Chương VII Bộ luật Lao động 2019: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Số hiệu: | 10/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 09/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2017 |
Ngày công báo: | 21/02/2017 | Số công báo: | Từ số 149 đến số 150 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;
d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;
đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật này.
Chapter VII
Article 105. Normal working hours
1. Normal working hours shall not exceed 08 hours per day or 48 hours per week.
2. An employer has the right to determine the daily or weekly working hours and inform the employees accordingly. The daily working hours shall not exceed 10 hours per day and not exceed 48 hours per week where a weekly basis is applied.
The State encourages employers to apply 40-hour workweeks.
3. Employers shall limit the time of exposure to harmful elements in accordance with relevant National Technical Regulations and laws.
Article 106. Working hours at night
Working hours at night is the period from 22 pm to 06 am.
1. Overtime work is the duration of work performed at any other time than during normal working hours, as indicated in the law, collective bargaining agreement or internal labor regulations of an employer.
2. An employer has the right to request an employee to work overtime when all of the following conditions are met:
a) The employee agrees to work overtime;
b) The number of overtime working hours of the employee does not exceed 50% of the normal working hours in 01 day; in case of weekly work, the total normal working hours plus overtime working hours shall not exceed 12 hours in 01 day, and 40 hours in 01 month;
c) The total overtime working hours do not exceed 200 hours in 01 year, except for the cases specified in Clause 3 of this Article.
3. An employer must not request an employee to work overtime exceeding 300 hours in 01 year in the following fields, works, jobs and cases:
a) Manufacture, processing of textile, garment, footwear, electric, electronic products, processing of agricultural, forestry, aquaculture products, salt production;
b) Generation and supply of electricity, telecommunications, refinery operation; water supply and drainage;
c) Works that require highly skilled workers that are not available on the labor market at the time;
d) Urgent works that cannot be delayed due to seasonal reasons or availability of materials or products, or due to unexpected causes, bad weather, natural disasters, fire, hostility, shortage of power or raw materials, or technical issue of the production line;
dd) Other cases prescribed by the Government.
4. When organizing overtime work as prescribed in Clause 3 of this Article, the employer shall send a written notification to the provincial labor authority.
5. The Government shall elaborate this Article.
Article 108. Overtime working in special cases
In the following cases, an employer has the right to request any employee to work overtime on any day without limits on the overtime hours as prescribed in Article 107 of this Labor Code and the employee must not decline:
1. Execution of a conscription order for the purpose of national security or national defense as prescribed by law;
2. Performance of tasks necessary to protect human life or property of certain organizations or individuals in the prevention and recovery of natural disasters, fires, epidemics and disasters, unless those tasks threaten the employees’ health or life as prescribed by occupational safety and health laws.
Article 109. Rest breaks during working hours
1. An employee who works for at least 06 hours per day under Article 105 of this Code shall be given a rest break of at least 30 consecutive minutes. In case of night work, the rest break shall be at least 45 consecutive minutes.
If a shift lasts at least 06 consecutive hours, the rest break will be included in the working hour.
2. In addition to the rest break prescribed in Clause 1 of this Article, the employer shall determine other short breaks and specify that in the internal labor regulations.
Article 110. Breaks between shifts
An employee who performs shift work is entitled to a break of at least 12 hours before beginning another shift.
1. Each week an employee is entitled to a break of at least 24 consecutive hours. Where it is impossible for the employee to have a weekly day off due to the work cycle, the employer has the responsibility to ensure that on average the employee has at least 04 days off per month.
2. The employer has the right to determine and schedule the weekly breaks either on Sunday or for another fixed day in a week, which must be recorded in the internal labor regulations.
3. In case a public holiday falls on an employee’s weekly break coincide with a public holiday as prescribed in Clause 1 Article 112 of this Labor Code, he/she will have compensatory time-off on the next working days.
1. Employees shall be entitled to fully paid days off on the following public holidays:
a) Gregorian Calendar New Year Holiday: 01 day (the 1st of January of the Gregorian calendar);
b) Lunar New Year Holidays: 05 days;
c) Victory Day: 01 day (the 30th of April of the Gregorian calendar);
d) International Labor Day: 01 day (the 1st of May of the Gregorian calendar);
dd) National Day: 02 days (the 2nd of September of the Gregorian calendar and the previous or next day);
e) Hung Kings Commemoration Day: 01 day (the 10th of the third month of the Lunar calendar).
2. Foreign employees in Vietnam are entitled to 01 traditional public holiday and 01 National Day of their country, in addition to the public holidays stipulated in Clause 1 of this Article.
3. The Prime Minister shall decide the specific public holidays mentioned in Point b and Point dd Clause 1 of this Article on an annual basis.
1. Any employee who has been working for an employer for 12 months is entitled to fully-paid annual leave, which is stipulated in his/her employment contract as follows:
a) 12 working days for employees who work in normal working conditions;
b) 14 working days for employees that are minors, the disabled, employees who do laborious, toxic or dangerous works;
c) 16 working days for employees who do highly laborious, toxic or dangerous works.
2. An employee who has been working for an employer for less than 12 months will have a number of paid leave days proportional to the number of working months.
3. An employee who, due to employment termination or job loss, has not taken or not entirely taken up his/her annual leave shall be paid in compensation for the untaken leave days.
4. The employer has the responsibility to regulate the timetable for annual leaves after consultation with the employees and must give prior notice to the employees. An employee may reach an agreement with the employer on taking annual leave in instalments or combining annual leave over a maximum period of up to 03 years.
5. When an employee takes his/her annual leave before salary payment is due, he/she may receive an advance in accordance with Clause 3 Article 101 of this Labor Code.
6. When taking annual leave, should the employee travel by road, rail, water and the travel days, the traveling time in excess to 02 days will be added to the annual leave days, and this policy shall only be granted once for an annual leave in a year.
7. The Government shall elaborate this Article.
Article 114. Increased annual leave by work seniority
The annual leave of an employee as prescribed in Clause 1 Article 113 of this Code shall increase by 01 day for every 05 years of employment with the same employer.
Article 115. Personal leave, unpaid leave
1. An employee is entitled to take a fully paid personal leave in the following circumstances, as long as it is notified to the employer in advance:
a) Marriage: 03 days;
b) Marriage of his/her biological child or adopted child: 01 day;
c) Death of his/her biological or adoptive parent; death of his/her spouse’s biological or adoptive parent; death of spouse, biological or adopted child: 03 days.
2. An employee is entitled to take 01 day of unpaid leave and must inform the employer in the case of the death of his/her grandparent or biological sibling; marriage of his/her parent or natural sibling.
3. The employee may negotiate with his/her employer on taking unpaid leave other than the leave stipulated in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Section 3. WORKING HOURS AND REST PERIODS FOR EMPLOYEES WHO PERFORM WORK OF SPECIAL NATURE
Article 116. Working hours and rest periods for employees who perform work of special nature
In accordance with Article 109 of this Labor Code, relevant ministries and the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall discuss and agree upon working hours and rest periods special work in the areas of road, rail, water or air transportation; oil and gas exploration and extraction at sea; offshore work; in the fields of arts; use of radiation and nuclear engineering; application of high-frequency waves; information technology; research and application of technology; industrial design; diver’s work, work in mines; seasonal production work and processing of goods by order; and work that requires for 24/24 hours on duty, other works of special nature defined by the Government.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Noi dung cap nhat ...
Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 51. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Điều 116. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Điều 130. Xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 131. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 161. Lao động là người giúp việc gia đình
Điều 184. Hòa giải viên lao động
Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động
Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Điều 152. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Điều 155. Thời hạn của giấy phép lao động