Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 1998 số 05/1998/QH10
Số hiệu: | 05/1998/QH10 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 20/05/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/01/1999 |
Ngày công báo: | 31/07/1998 | Số công báo: | Số 21 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2009 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hàng hóa, dịch vụ sau đây là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Ô tô dưới 24 chỗ ngồi;
đ) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;
e) Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
g) Bài lá;
h) Vàng mã, hàng mã;
a) Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê;
b) Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot);
c) Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe;
d) Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn.
Tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật này không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho các cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu;
2. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau:
a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; đồ dùng của các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;
b) Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, mượn đường qua Việt Nam;
c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu trong thời hạn chưa phải nộp thuế;
d) Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo chế độ quy định.
1. Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của Luật này.
2. Cơ quan thuế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của Luật này.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình giám sát, phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành Luật này.
4. Công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc thi hành Luật này.
Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất.
1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá tính thuế nhập khẩu cộng thuế nhập khẩu.
3. Đối với hàng hóa gia công là giá tính thuế của hàng hóa sản xuất cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm giao hàng.
4. Đối với dịch vụ là giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
5. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
6. Đối với rượu sản xuất trong nước, kinh doanh ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc-pót, kinh doanh gôn, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt do Chính phủ quy định cụ thể.
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều này bao gồm cả khoản thu thêm mà cơ sở được hưởng.
Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh có mua, bán hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh số để xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đây:
BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
STT |
Hàng hóa, dịch vụ |
Thuế suất (%) |
I- |
Hàng hóa |
|
1. |
Thuốc lá điếu, xì gà |
|
|
a) Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu, xì gà |
65 |
|
b) Thuốc lá điếu có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước |
45 |
|
c) Thuốc lá điếu không có đầu lọc |
25 |
2. |
Rượu |
|
|
a) Rượu trên 40 o |
70 |
|
b) Rượu từ 30 o đến 40 o |
55 |
|
c) Rượu từ 20 o đến dưới 30o d) Rượu dưới 20 o, kể cả rượu chế biến từ hoa quả đ) Rượu thuốc |
25 20 15 |
3. |
Bia a) Bia chai, bia tươi |
75 |
|
b) Bia hộp c) Bia hơi |
65 50 |
4. |
Ô tô |
|
|
a) Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống |
100 |
|
b) Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi |
60 |
|
c) Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi |
30 |
5. |
Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng |
15 |
6. |
Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống |
20 |
7. |
Bài lá |
30 |
8. |
Vàng mã, hàng mã |
60 |
II- |
Dịch vụ |
|
1. |
Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê |
20 |
2. |
Kinh doanh ca-si-nô (casino), trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot) |
25 |
3. |
Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe |
20 |
4. |
Kinh doanh gôn (golf): bán thẻ hội viên, vé chơi gôn |
20 |
Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và báo cáo để Quốc hội phê chuẩn trong kỳ họp gần nhất.
Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nơi sản xuất, kinh doanh theo quy định về đăng ký thuế và hướng dẫn của cơ quan thuế.
Thời hạn đăng ký thuế chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc ngừng kinh doanh, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là năm ngày trước khi có những thay đổi trên.
1. Cơ sở sản xuất mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phải đăng ký mẫu nhãn hiệu hàng hóa với cơ quan thuế nơi sản xuất, kinh doanh chậm nhất không quá năm ngày kể từ khi sử dụng nhãn hiệu. Khi thay đổi nhãn hiệu hàng hóa, cơ sở phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là năm ngày kể từ ngày thay đổi nhãn hiệu.
2. Việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ và vận chuyển hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
1. Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt hàng tháng và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn chậm nhất không quá mười ngày đầu của tháng tiếp theo. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có số thuế tiêu thụ đặc biệt lớn thì kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt định kỳ năm ngày hoặc mười ngày một lần theo quy định của cơ quan thuế.
Trường hợp trong tháng không phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt thì cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế.
2. Cơ sở nhập khẩu hàng hóa phải kê khai và nộp tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng lần nhập khẩu cùng với việc kê khai thuế nhập khẩu với cơ quan thu thuế nhập khẩu.
3. Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng nguyên liệu đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp.
4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có thuế suất khác nhau thì phải kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không xác định được theo từng mức thuế suất, thì phải tính theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh.
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.
Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai thuế và hướng dẫn việc kê khai.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
1. Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách nhà nước tại nơi sản xuất, kinh doanh theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.
Thời hạn nộp thuế của tháng được ghi trong thông báo thuế chậm nhất không quá ngày hai mươi của tháng tiếp theo;
2. Cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo từng lần nhập khẩu.
Thời hạn thông báo và thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo thời hạn thông báo và nộp thuế nhập khẩu;
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt nộp vào ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam.
Cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải thực hiện quyết toán thuế tiêu thụ đặc biệt hàng năm với cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế tính theo năm dương lịch. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày kết thúc năm, cơ sở phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Trong trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, thay đổi ngành nghề kinh doanh, cơ sở phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và gửi báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn thuế theo quy định tại Điều 13 của Luật này.
Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp trong các trường hợp sau đây:
1. Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu;
2. Hàng hóa là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
3. Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế nộp thừa;
4. Quyết định xử lý hoàn thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính quy định cụ thể thủ tục và thẩm quyền giải quyết hoàn thuế theo quy định tại Điều này.
Cơ quan thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1. Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định của Luật này;
2. Thông báo cho đối tượng nộp thuế về số thuế phải nộp và thời hạn nộp thuế theo đúng quy định; nếu quá thời hạn nộp thuế ghi trong thông báo mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thì tiếp tục ra thông báo về số thuế phải nộp và số tiền phạt chậm nộp theo quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 17 của Luật này; nếu đối tượng nộp thuế vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt; nếu đã thực hiện các biện pháp cưỡng chế nói trên mà đối tượng nộp thuế vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt thì chuyển hồ sơ sang cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của đối tượng nộp thuế để bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật;
4. Xử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế;
5. Yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế và nộp thuế;
6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà đối tượng nộp thuế và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
1. Cơ quan thuế ấn định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp đối với đối tượng nộp thuế trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ;
b) Không kê khai hoặc nộp tờ khai quá thời hạn quy định đã được thông báo; đã nộp tờ khai nhưng kê khai không đúng các căn cứ để xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt;
c) Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt;
d) Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của đối tượng nộp thuế hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của cơ sở sản xuất, kinh doanh cùng ngành nghề có quy mô kinh doanh tương đương để ấn định số thuế phải nộp.
1. Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ thì được xét giảm thuế, miễn thuế.
2. Cơ sở sản xuất bia quy mô nhỏ đang hoạt động nếu nộp đủ thuế theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 của Luật này mà bị lỗ, thì được xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với số lỗ trong năm xét giảm thuế và thời hạn xét giảm thuế không quá năm năm, kể từ khi Luật này có hiệu lực.
3. Đối với cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước được giảm từ 60% đến 100% mức thuế suất theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 của Luật này trong thời hạn năm năm đầu, kể từ khi Luật này có hiệu lực; nếu còn tiếp tục bị lỗ thì có thể kéo dài thêm thời gian giảm thuế từ một đến năm năm.
4. Cơ sở kinh doanh gôn được giảm 30% mức thuế suất theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại Điều 7 của Luật này trong thời hạn ba năm, kể từ khi Luật này có hiệu lực.
Chính phủ quy định cụ thể việc giảm thuế, miễn thuế tại Điều này.
Đối tượng nộp thuế vi phạm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì bị xử lý như sau:
1. Không thực hiện đúng những quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế, chế độ kế toán và lưu giữ hóa đơn, chứng từ theo quy định tại các điều 8, 9,10, 11 và 12 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế;
2. Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử phạt về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp;
3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
4. Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử phạt về thuế thì bị cưỡng chế bằng các biện pháp sau:
a) Trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc để nộp thuế, nộp phạt.
Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thu nợ;
b) Giữ hàng hóa, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;
c) Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt còn thiếu.
1. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 của Luật này.
2. Cục trưởng, Chi cục trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này và chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật hình sự đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này.
1. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt thì phải hoàn trả đầy đủ cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm đoạt và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ thuế, cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai gây thiệt hại cho người nộp thuế thì việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Cán bộ thuế, cá nhân khác gây ra thiệt hại thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người vi phạm Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Người cản trở hoặc xúi giục người khác cản trở việc thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Cơ quan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế thì được khen thưởng.
Chính phủ quy định cụ thể việc khen thưởng.
1. Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đơn khiếu nại được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc quyết định xử lý của cán bộ thuế, cơ quan thuế.
Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện theo đúng thông báo hoặc quyết định xử lý của cán bộ thuế, cơ quan thuế.
2. Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan giải quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 22 của Luật này mà chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan thuế nhận được khiếu nại về thuế phải giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn đó có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
2. Cơ quan thuế nhận khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
3. Cơ quan thuế phải hoàn trả số tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng cho đối tượng nộp thuế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Nếu phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền thuế trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp đối tượng nộp thuế không đăng ký kê khai nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt kể từ khi đối tượng nộp thuế bắt đầu hoạt động.
5. Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại về thuế của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp dưới.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết khiếu nại về thuế là quyết định cuối cùng.
Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong cả nước.
Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong cả nước.
Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra việc chấp hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở địa phương mình.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1999.
Luật này thay thế Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 30 tháng 6 năm 1990, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 05 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 28 tháng 10 năm 1995.
Bãi bỏ các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt trong các văn bản quy phạm pháp luật khác kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Việc giải quyết những tồn tại về thuế, quyết toán thuế, miễn giảm thuế và xử lý các vi phạm về thuế tiêu thụ đặc biệt trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 được thực hiện theo các quy định tương ứng của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo quy định tại điều ước quốc tế đó.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998.
THE NATIONAL ASSEMPLY --------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 05/1998/QH10 |
Hanoi, May 20, 1998 |
To direct the production and social consumption, to rationally regulate the consumers' incomes for the State budget and to enhance the management over production of and trading in a number of goods and services;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law prescribes the special consumption tax,
The following goods and services shall be subject to the special consumption tax:
1. Goods:
a) Cigarettes, cigars;
b) Liquors;
c) Beers;
d) Under-24-seat cars;
e) Gasoline of various kinds, naphtha, reformate components and other compounds for mixing gasoline;
f) Air conditioners with a capacity of 90,000 BTU or less;
g) Playing cards;
h) Votive gilt paper, votive objects.
2. Services:
a) Dancing halls, massage parlors, karaoke bar;
b) Casinos, jackpot games;
c) Horse race or car race bet tickets;
d) Golf business: sale of membership cards, golf playing tickets.
Organizations and individuals (hereafter collectively referred to as establishments) that produce and/or import goods and provide services, which are subject to the special consumption tax, shall be special consumption tax payers.
Article 3.- Goods not subject to the special consumption tax
Goods defined in Clause 1, Article 1 of this Law shall not be subject to the special consumption tax in the following cases:
1. Goods which are directly exported, sold or consigned to export business establishments for export by production or processing establishments;
2. Goods which are imported in the following cases:
a) Humanitarian aid or non-refundable aid goods; gifts for State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, people's armed forces units; belongings of foreign organizations and/or individuals that enjoy diplomatic immunities; personal effects within the duty-free luggage limit;
b) Goods which are transshipped, transited or transported through Vietnam's border;
c) Goods temporarily imported for re-export, or temporarily exported for re-import during the tax-free period;
d) Goods imported for duty-free sale under the prescribed regulations.
Article 4.- Obligations and responsibilities for implementing the Law on Special Consumption Tax
1. Those who are liable to the special consumption tax shall have obligation to pay tax fully and within the time limit prescribed by this Law.
2. The tax authorities shall, within their respective tasks and powers, have to strictly comply with the provisions of this Law.
3. State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations and people's armed forces units shall, within their respective functions and powers, have to supervise the observance of this Law and coordinate with the tax authorities in enforcing this Law.
4. Vietnamese citizens shall have to help the tax authorities and tax officials to enforce this Law.
THE TAX CALCULATION BASES AND TAX RATES
Article 5.- The tax calculation bases
The bases for calculating the special consumption tax are the tax calculation prices of taxable goods or services and tax rates.
Article 6.- Tax calculation prices
1. For goods produced in the country, they shall be the sale prices set by the production establishments at the production places, not yet including the special consumption tax.
2. For imported goods, they shall be the import tax calculation price plus (+) the import tax.
3. For processed goods, they shall be the tax calculation prices of the produced goods of the same or equivalent types at the time of goods delivery.
4. For services, they shall be service provision prices, not yet including the special consumption tax.
5. For goods or services used for purposes of exchange or internal consumption, gift or donation, they shall be the special consumption tax calculation prices of goods and services of the same or equivalent type at the time such activities are conducted.
6. For liquors made in the country, casinos, jackpot games and golf business, the special consumption tax calculation prices shall be specified by the Government.
The special consumption tax calculation prices of goods and/or services defined in this Article shall also include surcharges enjoyed by the establishments.
In cases where the production and business establishments purchase and sell goods and/or services in foreign currency(ies), they must convert such foreign currency(ies) into Vietnam Dong at the exchange rate(s) announced by the State Bank of Vietnam at the time such turnovers are generated to determine the special consumption tax calculation prices.
The special consumption tax rates for goods and services are specified in the following special consumption tax table.
THE SPECIAL CONSUMPTION TAX TABLE
No. |
Goods and services |
Tax rates (%) |
I. |
Goods |
|
1. |
Cigarettes, cigars |
|
|
a) Filter cigarettes produced mainly from imported raw materials, cigars |
65 |
|
b) Filter cigarettes produced mainly from domestic raw materials |
45 |
|
c) Non-filter cigarettes |
25 |
2. |
Liquors |
|
|
a) Of over 40% proof. |
70 |
|
b) Of from 30% to 40% proof. |
55 |
|
c) Of from 20 % to under 30 % proof. |
25 |
|
d) Of under 20 % proof, including fruitwines |
20 |
|
e) Medicated liquors |
15 |
3. |
Beers |
|
|
a) Bottled beer, fresh beer |
75 |
|
b) Canned beer |
65 |
|
c) Draught beer |
50 |
4 |
Automobiles |
|
|
a) Cars of 5 seats or less |
100 |
|
b) Cars of from 6 to 15 seats |
60 |
|
c) Cars of from 16 to under 24 seats |
30 |
5 |
Gasoline of various kinds, naphtha, reformate components and other compounds for mixing gasoline |
15 |
6 |
Air conditioners of a capacity of 90,000 BTU or less |
20 |
7 |
Playing cards |
30 |
8 |
Votive gilt paper, votive objects |
60 |
II |
Services |
|
1 |
Dancing halls, massage parlors, karaoke bars |
20 |
2 |
Casinos, jackpot games |
25 |
3 |
Horse race and car race bet tickets |
20 |
4 |
Golf business: sale of membership cards, golf playing tickets |
20 |
In case of necessity, the National Assembly Standing Committee shall make amendments and supplements to the list of goods and services subject to the special consumption tax and/or the special consumption tax rates, then propose them to the National Assembly for adoption at its nearest session.
TAX REGISTRATION, DECLARATION, PAYMENT AND FINAL SETTLEMENT
An establishment which produces goods or provides services subject to special consumption tax shall have to register the tax payment with the tax authority of the locality where it conducts production or service activities under the regulations on tax registration and guidance of the tax authority.
The time limit for tax registration is ten days from the date it is granted the business registration certificate.
In case of a merger, amalgamation, division, splitting, dissolution, bankruptcy or change in its business line or its business operation is terminated, the production or business establishment shall have to make a declaration thereof with the tax authority within five days before such change occurs.
Article 9.- Registration for use of trademarks, invoices and vouchers
1. An establishment which produces goods items subject to the special consumption tax and uses the trademarks thereof shall have to register such trademarks with the tax authority of the locality where it conducts production or business activities within five days from the date it uses such trademarks. When changing the trademarks, the establishment shall have to notify the tax authority thereof within five days from the date of changing such trademarks.
2. The purchase and sale of goods and services as well as the transportation of goods, which are subject to the special consumption tax, must have invoices and vouchers as prescribed by law.
1. An establishment that produces goods and/or provides services which are subject to the special consumption tax, shall have to make monthly special consumption tax declaration and submit it to the concerned tax authority within the first ten days of the following month. For a production or business establishment with a large special consumption tax amount, the special consumption tax declaration shall be made once every five days or every ten days in accordance with the regulations of the tax authority.
Even if there is no payable special consumption tax in the month, a production or business establishment shall still have to make its tax declaration and submit it to the tax authority.
2. A goods importing establishment shall have to make a special consumption tax declaration and submit it upon each importation together with the import tax declaration with the import tax collecting agency.
3. An establishment that produces goods items subject to the special consumption tax from raw materials for which the special consumption tax has already been paid, when making special consumption tax declaration for the production process, shall be entitled to deduct the special consumption tax amount already paid for such materials if it can produce valid vouchers.
4. An establishment that produces and/or deals in different kinds of goods and/or services, which are subject to the special consumption tax with different tax rates, shall have to declare the special consumption tax according to the tax rate applicable to each kind of goods or service; if such establishment fails to determine payable tax amount according to each tax rate, it shall have to calculate and pay tax at the highest rate applicable to a certain kind of goods or service it produces and/or deals in.
The establishments producing or importing goods and/or providing services which are subject to the special consumption tax, shall have to fully declare the tax according to the set form and take responsibility for the accuracy of their declarations.
The Ministry of Finance shall set the tax declaration form and guide the declaration.
The special consumption tax shall be paid into the State budget according to the following regulations:
1. Establishments producing goods and/or providing services, which are subject to the special consumption tax, shall have to pay the special consumption tax into the State budget at their places of production or business according to the tax payment notices issued by the tax authorities.
The deadline for tax payment for a month as stated in a tax notice shall not be later than the 20th of the following month;
2. Establishments importing goods subject to the special consumption tax shall have to pay the special consumption tax upon each importation.
The deadline for issuing a notice and the deadline for payment of special consumption tax on imported goods shall be the deadlines for the import tax notice and payment;
3. The special consumption tax shall be paid into the State budget in Vietnam Dong.
Article 12.- Tax final settlement
Establishments producing goods and/or providing services, which are subject to the special consumption tax, shall have to make the annual final settlement of special consumption tax with the tax authorities. A year of tax final settlement shall be the solar calendar year. Within 60 days from the end of a year, the establishments shall have to submit tax final settlement reports to the tax authorities and fully pay the outstanding tax amounts to the State budget within 10 days from the date of submitting the final settlement reports; in case of overpayment, such overpaid amounts shall be deducted from the payable tax amount of the following period.
In case of a merger, amalgamation, division, splitting, dissolution, bankruptcy or change in its business line, an establishment shall have to make the tax final settlement and submit the report thereon to the tax authority within 45 days from the date of issuance of the decision on such merger, amalgamation, division, splitting, dissolution or bankruptcy, and fully pay the outstanding tax amount into the State budget within ten days from the date of submitting the final settlement report; in case of overpayment, the overpaid amount shall be deducted from the payable tax amount of the following period or reimbursed in accordance with Article 13 of this Law.
Article 13.- Tax reimbursement
An establishment producing and/or importing goods subject to the special consumption tax shall have its paid special consumption tax reimbursed in the following cases where:
1. Goods are temporarily imported for re-export;
2. Goods are raw materials imported for the production or processing of export goods;
3. It has an overpaid tax amount in the tax final settlement upon a merger, amalgamation, division, splitting, dissolution or bankruptcy;
4. It has a tax reimbursement decision issued by the competent agency as prescribed by law.
The Ministry of Finance shall define the procedures and competence for tax reimbursement as prescribed in this Article.
Article 14.- Duties, powers and responsibilities of the tax authorities
The tax authority shall have the following duties, powers and responsibilities:
1. To guide the tax payers in implementing the regulations on tax registration, declaration and payment as prescribed by this Law;
2. To send the tax payers notices on the payable tax amounts and the tax payment deadlines as prescribed; to issue another notice on the payable tax amount and fine for late tax payment under Clauses 2 and 3, Article 17 of this Law if past the deadline stated in the first notice, a tax payer fails to pay tax; if such tax payer still fails to fully pay tax and fine for late tax payment stated in the second notice, coercive measures prescribed in Clause 4, Article 17 of this Law shall be applied to guarantee full collection of tax and fine; If such tax payer once again fails to pay full amount of tax and fine even after such coercive measures have been taken, the dossier of the case shall be transferred to the competent State agency for handling as prescribed by law;
3. To examine and inspect the tax declaration, payment and final settlement by tax payers in order to ensure the strict observance of law;
4. To handle tax-related administrative violations and settle complaints about tax;
5. To request the tax payers to provide accounting books, invoices, vouchers and other records and documents related to the tax calculation and payment;
6. To keep and use data and documents provided by the tax payers and other subjects in accordance with the prescribed regime.
Article 15.- The right to determine tax
1. The tax authority shall determine the payable special consumption tax amount for a tax payer in the following cases when the latter:
a) Fails to implement or has improperly implemented the regulations on accounting, invoices and vouchers;
b) Fails to declare tax or to submit the tax declaration within the notified time limit; or has submitted the tax declaration but falsely declared the bases for determining the special consumption tax amount;
c) Refuses to produce accounting books, invoices, vouchers and necessary documents relating to the calculation of special consumption tax;
d) Is found to have conducted business without any business registration.
2. The tax authority shall base itself on documents related to investigation of production and business activities of concerned tax payers or on the payable tax amounts of other production and business establishments with the same business line and scale, to determine the payable tax amounts.
SPECIAL CONSUMPTION TAX REDUCTION AND EXEMPTION
Article 16.- Cases eligible to be considered for special consumption tax reduction or exemption
1. Establishments producing goods subject to the special consumption tax, which meet difficulties due to natural calamities, enemy sabotage or unexpected accidents, shall be considered for tax reduction or exemption.
2. Small beer-making establishments, which are operating, have fully paid tax according to the special consumption tax table prescribed in Article 7 of this Law but suffered from losses, shall be considered for special consumption tax reduction corresponding to the loss incurred in the tax reduction year(s); the tax reduction duration shall not exceed five years from the effective date of this Law.
3. If a domestic establishment engaged in the automobile assembly and/or manufacture which has enjoyed a reduction of from 60%-100% of the tax rate in the special consumption tax table stipulated in Article 7 of this Law in the first five years from the effective date of this Law continues to suffer from losses, the tax reduction duration may be extended for one to five more years.
4. A golf business establishment shall be entitled to a 30% tax rate reduction according to the special consumption tax table stipulated in Article 7 of this Law for three years from the effective date of this Law.
The Government shall specify the tax reduction and exemption prescribed in this Article.
HANDLING OF VIOLATIONS, REWARDS
Article 17.- Handling of violations committed by tax payers
A tax payer who violates the Law on Special Consumption Tax shall be handled as follows:
1. A tax payer who fails to strictly comply with the regulations on tax registration, declaration, payment and final settlement, the regime of accounting and keeping of invoices and vouchers as prescribed in Articles 8, 9, 10, 11 and 12 of this Law shall, depending on the nature and seriousness of his/her violation, be administratively sanctioned for tax violations;
2. A tax payer who fails to pay tax or fine on time as prescribed or as stated in a sanctioning decision shall, in addition to the full payment of such tax and fine amounts, be subject to a fine of to 0.1% (one thousandth) of the belated payment amount per late day;
3. A tax payer who falsely declares or evades tax shall, in addition to the full tax payment under this Law, be subject to a fine equal to one to five times of the fraudulent tax amount, depending on the nature and seriousness of his/her violation. A tax payer who evades a large amount of tax or repeats a tax violation for which he/she was administratively sanctioned, or commits another serious violation, shall be examined for penal liability as prescribed by law;
4. A tax payer who fails to pay tax or fine according to the notice or the tax sanctioning decision shall be subject to the following coercive measures:
a) The deduction of his/her deposit at the bank, credit institution or treasury for the payment of such tax or fine.
The bank, credit institution or treasury shall have to deduct an amount of money from the tax payer's deposit account for payment of tax or fine into the State budget according to the tax handling decision of the tax authority or the competent State agency before the collection of debts;
b) The seizure of goods and material evidences to guarantee the full collection of tax or fine;
c) The inventory of his/her property as prescribed by law so as to ensure the full collection of outstanding tax or fine.
Article 18.- The competence of the tax authorities to handle tax violations
1. The heads of the tax authorities that directly manage the tax collection shall be entitled to handle violations committed by tax payers as defined in Clauses 1, 2 and 3, Article 17 of this Law.
2. The heads of the tax departments or sub-departments that directly manage the tax collection shall be entitled to apply handling measures prescribed in Clause 4, Article 17 of this Law, and forward dossiers to the competent agencies for handling according to the provisions of criminal law with regard to the violations described in Clause 3, Article 17 of this Law.
Article 19.- Handling of violations committed by tax officials and other individuals
1. A tax official or an individual who abuses his/her position and power to illegally use or appropriate tax money or fines shall have to return to the State the whole tax amount or fines he/she has illegally used or appropriated and shall, depending on the nature and seriousness of his/her violation, be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law.
2. A tax official or an individual who, due to irresponsibility or mishandling, causes damage to tax payers, shall have to make compensation in accordance with the provisions of the civil legislation; and he/she shall, depending on the nature and seriousness of his/her violation, be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law.
3. A tax official or an individual who abuses his/her position and power to act in complicity with or cover up violator(s) of the special consumption tax law or commits other acts of violating the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of his/her violation, be disciplined or examined for penal liability as prescribed by law.
4. Those who hinder or incite other people to hinder the enforcement of the Law on Special Consumption Tax shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability as prescribed by law.
Tax authorities or tax officials that well perform their assigned tasks; organizations or individuals that record achievements in implementing the Law on Special Consumption Tax; and tax payers who fulfill their tax obligations shall be rewarded.
The Government shall stipulate in detail the reward.
COMPLAINTS, THE INITIATION OF LAWSUITS AND THE STATUTE OF LIMITATIONS
Article 21.- The rights and responsibilities of tax payers in making complaints about tax
1. Tax payers shall have the right to complain about acts of tax officials and tax authorities they deem violating the Law on Special Consumption Tax.
Complaints shall be lodged to the tax authority that directly manages the tax collection within 30 days from the date of receipt of notices or handling decisions of tax officials or tax authorities.
Pending the settlement of complaints, the complainants shall still have to strictly comply with the notices or the decisions of the tax officials or tax authorities.
2. In cases where a complainant disagrees with a decision of the agency in charge of handling complaints, or his/her complaints is not settled within the time limit prescribed in Article 22 of this Law, he/she shall be entitled to lodge complaint to the immediate higher tax authority or initiate a lawsuit at the court as prescribed by law.
Article 22.- The responsibilities and powers of tax authorities in settling tax complaints
1. Within 15 days from the date of receipt of a tax complaint, a tax authority shall have to settle such complaint; for complicated cases, such time limit may be extended but must not exceed 30 days; if the case is beyond its jurisdiction, the tax authority shall have to forward the dossier or send a report to a competent agency for settlement and inform the complainant thereof within ten days from the date of receipt of the complaint.
2. The complaint-receiving tax authority shall have the right to request complainants to provide dossiers and documents relating to their complaints; if the complainants refuse to do so, the tax authority shall be entitled to decline the consideration and settlement of such complaints.
3. The tax authority shall have to return to tax payers the amounts of tax or fines improperly collected within 15 days from the date of receipt of decisions from the superior tax authority or the competent agency as prescribed by law.
4. Upon the discovery of and conclusion on a false tax declaration, tax evasion or errors, the tax authority shall have to collect the tax or fine arrears or reimburse tax payment dating back 5 years from the date of discovery of false tax declaration, tax evasion or tax errors. In cases where tax payers fail to register, declare and pay tax, the duration for collection of tax or fine arrears shall be dated back to the date such tax payers commenced their operation.
5. The head of a superior tax authority shall have to settle tax complaints lodged by tax payers against the subordinate tax authorities.
The Minister of Finance's decisions on the settlement of tax complaints shall be final.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 23.- The Government shall direct the organization of the implementation of the Law on Special Consumption Tax throughout the country.
Article 24.- The Minister of Finance shall have to organize and inspect the implementation of the Law on Special Consumption Tax throughout the country.
Article 25.- The People's Committees at all levels shall, within their respective tasks and powers, direct the implementation and inspect the observance of the Law on Special Consumption Tax in their respective localities.
Article 26.- This Law takes effect from January 1st, 1999.
This Law replaces the Law on Special Consumption Tax of June 30, 1990, the Law on the Amendments and Supplements to a Number of Articles of the Law on Special Consumption Tax of July 5, 1993, and the Law on the Amendments and Supplements to a Number of Articles of the Law on Special Consumption Tax of October 28, 1995.
To annul the stipulations on special consumption tax in other legal documents as from the effective date of this Law.
The settlement of all remaining problems relating to tax, tax final settlement, tax exemption and reduction and the handling of special consumption tax violations before January 1st, 1999 shall comply with relevant stipulations of the Law on Special Consumption Tax, the Laws on the Amendments and Supplements to a Number of Articles of the Law on Special Consumption Tax and the stipulations on special consumption tax in other legal documents.
Article 27.- In cases where an international agreement which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provision(s) different from those of this Law, the special consumption tax shall be applied in accordance with the provision(s) of such international agreement.
Article 28.- The Government shall stipulate in detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed by the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, on May 20, 1998 at its 3rd session.
|
NATIONAL ASSEMBLY |