ quy định về tiêu chuẩn của các Bộ quản lý ngành, cơ quan kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ thực hiện kiểm định và chứng nhận phương tiện cơ giới đường bộ đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm.
4. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm loại hàng đang vận chuyển. Nếu trên một phương tiện có xếp nhiều loại hàng khác nhau thì phía ngoài phương tiện cũng dán đầy đủ biểu trưng của các loại hàng đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau phương tiện.
5. Phương tiện vận chuyển hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nếu không tiếp tục vận chuyển loại hàng đó thì phải được làm sạch và bóc, xóa hết biểu trưng nguy hiểm.
6. Nghiêm cấm việc sử dụng phương tiện không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không đủ điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm để vận chuyển hàng nguy hiểm.
Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện khi vận chuyển hàng nguy hiểm ngoài việc tuân thủ quy định của Luật Giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định của pháp luật liên quan còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
1. Tuân thủ các quy định về tuyến đường vận chuyển, các điểm dừng, đỗ trên đường, thời gian thực hiện vận chuyển, mức xếp tải trên phương tiện được ghi trong Giấy phép.
2. Chấp hành yêu cầu của người gửi hàng trong thông báo gửi cho người vận tải.
3. Phải theo sự hướng dẫn của đơn vị trực tiếp quản lý hoặc đơn vị thi công khi vận chuyển hàng nguy hiểm là chất dễ cháy, chất dễ tự bốc cháy, chất nổ lỏng hoặc đặc khử nhậy đi qua các công trình cầu, hầm đặc biệt quan trọng hoặc các công trình khác đang được thi công trên đường giao thông có nhiệt độ cao, lửa hàn, tia lửa điện.
1. Đóng góp đúng kích cỡ, khối lượng hàng và chất liệu bao bì, thùng chứa theo quy phạm an toàn kỹ thuật của từng loại hàng.
2. Bao bì ngoài phải có nhãn hàng hóa, có dán biểu trưng nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
3. Có hồ sơ về hàng nguy hiểm bao gồm:
a) Giấy gửi hàng ghi rõ: tên hàng, mã số, loại nhóm hàng, khối lượng tổng cộng, loại bao bì, số lượng bao gói, ngày sản xuất, nơi sản xuất, tên địa chỉ người gửi hàng, người nhận hàng;
b) Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cấm lưu thông của cơ quan có thẩm quyền (nếu là hàng nguy hiểm cấm lưu thông).
4. Thông báo bằng văn bản cho người vận tải về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận chuyển, hướng dẫn xử lý trong trường hợp có tai nạn, sự cố kể cả trong trường hợp có người áp tải.
5. Cử người áp tải nếu hàng nguy hiểm có quy định bắt buộc có người áp tải.
6. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này quản lý loại, nhóm hàng nguy hiểm nào thì hướng dẫn thực hiện Điều này áp dụng cho loại, nhóm hàng nguy hiểm đó.
1. Bố trí phương tiện vận chuyển phù hợp với tiêu chuẩn quy định về loại hàng nguy hiểm cần vận chuyển.
2. Kiểm tra hàng hóa bảo đảm an toàn vận chuyển theo quy định.
3. Chấp hành đầy đủ thông báo của người gửi hàng và những quy định ghi trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
4. Chỉ tiến hành vận chuyển khi có đủ giấy phép, biểu trưng và báo hiệu nguy hiểm.
5. Chỉ dẫn người điều khiển phương tiện về những quy định phải chấp hành khi vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại Điều 14 Nghị định này.
6. Người vận tải chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng hóa có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển.
Trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm, nếu xảy ra sự cố thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm huy động lực lượng kịp thời để:
1. Giúp người điều khiển phương tiện và người áp tải hàng (nếu có) trong việc cứu người, cứu hàng, cứu xe.
2. Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có sự cố, tổ chức cấp cứu nạn nhân.
3. Tổ chức bảo vệ hàng hóa, phương tiện để tiếp tục vận chuyển hoặc lưu kho, bãi, chuyển tải theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
4. Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ảnh hưởng nguy hiểm, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên và cơ quan hữu quan khác để huy động các lực lượng cần thiết đến xử lý kịp thời.
Article 11. Conditions on laborers engaged in the transport of dangerous goods
1. Drivers of dangerous goods-carrying vehicles must be trained and granted certificates of training in dangerous goods according to regulations of line ministries defined in Clause 2, Article 10 of this Decree.
2. Storekeepers and escorts of dangerous goods must be trained in dangerous goods which they escort or preserve.
3. Line ministries defined in Clause 2, Article 10 of this Decree shall:
a/ Provide for types of dangerous goods for which vehicle drivers must be trained in and possess training certificate certificates;
b/ Provide for types of dangerous goods which require escorts during transport:
c/ Organize training courses and grant certificates to vehicle drivers defined at Point a. Clause 3 of this Article/
d/ Organize training courses for storekeepers and escorts of dangerous goods.
Article 12. Loading and unloading of dangerous goods onto and from vehicles and keeping thereof in stores and storing yards
1. Organizations and individuals engaged in the loading or unloading of dangerous goods onto or from vehicles or the keeping thereof in stores and storing yards shall abide by instructions on preservation, loading, unloading and transport of each type of dangerous goods or the notices of goods consignors.
2. The loading and unloading of dangerous goods must be carried out under the direct instruction and supervision of storekeepers or escorts.
3. In cases which no goods escorts is required under Article 11 of this Decree, carriers shall load and unload goods under the instructions of goods consignors.
Article 13. Requirements on dangerous goods-carrying vehicles
1. Transport vehicles must be roadworthy.
2. Special-use equipment of dangerous goods-carrying vehicles must satisfy standards prescribed by line ministries defined in Clause 2, Article 10 of this Decree.
3. Based on standards prescribed by line ministries, road motor vehicle-inspecting agencies shall inspect and certify road motor vehicles' qualification for the transport of dangerous goods.
4. Dangerous goods-carrying vehicles must be stuck with the danger symbol prescribed for the class or group of the transported goods. If a vehicle is loaded with goods of different classes, it must be stuck with the symbols prescribed for all these goods. Symbols will be stuck at both sides and at the rear of vehicles.
5. If dangerous goods-carrying vehicles, after having such dangerous goods unloaded, are not used to transport goods of these types, they must be cleansed and have all danger symbols stuck thereon removed.
6. It is strictly prohibited to use vehicles which are not up to technical standards or unqualified for transport of dangerous goods to transport dangerous goods.
Article 14. Provisions on assurance of safety during transport of dangerous goods
During the transport of dangerous goods, apart from abiding by the Law on Road Traffic, guiding documents and relevant laws, vehicle owners and drivers shall:
1. Comply with regulations on transport routes, parking points and stops en route, transport time and loading capacities of transporting vehicles stated in permits.
2. Abide by requirements of goods consignors stated in the notices sent to consignees.
3. When transporting dangerous goods being flammable substances, substances liable to spontaneous combustion, desensitized liquid or solid explosives through bridges or tunnels of special importance or other works under construction on traffic roads involving high temperature, wielding sparks or electric sparks, strictly abide by the instructions of units which manage or directly build these works.
Article 15. Responsibilities of goods consignors
1. To pack goods in proper sizes and weight with proper packages and tanks according to technical safety regulations applicable to each type of goods.
2. The outer packages must be stuck with goods labels and the danger symbol as prescribed in Clauses 1 and 2, Article 9 of this Decree.
3. To have a dossier on dangerous goods, comprising:
a/ The goods consignment bill, clearly stating the appellation, code number, class and group of goods, gross weight, type of package, number of packages, date and place of manufacture, and addresses of the goods consignor and goods consignee;
b/ The permit for transport of dangerous goods, issued by a competent agency (for dangerous goods banned from circulation).
4. To notify in writing the carrier of requirements which must be satisfied during transport and instructions for coping with accidents or incidents, if any, even in case goods are transported with an escort.
5. To send persons to escort goods which must be escorted.
6. Line ministries defined in Clause 2. Article 10 of this Decree shall guide the implementation of this Article regarding dangerous goods of classes and groups under their management.
Article 16. Responsibilities of carriers
1. To use transport vehicles which are up to the standards prescribed for the types of dangerous goods to be transported.
2. To check the to-be transported goods to ensure safety during transport according to regulations.
3. To fully comply with the notices of goods consignors and provisions of the dangerous goods transport permit.
4. To conduct the transportation only after obtaining a permit and displaying all danger symbols and placards.
5. To instruct vehicle drivers to comply with regulations during the transport of dangerous goods mentioned in Article 14 of this Decree.
6. Carriers shall accept consignment only when all procedures are carried out and goods are accompanied with valid dossiers and properly packaged so as to ensure safety during transport.
Article 17. Responsibilities of local People's Committees upon occurrence of incidents during the transport of dangerous goods
If any incident occurs during the transport of dangerous goods, commune-level People's Committee shall promptly mobilize forces to:
1. Assist vehicle drivers and goods escorts (if any) in rescuing people, goods and vehicles.
2. Evacuate victims out of the scenes of incidents and give them first-aid treatment.
3. Protect goods and vehicles for continued transport, storage or transshipment under the guidance of competent agencies.
4. Zone off, and evacuate inhabitants from, affected areas and, at the same time, report the case to the People's Committees of higher levels and other concerned agencies for mobilization of necessary forces for timely handling.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực