Nghị định 103/1999/NĐ-CP về việc giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước
Số hiệu: | 103/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/09/1999 | Ngày hiệu lực: | 25/09/1999 |
Ngày công báo: | 15/10/1999 | Số công báo: | Số 38 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
18/07/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/1999/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 1999 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 103/1999/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 1999 VỀ GIAO, BÁN, KHOÁN KINH DOANH, CHO THUÊ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp nhà nước ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
NGHỊ ĐỊNH:
Mục tiêu của việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê toàn bộ một doanh nghiệp nhà nước
Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê toàn bộ một doanh nghiệp nhà nước là những biện pháp tiếp tục sắp xếp và đổi mới những doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ thua lỗ kéo dài hoặc không cần duy trì sở hữu nhà nước nhằm :
1. Tạo điều kiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của khu vực kinh tế Nhà nước;
2. Bảo đảm việc làm cho người lao động; thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp, tạo động lực để phát huy quyền làm chủ của người lao động; sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản đã đầu tư, khai thác mọi tiềm năng trong các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh;
3. Giảm bớt chi phí và trách nhiệm điều hành kinh doanh của Nhà nước; đảm bảo lợi ích chung của cả Nhà nước và người lao động.
1. Nghị định này quy định về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê toàn bộ một doanh nghiệp, áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước sau đây :
a) Các doanh nghiệp nhà nước độc lập và các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty có vốn Nhà nước trên sổ sách kế toán dưới 1 tỷ đồng, kinh doanh thua lỗ kéo dài hoặc Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần, trừ các doanh nghiệp là nông trường, lâm trường quốc doanh, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, giám định;
b) Các doanh nghiệp nhà nước độc lập và doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty không quy định tại điểm a của Điều này, có vốn Nhà nước trên sổ sách kế toán từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng, bị thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản, sau khi đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không khắc phục được, tùy theo từng trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Việc khoán kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp nhà nước, cho thuê, bán, giao từng bộ phận của doanh nghiệp nhà nước và cho thuê, bán, giao tài sản riêng lẻ của doanh nghiệp nhà nước không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
Các từ ngữ trong Nghị định này được hiểu như sau :
1. ''Giao một doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động (gọi tắt là giao doanh nghiệp)'' là việc chuyển doanh nghiệp nhà nước và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp thành sở hữu của tập thể người lao động có điều kiện ràng buộc.
2. ''Bán một doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là bán doanh nghiệp)'' là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ tài sản của doanh nghiệp nhà nước sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác.
3. ''Khoán kinh doanh đối với một doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là khoán kinh doanh)'' là phương thức quản lý doanh nghiệp nhà nước mà bên nhận khoán được giao quyền quản lý doanh nghiệp, có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu, bảo đảm các điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán.
4. ''Cho thuê một doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là cho thuê doanh nghiệp)'' là hình thức chuyển giao cho người nhận thuê quyền sử dụng tài sản và lao động trong doanh nghiệp theo các điều kiện ghi trong hợp đồng thuê.
5. ''Người nhận giao, người mua, người nhận khoán, người thuê doanh nghiệp'' là đại diện của pháp nhân, tập thể, nhóm người hoặc cá nhân nhận giao, mua, nhận khoán kinh doanh hoặc thuê doanh nghiệp.
6. ''Người giao, người bán, người khoán, người cho thuê doanh nghiệp'' là đại diện cơ quan, doanh nghiệp thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp.
7. ''Bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp'' là hình thức đàm phán, thỏa thuận và ký hợp đồng trực tiếp giữa người bán, người khoán, người cho thuê doanh nghiệp với người mua, người nhận khoán, người thuê doanh nghiệp trong trường hợp chỉ có một người đăng ký.
8. ''Bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu'' là hình thức lựa chọn người mua, người nhận khoán, người thuê doanh nghiệp thông qua đấu thầu khi có từ hai người đăng ký trở lên.
9. ''Giá tối thiểu'' là mức giá thấp nhất mà người bán, cho thuê, khoán có thể chấp nhận và đặt giá khi quyết định bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp.
10. ''Giá thuê, giá bán doanh nghiệp'' là giá của người cho thuê và người thuê, người bán và người mua thỏa thuận theo phương thức trực tiếp hoặc được xác định qua phương thức đấu thầu.
11. ''Giá trị doanh nghiệp theo sổ sách kế toán'' là tổng giá trị tài sản thể hiện trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp theo chế độ kế toán hiện hành.
12. ''Giá trị thực tế của doanh nghiệp'' là tổng giá trị tài sản thực có của doanh nghiệp theo giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
13. ''Tập thể người lao động'' là toàn bộ số lao động hiện có của doanh nghiệp hoặc tập thể những người lao động tự nguyện thực hiện nghị quyết đại hội công nhân viên chức doanh nghiệp về nhận giao, mua, khoán hoặc thuê doanh nghiệp do Ban chấp hành Công đoàn doanh nghiệp là đại diện hoặc người được Đại hội toàn thể công nhân viên chức doanh nghiệp bầu làm đại diện để thực hiện việc nhận giao, mua, nhận khoán kinh doanh hoặc thuê doanh nghiệp.
14. ''Bộ'' gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
15. ''Uỷ ban nhân dân '' là Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
16. ''Tổng công ty 90, Tổng công ty 91'' là các Tổng công ty nhà nước được thành lập theo mô hình nêu tại Quyết định số 90/TTg, số 91/TTg ngày 07 tháng 3 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
17. ''Ban Đổi mới tại doanh nghiệp'' là Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp do các Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 quyết định thành lập.
18. ''Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp'' là Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91
Đối tượng được giao, mua, nhận khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp nhà nước
1. Đối tượng được giao doanh nghiệp là tập thể người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp do Ban chấp hành Công đoàn hoặc người được Đại hội toàn thể công nhân viên chức trong doanh nghiệp bầu làm đại diện.
2. Đối tượng có quyền mua doanh nghiệp nhà nước :
a) Tập thể hoặc cá nhân người lao động trong doanh nghiệp;
b) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự, trừ những người không được thành lập và quản lý doanh nghiệp quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 9 của Luật Doanh nghiệp.
3. Đối tượng có quyền nhận khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp nhà nước :
a) Tập thể hoặc cá nhân người lao động trong doanh nghiệp;
b) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
c) Cá nhân có đăng ký kinh doanh.
Nguyên tắc trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
1. Giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất kinh doanh; người nhận giao, người mua không được bán lại doanh nghiệp trong thời gian quy định của hợp đồng.
2. Tất cả các tài sản của doanh nghiệp khi thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê đều tính bằng giá trị. Giá trị của doanh nghiệp được tính theo giá thực tế trên thị trường.
3. Ưu tiên trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp :
a) Giao doanh nghiệp chỉ áp dụng cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp;
b) Ưu tiên bán, khoán kinh doanh, cho thuê đối với người cam kết sử dụng nhiều nhất số lao động trong doanh nghiệp để tiếp tục kinh doanh.
4. Công khai trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp :
a) Việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp phải được thông báo công khai tại doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng cho các đối tượng có liên quan biết trước khi thực hiện 30 ngày;
b) Trường hợp chỉ có một người đăng ký mua, thuê, khoán kinh doanh thì công bố công khai tại doanh nghiệp về kết quả thỏa thuận trực tiếp giữa người mua và người bán, người thuê và người cho thuê, người khoán và người nhận khoán;
c) Trường hợp có từ hai người trở lên đăng ký nhận mua, nhận khoán, nhận thuê doanh nghiệp thì phải tổ chức đấu thầu.
5. Thời hạn khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp do hai bên thỏa thuận nhưng không dưới 5 năm.
6. Thực hiện ký kết hợp đồng trong giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp:
Việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp phải được thực hiện theo hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiện các cam kết, bảo đảm tính pháp lý cho việc thanh toán và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Sử dụng số tiền bán, cho thuê doanh nghiệp
1. Số tiền thu được từ bán doanh nghiệp sau khi trừ chi phí phục vụ cho việc bán doanh nghiệp, thanh toán các khoản nợ có bảo đảm và đến hạn phải trả được sử dụng theo như quy định tại Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 1999 ''về tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước''.
2. Số tiền thu được từ cho thuê doanh nghiệp :
a) Trường hợp hết thời hạn thuê mà người nhận thuê mua lại doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì sau khi trừ chi phí cho thuê doanh nghiệp, số tiền thu được từ cho thuê doanh nghiệp sử dụng như quy định tại khoản 1 của Điều này;
b) Trường hợp cho thuê có thời hạn, doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và đăng ký là doanh nghiệp nhà nước thì tiền thu được từ cho thuê doanh nghiệp được hạch toán vào doanh thu của doanh nghiệp cho thuê.
Chi phí cho việc tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
Các khoản chi phí thực tế, hợp lý và cần thiết cho việc tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp được áp dụng mức chi như đối với trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và hạch toán như sau :
1. Trường hợp giao doanh nghiệp : được trừ vào giá trị của doanh nghiệp giao.
2. Trường hợp bán, cho thuê doanh nghiệp : được trừ vào tiền thu được do bán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
Nếu khoán kinh doanh thì tính vào chi phí hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.
Chuyển đổi giữa các hình thức giao, khoán kinh doanh, cho thuê, bán doanh nghiệp nhà nước
Trường hợp đang thực hiện hợp đồng khoán kinh doanh hoặc thuê doanh nghiệp mà muốn chuyển sang hình thức khác thì phải thanh lý hợp đồng hiện tại, đàm phán trực tiếp để ký hợp đồng mới theo các quy định của Nghị định này.
1. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu và quyền lợi hợp pháp của người được giao, mua, khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
2. Nhà nước bảo đảm quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động.
Điều kiện giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động
Tập thể người lao động trong doanh nghiệp được giao doanh nghiệp với các điều kiện sau :
1. Tập thể người lao động trong doanh nghiệp do Ban chấp hành Công đoàn đại diện hoặc người được Đại hội toàn thể công nhân viên chức trong doanh nghiệp bầu làm đại diện tự nguyện đăng ký nhận giao doanh nghiệp;
2. Cam kết đầu tư thêm để phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm tối thiểu từ 3 năm trở lên, đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động trong doanh nghiệp (trừ những người tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động);
3. Kế thừa phần công nợ luân chuyển (trừ nợ khó đòi) của doanh nghiệp theo thỏa thuận giữa bên giao và bên nhận doanh nghiệp;
4. Cam kết không cho thuê, chuyển nhượng, tự giải thể doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 3 năm sau khi giao;
5. Khi đủ điều kiện chuyển nhượng phải thanh toán lại cho Nhà nước 30% giá trị cổ phần tại thời điểm được giao doanh nghiệp.
Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ khi giao doanh nghiệp
Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, xác định số lượng và thực trạng toàn bộ tài sản; các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn; tài sản thuê, mượn, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng, cho thuê, cho mượn; đối chiếu và phân loại các loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó phân định rõ nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi; tiến hành phân loại tài sản và xử lý:
1. Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, ký gửi : doanh nghiệp trả cho chủ sở hữu, thanh lý hợp đồng hoặc tiếp tục thuê, mượn, nhận giữ hộ, ký gửi theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người có tài sản cho thuê, mượn, ký gửi.
2. Tài sản chiếm dụng : người giao doanh nghiệp quyết định ngay khi giao doanh nghiệp.
3. Các khoản nợ được xử lý theo nguyên tắc :
a) Nợ khó đòi được khoanh nợ, xác định rõ trách nhiệm để giải quyết theo quy định hiện hành;
b) Các khoản nợ phải thu, phải trả do người nhận giao kế thừa và xử lý. Trường hợp các khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp thì xóa nợ ngân sách; đối với nợ ngân hàng thì sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để hỗ trợ xử lý;
c) Các khoản nợ bảo hiểm xã hội đối với cơ quan bảo hiểm xã hội trước khi giao doanh nghiệp được trừ vào giá trị doanh nghiệp để thanh toán hoặc được trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
4. Các tài sản còn lại, sau khi thanh toán các chi phí cần thiết cho việc chuyển giao doanh nghiệp, được chuyển giao cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp sở hữu.
Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp
1. Ban chấp hành công đoàn cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức Hội nghị toàn thể công nhân, viên chức để biểu quyết theo thể thức đa số quá bán việc tự nguyện nhận giao doanh nghiệp; xây dựng và thông qua phương án nhận giao doanh nghiệp; thực hiện các điều kiện nhận giao doanh nghiệp, trong đó cam kết sử dụng hết lao động trong doanh nghiệp (trừ số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động); cử người đại diện tiến hành các thủ tục nhận giao doanh nghiệp.
2. Tiến hành phân loại tài sản; xác định và phân loại công nợ; lập báo cáo tài chính; xử lý các vấn đề về tài sản, tài chính và công nợ theo các nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ nêu tại Điều 11 của Nghị định này.
3. Ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp hoặc người được Đại hội công nhân viên chức bầu làm đại diện lập danh sách, phân loại lao động và lập hồ sơ có liên quan của người lao động; xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh và cam kết nhận doanh nghiệp.
4. Đại diện tập thể người lao động gửi hồ sơ xin nhận giao doanh nghiệp đến Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin nhận giao doanh nghiệp;
b) Phương án sản xuất kinh doanh;
c) Dự kiến loại hình tổ chức doanh nghiệp mới;
d) Những cam kết của tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
5. Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ xin nhận doanh nghiệp và ra quyết định giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động; quyết định này được gửi đến các cơ quan : Tài chính doanh nghiệp, thu thuế doanh nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thống kê nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương.
6. Tổ chức ký hợp đồng giao nhận doanh nghiệp giữa đại diện tập thể người lao động và người được Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền hoặc Tổng Giám đốc Tổng công ty 91. Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp nhà nước gồm các nội dung chính sau :
a) Tên, địa chỉ doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động;
b) Họ và tên, địa chỉ người đại diện cho tập thể người lao động;
c) Giá trị doanh nghiệp được giao, phương thức giao nhận;
d) Các cam kết của tập thể người lao động tại doanh nghiệp;
đ) Quyền và nghĩa vụ của tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp.
Kèm theo hợp đồng là bảng kê khai tài sản giao quy thành giá trị, danh sách tập thể lao động được giao doanh nghiệp.
7. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức bàn giao doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt cho tập thể người lao động do Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp làm đại diện hoặc người do Hội nghị công nhân, viên chức bầu làm đại diện để tiếp nhận và quản lý, có sự chứng kiến của đại diện cấp quyết định giao doanh nghiệp và cơ quan tài chính doanh nghiệp.
8. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thông báo công khai việc giao doanh nghiệp và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày sau khi có quyết định giao.
9. Đại diện tập thể người lao động tổ chức việc đăng ký kinh doanh theo loại hình Hợp tác xã hoặc Công ty cổ phần.
Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
1. Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tính bằng giá trị, sau khi giao thuộc sở hữu của tập thể người lao động và chia hết thành các cổ phần để giao cho những người lao động trong danh sách lương, có đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp đến thời điểm giao doanh nghiệp.
2. Mỗi người lao động trong doanh nghiệp được giao quyền sở hữu một phần giá trị doanh nghiệp bằng cổ phần tương ứng với số năm đã làm việc cho Nhà nước. Số cổ phần được giao, người lao động được hưởng cổ tức, có quyền để thừa kế nhưng không được chuyển nhượng trong thời hạn tối thiểu là 3 năm sau khi giao doanh nghiệp; khi chuyển nhượng cổ phần phải trả lại doanh nghiệp bằng 30% giá trị cổ phần tại thời điểm giao doanh nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp chuyển giao cho tập thể người lao động đăng ký kinh doanh theo loại hình Hợp tác xã hoặc Công ty cổ phần.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm :
a) Quyết định giao doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền;
b) Hợp đồng giao nhận và biên bản bàn giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp;
c) Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp;
d) Biên bản bầu Ban lãnh đạo doanh nghiệp;
đ) Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước khi giao (nếu có).
2. Được chủ động sử dụng toàn bộ tài sản được giao, tổ chức sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
3. Được kế thừa quyền lợi của doanh nghiệp nhà nước theo thỏa thuận trong hợp đồng giao nhận doanh nghiệp; kế thừa các hợp đồng thuê đất, cung cấp điện, nước của doanh nghiệp cũ theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp sau khi giao thực hiện theo pháp luật về đất đai.
4. Được tạo điều kiện tổ chức việc đào tạo lại để giải quyết việc làm cho người lao động bằng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
5. Doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng hết số lao động hiện có, bảo đảm việc làm tối thiểu là 3 năm cho người lao động, trừ những người tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động. Sau thời hạn trên, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm thì chính sách đối với những người lao động này được giải quyết theo những quy định hiện hành của Chính phủ.
6. Thực hiện những cam kết trong hợp đồng nhận giao doanh nghiệp và các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Thông báo quyết định phê duyệt bán và đăng ký mua doanh nghiệp
Căn cứ vào quyết định phê duyệt bán doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền, Giám đốc doanh nghiệp thông báo cho toàn thể người lao động trong doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức đăng ký danh sách người mua doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày.
Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu
1. Trường hợp có từ hai người đăng ký mua trở lên thì phải bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu.
2. Người quyết định bán doanh nghiệp thành lập Hội đồng đấu thầu. Hội đồng đấu thầu thông báo cho người đăng ký mua nộp đơn dự thầu, mức giá tối thiểu, mức tiền đặt cọc, thời hạn nộp hồ sơ, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở doanh nghiệp về việc bán đấu thầu doanh nghiệp.
3. Người mua nộp đơn đấu thầu mua doanh nghiệp theo mẫu do Hội đồng đấu thầu quy định và nộp tiền đặt cọc.
Hội đồng đấu thầu nhận đơn, tiền đặt cọc, lập danh sách người tham gia đấu thầu và cấp chứng nhận người tham gia đấu thầu.
4. Người tham gia đấu thầu có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng doanh nghiệp.
5. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo nộp đơn, người đăng ký mua phải gửi hồ sơ xin dự thầu đến Hội đồng đấu thầu.
Hồ sơ gồm:
a) Đơn mua doanh nghiệp (theo mẫu);
b) Phương án sử dụng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp;
c) Dự kiến loại hình doanh nghiệp mới;
d) Đề nghị giá mua doanh nghiệp.
Hồ sơ dự thầu để trong phong bì được niêm phong.
6. Sau 05 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Hội đồng đấu thầu gửi thông báo thời gian, địa điểm đấu thầu đến từng người tham gia dự thầu. Hội đồng đấu thầu niêm yết công khai danh sách người tham gia dự thầu tại địa điểm đấu thầu trong 02 ngày trước khi mở thầu.
7. Mở thầu trong thời gian không quá 01 ngày và thực hiện như sau:
a) Hội đồng đấu thầu kiểm tra niêm phong, mở công khai phong bì của từng người tham gia đấu thầu và công bố phương án sử dụng lao động, giá bỏ thầu của từng người để ghi vào biên bản; công bố phương án sử dụng lao động cao nhất và giá bỏ thầu cao nhất của từng người tham gia đấu thầu;
b) Chủ tịch Hội đồng đấu thầu và người tham gia đấu thầu ký biên bản mở thầu.
8. Xét thầu:
a) Hội đồng đấu thầu thảo luận phương án sử dụng lao động kết hợp với giá bỏ thầu để biểu quyết chọn người thắng thầu;
b) Hội đồng đấu thầu lập biên bản xét thầu gửi Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp và người quyết định bán doanh nghiệp.
Tổ chức bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
1. Bán doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp khi chỉ có một người đăng ký mua.
2. Người đăng ký mua doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Giám đốc hoặc Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp; nội dung hồ sơ như quy định đối với trường hợp bán doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu.
3. Người đăng ký mua doanh nghiệp có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng doanh nghiệp.
4. Giám đốc doanh nghiệp báo cáo Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp để cùng trao đổi trực tiếp với đại diện người mua về phương án sử dụng lao động, giá bán và thoả thuận về các nội dung trong hợp đồng mua bán.
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp gửi hồ sơ và biên bản đến người quyết định bán doanh nghiệp.
Trách nhiệm của doanh nghiệp bán
1. Kiểm kê, xác định số lượng tài sản hiện có ở doanh nghiệp, bao gồm tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản đi thuê, cho thuê, giữ hộ, ký gửi, chiếm dụng; đánh giá thực trạng các loại tài sản đó và thu hồi các khoản nợ phải thu.
2. Phân loại tài sản hiện có ở doanh nghiệp thành các loại :
a) Tài sản có thể tiếp tục sử dụng;
b) Tài sản không thể tiếp tục sử dụng;
c) Tài sản được hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
3. Đối chiếu và phân loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, số nợ phải thu, trong đó chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi;
4. Lập báo cáo tài chính đến thời điểm bán doanh nghiệp;
5. Lập danh sách và phân loại số lao động hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định bán :
a) Số lao động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;
b) Số lao động đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
c) Số lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
d) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
đ) Số lao động còn hạn hợp đồng lao động.
6. Bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ có liên quan cho người mua doanh nghiệp theo thoả thuận ghi trong hợp đồng mua bán.
Nguyên tắc xử lý tài sản và tài chính doanh nghiệp trước khi bán
1. Các tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp bán được xử lý như sau :
a) Tài sản không thể tiếp tục sử dụng được do cấp quyết định bán doanh nghiệp giải quyết : điều động, nhượng bán, thanh lý hoặc gửi người mua giữ hộ không quá 90 ngày;
b) Tài sản thuê ngoài, mượn, giữ hộ : doanh nghiệp trả lại cho chủ sở hữu và thanh lý hợp đồng, hoặc tiếp tục thuê, giữ hộ theo thoả thuận giữa người mua và chủ sở hữu tài sản; tài sản chiếm dụng do cấp quyết định bán doanh nghiệp quyết định;
c) Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi : được kiểm kê riêng để chuyển giao cho tập thể người lao động;
d) Chi phí xây dựng dở dang của những công trình đã đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì người mua và người bán thoả thuận giải quyết phù hợp lợi ích của mỗi bên;
đ) Nợ phải thu khó đòi : cấp quyết định bán doanh nghiệp cho khoanh nợ, quy trách nhiệm và giải quyết theo chế độ hiện hành.
2. Các khoản dự phòng : giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá và các khoản lãi chưa phân phối phải được xử lý trước khi xác định giá bán doanh nghiệp.
3. Số dư bằng tiền của quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp trước khi bán doanh nghiệp.
Nguyên tắc xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp
1. Các khoản nợ phải thu, phải trả do doanh nghiệp giải quyết. Trường hợp người mua cam kết kế thừa các khoản nợ phải thu, phải trả thì ghi trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp và thông báo cho các bên có liên quan biết.
2. Trường hợp số tiền thu từ bán doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp thì giải quyết như sau :
a) Xoá nợ thuế và các khoản nợ ngân sách Nhà nước;
b) Các khoản nợ bảo hiểm xã hội, nợ ngân hàng, doanh nghiệp và cá nhân được xử lý theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
Giải quyết lao động và bộ máy quản lý doanh nghiệp bán
1. Người mua doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận số lao động theo phương án sử dụng lao động đã cam kết khi mua doanh nghiệp. Đối với số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động thì giải quyết theo chế độ hiện hành.
2. Chế độ đối với người lao động như sau :
a) Đối với người lao động thuộc diện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì Giám đốc doanh nghiệp và cơ quan Bảo hiểm xã hội, nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội giải quyết quyền lợi cho người lao động theo chế độ hiện hành;
b) Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động được trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động, Nghị định số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ đối với thời gian mà người lao động đã làm việc trước đó thuộc khu vực Nhà nước nhưng chưa được nhận trợ cấp thôi việc;
c) Đối với người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp mới thì Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm theo quy định và chuyển danh sách, hồ sơ của người lao động mà doanh nghiệp đang quản lý cho doanh nghiệp mới.
3. Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ về bảo hiểm xã hội (kể cả phần người lao động phải đóng) cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tiền bán doanh nghiệp không đủ thanh toán nợ bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc cho người lao động thì số tiền thiếu được trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để thanh toán.
4. Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp được cấp quyết định bán doanh nghiệp xét từng trường hợp cụ thể để bố trí công việc hoặc giải quyết theo chế độ thôi việc.
Người quản lý thiếu trách nhiệm dẫn đến thua lỗ, mất vốn Nhà nước không được giữ vị trí quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước khác hoặc ở cơ quan Nhà nước.
5. Sau khi có quyết định bán doanh nghiệp, nếu người lao động thôi việc hoặc mất việc thì:
a) Doanh nghiệp mới trả trợ cấp thôi việc, mất việc cho thời gian làm việc tại doanh nghiệp mới;
b) Đối với thời gian đã làm việc cho khu vực Nhà nước trước đó mà người lao động chưa được nhận trợ cấp thôi việc, mất việc thì được hưởng trợ cấp thôi việc, mất việc theo quy định của pháp luật. Nguồn để trả trợ cấp thôi việc, mất việc được trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoặc từ ngân sách nhà nước.
Nguyên tắc xác định giá bán doanh nghiệp
1. Giá bán doanh nghiệp được xác định căn cứ vào :
a) Giá trị thực tế của doanh nghiệp được người mua và người bán chấp nhận;
b) Mức giảm giá đối với người mua khi người mua cam kết đầu tư duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho người lao động và các điều kiện khác đã được người bán chấp nhận.
2. Các căn cứ xác định giá bán của doanh nghiệp :
a) Trường hợp mua doanh nghiệp có kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp :
- Số liệu trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm bán;
- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm bán sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả và được người mua, người bán chấp nhận.
b) Trường hợp người mua doanh nghiệp không kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thì giá bán của doanh nghiệp là giá bán thực tế của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp được xác định căn cứ vào hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua và giá thị trường tại thời điểm bán.
3. Khi xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp không phải thuê kiểm toán. Những doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của Pháp lệnh về kế toán, thống kê thì cơ quan quyết định giá bán doanh nghiệp xem xét thuê tổ chức kiểm toán độc lập xác định. Tiền thuê kiểm toán được tính vào chi phí bán doanh nghiệp.
Phê duyệt phương án bán, giá bán, ký kết hợp đồng và ra quyết định bán doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 thực hiện các công việc như sau:
1. Phê duyệt phương án bán doanh nghiệp và ra quyết định bán doanh nghiệp; Quyết định gồm các nội dung sau :
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp được bán;
b) Tên, địa chỉ của người mua;
c) Gía bán, phương thức bán; phương thức và thời hạn thanh toán;
d) Thời hạn ký kết hợp đồng và bán giao doanh nghiệp;
đ) Trách nhiệm của doanh nghiệp, của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong xử lý những vấn đề tồn tại và phát sinh khác.
2. Tổ chức ký hợp đồng với người mua doanh nghiệp. Hợp đồng mua doanh nghiệp bao gồm các nội dung chính sau :
a) Tên, địa chỉ doanh nghiệp bán, số tài khoản;
b) Tên, địa chỉ người mua doanh nghiệp, số tài khoản (nếu có);
c) Giá bán doanh nghiệp;
d) Các cam kết của người mua và người bán doanh nghiệp;
đ) Phương thức chuyển giao tài sản, thanh toán tiền mua doanh nghiệp, thời hạn bàn giao doanh nghiệp;
e) Xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng.
Kèm theo hợp đồng là bảng kê tài sản, đánh giá về tình trạng tài sản mà người mua và người bán thoả thuận.
Thông báo quyết định bán và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định bán doanh nghiệp, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thực hiện các công việc sau đây :
1. Thông báo chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
2. Gửi quyết định bán doanh nghiệp đến :
a) Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương;
b) Cơ quan Tài chính doanh nghiệp;
c) Cơ quan thuế;
d) Cơ quan đăng ký kinh doanh;
đ) Cục Thống kê nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính;
3. Thanh toán tiền đặt cọc cho những người tham gia đấu thầu (nếu có).
Trong thời hạn thoả thuận tại Hợp đồng, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp tổ chức việc bàn giao doanh nghiệp cho người mua.
Khi bàn giao số lượng và thực trạng tài sản của doanh nghiệp không đúng với số lượng và thực trạng tài sản đã ghi trong hợp đồng mua, bán, thì người mua có quyền yêu cầu điều chỉnh hợp đồng đã ký.
Đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp sau khi bán
Người mua doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính (nếu người mua chưa có giấy phép kinh doanh) theo một trong các loại hình của Luật Doanh nghiệp hoặc đăng ký bổ sung (nếu người mua doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh).
Quyền và nghĩa vụ của người mua doanh nghiệp
1. Được chủ động sử dụng tài sản mua, lựa chọn ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, đầu tư mới, thay đổi bộ máy quản lý, quyết định loại hình doanh nghiệp và được tiếp tục thuê đất theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp tiếp tục duy trì đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người mua được kế thừa các quyền lợi của doanh nghiệp theo thoả thuận trong hợp đồng mua, bán doanh nghiệp và các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
3. Có nghĩa vụ thanh toán tiền mua doanh nghiệp theo thời hạn và các điều kiện ghi trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp; thực hiện đúng các điều kiện và cam kết với người bán doanh nghiệp; kế thừa các nghĩa vụ của doanh nghiệp theo hợp đồng và quy định của pháp luật.
Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện cam kết hợp đồng
Người quyết định bán doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua, bán doanh nghiệp; xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người mua vi phạm cam kết của hợp đồng.
Nội dung, các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh
Căn cứ vào đặc điểm của từng ngành, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, người ra quyết định khoán kinh doanh quy định nội dung, chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh nhưng phải xem xét các yêu cầu sau :
1. Bảo toàn vốn Nhà nước;
2. Giải quyết việc làm và đóng đủ bảo hiểm cho người lao động;
3. Tăng lợi nhuận hoặc giảm lỗ doanh nghiệp;
4. Thực hiện các chính sách của Nhà nước và các hợp đồng đã ký.
Hợp đồng khoán kinh doanh bao gồm các nội dung chính sau :
1. Tên, địa chỉ của doanh nghiệp nhà nước giao khoán kinh doanh và người nhận khoán;
2. Nội dung, phương thức, chỉ tiêu, điều kiện, thời hạn khoán;
3. Quyền, trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện khoán; thời hạn khoán do hai bên giao nhận khoán thỏa thuận nhưng không ít hơn 5 năm;
4. Xử lý các vi phạm, thưởng, phạt trong quá trình thực hiện khoán;
5. Các nội dung khác có liên quan đến khoán kinh doanh.
Quyền và trách nhiệm của người nhận khoán
1. Quản lý và sử dụng vốn, tài sản và tiếp nhận lao động của doanh nghiệp theo các quy định tại hợp đồng khoán kinh doanh không trái với các quy định của pháp luật; kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
2. Quyết định tổ chức kinh doanh, phương thức trả lương, thưởng trong doanh nghiệp.
3. Được hưởng và tự quyết định việc phân phối các thu nhập do vượt định mức khoán. Đối với phần lợi nhuận vượt định mức khoán, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và trích lập qũy dự trữ, người nhận khoán kinh doanh được chủ động sử dụng.
4. Chịu giảm thu nhập nếu không hoàn thành các định mức, yêu cầu khoán đã ghi trong hợp đồng nhận khoán.
Quyền và trách nhiệm của người quyết định khoán kinh doanh
1. Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng khoán kinh doanh, xử lý các trường hợp vi phạm cam kết ghi trong hợp đồng.
2. Không can thiệp vào việc điều hành của người nhận khoán; tạo điều kiện thuận lợi cho người nhận khoán thực hiện các cam kết ghi trong hợp đồng khoán kinh doanh.
Các hình thức thuê doanh nghiệp
Người thuê có thể lựa chọn thuê doanh nghiệp theo các hình thức sau :
1. Thuê tài sản của doanh nghiệp : người thuê nhận thuê toàn bộ các tài sản hợp thành cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kèm theo thuê lao động của doanh nghiệp, nhưng không kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê;
2. Thuê doanh nghiệp hoạt động : người thuê thực hiện thuê tài sản hợp thành cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo thuê lao động của doanh nghiệp đồng thời kế thừa các khoản vay, nợ, các hợp đồng kinh tế, các quyền và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp theo thỏa thuận của các bên có liên quan.
Tổ chức cho thuê doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu
1. Trường hợp có từ hai người đăng ký thuê trở lên thì phải tổ chức đấu thầu.
2. Người quyết định cho thuê doanh nghiệp thành lập Hội đồng đấu thầu. Hội đồng đấu thầu thông báo cho người đăng ký thuê thời hạn nộp hồ sơ dự thầu, mức giá tối thiểu, mức tiền đặt cọc; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết việc đấu thầu cho thuê doanh nghiệp tại trụ sở doanh nghiệp.
3. Người đăng ký thuê nộp hồ sơ đấu thầu thuê doanh nghiệp và tiền đặt cọc cho Hội đồng đấu thầu.
Hội đồng đấu thầu nhận hồ sơ, tiền đặt cọc, lập danh sách người dự thầu và cấp xác nhận được tham gia đấu thầu.
4. Người tham gia dự thầu có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kê tài sản và khảo sát thực trạng doanh nghiệp.
5. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo đăng ký dự thầu, người đăng ký thuê doanh nghiệp phải gửi hồ sơ xin đấu thầu đến Hội đồng đấu thầu.
Hồ sơ gồm:
a) Đơn thuê trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số tài khoản (nếu có), chứng nhận đăng ký kinh doanh của người thuê;
b) Hình thức thuê, thời hạn thuê;
c) Phương án sử dụng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp;
d) Đề nghị giá thuê doanh nghiệp;
đ) Báo cáo về khả năng tài chính của người thuê.
Hồ sơ dự thầu để trong phong bì được niêm phong.
6. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ, Hội đồng đấu thầu gửi thông báo thời gian, địa điểm đấu thầu đến từng người tham gia dự thầu và niêm yết công khai danh sách người tham gia đấu thầu tại địa điểm đấu thầu trong 2 ngày trước khi mở thầu.
7. Mở thầu trong thời gian không quá 1 ngày và thực hiện như sau :
a) Hội đồng đấu thầu kiểm tra niêm phong, mở công khai phong bì của từng người tham gia đấu thầu và công bố phương án sử dụng lao động, giá bỏ thầu của từng người để ghi vào biên bản; công bố phương án sử dụng lao động cao nhất và giá bỏ thầu cao nhất của từng người tham gia đấu thầu;
b) Chủ tịch Hội đồng đấu thầu và người tham gia đấu thầu ký biên bản mở thầu.
8. Xét thầu:
a) Hội đồng đấu thầu thảo luận phương án sử dụng lao động kết hợp với giá bỏ thầu để biểu quyết chọn người thắng thầu;
b) Hội đồng đấu thầu lập biên bản xét thầu gửi Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp và người quyết định cho thuê doanh nghiệp.
Tổ chức cho thuê doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp
1. Cho thuê doanh nghiệp theo phương thức trực tiếp chỉ thực hiện khi chỉ có một người đăng ký thuê.
2. Người đăng ký thuê có quyền đến doanh nghiệp nghiên cứu sổ sách kế toán, bảng kiểm kê tài sản và khảo sát thực trạng tài sản doanh nghiệp.
3. Người đăng ký thuê nộp hồ sơ xin thuê doanh nghiệp cho Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp. Nội dung hồ sơ như quy định đối với trường hợp thuê doanh nghiệp theo phương thức đấu thầu.
4. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp cùng Giám đốc doanh nghiệp có nhiệm vụ:
a) Xây dựng phương án cho thuê doanh nghiệp;
b) Định giá cho thuê tối thiểu làm cơ sở để trao đổi thỏa thuận với bên thuê;
c) Trao đổi trực tiếp với người thuê về phương án sử dụng lao động, giá thuê, thời hạn thuê và các điều kiện của hợp đồng cho thuê doanh nghiệp;
d) Thỏa thuận với người thuê về giá cho thuê và hợp đồng thuê doanh nghiệp;
đ) Trình hồ sơ, biên bản và dự thảo hợp đồng đến người quyết định cho thuê.
Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê
1. Thực hiện việc kiểm kê, phân loại toàn bộ tài sản hiện có ở doanh nghiệp : tài sản đi thuê, cho thuê, mượn, giữ hộ, chiếm dụng; đánh giá thực trạng tài sản này.
2. Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi; doanh nghiệp có nghĩa vụ giải quyết nợ phải thu và nợ phải trả trước khi quyết định cho thuê doanh nghiệp.
3. Lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định cho thuê doanh nghiệp.
4. Lập danh sách lao động của doanh nghiệp và các hồ sơ có liên quan của người lao động.
5. Bàn giao tài sản, lao động, hồ sơ, sổ sách có liên quan cho người thuê theo thỏa thuận ghi trong hợp đồng thuê doanh nghiệp.
6. Quản lý sổ sách, tài liệu, hồ sơ về tài sản và lao động của doanh nghiệp trong thời gian cho thuê.
7. Thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước, chính sách và chế độ với người lao động theo quy định của pháp luật và hợp đồng thuê doanh nghiệp.
8. Có quyền đề nghị người quyết định cho thuê chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn (nếu bên thuê vi phạm hợp đồng).
Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính của doanh nghiệp khi cho thuê
Việc xử lý tài sản, tài chính khi cho thuê doanh nghiệp như sau :
1. Tài sản hiện có ở doanh nghiệp được kiểm kê để xác định số lượng và thực trạng bao gồm : tài sản cố định và đầu tư dài hạn; tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; tài sản đi thuê, mượn, cho thuê, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng;
Tài sản đi thuê, mượn, giữ hộ, nhận gia công, nhận ký gửi, chiếm dụng được kiểm kê phân loại riêng.
2. Tài sản hiện có ở doanh nghiệp được phân loại và xử lý như sau ;
a) Tài sản cho thuê được phân loại và đánh giá trị thực trạng, phẩm chất, tính năng kỹ thuật và xác định giá trị thực tế;
Giá trị thực tế của các tài sản cho thuê được xác định căn cứ vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cho thuê, nhu cầu sử dụng của người thuê và giá thị trường tại thời điểm cho thuê;
Giá trị thực tế của các tài sản tại thời điểm cho thuê dùng làm căn cứ để xác định mức giá thuê doanh nghiệp;
b) Tài sản không thuộc danh mục cho thuê phải được xử lý trước khi cho thuê theo các hình thức: điều động, thanh lý, nhượng bán hoặc nhờ bảo quản khi chưa xử lý được;
c) Tài sản lưu động do người cho thuê và người thuê thỏa thuận;
d) Tài sản được hình thành từ qũy khen thưởng, qũy phúc lợi được chuyển giao cho tập thể lao động do Công đoàn doanh nghiệp quản lý hoặc người cho thuê và người thuê thỏa thuận.
3. Doanh nghiệp đối chiếu và xác định các loại công nợ, lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó phân loại nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi.
Nếu bên thuê không kế thừa những khoản nợ phải thu, phải trả, thì bộ phận quản lý còn lại của doanh nghiệp được người quyết định cho thuê bố trí để theo dõi hợp đồng thuê, có trách nhiệm tiếp tục thu hồi các khoản nợ phải thu, thanh toán các khoản nợ phải trả.
4. Trường hợp thuê doanh nghiệp hoạt động : người cho thuê cùng với người thuê bàn với các bên có liên quan để thỏa thuận về việc kế thừa các quyền lợi và nghĩa vụ của pháp nhân doanh nghiệp cho thuê.
Giải quyết lao động khi thuê doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp cho thuê lập danh sách số lao động hiện có tại thời điểm quyết định cho thuê, phân loại lao động và lập các hồ sơ có liên quan đến người lao động :
a) Số lao động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội;
b) Số lao động đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
c) Số lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
d) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
đ) Số lao động còn hạn hợp đồng lao động sẽ chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp cho thuê;
2. Nếu thuê doanh nghiệp có kèm theo thuê lao động thì người thuê doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí việc làm và bảo đảm các quyền lợi của người lao động theo hợp đồng thuê không trái với các quy định của pháp luật về lao động.
Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm theo quy định và chuyển danh sách, hồ sơ của người lao động mà doanh nghiệp đang quản lý cho doanh nghiệp mới.
3. Đối với người lao động thuộc diện hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, Giám đốc doanh nghiệp và cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội.
4. Đối với các trường hợp thôi việc :
a) Giám đốc doanh nghiệp làm thủ tục để cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều lệ bảo hiểm xã hội;
b) Giám đốc doanh nghiệp giải quyết trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành của Chính phủ.
5. Trường hợp cho thuê nhưng người nhận thuê không chấp nhận sử dụng hết số lao động hiện có thì người quyết định cho thuê và doanh nghiệp cho thuê có trách nhiệm bố trí việc làm hoặc giải quyết theo chính sách đối với số lao động còn lại.
Nguyên tắc xác định giá thuê doanh nghiệp
1. Giá thuê doanh nghiệp được xác định căn cứ vào : hình thức thuê, giá cho thuê tối thiểu do người quyết định cho thuê quy định, giá trị thực tế doanh nghiệp, thỏa thuận trực tiếp về giá thuê giữa người cho thuê và người thuê (trường hợp cho thuê trực tiếp) hoặc giá thắng thầu (trường hợp đấu thầu), nhưng không thấp hơn mức giá cho thuê tối thiểu của người quyết định cho thuê quy định.
2. Giá cho thuê tối thiểu được xác định trên nguyên tắc :
a) Bảo đảm bù đắp được chi phí hao mòn về tài sản cố định cho thuê;
b) Bù đắp các chi phí hợp lý của bên cho thuê trong quá trình tổ chức, quản lý và giám sát tài sản cho thuê;
c) Tính lãi trong giá cho thuê doanh nghiệp, phụ thuộc vào tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trước khi cho thuê :
- Đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi : Giá thuê doanh nghiệp không thấp hơn mức lợi nhuận tối thiểu do bên cho thuê quy định.
- Đối với các doanh nghiệp đang thua lỗ hoặc chưa có lãi : khi cho thuê không tính lợi nhuận vào trong mức giá cho thuê tối thiểu.
Quyết định cho thuê doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, cấp có thẩm quyền ra quyết định cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
Quyết định gồm các nội dung chính sau :
a) Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp nhà nước cho thuê và người thuê;
b) Nội dung, hình thức, thời hạn cho thuê;
c) Giá cho thuê và phương thức thanh toán;
d) Nhiệm vụ của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp và người được ủy quyền ký hợp đồng trong tổ chức cho thuê doanh nghiệp;
đ) Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê, của các cơ quan liên quan trong xử lý lao động, các vấn đề tồn tại và phát sinh khác.
Hợp đồng thuê doanh nghiệp do người thuê và người được cấp quyết định cho thuê ủy quyền ký, gồm các nội dung chính sau :
1. Tên, địa chỉ, số tài khoản của doanh nghiệp cho thuê và của bên thuê;
2. Giá thuê doanh nghiệp và phương thức thanh toán tiền thuê;
3. Thời hạn thuê doanh nghiệp do các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận nhưng không ít hơn 3 năm;
4. Quyền hạn, trách nhiệm của người cho thuê, người thuê doanh nghiệp;
5. Giải quyết lao động, tài sản, tài chính, các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được kế thừa trong trường hợp thuê doanh nghiệp hoạt động;
6. Hoàn trả hoặc xử lý đối với doanh nghiệp khi kết thúc hợp đồng;
7. Cam kết của các bên ký kết hợp đồng;
8. Nguyên tắc xử lý các vấn đề phát sinh, tranh chấp hợp đồng.
Kèm theo hợp đồng thuê là bảng kê tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, đánh giá giá trị còn lại của tài sản đó và danh sách lao động (nếu thuê doanh nghiệp hoạt động).
Thông báo quyết định cho thuê doanh nghiệp nhà nước
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký quyết định cho thuê doanh nghiệp, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thực hiện các công việc sau đây :
1. Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc cho thuê doanh nghiệp.
2. Gửi quyết định cho thuê doanh nghiệp đến các cơ quan sau đây :
a) Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương;
b) Cơ quan Tài chính doanh nghiệp;
c) Cơ quan thuế;
d) Cơ quan đăng ký kinh doanh;
đ) Cục Thống kê nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính.
3. Thanh toán tiền đặt cọc cho những người tham gia đấu thầu (nếu có).
Người cho thuê có trách nhiệm bàn giao tài sản, sổ sách, lao động và các hồ sơ có liên quan cho người thuê trong thời hạn được thỏa thuận tại hợp đồng thuê doanh nghiệp.
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp cùng người ký hợp đồng cho thuê và Giám đốc doanh nghiệp bàn giao doanh nghiệp cho người thuê.
Khi bàn giao, nếu số lượng và gía trị tài sản của doanh nghiệp không đúng với số lượng và giá trị tài sản đã ghi trong hợp đồng thì người thuê có quyền hoãn nhận bàn giao và yêu cầu điều chỉnh hợp đồng đã ký.
Quyền và nghĩa vụ của người thuê doanh nghiệp
Ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người thuê tài sản quy định tại Mục 5, Chương II, Phần thứ ba của Bộ Luật dân sự, người thuê doanh nghiệp còn có các quyền và nghĩa vụ sau :
1. Quyền của người thuê doanh nghiệp :
a) Chủ động quản lý, sử dụng các tài sản và lao động thuê của doanh nghiệp để phục vụ các hoạt động kinh doanh không trái với các thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Được thay đổi, tổ chức lại sản xuất, đầu tư mới, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật, duy tu, bảo dưỡng, thay thế, sửa chữa các tài sản bị hỏng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu cho thuê lại tài sản phải được sự đồng ý của người quyết định cho thuê;
c) Tự quyết định tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh, phương thức trả lương, thưởng trong doanh nghiệp;
d) Được hưởng các quyền lợi do việc thuê doanh nghiệp đem lại sau khi đã làm xong nghĩa vụ đối với Nhà nước và bên cho thuê;
đ) Kế thừa toàn bộ các hợp đồng thuê đất, mặt bằng, cung cấp điện, nước của doanh nghiệp nhà nước cho thuê (nếu có nhu cầu).
2. Nghĩa vụ của người thuê doanh nghiệp :
a) Trả tiền thuê doanh nghiệp theo đúng các thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng;
b) Sử dụng tài sản đúng với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê; không được dùng tài sản đi thuê (trừ phần đầu tư mới thuộc phần vốn của mình) để cầm cố hoặc thế chấp; không được cho thuê lại quyền sử dụng đất;
c) Bảo toàn giá trị các tài sản của doanh nghiệp cho thuê khi thanh lý hợp đồng;
d) Cùng người cho thuê giải quyết các vấn đề phát sinh về quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng thuê đất, cung cấp điện, nước, nguyên vật liệu, bán sản phẩm, hợp đồng lao động; cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và vệ sinh môi trường;
đ) Chịu sự kiểm tra, giám sát của người cho thuê về sử dụng tài sản thuê;
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại hợp đồng thuê doanh nghiệp.
