Chương 2 Nghị định 103/1999/NĐ-CP: Giao doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động
Số hiệu: | 103/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 10/09/1999 | Ngày hiệu lực: | 25/09/1999 |
Ngày công báo: | 15/10/1999 | Số công báo: | Số 38 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
18/07/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Điều kiện giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động
Tập thể người lao động trong doanh nghiệp được giao doanh nghiệp với các điều kiện sau :
1. Tập thể người lao động trong doanh nghiệp do Ban chấp hành Công đoàn đại diện hoặc người được Đại hội toàn thể công nhân viên chức trong doanh nghiệp bầu làm đại diện tự nguyện đăng ký nhận giao doanh nghiệp;
2. Cam kết đầu tư thêm để phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm tối thiểu từ 3 năm trở lên, đóng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động trong doanh nghiệp (trừ những người tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động);
3. Kế thừa phần công nợ luân chuyển (trừ nợ khó đòi) của doanh nghiệp theo thỏa thuận giữa bên giao và bên nhận doanh nghiệp;
4. Cam kết không cho thuê, chuyển nhượng, tự giải thể doanh nghiệp trong thời hạn tối thiểu là 3 năm sau khi giao;
5. Khi đủ điều kiện chuyển nhượng phải thanh toán lại cho Nhà nước 30% giá trị cổ phần tại thời điểm được giao doanh nghiệp.
Nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ khi giao doanh nghiệp
Ban Đổi mới tại doanh nghiệp tiến hành kiểm kê, xác định số lượng và thực trạng toàn bộ tài sản; các khoản đầu tư dài hạn, ngắn hạn; tài sản thuê, mượn, giữ hộ, bán hộ, ký gửi, chiếm dụng, cho thuê, cho mượn; đối chiếu và phân loại các loại công nợ; lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả, danh sách người mắc nợ và số nợ phải thu, trong đó phân định rõ nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi; tiến hành phân loại tài sản và xử lý:
1. Tài sản thuê, mượn, nhận giữ hộ, ký gửi : doanh nghiệp trả cho chủ sở hữu, thanh lý hợp đồng hoặc tiếp tục thuê, mượn, nhận giữ hộ, ký gửi theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người có tài sản cho thuê, mượn, ký gửi.
2. Tài sản chiếm dụng : người giao doanh nghiệp quyết định ngay khi giao doanh nghiệp.
3. Các khoản nợ được xử lý theo nguyên tắc :
a) Nợ khó đòi được khoanh nợ, xác định rõ trách nhiệm để giải quyết theo quy định hiện hành;
b) Các khoản nợ phải thu, phải trả do người nhận giao kế thừa và xử lý. Trường hợp các khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp thì xóa nợ ngân sách; đối với nợ ngân hàng thì sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để hỗ trợ xử lý;
c) Các khoản nợ bảo hiểm xã hội đối với cơ quan bảo hiểm xã hội trước khi giao doanh nghiệp được trừ vào giá trị doanh nghiệp để thanh toán hoặc được trích từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
4. Các tài sản còn lại, sau khi thanh toán các chi phí cần thiết cho việc chuyển giao doanh nghiệp, được chuyển giao cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp sở hữu.
Trình tự, thủ tục giao doanh nghiệp
1. Ban chấp hành công đoàn cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức Hội nghị toàn thể công nhân, viên chức để biểu quyết theo thể thức đa số quá bán việc tự nguyện nhận giao doanh nghiệp; xây dựng và thông qua phương án nhận giao doanh nghiệp; thực hiện các điều kiện nhận giao doanh nghiệp, trong đó cam kết sử dụng hết lao động trong doanh nghiệp (trừ số lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động); cử người đại diện tiến hành các thủ tục nhận giao doanh nghiệp.
2. Tiến hành phân loại tài sản; xác định và phân loại công nợ; lập báo cáo tài chính; xử lý các vấn đề về tài sản, tài chính và công nợ theo các nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính và công nợ nêu tại Điều 11 của Nghị định này.
3. Ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp hoặc người được Đại hội công nhân viên chức bầu làm đại diện lập danh sách, phân loại lao động và lập hồ sơ có liên quan của người lao động; xây dựng phương án sản xuất - kinh doanh và cam kết nhận doanh nghiệp.
4. Đại diện tập thể người lao động gửi hồ sơ xin nhận giao doanh nghiệp đến Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp. Hồ sơ gồm:
a) Đơn xin nhận giao doanh nghiệp;
b) Phương án sản xuất kinh doanh;
c) Dự kiến loại hình tổ chức doanh nghiệp mới;
d) Những cam kết của tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
5. Cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ xin nhận doanh nghiệp và ra quyết định giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động; quyết định này được gửi đến các cơ quan : Tài chính doanh nghiệp, thu thuế doanh nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thống kê nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính; Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương.
6. Tổ chức ký hợp đồng giao nhận doanh nghiệp giữa đại diện tập thể người lao động và người được Bộ trưởng, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền hoặc Tổng Giám đốc Tổng công ty 91. Hợp đồng giao nhận doanh nghiệp nhà nước gồm các nội dung chính sau :
a) Tên, địa chỉ doanh nghiệp được giao cho tập thể người lao động;
b) Họ và tên, địa chỉ người đại diện cho tập thể người lao động;
c) Giá trị doanh nghiệp được giao, phương thức giao nhận;
d) Các cam kết của tập thể người lao động tại doanh nghiệp;
đ) Quyền và nghĩa vụ của tập thể người lao động nhận giao doanh nghiệp.
Kèm theo hợp đồng là bảng kê khai tài sản giao quy thành giá trị, danh sách tập thể lao động được giao doanh nghiệp.
7. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp cùng Giám đốc doanh nghiệp tổ chức bàn giao doanh nghiệp theo phương án đã được phê duyệt cho tập thể người lao động do Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp làm đại diện hoặc người do Hội nghị công nhân, viên chức bầu làm đại diện để tiếp nhận và quản lý, có sự chứng kiến của đại diện cấp quyết định giao doanh nghiệp và cơ quan tài chính doanh nghiệp.
8. Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thông báo công khai việc giao doanh nghiệp và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày sau khi có quyết định giao.
9. Đại diện tập thể người lao động tổ chức việc đăng ký kinh doanh theo loại hình Hợp tác xã hoặc Công ty cổ phần.
Quyền sở hữu đối với doanh nghiệp sau khi giao
1. Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tính bằng giá trị, sau khi giao thuộc sở hữu của tập thể người lao động và chia hết thành các cổ phần để giao cho những người lao động trong danh sách lương, có đóng bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp đến thời điểm giao doanh nghiệp.
2. Mỗi người lao động trong doanh nghiệp được giao quyền sở hữu một phần giá trị doanh nghiệp bằng cổ phần tương ứng với số năm đã làm việc cho Nhà nước. Số cổ phần được giao, người lao động được hưởng cổ tức, có quyền để thừa kế nhưng không được chuyển nhượng trong thời hạn tối thiểu là 3 năm sau khi giao doanh nghiệp; khi chuyển nhượng cổ phần phải trả lại doanh nghiệp bằng 30% giá trị cổ phần tại thời điểm giao doanh nghiệp.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận giao doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp chuyển giao cho tập thể người lao động đăng ký kinh doanh theo loại hình Hợp tác xã hoặc Công ty cổ phần.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm :
a) Quyết định giao doanh nghiệp của cấp có thẩm quyền;
b) Hợp đồng giao nhận và biên bản bàn giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động trong doanh nghiệp;
c) Điều lệ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp;
d) Biên bản bầu Ban lãnh đạo doanh nghiệp;
đ) Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước trước khi giao (nếu có).
2. Được chủ động sử dụng toàn bộ tài sản được giao, tổ chức sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp.
3. Được kế thừa quyền lợi của doanh nghiệp nhà nước theo thỏa thuận trong hợp đồng giao nhận doanh nghiệp; kế thừa các hợp đồng thuê đất, cung cấp điện, nước của doanh nghiệp cũ theo quy định của pháp luật. Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp sau khi giao thực hiện theo pháp luật về đất đai.
4. Được tạo điều kiện tổ chức việc đào tạo lại để giải quyết việc làm cho người lao động bằng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
5. Doanh nghiệp có trách nhiệm sử dụng hết số lao động hiện có, bảo đảm việc làm tối thiểu là 3 năm cho người lao động, trừ những người tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động. Sau thời hạn trên, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động mất việc làm thì chính sách đối với những người lao động này được giải quyết theo những quy định hiện hành của Chính phủ.
6. Thực hiện những cam kết trong hợp đồng nhận giao doanh nghiệp và các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
ASSIGNMENT OF STATE ENTERPRISES TO LABOR COLLECTIVES
Article 10.- Conditions for assignment of enterprises to labor collectives
The labor collective in an enterprise shall be assigned the enterprise under the following conditions.
1. The labor collective in the enterprise, represented by the Trade Union Executive Committee or the person elected by the congress of the entire workers and employees in the enterprise, voluntarily register for the enterprise assignment;
2. It commits to further invest in production and business development, ensure jobs for at least 3 years or more and fully pay insurance premium for the laborers in the enterprise (except for people who voluntarily terminate their labor contracts);
3. It inherit the enterprise’s debts (excluding bad debts) under the agreement between the enterprise assignor and assignee;
4. It commits not to lease, assign or dissolve the enterprise without permission within at least 3 years after the assignment;
5. When the conditions permit the sale, the State must be paid back 30% of the share value at the time of enterprise assignment.
Article 11. - The principles for dealing with assets, financial matters and debts upon the enterprise assignment
The Renewal Boards at enterprises shall conduct the inventory, determining the quantity and real status of the entire assets; the long-term and short-term investments; the assets rented, borrowed, kept or sold for others, entrusted for sale, appropriated, leased, lent; comparing and classifying types of debts; making list of creditors and debt amounts to be paid, list of debtors and debt amounts to be recovered, with clear determination of debts which can be recovered and debts which can not be recovered, classifying assets and dealing therewith:
1. Assets rented, borrowed, kept for others, entrusted for sale: The enterprises shall return them to their owners, liquidate the contracts therefor or continue the rent, borrowing, keeping in custody or entrustment according to the agreement between the enterprise and the owners of the rented, borrowed or kept assets.
2. Appropriated assets: The enterprise assignor shall decide immediately after the assignment of enterprise.
3. Debts shall be dealt with according to the principles:
a) The bad debts shall be frozen, clearly determining the liability so as to settle them according to the current regulations;
b) Debts to be recovered or to be paid shall be inherited and handled by the assignee, where the payable amounts are larger than the value of the enterprise’s assets, the budget debts shall be forgiven; the bank debts shall be handled with the support from the Funds for Support of Restructure and Equitization of State Enterprises;
c) Social insurance debts owed to the social insurance agencies before the assignment of enterprise shall be deducted from the value of the enterprise for payment thereof or from the Funds for Support of Restructure and Equitization of State Enterprises.
4. The remaining assets, after paying all necessary expenses for the enterprise assignment, shall be transferred to the ownership of the labor collective in the enterprise.
Article 12.- Order and procedures for enterprise assignment
1. The Trade Union Executive Committee shall, together with the enterprise director, organize a plenary meeting of the workers and employees to decide by the majority of vote on the voluntary acceptance of the enterprise; draw up and adopt the plan for the enterprise assignment; satisfy the conditions on enterprise assignment with the commitment to fully use the labor in the enterprise (except for those who voluntarily terminate their labor contracts); nominate representative to carry out the procedures for the enterprise assignment.
2. Classifying assets: determining and classifying debts; making the financial statements; handling asset, financial and debt matters according to the principles for dealing with assets, financial matters and debts mentioned in Article 11 of this Decree.
3. The enterprise’s trade union executive committee or the person elected as representative by the congress of workers and employees shall make the list and classification of laborers, then compile dossiers thereon; draw up production-business plans and commit to take the enterprise.
4. The representative of the labor collective shall send the dossiers of application for acceptance of the enterprise to the Board for Renewal of Enterprise Management. Such a dossier shall comprise:
a) The application for the acceptance of the enterprise;
b) The production-business plan;
c) The projected form of new enterprise;
d) Commitments of the labor collective in the enterprise.
5. The competent level shall ratify the dossiers of application for acceptance of enterprise and issue decision to assign the enterprise to the labor collective. This decision shall be addressed to such agencies as the enterprise finance section, the enterprise tax collection agency, the Planning and Investment body, the Statistics Department of the locality where the enterprise is headquartered; the Central Board for Renewal of Enterprise Management.
6. To organize the signing of the enterprise assignment contract between the representative of the labor collective and the person authorized by the minister or the president of the provincial People’s Committee, or the Corporation 91 general director. A contract on the State enterprise assignment shall contain the following major details:
a) The name and address of the enterprise to be assigned to the labor collective;
b) Full name and address of the representative of the labor collective;
c) The value of the to be-assigned enterprise, mode of assignment and acceptance;
d) Commitments by the labor collective at the enterprise;
e) The rights and obligations of the labor collective accepting the enterprise;
Enclosed with the contract shall be the list of value-converted assets to be handed over, the list of laborers in the collective to be assigned with the enterprise.
7. The Board for Renewal of Enterprise Management shall, together with the director of the enterprise, organize the hand-over of the enterprise according to the approved plan to the labor collective represented by the enterprise’s Trade Union chairman or the person elected by the congress of the workers and employees to accept and manage the enterprise to the witness of the representative of the authority, having decided the enterprise assignment and the enterprise finance body.
8. The Board for Renewal of Enterprise Management shall publicly announce the enterprise assignment and the termination of the State enterprise�s operation on the mass media within 15 days after the issuance of the decision on the enterprise assignment.
9. The representative of the labor collective shall organize the business registration in the form of cooperative or a joint-stock company.
Article 13.- The ownership over the assigned enterprise
1. The entire assets of the assigned enterprise, which are calculated in value, shall belong to the ownership of the labor collective and be divided into shares for assignment to the laborers on the payroll who have paid the social insurance premium at the enterprise by the time of the enterprise assignment.
2. Each laborer in the enterprise shall be entitled to own part of the enterprise’s value in shares commensurate to the number of years he/she has worked for the State. For the number of shares assigned to him/her, a laborer is entitled to enjoy the dividends thereon, to bequeath them, but not to assign them within at least 3 years after the assignment of the enterprise; when assigning such shares, he/she shall have to return to the enterprise an amount equal to 30% of the share value at the time of the enterprise assignment.
Article 14.- The rights and obligations of the enterprise assignee
1. The enterprise assigned to the labor collective shall register its business in the form of either cooperative or joint-stock company.
The business registration dossier shall include:
a) The competent level’s decision on the assignment of the enterprise;
b) The contract on the enterprise assignment and acceptance and the minutes on the hand-over of enterprise to the labor collective in the enterprise.
c) The enterprise’s organization and operation charter;
d) The minutes on the election of the enterprise’s leadership;
e) The business registration paper of the enterprise before it is assigned (if any).
2. To take initiative in using the entire assigned assets, organizing production and business and distributing incomes according to the enterprise’s organization and operation charter.
3. To inherit the interests of the State enterprise according to the agreement in the enterprise assignment contract; inherit the former enterprise’s contracts on land lease, power and water supply according to the provisions of law. The assigned enterprise’s land use right shall comply with the land legislation.
4. To be given conditions for organizing the re-training financed by the Funds for Support of Restructure and Equitization of State Enterprises so as to create jobs for the laborers.
5. The enterprise shall have to employ all the existing labor, ensuring jobs for at least 3 years for the laborers, except for those who voluntarily terminate their labor contracts. After that period, if due to the reorganization of the enterprise’s business activities or to the technological renewal, the laborers lose their jobs, such laborers shall be entitled to the policies currently prescribed by the Government.
6. To fulfill the commitments in the enterprise assignment and acceptance contract as well as the obligations towards the State as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực