Chương 3 Nghị định 104/2009/NĐ-CP: Đóng gói và dán nhãn hàng nguy hiểm
Số hiệu: | 104/2009/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/11/2009 | Ngày hiệu lực: | 31/12/2009 |
Ngày công báo: | 26/11/2009 | Số công báo: | Từ số 537 đến số 538 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
06/01/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các Bộ, ngành quy định tại Điều 5, khoản 2 Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm công bố danh mục hàng nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển.
2. Việc đóng gói hàng nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Những loại hàng, nhóm hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành.
1. Bộ quản lý ngành quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này có trách nhiệm quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; tiêu chuẩn kỹ thuật sử dụng và tiêu chuẩn kiểm định của bao bì chứa đựng, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng nguy hiểm.
2. Chỉ được sử dụng những bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm đạt quy chuẩn quy định của các cơ quan có thẩm quyền.
1. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm được thực hiện theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về nhãn hàng hóa.
2. Phía ngoài mỗi kiện hàng, thùng chứa hàng nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm được quy định tại Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm được quy định tại Mục 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
1. Việc kiến nghị sửa đổi, bổ sung danh mục hàng nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này do các Bộ nêu tại khoản 2 Điều này thực hiện và gửi Bộ Giao thông vận tải để tổng hợp, trình Chính phủ theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
2. Việc quy định về quy cách đóng gói quy định tại Điều 7 Nghị định này; tiêu chuẩn bao bì, thùng chứa quy định tại khoản 1 Điều 8 và dán biểu trưng hàng nguy hiểm quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này do các Bộ sau đây chịu trách nhiệm công bố chậm nhất là 180 ngày, sau ngày Nghị định này có hiệu lực:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, bổ sung các quy định về các loại thuốc bảo vệ thực vật;
b) Bộ Y tế xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;
c) Bộ Công thương xây dựng, bổ sung các quy định về các loại xăng dầu, khí đốt và các hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và bổ sung các quy định về các chất phóng xạ;
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, bổ sung các quy định về các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.
PACKING AND LABELING OF DANGEROUS GOODS
Article 7. Packing of dangerous goods for transport
1. Ministries and branches defined in Article 5 and Clause 2. Article 10 of this Decree shall publicize lists of dangerous goods which must be packed during transport.
2. The packing of dangerous goods in the Vietnamese territory must comply with relevant national technical regulations. For goods of classes and groups for which no national technical regulation has been formulated, regulations of line ministries apply.
Article 8. Packagings and tanks of dangerous goods
1. Line ministries defined in Clause 2, Article 10 of this Decree shall specify materials used to make packagings and tanks of dangerous goods on transport vehicles and technical standards on the use and testing of packagings and tanks corresponding to each class and each group of dangerous goods.
2. Only packagings and tanks which satisfy the standards prescribed by competent agencies may be used.
Article 9. Goods labels, danger symbols and danger signs
1. The labeling of dangerous goods complies with the Government's Decree No. 89/2006/ND-CP of August 30, 2006. on goods labeling.
2. Each package or tank of dangerous goods must be stuck with a danger symbol on its outward side. Sizes, patterns and colors of the danger symbol are prescribed in Section 1, Appendix III to this Decree (not printed herein).
3. The danger placard has the shape of an orange rectangle with the UN number (United Nations code) at its center. The sizes of the danger placard are described in Section 2 of Appendix III to this Decree (not printed herein). The danger placard is stuck below the danger symbol.
Article 10. Modification and supplementation of lists of dangerous goods, packing specifications and package and tank standards
1. The proposal for modification and supplementation of lists of dangerous goods specified in Clause 1, Article 5 of this Decree shall be made by ministries defined in Clause 2, this Article to the Ministry of Transport for sum up and reporting to the Government under Article 6 of this Decree.
2. Packing specifications prescribed in Article 7 of this Decree, package and tank standards prescribed in Clause 1. Article 8 of this Decree and regulations on the sticking of the danger symbol prescribed in Clause 2, Article 9 of this Decree are publicized by the following ministries within 180 days after the effective date of this Decree:
a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall elaborate and supplement regulations on plant protection drugs;
b/ The Ministry of Health shall elaborate and supplement regulations on toxic chemicals for medical use and pesticides and bactericides for household use;
c/ The Ministry of Industry and Trade shall elaborate and supplement regulations on petrol and oil. gases and dangerous chemicals used in industrial production;
d/ The Ministry of Science and Technology shall elaborate and supplement regulations on radioactive materials;
e/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall elaborate and supplement regulations on other dangerous toxic chemicals included in different classes and groups of dangerous goods.