3. Ngoài các quyền và nghĩa vụ chung quy định tại các khoản 1, 2 của Điều này, người thuê còn có các quyền và nghĩa vụ sau :
a) Trường hợp doanh nghiệp được doanh nghiệp nhà nước khác thuê thì ngoài quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng như quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này và các quy định khác của pháp luật, sau khi nộp các loại thuế, doanh nghiệp nhà nước nhận thuê có toàn quyền sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động của doanh nghiệp mà mình đã thuê;
b) Trường hợp người thuê doanh nghiệp nhà nước đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Hợp tác xã thì có quyền sử dụng tài sản đi thuê và lao động để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh theo cơ chế quy định đối với loại hình doanh nghiệp đã đăng ký, đồng thời bảo đảm các quy định của hợp đồng thuê và các quy định tại khoản 1, 2 của Điều này;
c) Trường hợp tập thể người lao động hoặc cá nhân người lao động trong doanh nghiệp nhận thuê doanh nghiệp thì phải có nguồn vốn riêng, đăng ký thành lập doanh nghiệp của tập thể người lao động hoặc của cá nhân và có quyền sử dụng doanh nghiệp nhà nước đã thuê theo cơ chế quy định đối với loại hình doanh nghiệp đã đăng ký.
4. Người thuê doanh nghiệp vi phạm các cam kết trong hợp đồng gây tổn thất đến doanh nghiệp cho thuê, ngoài các trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng thuê, người quyết định cho thuê có quyền chấm dứt hợp đồng và buộc người nhận thuê phải bồi thường tổn thất do mình gây ra.
Quyền và trách nhiệm của người quyết định cho thuê doanh nghiệp và người ký hợp đồng cho thuê doanh nghiệp
1. Người quyết định cho thuê doanh nghiệp có quyền tổ chức chỉ đạo thực hiện hợp đồng thuê doanh nghiệp; giải quyết các đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, của người ký kết hợp đồng; quyết định giá cho thuê doanh nghiệp; quyết định thu hồi doanh nghiệp cho thuê theo kiến nghị của người ký hợp đồng thuê doanh nghiệp.
2. Người ký hợp đồng cho thuê doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm :
a) Tổ chức triển khai việc thực hiện các nội dung và cam kết trong hợp đồng thuê doanh nghiệp;
b) Tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng; không can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho bên thuê thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng thuê doanh nghiệp;
c) Xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh; kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật đối với người thuê không thực hiện các cam kết trong hợp đồng.
Kết thúc hợp đồng thuê doanh nghiệp
1. Hết thời hạn thuê doanh nghiệp ghi trong hợp đồng, người thuê bàn giao giá trị doanh nghiệp cho người cho thuê; hai bên cùng đánh giá trị thực trạng và giá trị tài sản còn lại, tài sản đầu tư mới và đầu tư bổ sung, đối chiếu với hợp đồng, xác định trách nhiệm của mỗi bên và thỏa thuận việc xử lý giá trị các tài sản đầu tư mới và tiến hành thanh lý hợp đồng;
2. Trường hợp đang thuê hoặc kết thúc hợp đồng thuê, người thuê có nhu cầu mua lại doanh nghiệp thì hai bên thanh lý hợp đồng thuê và tiến hành các thủ tục mua theo phương thức trực tiếp quy định trong Nghị định này.
Ưu đãi đối với doanh nghiệp giao, bán, cho thuê
1. Doanh nghiệp giao cho tập thể người lao động; doanh nghiệp bán cho tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân:
a) Được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp mới thành lập và các quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Trường hợp không đủ điều kiện hưởng ưu đãi theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước thì được giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu hoạt động;
b) Được miễn lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí trước bạ đối với tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp nhà nước chuyển thành sở hữu doanh nghiệp mới;
c) Được tiếp tục duy trì các hợp đồng thuê nhà, xưởng, đất đai của doanh nghiệp cũ theo quy định của Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật hiện hành;
d) Được tiếp tục vay vốn của Ngân hàng Thương mại, Công ty Tài chính và các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế lãi suất áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước;
đ) Được tiếp tục xuất nhập khẩu hàng hóa theo các chế độ quy định hiện hành như đối với doanh nghiệp nhà nước;
e) Trước khi chuyển sang giao, bán họặc cho thuê, doanh nghiệp được chủ động sử dụng số dư quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi (bằng tiền) để chia cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp (không phải nộp thuế thu nhập);
g) Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật, các công trình văn hóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng để đảm bảo phúc lợi cho người lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp giao hoặc bán. Những tài sản này thuộc sở hữu của tập thể người lao động do tổ chức Công đoàn doanh nghiệp quản lý.
2. Doanh nghiệp cho thuê được hưởng những ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e, g khoản 1 Điều này.
Ưu đãi đối với người mua là tập thể lao động trong doanh nghiệp
Tập thể người lao động đáp ứng quy định tại khoản 13 Điều 3 của Nghị định này khi mua doanh nghiệp thì Chủ tịch Công đoàn hoặc người đại diện tập thể người lao động do Đại hội toàn thể công nhân viên chức doanh nghiệp bầu thay mặt tập thể người lao động thực hiện các thủ tục mua doanh nghiệp và được hưởng các ưu đãi sau :
1. Đối với tập thể người lao động mua doanh nghiệp để tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm cho mình và cam kết tiếp nhận hết số lao động hiện có tại doanh nghiệp (trừ số tự nguyện chấm dứt hợp đồng), khi mua doanh nghiệp thua lỗ ở mức mất khả năng thanh toán các khoản nợ và dự kiến số tiền thu được từ bán doanh nghiệp không đủ trang trải các khoản nợ :
a) Nếu tập thể người lao động bảo đảm từ 50% đến 100% số lao động hiện có của doanh nghiệp chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới, cam kết bảo đảm việc làm cho số lao động này từ 1 năm liên tục trở lên thì được giảm 70% giá bán;
b) Nếu tập thể người lao động chỉ bảo đảm dưới 50% số lao động hiện có của doanh nghiệp chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới và cam kết bảo đảm việc làm cho số lao động này từ 1 năm liên tục trở lên thì được giảm 50% giá bán.
2. Đối với tập thể người lao động mua doanh nghiệp để tiếp tục duy trì sản xuất - kinh doanh, bảo đảm việc làm cho mình và cam kết tiếp nhận hết số lao động hiện có tại doanh nghiệp (trừ số tự nguyện chấm dứt hợp đồng), khi mua doanh nghiệp đang có lãi hoặc không lỗ và dự kiến số tiền thu hồi từ bán doanh nghiệp có thể đủ để thanh toán các khoản nợ :
a) Nếu tập thể người lao động cùng bảo đảm từ 50% đến 100% số lao động hiện có của doanh nghiệp chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới và cam kết bảo đảm việc làm cho số lao động này từ 1 năm liên tục trở lên thì được giảm 50% giá bán.
b) Nếu tập thể người lao động chỉ đảm bảo dưới 50% số lao động hiện có của doanh nghiệp chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới và cam kết việc làm cho số lao động này từ 1 năm liên tục trở lên thì được giảm 40% giá bán.
3. Người mua là cá nhân hoặc một nhóm người lao động trong doanh nghiệp không được công nhận là đại diện cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp thì không được hưởng những ưu đãi như đối với tập thể người lao động mua doanh nghiệp.
4. Mỗi người lao động trong tập thể mua doanh nghiệp được quyền sở hữu một phần giá trị doanh nghiệp tương ứng với phần vốn góp, có quyền và nghĩa vụ của người góp vốn nhưng không được chuyển nhượng cổ phần cho người ngoài doanh nghiệp trong thời hạn 1 năm sau khi mua doanh nghiệp.
Ưu đãi đối với người mua không phải là tập thể người lao động
1. Nếu sử dụng hết số lao động của doanh nghiệp (trừ số tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động) và bảo đảm việc làm cho họ từ 1 năm liên tục trở lên thì được giảm 50% giá bán.
2. Nếu chỉ sử dụng từ 50% đến dưới 100% số lao động của doanh nghiệp chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới và bảo đảm việc làm cho họ từ 1 năm liên tục trở lên thì được giảm 30% giá bán.
3. Nếu chỉ sử dụng từ 20% đến dưới 50% số lao động của doanh nghiệp chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp mới và bảo đảm việc làm cho họ từ 1 năm liên tục trở lên thì được giảm 20% giá bán.
Chính sách đối với người lao động ra khỏi doanh nghiệp
Người lao động không được người mua tiếp tục sử dụng hoặc tự động chấm dứt hợp đồng:
1. Trước khi bán được doanh nghiệp sử dụng số dư quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi (bằng tiền) chia cho người lao động;
2. Được hưởng các chế độ khác theo pháp luật về lao động.
Thẩm quyền lựa chọn và quyết định áp dụng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
Căn cứ vào phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt :
1. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê đối với doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý kể cả các doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty 90.
2. Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty.
Trách nhiệm tổ chức việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước
1. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty 91 là cơ quan giúp Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 tổ chức thực hiện việc giao, bán, khoán kinh doanh cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
Tùy theo tính chất ngành nghề, hình thức là giao, bán, khoán kinh doanh hoặc thuê doanh nghiệp và tình trạng tài chính của doanh nghiệp, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp mời thêm các thành viên đại diện của Ngân hàng, doanh nghiệp, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan tham gia.
2. Doanh nghiệp thực hiện giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê phải được Bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91 quyết định thành lập Ban Đổi mới tại doanh nghiệp để thực hiện các công tác chuẩn bị, dự thảo phương án, tổ chức kiểm kê tài sản, tiền vốn và công nợ; lập danh sách lao động của doanh nghiệp và các thủ tục cần thiết khác theo hướng dẫn của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp cấp trên.
Nhiệm vụ của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 trong tổ chức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
1. Trường hợp giao doanh nghiệp :
a) Xây dựng phương án giao doanh nghiệp; thông báo với toàn thể người lao động trong doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng về việc giao doanh nghiệp;
b) Thẩm định giá trị doanh nghiệp, xác định hiện trạng tài sản, phẩm chất và tính năng kỹ thuật của tài sản và mặt bằng giá trị trường;
c) Đối chiếu công nợ; lập danh sách chủ nợ và người mắc nợ doanh nghiệp, số nợ của các chủ nợ và các khoản nợ phải trả; xây dựng phương án xử lý các tồn tại về tài chính và lao động của doanh nghiệp;
d) Lập hợp đồng giao doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hoàn trả các tài sản mà doanh nghiệp đi thuê, mượn, nhận giữ hộ; thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ có liên quan cho người nhận giao doanh nghiệp theo thỏa thuận của hợp đồng giao doanh nghiệp;
e) Xử lý trong phạm vi thẩm quyền những vấn đề phát sinh từ việc giao doanh nghiệp.
2. Trường hợp bán doanh nghiệp :
a) Xây dựng phương án bán doanh nghiệp; thông báo với toàn thể người lao động trong doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng việc bán doanh nghiệp;
b) Thẩm định giá trị doanh nghiệp, xác định giá dự kiến bán doanh nghiệp trên cơ sở giá trị sổ sách, hiện trạng tài sản, phẩm chất và tính năng kỹ thuật của tài sản theo mặt bằng giá trị trường;
c) Đối chiếu công nợ, lập danh sách chủ nợ và người mắc nợ doanh nghiệp, số nợ trả cho các chủ nợ; xây dựng phương án xử lý các tồn tại về tài chính và lao động của doanh nghiệp;
d) Tổ chức bán trực tiếp hoặc bán đấu thầu doanh nghiệp nhà nước ; phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu, kiến nghị giá bán (trường hợp bán trực tiếp) và chọn người thắng thầu (trường hợp đấu thầu) để người bán doanh nghiệp quyết định;
đ) Lập hợp đồng bán doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định;
e) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát Ban Đổi mới tại doanh nghiệp thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hoàn trả các tài sản mà doanh nghiệp đi thuê, mượn, nhận giữ hộ; thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; bàn giao tài sản, sổ sách và các hồ sơ có liên quan cho người mua theo thỏa thuận của hợp đồng bán doanh nghiệp;
g) Xử lý trong phạm vi thẩm quyền những vấn đề phát sinh từ việc bán doanh nghiệp.
3. Trường hợp cho thuê doanh nghiệp :
a) Xây dựng phương án cho thuê doanh nghiệp; xác định chỉ tiêu và điều kiện cho thuê doanh nghiệp; thông báo tại doanh nghiệp và trên phương tiện thông tin đại chúng về việc cho thuê doanh nghiệp;
b) Hướng dẫn Ban Đổi mới tại doanh nghiệp kiểm kê toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, xác định thực trạng tài chính và tài sản của doanh nghiệp quy thành giá trị trước khi cho thuê;
c) Xác định giá cho thuê tối thiểu và kiến nghị giá cho thuê doanh nghiệp;
d) Phân tích, đánh giá về phương án thuê; trao đổi và thỏa thuận trực tiếp với người thuê về hợp đồng thuê hoặc tổ chức đấu thầu cho thuê doanh nghiệp. Đề xuất người nhận thuê trực tiếp (trường hợp trực tiếp) và người thắng thầu (trường hợp đấu thầu) để người quyết định cho thuê doanh nghiệp quyết định;
đ) Lập hợp đồng cho thuê doanh nghiệp và báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định;
e) Xử lý trong phạm vi thẩm quyền các vấn đề phát sinh từ việc cho thuê doanh nghiệp.
4. Trường hợp khoán kinh doanh đối với doanh nghiệp :
a) Xác định các chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh; tổ chức xây dựng phương án khoán kinh doanh đối với doanh nghiệp;
b) Thỏa thuận trực tiếp với người nhận khoán kinh doanh hoặc tổ chức đấu thầu lựa chọn người nhận khoán kinh doanh;
c) Lập hợp đồng khoán kinh doanh, báo cáo Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định.
Trách nhiệm của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả công việc được giao trước người quyết định giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp và trước pháp luật.
Trách nhiệm của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố, Tổng công ty 91 chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả công việc được giao trước người quyết định giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp và trước pháp luật.
Thẩm quyền phê duyệt phương án giao, bán, khoán kinh doanh cho thuê doanh nghiệp
1. Căn cứ đề nghị của Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp, Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 quyết định : chỉ tiêu và điều kiện khoán kinh doanh, giá cho thuê, giá bán doanh nghiệp và phê duyệt phương án giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê đối với doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên sổ sách kế toán dưới 1 tỷ đồng.
2. Những doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên sổ sách kế toán từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng tùy trường hợp, Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 trình Thủ tướng Chính phủ xét.
Thẩm quyền ký kết hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
1. Hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ quản lý do Bộ trưởng Bộ quản lý ngành hoặc người được Bộ trưởng Bộ quản lý ngành ủy quyền ký.
2. Hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước thuộc địa phương quản lý do Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh hoặc người được Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền ký.
3. Tổng giám đốc Tổng công ty 91 ký hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp thành viên Tổng công ty.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi thực hiện hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp
Người ký hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp có trách nhiệm :
1. Tổ chức thực hiện hợp đồng giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp;
2. Tổ chức theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng và xử lý các vấn đề phát sinh;
3. Mọi vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp do hai bên ký hợp đồng cùng giải quyết, nếu còn tranh chấp thì đề nghị Tòa Kinh tế cấp tỉnh quyết định.
Công bố và đăng ký nhận mua, khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp
Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty 91 thông báo cho doanh nghiệp biết và công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương chuyển doanh nghiệp sang áp dụng một trong các hình thức giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp và đăng ký danh sách người nhận giao, mua, khoán kinh doanh, thuê doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án chuyển đổi doanh nghiệp.
Quá thời hạn trên mà không có người đăng ký bất kỳ hình thức nào thì Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp đề nghị cấp có thẩm quyền tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp; trường hợp doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản thì Giám đốc doanh nghiệp phải làm đơn đề nghị Tòa Kinh tế cấp tỉnh mở thủ tục giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp.
Hiệu lực thi hành, trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây trái với Nghị định này đều không còn giá trị.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Bộ : Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Vật giá Chính phủ, Tổng cục Địa chính, các Bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng Quản trị Tổng công ty 91 chịu trách nhiệm thi hành; định kỳ cứ 3 tháng một lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện tốt Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.103/1999/ND-CP |
Hanoi, September 10, 1999 |
ON ASSIGNING, SELLING, BUSINESS CONTRACTING OR LEASING STATE ENTERPRISES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the April 20, 1995 Law on State Enterprises;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment,
DECREES
Article 1.- The objectives of the assignment, sale, business contracting or lease of an entire State enterprise
The assignment, sale, business contracting or lease of an entire State enterprise constitutes measures to further restructure and renovate small-sized State enterprises which have suffered from chronic losses or where the State ownership needs not to be maintained, with a view to :
1. Creating conditions for restructuring State enterprises and raising the economic efficiency and competitiveness of the State-run economic sector;
2. Creating jobs for laborers; changing the enterprise-managing modes, creating a driving force for the promotion of the laborers’ right to mastery; using with higher efficiency the invested property and tapping all potentials in various economic sectors for investment in production and business development;
3. Reducing the State’s expenses and responsibilities for business management; ensuring the common interests of the State and the laborers.
Article 2.- Scope of application
1. This Decree prescribes the assignment, sale, business contracting and lease of an entire enterprise, applicable to the following State enterprises:
a) Independent State enterprises and member enterprises of corporations, which have possessed on their accounting books the State capital of less than VND1 billion and have suffered from chronic losses or where the State needs not to hold shares, except for enterprises being State-run agricultural farms, forestry farms and State enterprises operating in the field of consultancy, designing and expertise;
b) Independent State enterprises and member enterprises of corporations other than those specified in Point a of this Article, which have possessed on their accounting books the State capital of from VND1 bilion to under VND5 billion and have suffered from chronic losses, but not yet fallen into the state of bankruptcy, have been unable to overcome the situation though necessary measures were applied. For such enterprises, the Prime Minister shall decide on the case-by-case basis.
2. The business contracting within the State enterprise, the lease, sale or assignment of part of the State enterprise and the leasing, sale or assignment of single assets of the State enterprises shall not be subject to the regulation by this Decree.
Article 3.- Terms and expressions used in this Decree shall be construed as follows:
1. " Assignment of a State enterprise to a labor collective (referred to as the enterprise assignment for short)” means the transformation of the State-owned enterprise and the State-owned property thereat into the ones owned by the labor collective under certain conditions.
2. " The sale of a State enterprise (referred to as enterprise sale for short)" means the change of ownership with money collected for the entire property of the State enterprise into the ownership by a collective, individual or other legal person.
3. " Contracting a State enterprise for business (referred to as business contracting)" is a mode of State enterprise management whereby the party undertaking the business contract shall be empowered to manage the enterprise, obliged to fulfill a number of norms and meet the prescribed conditions and enjoy benefits under the contract.
4. " Leasing a State enterprise (referred to as enterprise lease for short)" is a form of transfer of the right to use the assets and labor in the enterprise to the lessee according to terms stated in the contract.
5. " The enterprise assignee, buyer, contractor or lessee" is the representative of the legal person, collective, a group of persons or individuals, that receives, buys, undertakes the business contract of or rents the enterprise.
6. " The enterprise assignor, seller, contracting party or lessor" is the representative of the agency or the enterprise, who effects the transfer, sale, business contracting or lease of the enterprise.
7. " Selling, business contracting or leasing enterprises by direct mode" means the form of negotiating, concluding and signing the contract directly between the enterprise seller, contracting party or lessor and the enterprise buyer, contractor or lessee in cases where there is only one person making the registration therefor.
8. " Selling, business contracting or leasing enterprises by mode of bidding" means the form of selecting the buyer, contractor or lessee through bidding in cases where there are two or more persons making the registration therefor.
9. " The minimum price" is the lowest price which the seller, lessor or contracting party can accept and offer when deciding the sale, business contracting or leasing of the enterprise.
10. " The enterprise leasing/selling prices" are the prices agreed upon by the lessor and the lessee or the seller and the buyer by direct mode or determined through mode of bidding.
11. " The enterprise value according to the accounting books" is the total asset value indicated in the enterprise�s balance sheet under the current accounting regime.
12. " The actual value of enterprise" is the total value of the enterprise’s actual assets at the market prices by the time of determining the enterprise value.
13. " The labor collective" means the entire existing labor of the enterprise or the collective of laborers who voluntarily implement the resolution of the congress of the enterprise’s workers and employees on the reception, purchase, business contracting or renting of the enterprise, which is represented by the Executive Committee of the enterprise's Trade Union or the person elected by the congress of the enterprise’s workers and employees in undertaking the reception, purchase, business contracting or renting of the enterprise.
14. " The ministry" shall include ministries ministerial-level agencies and agencies attached to the Government.
15. " The People’s Committees" means the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities.
16. "Corporations 90, Corporations 91" are the State corporations established after the models mentioned in Decisions No.90/TTg and No.91/TTg of March 7, 1994 of the Prime Minister.
17. "The Renewal Boards at enterprises" are the Boards for Management Renewal at enterprises set up by decisions of ministries, provinces, cities or Corporations 91.
18. "The Boards for Renewal of Enterprise Management" mean the Boards for Renewal of Enterprise Management under the ministries, provinces, cities or Corporations 91.
Article 4.- Subjects entitled to the assignment, purchase, business contracting or renting of State enterprises
1. Subjects entitled to be assigned enterprises shall be the collective of laborers working at the enterprise, represented by the Trade Union Executive Committee or the person elected by the congress of the enterprise’s workers and employees.
2. Subjects entitled to purchase State enterprises:
a) Labor collective or individuals working in the enterprise;
b) Enterprises of all economic sectors, except for foreign-invested enterprises;
c) Vietnamese citizens with full civil act capacity, except for persons who are not allowed to set up and manage enterprises as stipulated in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8, Article 9 of the Law on Enterprises.
3. Subjects entitled to business contract or rent State enterprises:
a) Labor collectives or individuals in the enterprise;
b) Enterprises of all economic sectors, except for foreign-invested enterprises;
c) Individuals having their business registered.
Article 5.- The principles for enterprise assignment, sale, business contracting or lease.
1. The enterprise assignment, sale, business contracting or lease aims to maintain production and business; the assignees and purchasers must not resell the enterprise during the period prescribed in the contract.
2. All the assets of the to be-assigned, sold, business contracted or leased enterprises shall be calculated in value. The enterprise’s value shall be calculated at the actual market prices.
3. Priority in the enterprise assignment, sale, business contracting or leasing:
a) The enterprise assignment shall only apply to collectives of laborers in the enterprises;
b) Priority in the enterprise sale, business contracting or lease shall be given in those who commit to employ the largest number of laborers in the enterprise to continue the business.
4. Openness in the enterprise assignment, sale, business contracting or lease:
a) The assignment, sale, business contracting and lease of enterprises must be made public at the enterprises and on the mass media to all subjects concerned 30 days before the implementation thereof;
b) Where there is only one person registering to buy, rent or contract the enterprise for business, the results of the direct agreement between the buyer and the seller, the lessee and the lessor or the contracting party and the contractor shall be publicly announced at the enterprise;
c) Where there are two or more persons registering to purchase, business contract or rent the enterprise, the bidding must be organized.
5. The enterprise business contracting or leasing term shall be agreed upon by the two parties, but shall not be under 5 years.
6. Signing the contract for enterprise assignment, sale, business contracting or lease:
The enterprise assignment, sale, business contracting or lease must be effected in the form of a written contract. The contract shall serve as basis for the parties involved to fulfill their commitments and ensure the legality for the clearance and solution of arising matters.
Article 6.- The use of proceeds from the enterprise sale or lease
1. The proceeds from the sale of enterprise, after subtracting the expenses in service of the enterprise sale, paying the secured and due debts, shall be used in accordance with the provisions in Decision No.177/1999/QD-TTg of August 30, 1999 "on the organization and operation of the Funds for Support of Restructure and Equitization of State Enterprises"
2. The proceeds from the enterprise lease:
a) Where the lease term expires and the lessee buys the enterprise or the enterprise terminates its operation, the proceeds from the enterprise lease, after subtracting the expenses for the enterprise leasing activities, shall be used in accordance with the provision in Clause 1 of this Article:
b) Where the enterprise is leased for a definite term and the enterprise continues its operations and registration as a State enterprise, the proceeds from the enterprise lease shall be accounted into the revenue of the leased enterprise.
Article 7.- Expenses for the organization of enterprise assignment, sale, business contracting or lease
The actual, reasonable and necessary expenses for the organization of the enterprise assignment, sale, business contracting or lease shall comply with the spending levels prescribed for the equitization of State enterprises and be accounted as follows:
1. In case of enterprise assignment: They shall be deducted from the value of the assigned enterprise.
2. In case of enterprise sale or lease. They shall be deducted from the proceeds from the sale or lease of the State enterprise.
In case of the business contracting, they shall be accounted into the expenses for the enterprise�s regular operations.
Article 8.- Interchange between forms of assignment, business contracting, lease and sale of State enterprises
Where there is a need to change from the form of enterprise business contracting or lease being implemented to other forms, the current contract must be liquidated and direct negotiations must be conducted in order to sign a new contract under the provisions of this Decree.
Article 9.- Protection by the State
1. The State shall protect the ownership right and lawful interests of the enterprise assignee, purchasers, business contractors or lessees under the provisions of law;
2. The State shall guarantee the interests of laborers in the to be-assigned, sold, business contracted or leased enterprises according to the provisions of the labor legislation.
ASSIGNMENT OF STATE ENTERPRISES TO LABOR COLLECTIVES
Article 10.- Conditions for assignment of enterprises to labor collectives
The labor collective in an enterprise shall be assigned the enterprise under the following conditions.
1. The labor collective in the enterprise, represented by the Trade Union Executive Committee or the person elected by the congress of the entire workers and employees in the enterprise, voluntarily register for the enterprise assignment;
2. It commits to further invest in production and business development, ensure jobs for at least 3 years or more and fully pay insurance premium for the laborers in the enterprise (except for people who voluntarily terminate their labor contracts);
3. It inherit the enterprise’s debts (excluding bad debts) under the agreement between the enterprise assignor and assignee;
4. It commits not to lease, assign or dissolve the enterprise without permission within at least 3 years after the assignment;
5. When the conditions permit the sale, the State must be paid back 30% of the share value at the time of enterprise assignment.
Article 11. - The principles for dealing with assets, financial matters and debts upon the enterprise assignment
The Renewal Boards at enterprises shall conduct the inventory, determining the quantity and real status of the entire assets; the long-term and short-term investments; the assets rented, borrowed, kept or sold for others, entrusted for sale, appropriated, leased, lent; comparing and classifying types of debts; making list of creditors and debt amounts to be paid, list of debtors and debt amounts to be recovered, with clear determination of debts which can be recovered and debts which can not be recovered, classifying assets and dealing therewith:
1. Assets rented, borrowed, kept for others, entrusted for sale: The enterprises shall return them to their owners, liquidate the contracts therefor or continue the rent, borrowing, keeping in custody or entrustment according to the agreement between the enterprise and the owners of the rented, borrowed or kept assets.
2. Appropriated assets: The enterprise assignor shall decide immediately after the assignment of enterprise.
3. Debts shall be dealt with according to the principles:
a) The bad debts shall be frozen, clearly determining the liability so as to settle them according to the current regulations;
b) Debts to be recovered or to be paid shall be inherited and handled by the assignee, where the payable amounts are larger than the value of the enterprise’s assets, the budget debts shall be forgiven; the bank debts shall be handled with the support from the Funds for Support of Restructure and Equitization of State Enterprises;
c) Social insurance debts owed to the social insurance agencies before the assignment of enterprise shall be deducted from the value of the enterprise for payment thereof or from the Funds for Support of Restructure and Equitization of State Enterprises.
4. The remaining assets, after paying all necessary expenses for the enterprise assignment, shall be transferred to the ownership of the labor collective in the enterprise.
Article 12.- Order and procedures for enterprise assignment
1. The Trade Union Executive Committee shall, together with the enterprise director, organize a plenary meeting of the workers and employees to decide by the majority of vote on the voluntary acceptance of the enterprise; draw up and adopt the plan for the enterprise assignment; satisfy the conditions on enterprise assignment with the commitment to fully use the labor in the enterprise (except for those who voluntarily terminate their labor contracts); nominate representative to carry out the procedures for the enterprise assignment.
2. Classifying assets: determining and classifying debts; making the financial statements; handling asset, financial and debt matters according to the principles for dealing with assets, financial matters and debts mentioned in Article 11 of this Decree.
3. The enterprise’s trade union executive committee or the person elected as representative by the congress of workers and employees shall make the list and classification of laborers, then compile dossiers thereon; draw up production-business plans and commit to take the enterprise.
4. The representative of the labor collective shall send the dossiers of application for acceptance of the enterprise to the Board for Renewal of Enterprise Management. Such a dossier shall comprise:
a) The application for the acceptance of the enterprise;
b) The production-business plan;
c) The projected form of new enterprise;
d) Commitments of the labor collective in the enterprise.
5. The competent level shall ratify the dossiers of application for acceptance of enterprise and issue decision to assign the enterprise to the labor collective. This decision shall be addressed to such agencies as the enterprise finance section, the enterprise tax collection agency, the Planning and Investment body, the Statistics Department of the locality where the enterprise is headquartered; the Central Board for Renewal of Enterprise Management.
6. To organize the signing of the enterprise assignment contract between the representative of the labor collective and the person authorized by the minister or the president of the provincial People’s Committee, or the Corporation 91 general director. A contract on the State enterprise assignment shall contain the following major details:
a) The name and address of the enterprise to be assigned to the labor collective;
b) Full name and address of the representative of the labor collective;
c) The value of the to be-assigned enterprise, mode of assignment and acceptance;
d) Commitments by the labor collective at the enterprise;
e) The rights and obligations of the labor collective accepting the enterprise;
Enclosed with the contract shall be the list of value-converted assets to be handed over, the list of laborers in the collective to be assigned with the enterprise.
7. The Board for Renewal of Enterprise Management shall, together with the director of the enterprise, organize the hand-over of the enterprise according to the approved plan to the labor collective represented by the enterprise’s Trade Union chairman or the person elected by the congress of the workers and employees to accept and manage the enterprise to the witness of the representative of the authority, having decided the enterprise assignment and the enterprise finance body.
8. The Board for Renewal of Enterprise Management shall publicly announce the enterprise assignment and the termination of the State enterprise�s operation on the mass media within 15 days after the issuance of the decision on the enterprise assignment.
9. The representative of the labor collective shall organize the business registration in the form of cooperative or a joint-stock company.
Article 13.- The ownership over the assigned enterprise
1. The entire assets of the assigned enterprise, which are calculated in value, shall belong to the ownership of the labor collective and be divided into shares for assignment to the laborers on the payroll who have paid the social insurance premium at the enterprise by the time of the enterprise assignment.
2. Each laborer in the enterprise shall be entitled to own part of the enterprise’s value in shares commensurate to the number of years he/she has worked for the State. For the number of shares assigned to him/her, a laborer is entitled to enjoy the dividends thereon, to bequeath them, but not to assign them within at least 3 years after the assignment of the enterprise; when assigning such shares, he/she shall have to return to the enterprise an amount equal to 30% of the share value at the time of the enterprise assignment.
Article 14.- The rights and obligations of the enterprise assignee
1. The enterprise assigned to the labor collective shall register its business in the form of either cooperative or joint-stock company.
The business registration dossier shall include:
a) The competent level’s decision on the assignment of the enterprise;
b) The contract on the enterprise assignment and acceptance and the minutes on the hand-over of enterprise to the labor collective in the enterprise.
c) The enterprise’s organization and operation charter;
d) The minutes on the election of the enterprise’s leadership;
e) The business registration paper of the enterprise before it is assigned (if any).
2. To take initiative in using the entire assigned assets, organizing production and business and distributing incomes according to the enterprise’s organization and operation charter.
3. To inherit the interests of the State enterprise according to the agreement in the enterprise assignment contract; inherit the former enterprise’s contracts on land lease, power and water supply according to the provisions of law. The assigned enterprise’s land use right shall comply with the land legislation.
4. To be given conditions for organizing the re-training financed by the Funds for Support of Restructure and Equitization of State Enterprises so as to create jobs for the laborers.
5. The enterprise shall have to employ all the existing labor, ensuring jobs for at least 3 years for the laborers, except for those who voluntarily terminate their labor contracts. After that period, if due to the reorganization of the enterprise’s business activities or to the technological renewal, the laborers lose their jobs, such laborers shall be entitled to the policies currently prescribed by the Government.
6. To fulfill the commitments in the enterprise assignment and acceptance contract as well as the obligations towards the State as prescribed by law.
Article 15.- Announcing the decisions approving the sale and the registration for the purchase of enterprises
Basing him/herself on the competent level’s decision approving the sale of an enterprise, the director of the enterprise shall announce this to the entire laborers in the enterprise and on the mass media; organize the registration of the enterprise purchasers within 30 days.
Article 16.- Organizing the sale of enterprise by mode of bidding
1. Where there are two or more registrants for the purchase of the enterprise, the sale of enterprise must be conducted by mode of bidding.
2. The person deciding the sale of enterprise shall set up the Bidding Council. The Bidding Council shall notify the purchase registrants of the submission of the application for participation in the bidding, the minimum price level, the deposit level, the time-limit for dossier submission, and publicly announce on the mass media and post up at the enterprise’s office the bidding for sale of the enterprise.
3. The purchasers shall submit applications for the bidding for the purchase of the enterprise according to the form set by the Bidding Council and pay the deposit.
The Bidding Council shall receive the applications and deposit money, make the list of bidders and issue certificates to them.
4. The bidders may go to the enterprise to study the accounting books, the assets inventory and survey the real situation of the enterprise.
5. Thirty days after the notice on application submission, the purchase registrants shall have to send their bids to the Bidding Council.
Such a bid shall include:
a) The application for the purchase of the enterprise (according to set form);
b) The plan on the employment of the laborers working at the enterprise;
c) The projected type of new enterprise;
d) The price over for the purchase of the enterprise.
The bids shall be pay into sealed envelops
6. Five days after the dossier-receiving deadline, the Bidding Council shall send notice on the time and location of the bidding to each bidder. The Bidding Council shall publicly post up the list of bidders at the place of bidding for 2 days before the bids are opened.
7. The bids opening shall be conducted for not more than 01 day as follows:
a) The Bidding Council shall check the seals, publicly open the envelop of each bidder and announce the labor-using plan and the price offer of each bidder for recording them in the minutes; announce the plan on the employment of laborers with the largest number and the highest price offer of each bidder.
b) The chairman of the Bidding Council and bidders shall sign the minutes of the bids opening.
8. Bid evaluation:
a) The Bidding Council shall discuss the labor-using plans and price offers in order to select by voting the bid winner;
b) The Bidding Council shall make a report on the bid evaluation and send it to the Board for Renewal of Enterprise Management and the person who has decided the sale of enterprise.
Article 17.- Organizing the enterprise sale by direct mode
1. The enterprise sale by the direct mode shall apply when there is only one purchase registrant.
2. The purchase registrant shall submit his/her dossiers to the enterprise director or the Board for Renewal of Enterprise Management; the dossier
contents shall comply with the provisions on the cases of enterprise sale by mode of bidding.
3. The enterprise purchase registrant may go to the enterprise to study the accounting books, the assets inventory and survey the real situation of the enterprise.
4. The enterprise director shall report to the Board for Renewal of Enterprise Management so as to discuss directly with the purchaser’s representative about the labor-using plan, the price offer and reach agreements on details in the sale/purchase contract.
The Board for Renewal of Enterprise Management shall send the dossier and the minutes to the person who has decided the enterprise sale.
Article 18.- Responsibilities of the to be-sold enterprise
1. To inventory and determine the quantity of assets available at the enterprise, including fixed assets and long-term investment, moveable assets and short- term investment, rented assets, leased assets, assets kept in custody for other, assets entrusted for sale; to evaluate the real status of such assets and to collect the recoverable debts.
2. To classify the assets available at the enterprise into the following types:
a) Assets that may be further used;
b) Assets that cannot be used any more;
c) Assets created from the reward fund, the welfare fund.
3. To collate and classify debts; make the list of creditors and the payable debt amounts and the list of debtors and the debt amounts to be recovered, with the separation of debts that can be recovered from the debts that cannot be recovered.
4. Make the financial statement up to the time of the enterprise sale.
5. To make the list and classification of the laborers working in the enterprise by the time of deciding the sale of enterprise :
a) The number of laborers entitled to the social insurance policy;
b) The number of laborers who are enjoying the social insurance policy on illness, maternity, labor accidents and occupational diseases;
c) The number of laborers subject to the temporary postponement of the labor contract performance;
d) The number of laborers terminating labor contracts.
e) The number of laborers being still under the labor contracts.
6. To hand over the assets, books and relevant dossiers to the enterprise purchaser under the agreement inscribed in the sale/purchase contract.
Article 19.- The principle for dealing with the assets and finance of the enterprise before its sale
1. Assets not calculated into the enterprise’s value shall be dealt with as follows:
a) Assets which can not be used any longer shall be settled by the level that has decided the sale of enterprise by may of: transfer, cession, liquidation or putting into the purchaser’s custody for not more than 90 days;
b) Assets which are rented, borrowed or kept for others. The enterprise shall have to return them to their owners and liquidate the contracts, or they shall be further rented or kept in custody upon the agreement reached between the enterprise purchaser and the assets owners; the appropriated assets shall be decided by the level that has decided the sale of enterprise;
c) Assets created from the reward fund, the welfare fund. They shall be separately inventoried for transfer to the labor collective;
d) Expenses for the unfinished construction of projects which had been suspended before the time of determining the enterprise’s value shall be settled jointly by the purchaser and the seller in conformity with the interests of each party;
e) Bad debts to be recovered: The level that has decided the sale of enterprise shall freeze the debts, determine the liability therefor and settle them according to the current regimes.
2. The reserves for: the reduction of prices of goods in stock, bad debts, the securities price fall, the exchange rate difference and the undivided profit amounts must be dealt with before determining the sale price of the enterprise.
3. The credit balances in cash of the reward fund and the welfare fund shall be divided for the laborers working at the enterprise before it is sold.
Article 20.- The principles for dealing with the enterprise’s debts
1. The debts to be recovered and to be paid shall be settled by the enterprise. Where the purchaser commits to inherit the recoverable and payable debts, such must be inscribed in the enterprise sale/purchase contract and notify it to the concerned parties.
2. Where the proceeds from the sale of the enterprise is not enough for the payment of the enterprise’s debts, it shall be settled as follows:
a) Writing off all tax debts and State budget debts;
b) The debts owed to the social insurance, banks, enterprises and individuals shall be dealt with according to the specific guidance of the Ministry of Finance.
Article 21. - Dealing with the labor and managerial apparatus of the sold enterprise
1. The enterprise purchaser shall have to take in the laborers according to the labor-using plan committed when buying the enterprise. For the laborers who have voluntarily terminated their labor contracts, the current regimes shall apply.
2. Entitlements regime for laborers shall be as follows:
a) For the laborers eligible for the social insurance regime, the enterprise director and the social insurance agency where the enterprise pays its social insurance premium shall settle the benefits for the laborers according to the current regimes;
b) For cases of labor contract termination, the laborers shall be paid the severance allowances according to the provisions of Article 42 of the Labor Code and the Government’s Decree No.198/CP of December 31, 1994 regarding the time the laborers had previously worked in the State sector but not yet received the severance allowances;
c) For the laborers who continue working at the new enterprise, the enterprise director shall have to proceed with the procedures so that the social insurance agency may issue the insurance books as prescribed and transfer the list and files of the laborers being still under the enterprise’s management to the new enterprise.
3. The enterprise director shall have to pay all social insurance debts (including the amounts to be paid by the laborers) to the social insurance agency where the enterprise pays the social insurance premium as prescribed by law.
Where the proceeds from the sale of the enterprise is not enough for payment of the social insurance debts and the severance allowances to laborers, the deficit amount shall be deducted from the Funds for Support of Restructure and Equitization of State Enterprises for the payment thereof.
4. The director, deputy-directors and chief accountant of the enterprise shall be considered by the level that has decided the sale of enterprise on the case-by-case basis for new postings or for settlement according to the job severance regime.
Managers who have lacked responsibility, thus leading to business losses and the loss of State capital must not hold managerial positions in other State enterprises or State bodies.
5. After the issuance of the decision on the enterprise sale, if a laborer quits or loses his/her job:
a) The new enterprise shall pay the job severance or loss allowances for the period he/she has worked at the new enterprise;
b) For the duration the laborer had previously worked for the State sector but not yet received the allowances for job severance or loss, he/she shall be entitled to enjoy such allowance according to the provisions of law. The source for payment of job severance or loss allowances shall be deducted from the Funds in Support of Restructure and Equitization of State Enterprises or from the State budget.
Article 22.- Principles for determining the sale price of enterprise
1. The sale price of enterprise shall be determined on the basis of:
a) The actual value of the enterprise, accepted by both the purchaser and the seller;
b) The level of price discount for the purchaser when the purchaser commits to make investment so as to maintain the production and business, to provide jobs for the laborers and other conditions a greed upon by the seller.
2. Bases for determining the sale price of the enterprise.
a) For cases of the enterprise purchase with its rights and obligations being inherited:
- The data in the accounting books of the enterprise at the time of sale;
- The actual value of the State capital portion in the enterprise in the time of sale after subtracting the payable debts, which is accepted by the purchaser and the seller.
b) In cases where the enterprise purchaser does not inherit its rights and obligations, the enterprise sale price shall be the actual sale price of all its existing assets, determined on the basis of their current quality state, technical properties, the use requirements of the purchaser and the market price at the time of sale.
3. When determining the actual value of the enterprise, the hiring of audit is not required. For enterprises which have failed to comply with the Ordinance on Accountancy and Statistics, the agency which decide the enterprise sale price shall consider the hiring of the independent auditing organizations to determine the value thereof. The money paid for such audit hiring shall be accounted into the enterprise sale cost.
Article 23.- Approving the sale plans, sale prices, signing the contracts and issuing decisions on sale of State enterprises
Basing themselves on the proposals of the Boards for Renewal of Enterprise Management, the ministers, presidents of the provincial/municipal People’s Committees, Managing Boards of Corporations 91 shall have to do the following:
1. Approving the enterprise sale plans and issuing decisions on the sale of enterprises. Such a decision shall include the following contents:
a) Name and address of the to be-sold enterprise;
b) Name and address of the purchaser;
c) The sale price, mode of selling; the payment mode and time-limit;
d) The time-limit for conclusion of the contract and the sale and hand-over of the enterprise;
e) The responsibilities of the enterprise, the Board for Renewal of Enterprise Management and concerned bodies in dealing with other existing and arising problems.
2. Organizing the signing of contract with the enterprise purchaser. The contract on the purchase of enterprise shall include the following major or contents.
a) Name and address of the to be-sold enterprise, its account number;
b) Name and address of the enterprise purchaser, his/her/its account number (if any);
c) The enterprise sale price;
d) Commitments made buy the purchaser and the seller of the enterprise;
e) Mode of assets transfer, mode of payment for the purchase of enterprise, the time-limit for hand-over of the enterprise;
f) Dealing with arising problems and contractual disputes.
Enclosed with the contract shall be the assets inventory and the evaluation of the as sets status agreed upon by the purchaser and the seller.
Article 24.- Announcing the sale decisions and the termination of operations of State enterprises
Within 15 days after the issuance of the decision on the sale of enterprise, the Board for Renewal of Enterprise Management shall perform the following tasks:
1. Announcing the termination of the State enterprise’s operations on the mass media according to the provisions of law.
2. Sending the enterprise sale decision to:
a) The Central Board for Renewal of Enterprise Management;
b) The enterprise’s finance body;
c) The tax authority;
d) The business registry;
e) The Statistics Department of the locality where the enterprise is headquartered.
3. Paying deposits to bidders (if any).
Article 25.- Hand-over of enterprise
Within the time-limit agreed upon in the contract, the Board for Renewal of Enterprise Management shall organize the hand-over of enterprise to the purchaser.
If the quantity and real status of the enterprise’s handed-over assets are not in line with the assets quantity and real status inscribed in the purchase/sale contract, the purchaser may request the readjustment of the signed contract.
Article 26.- Payment of money for the purchase of enterprise
The enterprise purchaser shall pay within the time limit prescribed in the purchase/sale contract, which, however, must not exceed 3 years after the issuance of the decision on the sale of enterprise.
Article 27. - After-sale business registration for the enterprise
The enterprise purchaser shall have to make the business registration at the business registry of the locality where the enterprise is headquartered (if the purchaser has not yet got the business license) in one of the forms prescribed by the Law on Enterprises or make the additional registration (if the enterprise purchaser has got the business license).
Article 28.- Rights and obligations of the enterprise purchasers
1. They may take initiative in using the purchased assets, selecting the business lines, reorganizing the production, making new investment, replacing the managerial apparatus, deciding the type of enterprise and continuing the land rent according to the provisions of law.
2. In case of continuing to maintain investment in development of the enterprise’s production and business, the purchaser may inherit the enterprise’s interests according to agreement in the enterprise purchase and sale contract as well as the signed economic contracts.
3. They are obliged to make the payment for the enterprise purchase according to the time-limits and conditions inscribed in the enterprise purchase and sale contract; to comply with all conditions and commitments made to the enterprise seller; inherit the enterprise’s obligations according to the contract and the provisions of law.
Article 29.- Inspection and supervision of the fulfillment of contractual commitments
The person deciding the sale of enterprise shall have to organize the supervision and inspection of the fulfillment of commitments in the enterprise purchase and sale contract; deal with or propose the competent State bodies to deal with the violations of contractual commitments by the purchaser according to the provisions of law.
BUSINESS CONTRACTING AND LEASING STATE ENTERPRISES
Section I. BUSINESS CONTRACTING
Article 30. - Business contracting contents, norms and conditions
Based on the characteristics of each branch and the business results of the enterprise, the person deciding the business contracting shall prescribed the contents, norms and conditions therefor but have to take into consideration the following requirements:
1. Preserving the State capital;
2. Creating jobs and paying insurance premium for the laborers;
3. Increasing profits or reducing loss for the enterprise;
4. Implementing State policies and the signed contracts.
Article 31.- Discussing and agreeing on business contracting contents, norms and conditions
The business contracting contents and conditions as well as the specific rights and responsibilities of the parties to the contract and the contents of the contract must be discussed and agreed upon between the business contracting party and the contractor.
Article 32.- Business contract
The contract for business contracting shall include the following major contents:
1. Names and address of the State enterprise of the business contracting party and contractor;
2. The business contracting contents, mode, norms, conditions and term;
3.The rights and responsibilities of the parties in the course of implementing the contract; the contracting term shall be agreed upon by the two parties to the contract but shall not be less than 5 years;
4. The handling of violations, commendations and rewards, penalties in the process of contract performance;
5. Other contents relating to the business contracting.
Article 33.- The rights and responsibilities of the business contractor
1. To manage and use the capital and assets and receive the labor of the enterprise in accordance with the provisions of the business contract but not in contravention of the provisions of law; to inherit the rights and obligations of the enterprise.
2. To decide the organization of business, mode of payment of wages and bonuses in the enterprise.
3. To enjoy and decide the distribution of the income earned through the overfulfillment of contracting norms, after being subtracted for payment of the enterprise income tax and for the establishment of the reserve fund, shall be used by the business contractor at his/her own will.
4. To be subject to income reduction if failing to meet the norms and requirements inscribed in the contract.
Article 34.- The rights and responsibilities of the business contracting decider
1. To inspect and supervise the fulfillment of commitments in business contract, and handle violations of the commitments inscribed therein.
2. Not to intervene in the management activities of the business contractor; create favorable conditions for the business contractor to fulfill the commitments stated in the business contract.
Section II. LEASING OF STATE ENTERPRISES
Article 35.- Forms of enterprise lease
The lease may select among the following forms of enterprise lease:
1. Leasing the enterprise’s assets: The lessee rents the entire assets which have constituted the production/business establishment of the enterprise together with the hiring of its labor, but shall not inherit the rights and obligations of the leased enterprise;
2. Leasing the operating enterprise: The lessee rents the assets which have constituted the production/business establishment of the enterprise together with the hiring of the enterprise�s labor and at the same time inherit the amounts of borrowings and debts, economic contracts, as well as other rights and obligations of the enterprise as agreed upon by involved parties.
Article 36.- Organizing the enterprise lease by mode of bidding
1. Where there are two or more persons registering their lease, the bidding must be organized.
2. The person deciding the lease of enterprise shall set up the Bidding Council. The Bidding Council shall announce to the lease registrants the time-limit for submitting their bids, the minimum price, the deposit level; announce the lease of enterprise on the mass media and post it up at the enterprise’s head-office.
3. The lease registrants shall submit their bids for enterprise lease and the deposit money to the Bidding Council;
The Bidding Council shall receive the dossiers and the deposit money, make the list of bidders and issue to them the written certification forbid participation.
4. Bidders may go to the enterprise to study the accounting books, the asset inventory and survey the real situation of the enterprise.
5. Thirty days after the announcement on the bidding, the enterprise lease registrants shall have to send their bids to the Bidding Council.
Such a dossier shall include:
a) The application for the lease, clearly stating the full name, address, the identity card number, the account number (if any) and the business registration certificate of the lessee;
b) The leasing form and term;
c) The plan on employment of the laborers working at the enterprise;
d) The price offer for the lease of the enterprise;
e) The report on the financial capability of the lessee.
Bids shall be put in sealed envelops.
6. Within 5 days after the bid-receiving deadline, the Bidding Council shall send a notice on the bidding time and location to each bidder and publicly post up the list of bidders at the place of bidding for two days before the bids opening.
7. The bids opening shall be conducted for not more than 1 day and as follows:
a) The Bidding Council shall check the seals, publicly open bids of every bidder and announce the labor-using plan and the price offer of each bidder for recording them in the minutes; announce the largest labor-using plan and the highest price offer of each bidder;
b) The chairman of the Bidding Council and bidders shall sign in the minutes of the bids opening.
8. Bids consideration:
a) The Bidding Council shall discuss the labor-using plans together with the price offers so its to select the bid winner by voting.
b) The Bidding Council shall make the report on the bids consideration and send it to the Board for Renewal of Enterprise Management as well as the person having decided the lease of enterprise.
Article 37.- Organizing the enterprise lease by direct mode
1. The enterprise lease by direct mode shall apply when there is only one registrant for the lease.
2. The lease registrant may go to the enterprise to study the accounting books, the assets inventory and survey the real situation of the enterprise.
3. The lease registrant shall submit the dossiers of application for the lease to the Board for Renewal of Enterprise Management. The contents of such a dossier shall comply with the provisions on the enterprise by mode of bidding.
4. The Board for Renewal of Enterprise Management and the enterprise director shall be tasked to:
a) Draw up the plan for enterprise lease;
b) Determine the minimum leasing price which shall serve as basis for discussion and negotiation between the parties concerned;
c) To discuss directly with the lessee about the labor-using plan, the leasing price, the leasing term and conditions of the enterprise-leasing contract;
d) To reach agreement with the lessee on the leasing price and the enterprise-leasing contract;
e) To submit dossiers, minutes and draft contract to the lease decider.
Article 38.- Responsibilities of the leased enterprise
1. To conduct the assets inventory, classify the entire assets available in the enterprise: the rented assets, the leased assets, the borrowed assets, the assets kept for others, the appropriated assets; evaluate the real status of such assets
2. To make the list of creditors and the payable debt amounts, the list of debtors and the amounts of debts to be recovered with the separation of debts which can be recovered from the debts which cannot be recovered; the enterprise shall have to settle the recoverable and payable debts before deciding the lease of enterprise.
3. To make the financial statement up to the time of deciding the lease of enterprise.
4. To make the list of laborers of the enterprise and files related to the laborers.
5. To hand over the assets, labor, files and relevant books to the lessee according to the agreement inscribed in the enterprise-leasing contract.
6. To manage books, documents and records on assets and labor of the enterprise during the leasing term.
7. To fulfill obligations towards the State as well as policies and regimes towards the laborers according to the provisions of law and the enterprise-leasing contract.
8. To be entitled to request the lease decider to terminate the leasing contract ahead of time (if the lessee violates the contract).
Article 39. - Principles for dealing with the assets and finance of the enterprise when it is leased
The assets and finance of the to be-leased enterprise shall be handled as follows:
1. The assets currently available at the enterprise shall be inventoried to determine their quantity and real status, which include: the fixed assets and long-term investment; the mobile assets and short-term investment; the rented assets, borrowed assets, leased assets, assets kept or sold for others, entrusted for sale or appropriated;
The assets which are rented, borrowed, kept for others, processed on order, entrusted for sale or appropriated shall be classified and inventoried separately.
2. The assets being available at the enterprise shall be classified and dealt with as follows:
a) The leased assets shall be classified and valued in terms of their real status, quality, technical properties and shall have their actual value determined;
The actual value of leased assets is determined on the basis of the enterprise's accounting books at the time of lease, the use demand of the lessee and the market price at the time of lease;
The assets’ actual value at the time of lease shall serve as basis for determining the enterprise- leasing price;
b) Assets not on the list of leased assets must be handled before the lease in the forms of: internal transfer, liquidation, cession or entrusted maintenance pending the handling;
c) The mobile assets shall be agreed upon by the lessor and the lessee;
d) Assets formulated from the reward fund and/or the welfare fund shall be transferred to the labor collective under the management of the enterprise’s Trade Union or shall be agreed upon by the lessor and the lessee.
3. The enterprise shall collate and determine debts of various types, making the list of creditors and the payable debt amounts and the list of debtors and the recoverable debt amounts with classification of the debts that can be recovered and the bad debts that cannot be recovered.
If the lessee does not inherit the recoverable and payable debts, the remaining managerial staff of the enterprise shall be assigned by the enterprise lease decider to monitor the lease contract and have to continue to recover the recoverable debts and pay the payable debts amounts.
4. In case of leasing the operating enterprise : The lessor and the lessee shall discuss with concerned parties to reach agreement on the inheritance of the rights and obligations of the legal person of the leased enterprise.
Article 40.- Settlement labor upon the lease of enterprise
1. The to be-leased enterprise shall have to make the list of laborers available at the time of deciding the lease, classify them and make files on the laborers;
a) The number of laborers eligible for the social insurance policy;
b) The number of laborers enjoying the social insurance regimes on illness maternity, labor accidents and occupational diseases;
c) The number of laborers subject to temporary postponement of the labor contract performance.
d) The number of laborers having terminated their labor contracts;
e) The number of laborers with the labor contracts being still valid, who shall be transferred to work at the leased enterprise;
2. If the enterprise lease is accompanied with the labor hiring, the enterprise lessee shall have to take in and arrange work for the laborers and ensure their interests in accordance with the lease contract and not in contravention of the provisions of the labor legislation.
The enterprise director shall have to carry out procedures so that the social insurance agency shall grant insurance books as prescribed, and shall transfer the list and records of the laboreres being under the enterprise’s management to the new enterprise.
3. For laborers eligible for the social insurance regimes, the enterprise director and the social insurance agency where the enterprise pays the insurance premium settle the interests for the laborers according to the social insurance statute.
4. For cases of job severance:
a) The enterprise director shall proceed with the procedures so that the social insurance agency where the enterprise pays the insurance premium shall settle the social insurance interests and grant the social insurance books according to the social insurance statute;
b) The enterprise director shall settle the job severance allowances according to the provisions in Article 42 of the Labor Code and the current regulations of the Government.
5. Where the enterprise lessee refuses to take all the existing laborers, the lease decider and the to be-leased enterprise shall have to arrange work for the remaining number of laborers or apply policies toward such laborers.
Article 41.- The principles for determining the enterprise-leasing price
1. The enterprise-leasing price shall be determined on the basis of: the leasing form, the minimum leasing price set by the lease decider, the actual value of the enterprise, the direct agreement on leasing price between the lessor and the lessee (in case of direct leasing) or the bid winning price (in case of bidding) which, however, must not be lower than the minimum leasing price set by the lease decider.
2. The minimum leasing price shall be determined on the following principles.
a) Ensuring to offset the expenses for tear and wear of the leased fixed assets;
b) Covering the reasonable expenses of the lessor in the coarse of organization, management and supervision of the leased assets;
c) Accounting profits in the enterprise-leasing price, depending on the assets status and business efficiency of the enterprise before it is leased:
- For enterprises conducting business with profits: The enterprise-leasing price shall not be lower than the minimum profit level set by the lessor.
- For enterprises suffering from losses or having not yet earned profits: When being leased, profits shall be accounted into the minimum leasing price.
Article 42.- Decisions to lease State enterprises
Based on the proposals of the Boards for Renewal of Enterprise Management, the competent levels shall issue decisions to lease State enterprises.
Such a decision shall include the following major contents:
a) Names, addresses and the account numbers of the leased State enterprise and the lessee;
b) The leasing contents, form and term;
c) The leasing price and mode of payment;
d) The tasks of the Board for Renewal of Enterprise Management and the enterprise-leasing organization�s person authorized to sign the lease contract;
c) Responsibilities of the leased enterprise and concerned bodies in dealing with the labor as well as other existing and arising problems.
Article 43.- Enterprise-leasing contracts
An enterprise-leasing contract signed by the lessee and the person authorized by the lease decider shall include the following major contents:
1. Names, addresses and account numbers of the leased enterprise and the lessee;
2. The enterprise-leasing price and mode of rent payment;
3. The leasing term shall be agreed upon by the contractual parties but shall not be less than 3 years;
4. The rights and responsibilities of the enterprise lessor and lessee;
5. The handling of the labor, assets, finance as well as rights and obligations of the enterprise, which are inherited in cases where the operating enterprise is leased;
6. Return of or dealing with the enterprise upon the expiry of the contract;
7. Commitments of the contractual parties;
8. The principles for handling arising matters and contractual disputes.
Enclosed with the lease contract shall be the inventory of assets under the enterprise’s management, determining the remaining value of such assets, and the list of laborers (if leasing the operating enterprise).
Article 44.- Announcing decisions on lease of State enterprises
Within 15 days after the signing of a decision on the lease of an enterprise, the Board for Renewal of Enterprise Management shall do the following:
1. Announcing the lease of enterprise on the mass media.
2. Sending the decision on the lease of the enterprise to the following agencies;
a) The Central Board for Renewal of Enterprise Management;
b) The enterprise’s finance body;
c) The tax office;
d) The business registry;
e) The Statistics Department of the locality where the enterprise is headquartered.
3. Payment of deposit money to bidders (if any).
Article 45.- Hand-over of enterprise
The lessor shall have to hand over the assets, books and vouchers, labor and relevant dossiers to the lessee within the time-limit agreed upon in the enterprise leasing contract.
The Board for Renewal of Enterprise Management shall, together with the person signing the leasing contract and the enterprise director, hand over the enterprise to the lessee.
Upon the hand-over, if the quantity and value of the enterprise’s assets are not compatible with the asset quantity and value inscribed in the contract, the lessee may postpone the hand-over and request the adjustment of the signed contract.
Article 46.- Rights and obligations of the enterprise lessee
Apart from the rights and obligations of the asset lessee prescribed in Section 5, Chapter II, Part III of the Civil Code, the enterprise lessee still have the following rights and obligations:
1. The rights of the enterprise lessee:
a) To take initiative in managing and using the hired assets and labor of the enterprise in service of business activities not contrary to the agreements in the contract and the provisions of law;
b) To be entitled to change or reorganize the production, make new investment as well as technological and technical renewal, to renovate, maintain, replace or repair assets damaged in the course of production and business operation. If the assets are subleased, the consent of the person who decides the enterprise lease is required;
c) To decide on its own the organization of the management and business apparatus, mode of payment of wages and bonuses in the enterprise;
d) To be entitled to enjoy profits brought about by the rent of enterprise after fulfilling the obligations towards the State and the lessor;
e) To inherit all the leased enterprise’s contracts on land and/or water surface rent, as well as on water and power supply (if having the demand therefor).
2. Obligations of the enterprise lessee:
a) To pay rent as agreed upon in the contract;
b) To use the assets for the right purposes agreed upon in the leasing contract; not to use the leased assets (except for those newly invested with own capital) for pledge or mortgage; not to sublease the land use right;
c) To preserve the value of the leased enterprise’s assets upon the liquidation of contract;
d) To settle together with the lessor arising matters related to the rights and obligations under the contracts for land lease, power, water or raw material supply, the sale of products, labor contracts; to improve the working conditions for the laborers and the environmental hygiene;
e) Be subject to the lessor's inspection and supervision of the use of leased assets;
f) To fulfill other obligations prescribed in the enterprise-leasing contract.
3. In addition to the common rights and obligations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the lessee shall also have the following rights and
obligations:
a) Where the enterprise is leased by another State enterprise, besides the contractual rights and obligations as stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article and other provisions of law, the lessee State enterprise, after paying taxes of various kinds, shall have full power to use the profits earned from the operation of the enterprise it has rented:
b) Where the State enterprise lessee makes business registration under the Law on Enterprises or the Law on Cooperatives, he/she/it may use the rented assets and hired labor in service of the business objectives according to the mechanism prescribed for the type of enterprise he/she/it has registered, and at the same time shall have to comply with the provisions of the leasing contract as well as provisions at Clauses 1 and 2 of this Article;
c) Where the labor collective or individual laborer(s) in an enterprise rents the enterprise, it/he/she must have its/his/her own source of capital register the establishment of an enterprise of the labor collective or individual(s), and shall have the right to use the leased State enterprise according to the mechanism prescribed for the registered type of enterprise.
4. If the enterprise lessee violates the contractual commitments, causing damage to the leased enterprise, apart from the liabilities agreed upon in the contract, the lease decider may terminate the contract and compel the lessee to compensate for the damage he/she/it has caused.
Article 47.- Rights and responsibilities of the persons who decide the lease of enterprises and the persons who sign the enterprise-leasing contracts
1. The person deciding the enterprise lease may direct the performance of the enterprise-leasing contract; settle proposals of the Board for Renewal of Enterprise Management and the contract signatories; decide the enterprise-leasing price; decide the recovery of the leased enterprise at the proposal of the signatory to the enterprise-leasing contract.
2. The persons who sign the enterprise-leasing contracts shall have the rights and responsibilities:
a) To organize the implementation of the contents and commitments in the enterprise-leasing contract;
b) To monitor, supervise and inspect the performance of the contract; not to intervene in the production and business activities of the enterprise; to create favorable conditions for the lessee to fulfill his/her/its commitments in the enterprise-leasing contract;
c) To handle according to competence arising problems; to propose the handling according to the provisions of law of the lessee who fails to fulfill his/her/its contractual commitments.
Article 48.- Termination of the enterprise-leasing contract
1. Upon the expiry of the enterprise-leasing term inscribed in the contract, the lessee shall hand over the enterprise’s value to the lessor; the two sides shall together evaluate the real status and value of the remaining assets, the newly or additionally invested assets, compare them with the contract, determine each side’s liabilities and reach agreement on dealing with the value of the newly invested assets, then proceed with the contract liquidation;
2. Where the lease contract is still valid or upon the expiry of the lease contract and the lessee has the demand to purchase the enterprise, the two sides shall liquidate the lease contract and proceed with the procedures for the purchase by the direct mode prescribed in this Decree.
PREFERENCES FOR ENTERPRISES, ASSIGNEES, PURCHASERS AND LESSEES OF ENTERPRISES AND THE LABORERS
Article 49.- Preferences for the assigned, sold or leased enterprises
1. Enterprises assigned to labor collectives and enterprises sold to collectives, individuals or legal persons shall be entitled to:
a) Enjoy preferences like newly set up enterprises and according to the provisions of the Domestic Investment Promotion Law (amended). In case of lack of conditions for enjoying preferences under the Domestic Investment Promotion Law, to enjoy a 50% reduction of the enterprise income tax for the first two years of operation;
b) Be exempt from fees for registration of business as well as of assets under the State enterprises’ right to own and to use such assets which are now under the ownership of new enterprises;
c) Continue to maintain the contracts for rent of houses, workshops and/or land of old enterprises in accordance with the provisions of the Land Law as well as other current law provisions;
d) Continue to borrow capital of the commercial banks, financial companies and other credit institutions of the State at the interest rates applicable to the State enterprises;
e) Continue to export and/or import goods according to the current regimes prescribed for the State enterprises;
f) Before being assigned, sold or leased, the enterprises may take initiative in using the credit balances of the reward fund and the welfare fund (in cash) to distribute to the laborers working at the enterprises (without having to pay income tax);
g) Maintain and develop the welfare fund in forms of kind, cultural works, clubs, clinics, sanatorium in order to ensure welfare for the laborers who continue to work at the assigned or sold enterprises. These assets belong to the ownership of the labor collective and are managed by the Trade Union organizations at the enterprises.
2. The leased enterprises are entitled to enjoy the preferences prescribed at Points c, d, e, f and g of Clause 1, this Article.
Article 50. - Preferences for purchasers being the labor collectives in enterprises
Labor collectives which satisfy the conditions prescribed in Clause 13, Article 3 of this Decree, when purchasing enterprises, shall be represented by the Trade Union presidents or the persons elected by the congress of the entire workers and employees in the enterprises in carrying out procedures for the purchase of enterprises, and shall be entitled to enjoy the following preferences:
1. For the labor collectives which purchase the enterprises to maintain production and business, ensure jobs for themselves and commit to accept all the laborers available at the enterprises (except for those who voluntarily terminate their labor contracts) while the to be purchased enterprises have suffered from loss to the extent of losing their capability to pay all debts and the proceeds from the sale of enterprises are expected not to be enough for payment of debts:
a) If such labor collectives ensure that from 50% to 100% of the enterprises’ existing laborers shall move to work at the new enterprises and commit to provide jobs for these laborers for 1 consecutive year or more, they shall be entitled to the 70% reduction of the sale prices;
b) If such labor collectives only ensure that less than 50% of the enterprises’ existing laborers shall move to work at the new enterprises and commit to provide them with jobs for 1 consecutive year or more, they shall be entitled to the 50% reduction of the sale prices.
2. For labor collectives which purchase enterprises to maintain production and business, ensure jobs for themselves and commit to accept all the laborers available at the enterprises (except for those who voluntarily terminate their labor contracts), and the to be purchased enterprises are earning profits of not suffering from losses and the proceeds from the sale of enterprises may be enough for payment of debts:
a) If the labor collectives ensure that from 50% to 100% of the enterprises’ existing laborers shall move to work at the new enterprises and commit to provide them with jobs for 1 consecutive year or more, they shall be entitled to the 50% reduction of the sale prices.
b) If the labor collectives only ensure that less than 50% of the existing laborers of the enterprises shall move to work at the new enterprises and commit to provide jobs for them for 1 consecutive year or more, they shall be entitled to the 40% reduction of the sale prices.
3. Purchasers being individuals or a group of laborers in an enterprise, which are not recognized as representatives of the labor collective in the enterprise, shall not be entitled to enjoy preferences like the labor collective which purchases the enterprise.
4. Each laborer in the enterprise-purchasing collective is entitled to own a part of the enterprise’s value, corresponding to his/her contributed capital amount, has the rights and obligations of the capital contributors but must not assign his/her shares to persons outside the enterprise within 1 year after the purchase of the enterprise.
Article 51.- Preferences for purchasers not being labor collectives
1. If employing all the laborers of the enterprises (except for those who voluntarily terminate their labor contracts) and providing jobs for them for 1 consecutive year or more, they shall be entitled to the 50% reduction of the sale prices.
2. If employing from 50% to under 100% of the enterprises’ laborers to work at the new enterprises and providing jobs for them for 1 consecutive year or more, they shall be entitled to the 30% reduction of the sale prices.
3. If only employing from 20% to under 50% of the enterprises’ laborers to work at the new enterprises and provide jobs for them for 1 consecutive year or more, they shall be entitled to the 20% reduction of the sale prices.
Article 52. - Preferences for purchasers who make the immediate payment
If the enterprise purchasers make the immediate payment in lump sum after the purchase, they shall be entitled to enjoy a maximum of 20% reduction of the sale prices; if the payment is made in many installments within a year after the purchase of the enterprises, they shall be entitled to the maximum of 10% reduction of the sale prices.
Article 53.- Policies towards laborers who are not employed by the enterprises
The laborers who are not employed by the purchasers or automatically terminate their contracts:
1. Before the sale of enterprises, they shall be distributed with the credit balances of the reward fund and the welfare find (in cash) by the enterprises;
2. They are entitled to enjoy other regimes prescribed by the labor legislation.
ORGANIZING THE ASSIGNMENT, SALE, BUSINESS CONTRACTING AND LEASE OF STATE ENTERPRISES
Article 54.- Competence to select and decide the application of assignment, sale, business contracting or lease of enterprises
Based on the overall plan for restructure of the State enterprises, already approved by the competent level:
1. Ministers of the branch-managing ministries and presidents of the provincial People’s Committees shall decide the assignment, sale, business contracting or lease of the enterprises under their respective management, including member enterprises of Corporations 90.
2. The Managing Boards of Corporations 91 shall decide the assignment, sale, business contracting or lease of their member enterprises.
Article 55.- Responsibilities for organizing the assignment, sale, business contracting and lease of State enterprises
1. The Enterprise Management Renewal Boards of the ministries, provinces, centrally-run cities and Corporations 91 shall be the bodies assisting the ministers, the provincial People’s Committee presidents, or chairmen of the Managing Boards of Corporations 91 to organize the assignment, sale, business contracting and lease of State enterprises.
Depending on the characteristics of the production and business lines, the form of assignment, sale, business contracting or lease of enterprises and on the financial situation of the enterprises, the Enterprise Management Renewal Boards may invite representatives of banks, enterprises, laborers in the enterprises and of other relevant agencies to join.
2. The ministries, provincial People’s Committees and Corporations 91 shall have to decide the establishment of the Renewal Boards at the enterprises to be assigned, sold, business contracted or leased, which shall make preparation, draft plans, inventory assets, capital and debts, make lists of laborers of the enterprises and proceed with other necessary procedures under the guidance of the superior Enterprise Management Renewal Boards.
Article 56.- Tasks of the Enterprise Management Renewal Boards of the ministries, provinces, centrally-run cities and Corporations 91 in organizing the assignment, sale, business contracting and lease of enterprises.
1. In case of enterprise assignment:
a) To draw up the enterprise assignment plan; announce to the entire laborers in the enterprise and on mass media the assignment of enterprise;
b) To appraise the enterprise’s value; determine the current state of assets as well as their quality, technical properties and the market prices;
c) To compare debts; make the list of creditors and debtors and the amounts of recoverable debts and payable debts; to draw up plans for dealing with existing problems regarding the enterprise’s finance and labor;
d) To make the contract for assignment of enterprise and report it to the minister, the provincial People’s Committee president or the Managing Board of the Corporation 91 for decision;
e) To guide, inspect and supervise the Renewal Board at the enterprise in recovery of the enterprise’s assets, return of assets which the enterprise has rented, borrowed or kept in custody for others; the recovery and payment of debts of the enterprise; hand over the assets, books and relevant dossiers to the enterprise assignee as agreed upon in the enterprise assignment contract;
f) To handle according to competence matters arising from the assignment of enterprise.
2. In case of enterprise sale:
a) To draw up the plan for sale of enterprise; announce to the entire laborers in the enterprise and on the mass media the sale of enterprise;
b) To appraise the enterprise’s value, determine the projected price for the sale of enterprise, based on the value on books, the current state of assets, their quality and technical properties at the market price;
c) To compare debts; make the lists of creditors and debtors as well as the amounts of recoverable debts and payable debts; draw up plans for dealing with existing problems regarding the enterprise's finance and labor;
d) To organize the direct sale or sale through bidding of the State enterprise; analyze and evaluate bids, propose the sale price (in case of direct sale) or select the bid winner (in case of bidding) for the enterprise seller to decide;
e) To make the contract for the sale of enterprise and report it to the minister, the provincial People’s Committee president or the Managing Board of the Corporation 91 for decision;
f) To guide, inspect and supervise the Renewal Board at the enterprise in recovery of the enterprise’s assets, return of the assets the enterprise has rented, borrowed, kept in custody for others; recovery and payment of the enterprise’s debts; hand over the assets, books and relevant dossiers to the enterprise purchaser as agreed upon in the enterprise-selling contract;
g) To handle according to competence matters arising from the sale of enterprise.
3. In case of enterprise leasing:
a) To draw up the plan for enterprise leasing; determine criteria and conditions for lease of enterprise; announce at the enterprise and on mass media the lease of enterprise;
b) To guide the Renewal Board at the enterprise in the inventory of the entire assets owned by the enterprise, determine the financial real situation and assets of the enterprise, which shall be converted into value before the lease;
c) To determine the minimum leasing price and propose the enterprise leasing price;
d) To analyze and evaluate the lease plan; discuss and negotiate directly with the lessee on the leasing contract or organize bidding for the enterprise lease. To propose the direct lessee (in case of direct lease) or the bid winner (in case of bidding) to the person who has decided the leasing of enterprise for decision;
e) To make the contract for enterprise leasing and report it to the minister, the provincial People's Committee president or the Managing Board of the Corporation 91 for decision;
f) To handle according to competence matters arising from the lease of enterprise.
4. In case of business contracting of enterprise.
a) To determine the criteria and conditions for business contracting; to organize the elaboration of plan for business contracting of the enterprise;
b) To directly discuss with the business contractor or organize a bidding to select the business contract performer;
c) To make the business contract and report it to the minister, the provincial People's Committee president or the Managing Board of the Corporation 91 for decision.
Article 57.- Responsibilities of the Enterprise Management Renewal Boards of the ministries, provinces, centrally-run cities and Corporations 91
The Enterprise Management Renewal Boards of the ministries, provinces, centrally-run cities and Corporations 91 shall take responsibility for the contents and results of their assigned work before the persons who have decided the assignment, sale, business contracting and lease of enterprises and before law.
Article 58.- Competence to approve plans for assignment, sale, business contracting or lease of enterprises
1. At the proposals of the Enterprise Management Renewal Boards, the ministers, the provincial People’s Committee presidents and the Managing Boards of Corporations 91 shall decide the criteria and conditions for business contracting, the leasing prices, the sellingprices and approve the plans for assignment, sale, business contracting or lease of enterprises which possess on their accounting books the State capital of under VND1 billion.
2. Enterprise which possess on their accounting books the State capital of from 1 to under VND5 billion shall be considered on the case be case basis by the Prime Minister upon the submission by the ministers, the provincial People’s Committee presidents or the Managing Boards of the Corporations 91.
Article 59.- Competence to sign contracts for the assignment, sale, business contracting or lease of enterprises
1. The contracts for assignment, sale, business contracting or lease of the State enterprises under the management of the ministries shall be signed by the ministers or the persons authorized by the ministers.
2. The contract for assignment, sale, business contracting or lease of the State enterprises under the local management shall be signed by the provincial People’s Committee presidents of the persons authorized thereby.
3. The general directors of the Corporations 91 shall sign contracts for assignment, sale, business contracting or lease of their member enterprises.
Article 60.- Responsibilities for organizing and monitoring the performance of the contracts for assignment, sale, business contracting or lease of enterprisesPersons who sign the contracts for assignment, sale, business contracting or lease of enterprises shall have the responsibilities to:
1. Organize the performance of contracts for assignment, sale, business contracting or lease of enterprises;
2. Monitor, supervise and inspect the performance of contracts and handle arising matters.
3. All problems arising in the course of performing contracts for assignment, sale, business contracting or lease of enterprises shall be jointly settled by the contracting parties; if disputes still exist, they may request the provincial Economic Court to decide.
Article 61.- Announcing and registering for the assignment, purchase, business contracting or renting of enterprises
The Enterprise Management Renewal Boards of the ministries, provinces, centrally-run cities and Corporations 91 shall announce before the entireenterprises and on the mass media the application of the form of assignment, sale, business contracting or lease of enterprises and make the lists of registrants for the assignment, purchase, business contracting or renting of enterprises within 30 days after the competent levels approve the plans on the transformation of enterprises.
Past such time limit, if no one registers for any of such forms, the Enterprise Management Renewal Boards shall request the competent level to proceed with the procedures for the dissolution of enterprises. Where an enterprise has fallen into the state of bankruptcy, the enterprise director shall have to file an application requesting the provincial Economic Courtto carry out procedures for the bankruptcy of the enterprise.
Article 62.- Effect and responsibilities for guiding the implementation of the Decree.
This Decree takes effect 15 days after its signing. All previous documents contrary to this Decree shall now be invalidated.
Within 30 days after this Decree takes effect, the ministries of Finance; Labor, War Invalids and Social Affairs; Planning and Investment; the State Bank of Vietnam, the Government Pricing Committee, the General Land Administration and concerned ministries shall have to guide the implementation of this Decree.
Article 63.- Responsibilities for organizing the implementation
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities, and the Managing Boards of Corporations 91 shall have to implement this Decree, periodically once every three months report to the Prime Minister on theimplementation thereof and make proposals for well implementing this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực