Chương 3: Nghị định 100/2008/NĐ-CP Quy định về quản lý thuế thu nhập cá nhân
Số hiệu: | 100/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/09/2008 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2009 |
Ngày công báo: | 24/09/2008 | Số công báo: | Từ số 529 đến số 530 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân – Theo Nghị định số 100/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 08/9/2008, có 10 loại thu nhập buộc phải chịu thuế thu nhập cá nhân, gồm: Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại; thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 14 loại thu nhập được xếp vào loại thu nhập miễn thuế gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, anh chị em ruột... với nhau; thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng giữa vợ chồng, người thân huyết thống với nhau; thu nhập từ tiền lãi gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; thu nhập từ kiều hối; tiền lương hưu; tiền học bổng; thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phí nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động... Khi đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai hỏa hoạn, bệnh tật hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, công được phân định thành 7 bậc thuế. Mức chịu thuế suất thấp nhất là 5% đối với thu nhập hàng tháng đến 5 triệu đồng (60 triệu/năm); 10% đối với mức thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng (trên 60-120 triệu/năm). Mức thuế suất áp dụng cao nhất là 35% đối với thu nhập hàng tháng trên 80 triệu đồng (trên 960 triệu đồng/năm). Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được xác định bằng thu nhập chịu thuế các khoản này trừ đi các khoảng đóng bảo hiểm bắt buộc, giảm trừ gia cảnh và các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học. Mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 48 triệu đồng/năm. Mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc (con dưới 18 tuổi, con trên 18 tuổi bị tàn tật mất khả năng lao động, vợ, chồng, cha mẹ hai bên của người nộp thuế nhưng không có khả năng lao động, không có thu nhập hoặc thu nhập quá thấp...) mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ 1 lần vào 1 đối tượng nộp thuế trong năm tính thuế. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500 ngàn đồng. Nghị định này có hiệ lực kể từ ngày 01/01/2009.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cá nhân có thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan Thuế cấp mã số thuế.
2. Tổ chức, cá nhân trả thu nhập chịu thuế thực hiện đăng ký thuế để được cơ quan Thuế cấp mã số thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã được cấp mã số thuế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục sử dụng mã số đó.
1. Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế trước khi chi trả thu nhập
2. Các loại thu nhập phải khấu trừ thuế:
a. Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam;
b. Thu nhập từ tiền lương, tiền công.
c. Thu nhập từ đầu tư vốn;
d. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán
đ. Thu nhập từ trúng thưởng
e. Thu nhập từ bản quyền;
g. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể các trường hợp khấu trừ thuế và cách thức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân quy định tại Điều này.
1. Không thực hiện khấu trừ thuế đối với:
a. Thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú;
b. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;
c. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân;
d. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân;
2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đối tượng nộp thuế trực tiếp khai thuế, nộp thuế với cơ quan Thuế.
1. Khai thuế đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế quy định tại Điều 27 Nghị định này như sau:
a. Khai thuế theo tháng áp dụng đối với thu nhập khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này; trường hợp tổng số thuế khấu trừ hàng tháng dưới 5 triệu đồng thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện khai tạm nộp thuế theo quý;
b. Khai thuế năm:
Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập khai quyết toán thuế năm đối với thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ và các khoản giảm trừ khác (nếu có).
2. Khai thuế đối với cá nhân người nộp thuế:
a. Cá nhân kinh doanh, cá nhân hành nghề độc lập khai thuế theo quý;
b. Cá nhân khai thuế theo từng lần phát sinh đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán); thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
c. Cá nhân khai quyết toán thuế năm đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh đối với trường hợp thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, nộp thuế theo kê khai và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo mức thuế suất 20%.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc khai thuế, quyết toán thuế quy định tại Điều này.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế phải nộp vào tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động, thực hiện việc khai thuế và nộp số thuế đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:
1. Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm khấu trừ thuế của từng người lao động căn cứ vào thu nhập tính thuế tháng, mức tạm tính giảm trừ gia cảnh và biểu thuế luỹ tiến từng phần. Người lao động không phải khai thuế theo tháng.
Hàng tháng, người sử dụng lao động tạm tính giảm trừ gia cảnh theo bản khai đầu năm của đối tượng nộp thuế để tính số thuế phải nộp trong tháng, thực hiện khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh này.
2. Đối với các khoản tiền công, tiền chi khác cho cá nhân không ký hợp đồng lao động thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập tạm khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% số thu nhập đối với cá nhân có mã số thuế. Trường hợp cá nhân không có mã số thuế thì khấu trừ theo tỷ lệ 20%. Cá nhân có thu nhập được tạm khấu trừ quy định tại khoản này không phải khai thuế theo tháng.
Bộ Tài chính quy định cụ thể mức thu nhập làm cơ sở tạm khấu trừ theo tỷ lệ quy định tại khoản này.
1. Cá nhân kinh doanh thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ:
a. Hàng quý thực hiện khai thuế, tạm nộp thuế thu nhập cá nhân theo kết quả kinh doanh tạm tính của quý. Số thuế tạm nộp hàng quý được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế đã tính giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và những người phụ thuộc mà người nộp thuế nhận trách nhiệm nuôi dưỡng và Biểu thuế luỹ tiến từng phần;
b. Thực hiện khai quyết toán thuế năm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của số liệu đã kê khai.
2. Việc xác định đối tượng nộp thuế là cá nhân kinh doanh trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
a. Trường hợp chỉ có một người đứng tên trong đăng ký kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là người đứng tên trong đăng ký kinh doanh;
b. Trường hợp nhiều người đứng tên trong đăng ký kinh doanh và cùng tham gia kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là từng thành viên cùng đứng tên trong đăng ký kinh doanh;
c. Trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều người cùng tham gia kinh doanh thì đối tượng nộp thuế được xác định là người đứng tên trong đăng ký kinh doanh. Các thành viên khác trong gia đình được xác định là người làm công nếu đủ 15 tuổi trở lên hoặc được xác định là người phụ thuộc nếu dưới 15 tuổi.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc khai thuế quy định tại Điều này.
1. Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau:
a. Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b. Số tiền giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 12 Nghị định này thực tế lớn hơn số tạm tính giảm trừ;
c. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo quy định tại Điều 13 Nghị định này chưa giảm trừ khi tính thuế.
2. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ hoàn thuế quy định tại Điều này.
Chapter III
PROVISIONS ON ADMINISTRATION OF PERSONAL INCOME TAX
Article 26. - Tax registration and grant of tax identification numbers
1. Individuals having taxable incomes shall make tax registration with tax offices in order to be granted tax identification numbers.
2. Organizations and individuals paying taxable incomes shall make tax registration with tax offices in order to be granted tax identification numbers. In case income-paying organizations and individuals that are granted tax identification number before the effective date of this Decree may continue using these tax identification numbers.
Article 27.
- Tax withholding
1. Tax withholding means that income-paying organizations and individuals deduct payable tax amounts from incomes of taxpayers before paying incomes.
2. Kinds of income subject to tax withholding:
a/ Incomes of non-resident individuals, including also those who are not present in Vietnam;
b/ Incomes from salaries or wages;
c/ Incomes from capital investment;
d/ Incomes from capital transfer or securities transfer.
e/ incomes from won prizes;
f/ Incomes from copyright;
g/ Incomes from commercial franchising.
3. The Finance Ministry shall specify cases subject to tax withholding and personal income tax withholding methods under this Article.
Article 28. - Cases not subject to tax withholding.
1. Tax withholding does not apply to:
a/ Incomes from business activities of resident individuals;
b/ Incomes from real estate transfer;
c/ Incomes from capital contributions of individuals;
d/ Incomes from inheritances or gifts of individuals.
2. In the cases specified in Clause 1 of this Article, taxpayers shall declare and pay tax directly to tax offices.
Article 29. - Declaration of personal income tax
1. Tax shall be declared by income-paying organizations and individuals that withhold tax under Article 27 of this Decree as follows:
a/ Monthly tax declaration is applicable to incomes subject to tax withholding specified in Clause 2, Article 27 of this Decree. In case the total monthly withheld tax amount is less than VND 5 million, income-paying organizations and individuals shall make quarterly declarations for temporary tax payment.
b/ Annual declaration:
Income-paying organizations and individuals shall make tax declarations for annual finalization of taxable incomes, withheld tax amounts and other reductions (if any).
2. Tax declaration by taxpayers:
a/ Business individuals or independent professional practitioners shall make quarterly tax declarations;
b/ Individuals shall make tax declaration upon each time of income generation for incomes from capital transfer (except for securities transfer); incomes from real estate transfer, inheritances or gifts;
c/ Individuals may make tax declaration for annual finalization of incomes from salaries, wages or business activities in case they strictly comply with legal provisions on accounting, invoices and documents, and pay tax according to their declarations, and incomes from securities transfer registered for tax payment at the tax rate of 20%.
3. The Ministry of Finance shall guide specifically the tax declaration and tax finalization mentioned in this Article.
Article 30. - Responsibilities of employers to withhold tax and make tax declaration when paying incomes being salaries or wages to individuals.
Employers shall withhold payable tax amounts from salaries or wages to be paid to their employees, make tax declaration and pay withheld tax amounts into the state budget, specifically as follows:
1. For incomes from salaries or wages paid under labor contracts, employers shall withhold, on a monthly basis, tax of each employee based on his/her monthly taxed income, temporarily calculated reduction based on family circumstances and the partially progressive tariff. Employees are not required to make monthly tax declarations.
Every month, employers shall temporarily calculate reduction based on family circumstances according to written declarations made at the beginning of the year by taxpayers in order to calculate payable tax amounts in the month, withhold and remit tax into the state budget, and will not be held responsible before law for the declaration for temporary calculation of reduction based on family circumstances.
2. For other wages and payments for individuals who do not enter into labor contracts, income-paying organizations and individuals shall temporarily withhold tax at the rate of 10% of paid incomes for individuals having tax identification numbers. For individual having no tax identification numbers, tax shall be withheld at the rate of 20%. Individuals whose incomes are subject to temporary tax withholding under this Clause are not required to make monthly tax declarations.
The Ministry of Finance shall specify the minimum income level subject to temporary tax withholding at the rates under this Clause.
Article 31. - Tax declaration by individuals earning incomes from business activities
1. Business individuals shall strictly comply with legal provisions on accounting, invoices and vouchers:
a/ For every quarter they shall make tax declarations and temporarily pay personal income tax according to temporarily accounted business results of that quarter. Temporarily paid tax amounts for each quarter shall be determined on the basis of taxable incomes minus reductions based on family circumstances for taxpayers themselves and their dependants and the partially progressive tariff,
b/ They shall make declarations for annual tax finalization and be held responsible before law for the truthfulness and accuracy of declared figures.
2. The identification of taxpayers being business individuals in some cases is specified as follows:
a/ In case there is only one person whose name is stated in a business registration, the taxpayer is identified to be the person named in that business registration;
b/ In case there are many persons whose names are state in a business registration and who are jointly engaged in the registered business, the taxpayer is identified to be each of these persons named in the business registration;
c/ In case many members of a household are engaged in the registered business, the taxpayer is identified to be the person named in the business registration. Other household members are identified as employees if they are aged full 15 year or more, or as dependants if they are aged less than 15 years.
3. The Ministry of Finance shall specify the tax declaration under this Article.
Article 32. - Tax refund
1. Individuals are entitled to tax refund in the following cases:
a/ Paid tax amounts are larger than payable tax amounts;
b/ Actual amounts of reduction based on family circumstances provided for in Article 12 of this Decree are larger than temporarily calculated ones;
c/ Charity and humanitarian contributions specified in Article 13 of this Decree, which are not yet subtracted upon tax calculation.
2. The Ministry of Finance shall specify procedures and dossiers for tax refund under this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 37. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Điều 106. Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
MỤC 1. THU NHẬP TỪ KINH DOANH VÀ THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
MỤC 2. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN
MỤC 3. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN
MỤC 4. THU NHẬP TỪ NHẬN THỪA KẾ, QUÀ TẶNG
Điều 26. Đăng ký thuế, cấp mã số thuế
Điều 29. Khai thuế thu nhập cá nhân
Điều 31. Khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh
Điều 106. Quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột
Điều 4. Thu nhập được miễn thuế
MỤC 1. THU NHẬP TỪ KINH DOANH VÀ THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
MỤC 3. THU NHẬP TỪ CHUYỂN NHƯỢNG BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 29. Khai thuế thu nhập cá nhân
Điều 31. Khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh