Chương 3 Nghị định 103/1999/NĐ-CP: Bán doanh nghiệp nhà nước
Số hiệu: | 103/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/09/1999 | Ngày hiệu lực: | 25/09/1999 |
Ngày công báo: | 15/10/1999 | Số công báo: | Số 38 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
18/07/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông báo quyết định phê duyệt bán và đăng ký mua doanh nghiệp
Căn cứ vào quyết định phê duyệt bán doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền, Giám đốc doanh nghiệp thông báo cho toàn thể người lao động trong doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức đăng ký danh sách người mua doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày.
Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu
1. Trường hợp có từ hai người đăng ký mua trở lên thì phải bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu.
2. Người quyết định bán doanh nghiệp thành lập Hội đồng đấu thầu. Hội đồng đấu thầu thông báo cho người đăng ký mua nộp đơn dự thầu, mức giá tối thiểu, mức tiền đặt cọc, thời hạn nộp hồ sơ, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở doanh nghiệp về việc bán đấu thầu doanh nghiệp.
3. Người mua nộp đơn đấu thầu mua doanh nghiệp theo mẫu do Hội đồng đấu thầu quy định và nộp tiền đặt cọc.
Hội đồng đấu thầu nhận đơn, tiền đặt cọc, lập danh sách người tham gia đấu thầu và cấp chứng nhận người tham gia đấu thầu.
4. Người tham gia đấu thầu có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng doanh nghiệp.
5. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo nộp đơn, người đăng ký mua phải gửi hồ sơ xin dự thầu đến Hội đồng đấu thầu.
Hồ sơ gồm:
a) Đơn mua doanh nghiệp (theo mẫu);
b) Phương án sử dụng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp;
c) Dự kiến loại hình doanh nghiệp mới;
d) Đề nghị giá mua doanh nghiệp.
Hồ sơ dự thầu để trong phong bì được niêm phong.
6. Sau 05 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Hội đồng đấu thầu gửi thông báo thời gian, địa điểm đấu thầu đến từng người tham gia dự thầu. Hội đồng đấu thầu niêm yết công khai danh sách người tham gia dự thầu tại địa điểm đấu thầu trong 02 ngày trước khi mở thầu.
7. Mở thầu trong thời gian không quá 01 ngày và thực hiện như sau:
a) Hội đồng đấu thầu kiểm tra niêm phong, mở công khai phong bì của từng người tham gia đấu thầu và công bố phương án sử dụng lao động, giá bỏ thầu của từng người để ghi vào biên bản; công bố phương án sử dụng lao động cao nhất và giá bỏ thầu cao nhất của từng người tham gia đấu thầu;
b) Chủ tịch Hội đồng đấu thầu và người tham gia đấu thầu ký biên bản mở thầu.
8. Xét thầu:
a) Hội đồng đấu thầu thảo luận phương án sử dụng lao động kết hợp với giá bỏ thầu để biểu quyết chọn người thắng thầu;
b) Hội đồng đấu thầu lập biên bản xét thầu gửi Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp và người quyết định bán doanh nghiệp.
Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
1. Bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp khi chỉ có một người đăng ký mua.
2. Người đăng ký mua doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Giám đốc hoặc Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp; nội dung hồ sơ như quy định đối với trường hợp bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu.
3. Người đăng ký mua doanh nghiệp có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng doanh nghiệp.
4. Giám đốc doanh nghiệp báo cáo Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp để cùng trao đổi trực tiếp với đại diện người mua về phương án sử dụng lao động, giá bán và thoả thuận về các nội dung trong hợp đồng mua bán.
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp gửi hồ sơ và biên bản đến người quyết định bán doanh nghiệp.
Trách nhiệm của doanh nghiệp bán
1. Kiểm kê, xác định số lượng tài sản hiện có ở doanh nghiệp, bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản đi thuê, cho thuê, giữ hộ, ký gửi, chiếm dụng; đánh giá thực trạng các loại tài sản đó và thu hồi các khoản nợ phải thu.
2. Phân loại tài sản hiện có ở doanh nghiệp thành các loại :
a) Tài sản có thể tiếp tục sử dụng;
b) Tài sản không thể tiếp tục sử dụng;
c) Tài sản được hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
3. Đối chiếu và phân loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, số nợ phải thu, trong đó chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi;
4. Lập báo cáo tài chính đến thời điểm bán doanh nghiệp;
5. Lập danh sách và phân loại số lao động hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định bán :
a) Số lao động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;
b) Số lao động đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
c) Số lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
d) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
đ) Số lao động còn hạn hợp đồng lao động.
6. Bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ có liên quan cho người mua doanh nghiệp theo thoả thuận ghi trong hợp đồng mua bán.
Nguyên tắc xử lý tài sản và tài chính doanh nghiệp trước khi bán
1. Các tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp bán được xử lý như sau :
a) Tài sản không thể tiếp tục sử dụng được do cấp quyết định bán doanh nghiệp giải quyết : điều động, nhượng bán, thanh lý hoặc gửi người mua giữ hộ không quá 90 ngày;
b) Tài sản thuê ngoài, mượn, giữ hộ : doanh nghiệp trả lại cho chủ sở hữu và thanh lý hợp đồng, hoặc tiếp tục thuê, giữ hộ theo thoả thuận giữa người mua và chủ sở hữu tài sản; tài sản chiếm dụng do cấp quyết định bán doanh nghiệp quyết định;
c) Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi : được kiểm kê riêng để chuyển giao cho tập thể người lao động;
d) Chi phí xây dựng dở dang của những công trình đã đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì người mua và người bán thoả thuận giải quyết phù hợp lợi ích của mỗi bên;
đ) Nợ phải thu khó đòi : cấp quyết định bán doanh nghiệp cho khoanh nợ, quy trách nhiệm và giải quyết theo chế độ hiện hành.
2. Các khoản dự phòng : giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá và các khoản lãi chưa phân phối phải được xử lý trước khi xác định giá bán doanh nghiệp.
3. Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trước khi bán doanh nghiệp.
Nguyên tắc xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp
1. Các khoản nợ phải thu, phải trả do doanh nghiệp giải quyết. Trường hợp người mua cam kết kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả thì ghi trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và thông báo cho các bên có liên quan biết.
2. Trường hợp số tiền thu từ bán doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp thì giải quyết như sau :
a) Xoá nợ thuế và các khoản nợ ngân sách Nhà nước;
b) Các khoản nợ bảo hiểm xã hội, nợ ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân được xử lý theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
Giải quyết lao động và bộ máy quản lý doanh nghiệp bán
1. Người mua doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận số lao động theo phương án sử dụng lao động đã cam kết khi mua doanh nghiệp. Đối với số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động thì giải quyết theo chế độ hiện hành.
2. Chế độ đối với người lao động như sau :
a) Đối với người lao động thuộc diện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì Giám đốc doanh nghiệp và cơ quan Bảo hiểm xã hội, nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội giải quyết quyền lợi cho người lao động theo chế độ hiện hành;
b) Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động được trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động, Nghị định số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ đối với thời gian mà người lao động đã làm việc trước đó thuộc khu vực Nhà nước nhưng chưa được nhận trợ cấp thôi việc;
c) Đối với người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp mới thì Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm theo quy định và chuyển danh sách, hồ sơ của người lao động mà doanh nghiệp đang quản lý cho doanh nghiệp mới.
3. Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ về bảo hiểm xã hội (kể cả phần người lao động phải đóng) cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tiền bán doanh nghiệp không đủ thanh toán nợ bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc cho người lao động thì số tiền thiếu được trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để thanh toán.
4. Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp được cấp quyết định bán doanh nghiệp xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công việc hoặc giải quyết theo chế độ thôi việc.
Người quản lý thiếu trách nhiệm dẫn đến thua lỗ, mất vốn Nhà nước không được giữ vị trí quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước khác hoặc ở cơ quan Nhà nước.
5. Sau khi có quyết định bán doanh nghiệp, nếu người lao động thôi việc hoặc mất việc thì:
a) Doanh nghiệp mới trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho thời gian làm việc tại doanh nghiệp mới;
b) Đối với thời gian đã làm việc cho khu vực Nhà nước trước đó mà người lao động chưa được nhận trợ cấp thôi việc, mất việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc theo quy định của pháp luật. Nguồn để trả trợ cấp thôi việc, mất việc được trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc từ ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc xác định giá bán doanh nghiệp
1. Giá bán doanh nghiệp được xác định căn cứ vào :
a) Giá trị thực tế của doanh nghiệp được người mua và người bán chấp nhận;
b) Mức giảm giá đối với người mua khi người mua cam kết đầu tư duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động và các điều kiện khác đã được người bán chấp nhận.
2. Các căn cứ xác định giá bán của doanh nghiệp :
a) Trường hợp mua doanh nghiệp có kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp :
- Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm bán;
- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm bán sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả và được người mua, người bán chấp nhận.
b) Trường hợp người mua doanh nghiệp không kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thì giá bán của doanh nghiệp là giá bán thực tế của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua và giá thị trường tại thời điểm bán.
3. Khi xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp không phải thuê kiểm toán. Những doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh về kế toán, thống kê thì cơ quan quyết định giá bán doanh nghiệp xem xét thuê tổ chức kiểm toán độc lập xác định. Tiền thuê kiểm toán được tính vào chi phí bán doanh nghiệp.
Phê duyệt phương án bán, giá bán, ký kết hợp đồng và ra quyết định bán doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 thực hiện các công việc như sau:
1. Phê duyệt phương án bán doanh nghiệp và ra quyết định bán doanh nghiệp; Quyết định gồm các nội dung sau :
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp được bán;
b) Tên, địa chỉ của người mua;
c) Gía bán, phương thức bán; phương thức và thời hạn thanh toán;
d) Thời hạn ký kết hợp đồng và bán giao doanh nghiệp;
đ) Trách nhiệm của doanh nghiệp, của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh khác.
2. Tổ chức ký hợp đồng với người mua doanh nghiệp. Hợp đồng mua doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau :
a) Tên, địa chỉ doanh nghiệp bán, số tài khoản;
b) Tên, địa chỉ người mua doanh nghiệp, số tài khoản (nếu có);
c) Giá bán doanh nghiệp;
d) Các cam kết của người mua và người bán doanh nghiệp;
đ) Phương thức chuyển giao tài sản, thanh toán tiền mua doanh nghiệp, thời hạn bàn giao doanh nghiệp;
e) Xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng.
Kèm theo hợp đồng là bảng kê tài sản, đánh giá về tình trạng tài sản mà người mua và người bán thoả thuận.
Thông báo quyết định bán và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định bán doanh nghiệp, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thực hiện các công việc sau đây :
1. Thông báo chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
2. Gửi quyết định bán doanh nghiệp đến :
a) Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương;
b) Cơ quan Tài chính doanh nghiệp;
c) Cơ quan thuế;
d) Cơ quan đăng ký kinh doanh;
đ) Cục Thống kê nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính;
3. Thanh toán tiền đặt cọc cho những người tham gia đấu thầu (nếu có).
Trong thời hạn thoả thuận tại Hợp đồng, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tổ chức việc bàn giao doanh nghiệp cho người mua.
Khi bàn giao số lượng và thực trạng tài sản của doanh nghiệp không đúng với số lượng và thực trạng tài sản đã ghi trong hợp đồng mua, bán, thì người mua có quyền yêu cầu điều chỉnh hợp đồng đã ký.
Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp sau khi bán
Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính (nếu người mua chưa có giấy phép kinh doanh) theo một trong các loại hình của Luật Doanh nghiệp hoặc đăng ký bổ sung (nếu người mua doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh).
Quyền và nghĩa vụ của người mua doanh nghiệp
1. Được chủ động sử dụng tài sản mua, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, đầu tư mới, thay đổi bộ máy quản lý, quyết định loại hình doanh nghiệp và được tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tiếp tục duy trì đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người mua được kế thừa các quyền lợi của doanh nghiệp theo thoả thuận trong hợp đồng mua, bán doanh nghiệp và các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
3. Có nghĩa vụ thanh toán tiền mua doanh nghiệp theo thời hạn và các điều kiện ghi trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp; thực hiện đúng các điều kiện và cam kết với người bán doanh nghiệp; kế thừa các nghĩa vụ của doanh nghiệp theo hợp đồng và quy định của pháp luật.
Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
Người quyết định bán doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua, bán doanh nghiệp; xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người mua vi phạm cam kết của hợp đồng.
Article 15.- Announcing the decisions approving the sale and the registration for the purchase of enterprises
Basing him/herself on the competent level’s decision approving the sale of an enterprise, the director of the enterprise shall announce this to the entire laborers in the enterprise and on the mass media; organize the registration of the enterprise purchasers within 30 days.
Article 16.- Organizing the sale of enterprise by mode of bidding
1. Where there are two or more registrants for the purchase of the enterprise, the sale of enterprise must be conducted by mode of bidding.
2. The person deciding the sale of enterprise shall set up the Bidding Council. The Bidding Council shall notify the purchase registrants of the submission of the application for participation in the bidding, the minimum price level, the deposit level, the time-limit for dossier submission, and publicly announce on the mass media and post up at the enterprise’s office the bidding for sale of the enterprise.
3. The purchasers shall submit applications for the bidding for the purchase of the enterprise according to the form set by the Bidding Council and pay the deposit.
The Bidding Council shall receive the applications and deposit money, make the list of bidders and issue certificates to them.
4. The bidders may go to the enterprise to study the accounting books, the assets inventory and survey the real situation of the enterprise.
5. Thirty days after the notice on application submission, the purchase registrants shall have to send their bids to the Bidding Council.
Such a bid shall include:
a) The application for the purchase of the enterprise (according to set form);
b) The plan on the employment of the laborers working at the enterprise;
c) The projected type of new enterprise;
d) The price over for the purchase of the enterprise.
The bids shall be pay into sealed envelops
6. Five days after the dossier-receiving deadline, the Bidding Council shall send notice on the time and location of the bidding to each bidder. The Bidding Council shall publicly post up the list of bidders at the place of bidding for 2 days before the bids are opened.
7. The bids opening shall be conducted for not more than 01 day as follows:
a) The Bidding Council shall check the seals, publicly open the envelop of each bidder and announce the labor-using plan and the price offer of each bidder for recording them in the minutes; announce the plan on the employment of laborers with the largest number and the highest price offer of each bidder.
b) The chairman of the Bidding Council and bidders shall sign the minutes of the bids opening.
8. Bid evaluation:
a) The Bidding Council shall discuss the labor-using plans and price offers in order to select by voting the bid winner;
b) The Bidding Council shall make a report on the bid evaluation and send it to the Board for Renewal of Enterprise Management and the person who has decided the sale of enterprise.
Article 17.- Organizing the enterprise sale by direct mode
1. The enterprise sale by the direct mode shall apply when there is only one purchase registrant.
2. The purchase registrant shall submit his/her dossiers to the enterprise director or the Board for Renewal of Enterprise Management; the dossier
contents shall comply with the provisions on the cases of enterprise sale by mode of bidding.
3. The enterprise purchase registrant may go to the enterprise to study the accounting books, the assets inventory and survey the real situation of the enterprise.
4. The enterprise director shall report to the Board for Renewal of Enterprise Management so as to discuss directly with the purchaser’s representative about the labor-using plan, the price offer and reach agreements on details in the sale/purchase contract.
The Board for Renewal of Enterprise Management shall send the dossier and the minutes to the person who has decided the enterprise sale.
Article 18.- Responsibilities of the to be-sold enterprise
1. To inventory and determine the quantity of assets available at the enterprise, including fixed assets and long-term investment, moveable assets and short- term investment, rented assets, leased assets, assets kept in custody for other, assets entrusted for sale; to evaluate the real status of such assets and to collect the recoverable debts.
2. To classify the assets available at the enterprise into the following types:
a) Assets that may be further used;
b) Assets that cannot be used any more;
c) Assets created from the reward fund, the welfare fund.
3. To collate and classify debts; make the list of creditors and the payable debt amounts and the list of debtors and the debt amounts to be recovered, with the separation of debts that can be recovered from the debts that cannot be recovered.
4. Make the financial statement up to the time of the enterprise sale.
5. To make the list and classification of the laborers working in the enterprise by the time of deciding the sale of enterprise :
a) The number of laborers entitled to the social insurance policy;
b) The number of laborers who are enjoying the social insurance policy on illness, maternity, labor accidents and occupational diseases;
c) The number of laborers subject to the temporary postponement of the labor contract performance;
d) The number of laborers terminating labor contracts.
e) The number of laborers being still under the labor contracts.
6. To hand over the assets, books and relevant dossiers to the enterprise purchaser under the agreement inscribed in the sale/purchase contract.
Article 19.- The principle for dealing with the assets and finance of the enterprise before its sale
1. Assets not calculated into the enterprise’s value shall be dealt with as follows:
a) Assets which can not be used any longer shall be settled by the level that has decided the sale of enterprise by may of: transfer, cession, liquidation or putting into the purchaser’s custody for not more than 90 days;
b) Assets which are rented, borrowed or kept for others. The enterprise shall have to return them to their owners and liquidate the contracts, or they shall be further rented or kept in custody upon the agreement reached between the enterprise purchaser and the assets owners; the appropriated assets shall be decided by the level that has decided the sale of enterprise;
c) Assets created from the reward fund, the welfare fund. They shall be separately inventoried for transfer to the labor collective;
d) Expenses for the unfinished construction of projects which had been suspended before the time of determining the enterprise’s value shall be settled jointly by the purchaser and the seller in conformity with the interests of each party;
e) Bad debts to be recovered: The level that has decided the sale of enterprise shall freeze the debts, determine the liability therefor and settle them according to the current regimes.
2. The reserves for: the reduction of prices of goods in stock, bad debts, the securities price fall, the exchange rate difference and the undivided profit amounts must be dealt with before determining the sale price of the enterprise.
3. The credit balances in cash of the reward fund and the welfare fund shall be divided for the laborers working at the enterprise before it is sold.
Article 20.- The principles for dealing with the enterprise’s debts
1. The debts to be recovered and to be paid shall be settled by the enterprise. Where the purchaser commits to inherit the recoverable and payable debts, such must be inscribed in the enterprise sale/purchase contract and notify it to the concerned parties.
2. Where the proceeds from the sale of the enterprise is not enough for the payment of the enterprise’s debts, it shall be settled as follows:
a) Writing off all tax debts and State budget debts;
b) The debts owed to the social insurance, banks, enterprises and individuals shall be dealt with according to the specific guidance of the Ministry of Finance.
Article 21. - Dealing with the labor and managerial apparatus of the sold enterprise
1. The enterprise purchaser shall have to take in the laborers according to the labor-using plan committed when buying the enterprise. For the laborers who have voluntarily terminated their labor contracts, the current regimes shall apply.
2. Entitlements regime for laborers shall be as follows:
a) For the laborers eligible for the social insurance regime, the enterprise director and the social insurance agency where the enterprise pays its social insurance premium shall settle the benefits for the laborers according to the current regimes;
b) For cases of labor contract termination, the laborers shall be paid the severance allowances according to the provisions of Article 42 of the Labor Code and the Government’s Decree No.198/CP of December 31, 1994 regarding the time the laborers had previously worked in the State sector but not yet received the severance allowances;
c) For the laborers who continue working at the new enterprise, the enterprise director shall have to proceed with the procedures so that the social insurance agency may issue the insurance books as prescribed and transfer the list and files of the laborers being still under the enterprise’s management to the new enterprise.
3. The enterprise director shall have to pay all social insurance debts (including the amounts to be paid by the laborers) to the social insurance agency where the enterprise pays the social insurance premium as prescribed by law.
Where the proceeds from the sale of the enterprise is not enough for payment of the social insurance debts and the severance allowances to laborers, the deficit amount shall be deducted from the Funds for Support of Restructure and Equitization of State Enterprises for the payment thereof.
4. The director, deputy-directors and chief accountant of the enterprise shall be considered by the level that has decided the sale of enterprise on the case-by-case basis for new postings or for settlement according to the job severance regime.
Managers who have lacked responsibility, thus leading to business losses and the loss of State capital must not hold managerial positions in other State enterprises or State bodies.
5. After the issuance of the decision on the enterprise sale, if a laborer quits or loses his/her job:
a) The new enterprise shall pay the job severance or loss allowances for the period he/she has worked at the new enterprise;
b) For the duration the laborer had previously worked for the State sector but not yet received the allowances for job severance or loss, he/she shall be entitled to enjoy such allowance according to the provisions of law. The source for payment of job severance or loss allowances shall be deducted from the Funds in Support of Restructure and Equitization of State Enterprises or from the State budget.
Article 22.- Principles for determining the sale price of enterprise
1. The sale price of enterprise shall be determined on the basis of:
a) The actual value of the enterprise, accepted by both the purchaser and the seller;
b) The level of price discount for the purchaser when the purchaser commits to make investment so as to maintain the production and business, to provide jobs for the laborers and other conditions a greed upon by the seller.
2. Bases for determining the sale price of the enterprise.
a) For cases of the enterprise purchase with its rights and obligations being inherited:
- The data in the accounting books of the enterprise at the time of sale;
- The actual value of the State capital portion in the enterprise in the time of sale after subtracting the payable debts, which is accepted by the purchaser and the seller.
b) In cases where the enterprise purchaser does not inherit its rights and obligations, the enterprise sale price shall be the actual sale price of all its existing assets, determined on the basis of their current quality state, technical properties, the use requirements of the purchaser and the market price at the time of sale.
3. When determining the actual value of the enterprise, the hiring of audit is not required. For enterprises which have failed to comply with the Ordinance on Accountancy and Statistics, the agency which decide the enterprise sale price shall consider the hiring of the independent auditing organizations to determine the value thereof. The money paid for such audit hiring shall be accounted into the enterprise sale cost.
Article 23.- Approving the sale plans, sale prices, signing the contracts and issuing decisions on sale of State enterprises
Basing themselves on the proposals of the Boards for Renewal of Enterprise Management, the ministers, presidents of the provincial/municipal People’s Committees, Managing Boards of Corporations 91 shall have to do the following:
1. Approving the enterprise sale plans and issuing decisions on the sale of enterprises. Such a decision shall include the following contents:
a) Name and address of the to be-sold enterprise;
b) Name and address of the purchaser;
c) The sale price, mode of selling; the payment mode and time-limit;
d) The time-limit for conclusion of the contract and the sale and hand-over of the enterprise;
e) The responsibilities of the enterprise, the Board for Renewal of Enterprise Management and concerned bodies in dealing with other existing and arising problems.
2. Organizing the signing of contract with the enterprise purchaser. The contract on the purchase of enterprise shall include the following major or contents.
a) Name and address of the to be-sold enterprise, its account number;
b) Name and address of the enterprise purchaser, his/her/its account number (if any);
c) The enterprise sale price;
d) Commitments made buy the purchaser and the seller of the enterprise;
e) Mode of assets transfer, mode of payment for the purchase of enterprise, the time-limit for hand-over of the enterprise;
f) Dealing with arising problems and contractual disputes.
Enclosed with the contract shall be the assets inventory and the evaluation of the as sets status agreed upon by the purchaser and the seller.
Article 24.- Announcing the sale decisions and the termination of operations of State enterprises
Within 15 days after the issuance of the decision on the sale of enterprise, the Board for Renewal of Enterprise Management shall perform the following tasks:
1. Announcing the termination of the State enterprise’s operations on the mass media according to the provisions of law.
2. Sending the enterprise sale decision to:
a) The Central Board for Renewal of Enterprise Management;
b) The enterprise’s finance body;
c) The tax authority;
d) The business registry;
e) The Statistics Department of the locality where the enterprise is headquartered.
3. Paying deposits to bidders (if any).
Article 25.- Hand-over of enterprise
Within the time-limit agreed upon in the contract, the Board for Renewal of Enterprise Management shall organize the hand-over of enterprise to the purchaser.
If the quantity and real status of the enterprise’s handed-over assets are not in line with the assets quantity and real status inscribed in the purchase/sale contract, the purchaser may request the readjustment of the signed contract.
Article 26.- Payment of money for the purchase of enterprise
The enterprise purchaser shall pay within the time limit prescribed in the purchase/sale contract, which, however, must not exceed 3 years after the issuance of the decision on the sale of enterprise.
Article 27. - After-sale business registration for the enterprise
The enterprise purchaser shall have to make the business registration at the business registry of the locality where the enterprise is headquartered (if the purchaser has not yet got the business license) in one of the forms prescribed by the Law on Enterprises or make the additional registration (if the enterprise purchaser has got the business license).
Article 28.- Rights and obligations of the enterprise purchasers
1. They may take initiative in using the purchased assets, selecting the business lines, reorganizing the production, making new investment, replacing the managerial apparatus, deciding the type of enterprise and continuing the land rent according to the provisions of law.
2. In case of continuing to maintain investment in development of the enterprise’s production and business, the purchaser may inherit the enterprise’s interests according to agreement in the enterprise purchase and sale contract as well as the signed economic contracts.
3. They are obliged to make the payment for the enterprise purchase according to the time-limits and conditions inscribed in the enterprise purchase and sale contract; to comply with all conditions and commitments made to the enterprise seller; inherit the enterprise’s obligations according to the contract and the provisions of law.
Article 29.- Inspection and supervision of the fulfillment of contractual commitments
The person deciding the sale of enterprise shall have to organize the supervision and inspection of the fulfillment of commitments in the enterprise purchase and sale contract; deal with or propose the competent State bodies to deal with the violations of contractual commitments by the purchaser according to the provisions of law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực