Chương IV Luật về Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003: Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc Hội
Số hiệu: | 05/2003/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 17/06/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2003 |
Ngày công báo: | 18/07/2003 | Số công báo: | Số 95 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Hết hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội - Ngày 17/06/2003, Quốc hội đã ban hành Luật số 05/2003/QH11, về hoạt động giám sát của Quốc hội. Theo đó, Quốc hội giám sát hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao...Đoàn đại biểu Quốc hội sát việc thi hành pháp luật ở địa phương, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân... Trong việc xem xét kết quả giám sát Quốc hội có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ nếu phat hiện có sai phạm... Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2003.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
1. Thẩm tra báo cáo công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách hoặc theo sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
3. Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về hoạt động thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách;
4. Tổ chức Đoàn giám sát;
5. Cử thành viên đến cơ quan, tổ chức hữu quan để xem xét, xác minh về vấn đề mà Hội đồng, Uỷ ban quan tâm;
6. Tổ chức nghiên cứu, xử lý và xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội quyết định chương trình giám sát hàng quý, hàng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và ý kiến của các thành viên Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội.
Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Uỷ ban của Quốc hội dự kiến chương trình giám sát trình Hội đồng, Uỷ ban xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện chương trình đó.
1. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức phiên họp thẩm tra báo cáo công tác của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Báo cáo thẩm tra của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội được gửi đến Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
2. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức phiên họp để xem xét báo cáo hoạt động của Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách.
3. Việc xem xét, thẩm tra báo cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bày báo cáo;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thảo luận;
d) Chủ toạ phiên họp kết luận.
1. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Khi nhận được văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan hữu quan gửi đến, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung văn bản đó.
3. Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo cho Hội đồng, Uỷ ban biết việc giải quyết; quá thời hạn nói trên mà không trả lời hoặc giải quyết không đáp ứng với yêu cầu thì Hội đồng, Uỷ ban có quyền:
a) Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc đình chỉ thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, quyết định;
b) Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
d) Kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có dấu hiệu trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
1. Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc qua giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc được Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức Đoàn giám sát của Hội đồng, Uỷ ban.
Việc thành lập Đoàn giám sát, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phần Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát do Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban quyết định.
Nội dung, kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát được thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày, trước ngày Đoàn bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát.
2. Đoàn giám sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát trong quyết định thành lập Đoàn giám sát;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát; giải trình những vấn đề mà Đoàn quan tâm;
c) Xem xét, xác minh những vấn đề mà Đoàn thấy cần thiết;
d) Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Đoàn giám sát có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ) Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày kết thúc hoạt động giám sát, Đoàn giám sát phải báo cáo kết quả giám sát với Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc với Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Uỷ ban của Quốc hội.
1. Căn cứ vào tính chất, nội dung của vấn đề được giám sát, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức phiên họp Hội đồng, Uỷ ban hoặc phiên họp Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban để xem xét, thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát.
2. Việc xem xét báo cáo của Đoàn giám sát được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban thảo luận về báo cáo của Đoàn giám sát;
d) Chủ toạ phiên họp kết luận; Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc Thường trực Hội đồng, Thường trực Uỷ ban biểu quyết khi xét thấy cần thiết.
3. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội gửi báo cáo kết quả giám sát đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, đồng thời gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Báo cáo phải nêu rõ kiến nghị về các biện pháp cần thiết.
1. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp công dân; tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách.
2. Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của công dân, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu và chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải xem xét, giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định và thông báo về việc giải quyết đến Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết.
3. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc người khiếu nại, tố cáo đến trình bày và cung cấp thông tin, tài liệu mà Hội đồng hoặc Uỷ ban quan tâm; tổ chức Đoàn giám sát để xem xét, xác minh về những vấn đề mà Hội đồng, Uỷ ban quan tâm hoặc theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội.
1. Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người đó.
2. Việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành theo trình tự sau đây:
a) Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội tổ chức phiên họp để xem xét, thảo luận, đánh giá về hành vi vi phạm của người đang được xem xét đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm;
b) Đại diện cơ quan, tổ chức được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;
c) Người đang được xem xét đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm có thể được mời tham dự phiên họp và trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội quan tâm;
d) Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thảo luận;
đ) Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội biểu quyết. Trong trường hợp có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tán thành đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội kiến nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người đó.
Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có các quyền sau đây:
1. Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới;
2. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về những vấn đề thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách. Người nhận được kiến nghị có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị. Quá thời hạn này mà không nhận được trả lời hoặc trong trường hợp không tán thành với nội dung trả lời thì Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có quyền kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội yêu cầu người nhận được kiến nghị trả lời tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội; đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét;
3. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm.
Trong việc chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Phân công Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thẩm tra các dự án, báo cáo trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giao Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội thực hiện một số nội dung trong chương trình giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2. Yêu cầu Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội định kỳ báo cáo về chương trình, nội dung, kế hoạch giám sát của Hội đồng, Uỷ ban;
3. Yêu cầu Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội phối hợp thực hiện một số hoạt động giám sát ở cùng một cơ quan, địa phương, đơn vị để bảo đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát;
4. Xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát và kiến nghị giám sát của Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về những vấn đề mà Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội kiến nghị, các biện pháp để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, yêu cầu xử lý người vi phạm và giao cho các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện.
SUPERVISORY ACTIVITIES OF THE NATIONALITY COUNCIL, THE COMMITTEES OF THE NATIONAL ASSEMBLY
Article 27.- Supervisory activities of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly
The Nationality Council and the Committees of the National Assembly conduct supervision through the following activities:
1. Verifying working reports of the Government, the Supreme People's Court or the Supreme People's Procuracy in the domains under their respective management or according to the assignment by the National Assembly Standing Committee;
2. Examining legal documents of the Government, the Prime Minister, the ministers, the heads of ministerial-level agencies, the Supreme People's Court or the Supreme People's Procuracy, legal documents issued jointly by competent State bodies at the central level or jointly by competent State bodies and central bodies of socio-political organizations, which show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee and legal documents of superior State bodies;
3. In case of necessity, requesting the Government, the ministries, the ministerial-level agencies, the Supreme People's Court and/or the Supreme People's Procuracy to report on their activities in the domains under the charge of the Council or Committees;
4. Organizing supervising delegations;
5. Sending their members to the concerned agencies or organizations to examine and verify matters which the Council or the Committees are interested in;
6. Organizing the study, handling and examination of the settlement of complaints and denunciations of citizens.
Article 28.- Supervisory programs of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly
The Nationality Council, the Committees of the National Assembly decide on their respective quarterly and annual supervisory programs, based on the supervisory programs of the National Assembly and the National Assembly Standing Committee and on the opinions of members of the Nationality Council or the Committees of the National Assembly.
The standing body of the Nationality Council or the standing bodies of the Committees of the National Assembly project the supervisory programs and submit them to the Council or Committees for consideration, decision and organize the realization of such programs.
Article 29.- Order for examination and verification of reports
1. The Nationality Council, the Committees of the National Assembly organize meetings to verify the working reports of the Government, the Supreme People's Court or the Supreme People's Procuracy.
The verification reports of the Nationality Council or the Committees of the National Assembly shall be sent to the National Assembly and the National Assembly Standing Committee.
2. The Nationality Council, the Committees of the National Assembly organize meetings to examine the reports on activities of the Government, the ministries, the ministerial-level agencies, the Supreme People's Court or the Supreme People's Procuracy in the domains under the charge of the Council or the Committees.
3. The examination and verification of reports prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall be carried out in the following order:
a) The heads of the agencies, which have compiled the reports, present their reports;
b) The representatives of agencies or organizations, invited to attend the meetings, give their opinions;
c) The Nationality Council, the Committees of the National Assembly hold discussions;
d) The meeting chairman makes conclusions.
Article 30.- The Nationality Council, the Committees of the National Assembly supervise legal documents
1. The Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to regularly oversee and urge the Government, the Prime Minister, ministers, heads of the ministerial-level agencies, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy to promulgate legal documents guiding the implementation of laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee according to the time limits prescribed by law.
2. When receiving the legal documents forwarded by concerned agencies, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly shall have to study and examine their contents.
3. In case of detecting that the legal documents show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly shall, within the scope of their respective tasks and powers, be entitled to request competent agencies, organizations and/or individuals to examine, amend, supplement, suspend the implementation of, or annul parts or whole of, such documents. Within thirty days after receiving the requests, those agencies, organizations and/or individuals must notify the Council or the Committees of the settlement; if past the above-stated time limit they still fail to reply or their settlement fails to satisfy the requirements, the Council or Committees shall have the right:
a) To propose the National Assembly Standing Committee to consider and decide on the suspension of implementation of the legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People's Court or the Supreme People's Procuracy, which show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly and submit them to the National Assembly for consideration and decision;
b) To propose the National Assembly Standing Committee to consider and decide on the annulment parts or whole of legal documents of the Government, the Prime Minister, the Supreme People's Court and/or the Supreme People's Procuracy, which show signs of contravening the ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee; to decide on the annulment of parts or whole of the resolutions of provincial/municipal People's Councils, which are contrary to the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances and/or resolutions of the National Assembly Standing Committee;
c) To propose the Prime Minister to consider and decide on the annulment or suspension of the implementation of, parts or whole of decisions, directives and/or circulars of ministers, heads of ministerial-level agencies, which show signs of contravening the Constitution, laws, resolutions of the National Assembly, ordinances, resolutions of the National Assembly Standing Committee, resolutions and/or decrees of the Government, decisions and/or directives of the Prime Minister;
d) To propose competent agencies, organizations and/or individuals to consider and decide on the annulment or the suspension of the implementation of parts or whole of legal documents issued jointly between central competent State bodies or between competent State bodies and central bodies of socio-political organizations, which show signs of contravening the legal documents of superior State agencies.
1. Basing themselves on their respective supervisory programs or through the supervision of the settlement of citizens' complaints and denunciations or through mass media, if detecting signs of law violations or being assigned by the National Assembly Standing Committee, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall organize their respective supervising delegations.
The setting up of supervising delegations, the supervision contents and plans, the composition of the supervising delegations and the to be supervised agencies, organizations and/or individuals shall be decided by the standing body of the Council or of the Committees.
The supervising delegations' supervision contents and plans are notified to the to be- supervised agencies, organizations and/or individuals at least seven days before the delegations commence their supervisory activities.
2. The supervising delegations have the following tasks and powers:
a) To strictly comply with the supervision contents and plans stated in the decisions to set up the supervising delegations;
b) To request the supervised agencies, organizations and/or individuals to make written reports, supply information and documents related to the supervision contents; to explain matters which the delegations are interested in;
c) To examine and verify matters which the delegations deem it necessary;
d) When detecting acts of law violation, which cause damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals, the supervising delegations may request the concerned agencies, organizations and/or individuals to apply measures in order to timely put an end to acts of law violation, restore the interests of the State, the legitimate rights and interests of the infringed organizations and/or individuals; request competent agencies, organizations and/or individuals to examine the responsibilities of the violating agencies, organizations and/or individuals according to the provisions of law;
e) Within no more than ten days after the conclusion of the supervisory activities, the supervising delegations must report on the supervision results to the Nationality Council, the Committees of the National Assembly or to the standing bodies thereof.
Article 32.- Examining reports of the supervising delegations of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly.
1. Basing themselves on the nature and contents of the supervised matters, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall organize meetings of the Council, the Committees or meetings of the standing bodies thereof to consider and discuss the reports of the supervising delegations.
2. The examination of the reports of the supervising delegations is carried out in the following order:
a) The heads of the supervising delegations present the reports;
b) The representatives of agencies and/or organizations, invited to attend the meetings, give their speeches;
c) The Nationality Council, the Committees of the National Assembly or the standing bodies thereof discuss the reports of the supervising delegations;
d) The chairmen of the meetings make conclusions; the Nationality Council, the Committees of the National Assembly or the standing bodies thereof vote when deeming it necessary.
3. The Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall send reports on the supervision results to the National Assembly Standing Committee, and concurrently to the supervised agencies, organizations and/or individuals. The reports must clearly state the proposals on necessary measures.
Article 33.- Supervision of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly over the settlement of complaints and denunciations
1. The Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to receive citizens; receive, study and handle complaints and denunciations of citizens; supervise the settlement of complaints and denunciations of citizens in the domains under their respective charge.
2. When receiving complaints and denunciations of citizens, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly shall have to organize the study thereof and transfer them to competent agencies, organizations and/or individuals for consideration and settlement; if disagreeing with such settlement results, they shall request the heads of the immediate superior agencies or organizations to consider and settle them. The concerned agencies, organizations and/or individuals must consider and settle them within the time limits prescribed by law and notify the settlement thereof to the Nationality Council, the Committees of the National Assembly within seven days as from the date of issuing the settlement decisions.
3. In case of necessity, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly may request the concerned agencies, organizations and/or individuals or the complainants and/or denouncers to come and present the matters and supply information and documents which the Council or the Committees are interested in; organize supervising delegations to examine and verify matters which the Council or the Committees are interested in or at the request of the National Assembly Standing Committee or the National Assembly chairman.
Article 34.- Competence of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly in proposing the National Assembly Standing Committee to consider and propose the National Assembly to organize votes of confidence on persons holding positions elected or ratified by the National Assembly
1. In the course of supervision, if detecting that persons holding positions elected or ratified by the National Assembly commit acts of law violation or fail to properly and fully perform their assigned tasks and/or delegated powers, thus causing serious damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly may propose the National Assembly Standing Committee to consider and propose the National Assembly to organize votes of confidence on such persons.
2. The provisions in Clause 1 of this Article shall be implemented in the following order:
a) The Nationality Council or the Committees of the National Assembly organize meetings to consider, discuss and assess the violation acts of the persons being considered and proposed to the National Assembly for votes of confidence;
b) Representatives of agencies and/or organizations, invited to attend the meeting, give their speeches;
c) The persons being considered and proposed for votes of confidence may be invited to attend the meetings and present their opinions on matters which the Nationality Council or the Committees of the National Assembly are interested in;
d) The Nationality Council or the Committees of the National Assembly proceed with discussions;
e) The Nationality Council or the Committees of the National Assembly vote. In cases where at least two-thirds of the total number of members agree to organize votes of confidence, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly shall propose the National Assembly Standing Committee to consider and propose the National Assembly to organize votes of confidence on such persons.
Article 35.- Competence of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly in examining the supervision results
Depending on the supervision results, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly shall have the following rights:
1. To propose, request competent agencies, organizations and/or individuals to amend, supplement, suspend the implementation of, annul parts or whole of legal documents or to promulgate new legal documents;
2. To propose to the Prime Minister, other members of the Government, the chief judge of the Supreme People's Court, the chairman of the Supreme People's Procuracy or presidents of the provincial/municipal People's Committees matters under the charge of the Council or the Committees. The persons receiving the proposals shall have to consider them and give their replies within fifteen days after the receipt of the proposals. If past this time limit, the Nationality Council or the Committees of the National Assembly fail to receive any replies or disagree with the reply contents, they may propose the National Assembly chairman to request the proposal recipients to give their replies at the meetings of the National Assembly Standing Committee or at the nearest session of the National Assembly; or for the presidents of the provincial/municipal People's Committees, propose the Prime Minister to consider;
3. Upon the detection of law violations which cause damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or individuals, to request competent agencies, organizations and/or individuals to apply measures to timely put an end to the law violation acts, examine the responsibilities of and handle the violators, restore the interests of the State, the legitimate rights and interests of the infringed organizations and/or individuals.
Article 36.- The National Assembly Standing Committee directs, regulates and coordinates supervisory activities of the Nationality Council, Committees of the National Assembly
In directing, regulating and coordinating supervisory activities of the Nationality Council and/or the Committees of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee shall have the following rights and powers:
1. To assign the Nationalities Council or Committees of the National Assembly to verify projects and reports submitted to the National Assembly and/or the National Assembly Standing Committee; to assign the Nationality Councils and/or Committees of the National Assembly to realize some contents of the supervisory programs of the National Assembly Standing Committee;
2. To request the Nationality Council, the Committees of the National Assembly to periodically report on the supervisory programs, contents and plans of the Council, the Committees;
3. To request the Nationality Council, the Committees of the National Assembly to coordinate in carrying out a number of supervisory activities in the same agencies, the same localities or units in order to ensure the quality and efficiency of the supervisory activities;
4. To examine and discuss reports on supervision results and proposals of the Nationality Council, the Committees of the National Assembly. In case of necessity, the National Assembly Standing Committee shall issue resolutions on matters proposed by the Nationality Council or the Committees of the National Assembly as well as on measures to overcome the consequences caused by acts of law violation, requests the handling of the violators and assign the concerned agencies and/or organizations to implement them.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực