Chương V Luật về Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003: Hoạt động giám sát của Đại biểu Quốc Hội và Đoàn Đại biểu Quốc Hội
Số hiệu: | 05/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2003 |
Ngày công báo: | 18/07/2003 | Số công báo: | Số 95 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội - Ngày 17/06/2003, Quốc hội đã ban hành Luật số 05/2003/QH11, về hoạt động giám sát của Quốc hội. Theo đó, Quốc hội giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao...Đoàn đại biểu Quốc hội sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân... Trong việc xem xét kết quả giám sát Quốc hội có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nếu phat hiện có sai phạm... Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2003.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Giám sát văn bản quy phạm pháp luật; giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương;
c) Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
2. Đại biểu Quốc hội tự mình tiến hành hoạt động giám sát hoặc tham gia hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội; tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
1. Tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
2. Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết;
3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trả lời về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm;
4. Cử đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tại địa phương khi có yêu cầu.
Đại biểu Quốc hội lập chương trình giám sát sáu tháng, hàng năm của mình và gửi đến Đoàn đại biểu Quốc hội.
Đoàn đại biểu Quốc hội căn cứ vào chương trình giám sát của từng đại biểu Quốc hội, chương trình giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, tình hình thực tế của địa phương, đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ý kiến, kiến nghị của cử tri tại địa phương lập chương trình giám sát sáu tháng, hàng năm của Đoàn và báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát của Đoàn và tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện chương trình giám sát của mình.
Sáu tháng và hàng năm, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chương trình giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn.
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Nội dung chất vấn phải ngắn gọn, rõ ràng, có căn cứ và phải liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn.
Chất vấn được thể hiện bằng văn bản hoặc hỏi trực tiếp.
Trình tự, thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và Điều 19 của Luật này.
Khi nhận được văn bản quy phạm pháp luật, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung văn bản đó. Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới.
1. Căn cứ vào chương trình giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để đại biểu Quốc hội trong Đoàn tiến hành giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương.
Việc thành lập Đoàn giám sát, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát do Đoàn đại biểu Quốc hội quyết định.
Đại biểu Quốc hội tiến hành giám sát quyết định nội dung, kế hoạch giám sát, người được mời tham gia giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát và báo cáo Đoàn đại biểu Quốc hội.
Nội dung, kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và của đại biểu Quốc hội được Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày, trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát.
2. Khi tiến hành giám sát, Đoàn giám sát và đại biểu Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát trong quyết định thành lập Đoàn giám sát hoặc quyết định tổ chức hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát, đại biểu Quốc hội quan tâm; xem xét, giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc thi hành chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương;
c) Xem xét, xác minh những vấn đề mà Đoàn giám sát, đại biểu Quốc hội thấy cần thiết;
d) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ) Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát, đại biểu Quốc hội tiến hành hoạt động giám sát phải gửi báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn đại biểu Quốc hội.
3. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội có thể tổ chức thảo luận về các kiến nghị, yêu cầu của Đoàn giám sát hoặc của đại biểu Quốc hội đã tiến hành giám sát. Kiến nghị, yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội qua hoạt động giám sát được gửi tới cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
1. Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Đoàn đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp công dân, giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và trực tiếp hoặc thông qua Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định và thông báo cho đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết.
Trong trường hợp xét thấy việc giải quyết không thoả đáng, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức hữu quan cấp trên của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
3. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tố cáo đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan; xem xét, xác minh những vấn đề mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm; tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội để giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương.
1. Căn cứ vào kết quả giám sát, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có các quyền sau đây:
a) Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới;
b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc các vấn đề của địa phương;
c) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc của công dân, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phải thông báo cho đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội biết việc giải quyết. Quá thời hạn nói trên mà không nhận được trả lời thì đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết, đồng thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
2. Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, đại biểu Quốc hội còn có quyền kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Chapter V
SUPERVISORY ACTIVITIES OF NATIONAL ASSEMBLY DEPUTIES AND ASSOCIATIONS OF NATIONAL ASSEMBLY DEPUTIES
Article 37.- Supervisory activities of National Assembly deputies
1. The National Assembly deputies conduct supervision through the following activities:
a) Interpellating the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister, the ministers and other members of the Government, the chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy;
b) Supervising legal documents; supervising law enforcement in localities;
c) Supervising the settlement of complaints and denunciations of citizens.
2. National Assembly deputies shall conduct supervisory activities on their own or participate in the supervisory activities of Associations of National Assembly deputies; join in the supervising delegations of the National Assembly Standing Committee, the Nationalities Council or the Committees of the National Assembly in localities when so request.
Article 38.- Supervisory activities of Associations of National Assembly deputies
The Associations of National Assembly deputies shall conduct supervision through the following activities:
1. Organizing supervising delegations of National Assembly deputies' Associations and making arrangement for the National Assembly deputies in the Associations to supervise the law enforcement in their respective localities; supervise legal documents of the People's Councils and/or the People's Committees of the provinces or centrally-run cities;
2. Supervising the settlement of citizens' complaints and denunciations, which were transferred by National Assembly deputies and/or Associations of National Assembly deputies to competent agencies, organizations and/or individuals for settlement;
3. Requesting agencies, organizations and/or individuals in the localities to answer on matters which the Associations of National Assembly deputies are interested in;
4. Nominating National Assembly deputies in their Associations to participate in the supervising delegations of the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council or Committees of the National Assembly in the localities when so requested.
Article 39.- Supervisory programs of National Assembly deputies, Associations of National Assembly deputies
The National Assembly deputies shall draw up their own biannual and annual supervisory programs and send them to their respective Associations.
The National Assembly deputies' Associations shall base themselves on the supervisory program of each deputy, the supervisory programs of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council and the Committees of the National Assembly, the practical situation of their respective localities, the proposals of the provincial/municipal Fatherland Front Committees and the opinions and petitions of voters in the localities to draw up their own biannual and annual supervisory programs and report them to the National Assembly Standing Committee. The National Assembly deputies' Associations shall organize their own supervisory activities and make arrangement for the National Assembly deputies in the Associations to carry out their own supervisory programs.
Biannually and annually, the National Assembly deputies' Associations shall have to report to the National Assembly Standing Committee on the realization of supervisory programs of their own and of the National Assembly deputies in the Associations.
Article 40.- Interpellation by National Assembly deputies
The National Assembly deputies have the right to interpellate the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister, the ministers and other members of the Government, the chief judge of the Supreme People's Court and the chairman of the Supreme People's Procuracy.
The interpellating contents must be brief, clear and firmly grounded and must be related to the tasks, powers and personal responsibilities of the interpellated persons.
Interpellation can be effected in writing or orally.
The order and procedures of interpellation and answering thereto shall comply with the provisions in Articles 11 and 19 of this Law.
Article 41.- National Assembly deputies, Associations of National Assembly deputies supervise legal documents
When receiving legal documents, National Assembly deputies and/or Associations of National Assembly deputies shall have to study and examine the contents of those legal documents. In case of detecting that the legal documents show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee, the National Assembly deputies and/or the Associations of National Assembly deputies shall, within the scope of their respective tasks and powers, have the right to request the competent agencies, organizations and/or individuals to amend, supplement, suspend the implementation of, annul parts or whole of, the legal documents or to promulgate new legal documents.
Article 42.- Organizing supervising delegations of the Associations of National Assembly deputies and making arrangement for National Assembly deputies to carry out the supervision of the law enforcement in the localities
1. Basing themselves on their supervisory programs, the Associations of National Assembly deputies shall organize their own supervising delegations and arrange for their National Assembly deputies to supervise the law enforcement in the localities.
The setting up of supervising delegations, the supervision contents and plans, the composition of the supervising delegations and the to be- supervised agencies, organizations and/or individuals shall be decided by the Associations of National Assembly deputies.
The supervising National Assembly deputies shall decide on the contents and plans of supervision, the persons to be invited to participate in the supervision, and on the to be-supervised agencies, organizations and/or individuals and report them to the Associations of National Assembly deputies.
The supervision contents and plans of supervising delegations of the National Assembly deputies' Associations and the National Assembly deputies shall be notified by the heads of the Associations of National Assembly deputies to the to be-supervised agencies, organizations and/or individuals at least seven days before the supervisory activities start.
2. When conducting supervision, the supervising delegations and National Assembly deputies have the following tasks and powers:
a) To strictly comply with the supervision contents and plans stated in the decisions to set up the supervising delegations or decisions to organize supervisory activities of National Assembly deputies;
b) To request the to be- supervised agencies, organizations and/or individuals to make written reports, supply information and documents related to the supervision contents, to explain matters which the supervising delegations and National Assembly deputies are interested in; to consider and settle matters related to the implementation of the State's policies and laws or to the socio-economic life of the local people;
c) To examine and verify matters which the supervising delegations and/or National Assembly deputies deem it necessary;
d) When detecting law violation acts which cause damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals, to propose the concerned agencies, organizations and/or individuals to apply measures to timely put an end to the violation acts, restore the interests of the State, the legitimate rights and interests of the infringed organizations and/or individuals; to request competent agencies, organizations and/or individuals to examine the responsibilities of the violating agencies, organizations and/or individuals according to the provisions of law;
e) Within no more than ten days after the conclusion of the supervisory activities, the supervising delegations and National Assembly deputies that have carried out the supervisory activities shall have to send reports on supervision results to the Associations of National Assembly deputies.
3. Basing themselves on the nature and contents of the supervised issues, the Association of the National Assembly deputies may organize discussions about the proposals and requests of the supervising delegations or the National Assembly deputies that have conducted the supervisions. The proposals and requests of National Assembly deputies' Associations through supervisory activities shall be sent to the supervised agencies, organizations and/or individuals.
Article 43.- Supervision of National Assembly deputies, Associations of National Assembly deputies over the settlement of complaints and denunciations
1. The National Assembly deputies and Associations of National Assembly deputies shall have to receive, handle, urge and monitor the settlement of, complaints and denunciations of citizens.
The Associations of National Assembly deputies shall have to arrange for the National Assembly deputies to receive citizens and supervise the competent agencies, organizations and individuals in the settlement of complaints and denunciations of citizens.
2. When receiving complaints and denunciations of citizens, the National Assembly deputies shall have to study and transfer them directly or through their Associations of National Assembly deputies to the competent agencies, organizations and/or individuals that shall consider and settle them within the law-prescribed time limits and notify the National Assembly deputies and/or Associations of National Assembly deputies of the settlement thereof within seven days as from the date of issuing the settlement decisions.
In cases where they deem that the settlement is not satisfactory, the National Assembly deputies and/or Associations of National Assembly deputies may meet the heads of the concerned agencies or organizations to inquire into the issues and request the reconsideration thereof. When necessary, the National Assembly deputies and/or Associations of the National Assembly deputies may request the heads of the concerned superior agencies or organizations of such agencies or organizations to settle.
3. In case of necessity, the National Assembly deputies and the Associations of National Assembly deputies may request the relevant agencies, organizations and/or individuals or the complainants or denouncers to come and present the matters, supply relevant information and documents, examine and verify matters which the National Assembly deputies and/or the Associations of National Assembly deputies are interested in; organize supervising delegations of the Associations of National Assembly deputies to supervise the settlement of complaints and denunciations of citizens in the localities.
Article 44.- Competence of National Assembly deputies, delegations of National Assembly deputies in examining the supervision results
1. Based on the supervision results, the National Assembly deputies and the Associations of National Assembly deputies have the following rights:
a) To propose, request the competent agencies, organizations and/or individuals to amend, supplement, suspend the implementation of, annul parts or whole of, legal documents or to promulgate new legal documents;
b) To propose the competent agencies, organizations and/or individuals to consider and settle matters related to the State's policies and laws or matters of the localities;
c) When detecting law violation acts which cause damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of social organizations, economic organizations, people's armed force units or of citizens, to request the competent agencies, organizations and/or individuals to apply measures to timely put an end to law violation acts, examine the responsibilities of and handle the violators, restore the interests of the State, the legitimate rights and interests of the infringed organizations and/or individuals. Within thirty days after the receipt of such requests, the concerned agencies, organizations and/or individuals shall have to notify the National Assembly deputies and/or the Associations of National Assembly deputies of the settlement thereof. If past the above-mentioned time limit the National Assembly deputies and/or Associations of National Assembly deputies fail to receive any replies, they may propose the heads of the immediate superior agencies, organizations or units to consider and settle them, and at the same time report such to the National Assembly Standing Committee for consideration and decision.
2. Apart from the rights prescribed in Clause 1 of this Article, the National Assembly deputies shall also have the right to propose the National Assembly Standing Committee to consider and propose to the National Assembly the votes of confidence on persons holding positions elected or ratified by the National Assembly.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực