Chương III Luật Thể dục, Thể thao 2006: Thể thao thành tích cao
Số hiệu: | 77/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 23/06/2007 | Số công báo: | Từ số 406 đến số 407 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao.
1. Trong thời gian tập luyện và thi đấu, vận động viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu thể thao;
b) Được chăm sóc và chữa trị chấn thương;
c) Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền công theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
d) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn;
đ) Thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
e) Chấp hành quy định của luật thi đấu thể thao và điều lệ giải thể thao.
2. Được tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; được học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn.
3. Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức; nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc.
4. Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khoẻ, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Vận động viên không còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời gian làm nhiệm vụ huấn luyện thi đấu, huấn luyện viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền công theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình huấn luyện thể thao;
c) Tuyển chọn vận động viên;
d) Quản lý, giáo dục vận động viên;
đ) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên;
e) Chấp hành quy định của luật thi đấu thể thao và điều lệ giải thể thao.
2. Được học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn; được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
3. Huấn luyện viên huấn luyện vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khoẻ, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Được bảo đảm an toàn trong quá trình làm nhiệm vụ.
2. Được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
3. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
4. Điều hành thi đấu theo quy định của luật thi đấu thể thao và điều lệ giải thể thao.
5. Trung thực, khách quan trong điều hành thi đấu.
1. Đội thể thao quốc gia là tập thể cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên từng môn thể thao và nhân viên y tế được thành lập để tập huấn và thi đấu quốc tế.
2. Đoàn thể thao quốc gia gồm các đội thể thao quốc gia được thành lập để thi đấu tại các đại hội thể thao khu vực và thế giới.
3. Kinh phí tập huấn và thi đấu của đội thể thao quốc gia, đoàn thể thao quốc gia được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước, kinh phí do Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam, liên đoàn thể thao quốc gia, hiệp hội thể thao quốc gia (sau đây gọi chung là liên đoàn thể thao quốc gia) cấp và các nguồn thu hợp pháp khác.
4. Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý đoàn thể thao quốc gia; liên đoàn thể thao quốc gia chịu trách nhiệm quản lý đội thể thao quốc gia.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao quy định trình tự, thủ tục thành lập đoàn thể thao quốc gia, đội thể thao quốc gia.
1. Vận động viên được tuyển chọn vào đội thể thao quốc gia phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu tuyển chọn của ban huấn luyện đội tuyển;
c) Có phẩm chất đạo đức tốt.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được tuyển chọn vào đội thể thao quốc gia phù hợp với pháp luật Việt Nam và quy định của các tổ chức thể thao quốc tế.
1. Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới; giải vô địch từng môn thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam.
2. Đại hội thể dục thể thao toàn quốc.
3. Giải thi đấu vô địch quốc gia, giải trẻ quốc gia hàng năm từng môn thể thao.
4. Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các giải thể thao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao.
2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao quyết định tổ chức các giải thể thao quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của các liên đoàn thể thao quốc gia.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức giải thể thao quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này.
1. Điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này được thực hiện theo quy định của các tổ chức thể thao quốc tế.
2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao phê duyệt điều lệ đại hội thể dục thể thao toàn quốc.
3. Chủ tịch liên đoàn thể thao quốc gia phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này.
1. Hồ sơ xin phép đăng cai tổ chức giải thể thao bao gồm:
a) Đơn xin đăng cai tổ chức giải thể thao, trong đó nêu rõ mục đích tổ chức, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật;
b) Điều lệ giải thể thao;
c) Danh sách ban tổ chức giải thể thao;
d) Chương trình thi đấu và các hoạt động khác của giải thể thao;
đ) Tên giải thi đấu; huy chương, huy hiệu, cờ hiệu, biểu tượng của giải.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 của Luật này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, nếu không cho phép phải nêu rõ lý do.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, nếu không cho phép phải nêu rõ lý do.
Liên đoàn thể thao quốc gia công nhận kỷ lục quốc gia các môn thể thao, kết quả thi đấu thể thao trong nước và quốc tế.
1. Đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao nhằm đánh giá trình độ chuyên môn của vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.
2. Liên đoàn thể thao quốc gia công nhận đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao quy định tiêu chuẩn phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn Việt Nam và phù hợp với quy định của các tổ chức thể thao quốc tế hoặc đạt tiêu chuẩn quốc tế.
1. Vận động viên chuyên nghiệp phải ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
2. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên chuyên nghiệp được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
3. Hợp đồng lao động ký giữa vận động viên chuyên nghiệp với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của tổ chức thể thao quốc tế tương ứng.
1. Huấn luyện viên chuyên nghiệp phải ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp hoặc liên đoàn thể thao quốc gia.
2. Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên chuyên nghiệp được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp hoặc với liên đoàn thể thao quốc gia.
3. Hợp đồng lao động ký giữa huấn luyện viên chuyên nghiệp với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp hoặc với liên đoàn thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của tổ chức thể thao quốc tế tương ứng.
1. Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp giữa hai câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trong nước được thực hiện bằng hợp đồng khi hợp đồng lao động của vận động viên chuyên nghiệp còn hiệu lực.
2. Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp giữa câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp Việt Nam và câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định về chuyển nhượng của liên đoàn thể thao quốc tế.
3. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia quy định phù hợp với pháp luật Việt Nam và các quy định của liên đoàn thể thao quốc tế mà mình là thành viên.
1. Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.
2. Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp do các bên thoả thuận bằng văn bản, bao gồm những nội dung sau đây:
a) Đối tượng chuyển nhượng;
b) Các bên tham gia chuyển nhượng;
c) Hình thức và phạm vi chuyển nhượng;
d) Thời gian chuyển nhượng;
đ) Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
g) Trách nhiệm và mức bồi thường của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
h) Cơ quan giải quyết tranh chấp;
i) Các nội dung khác do các bên thoả thuận.
Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân thành lập để thực hiện đào tạo, huấn luyện vận động viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp; kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực thể thao và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là thành viên của liên đoàn thể thao quốc gia.
1. Có đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
2. Có vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
4. Có nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của câu lạc bộ.
1. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp; việc phá sản câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật phá sản.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao cùng cấp.
3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp chỉ được kinh doanh hoạt động thể thao khi đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
b) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định tại Điều 50 của Luật này để cấp giấy chứng nhận; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản nêu rõ lý do.
1. Tham gia thi đấu giải thể thao chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia, liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức.
2. Đào tạo, huấn luyện vận động viên chuyên nghiệp.
3. Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
4. Ký hợp đồng lao động với vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.
5. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao.
6. Bảo đảm nguồn tài chính hoạt động của câu lạc bộ.
7. Được sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
8. Được hưởng chính sách ưu đãi trong sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị do Nhà nước quản lý.
9. Được Nhà nước tạo điều kiện để tăng nguồn thu hợp pháp.
10. Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
1. Việc bảo hộ quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo pháp luật về dân sự và pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp do mình tổ chức.
3. Chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được chuyển nhượng quyền sở hữu đối với giải thể thao cho tổ chức, cá nhân theo hợp đồng do các bên thoả thuận.
4. Chính phủ quy định chi tiết về quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp.
SECTION 1. HIGH-ACHIEVEMENT SPORTS
Article 31.- Development of high-achievement sports
The State adopts policies to develop high-achievement sports, invest in the construction of modern material foundations and supply of modern equipment and devices; train athletes and coaches up to national and international levels; organize high-achievement sports competitions and the participation in international sports tournaments; and encourages organizations and individuals to participate in high-achievement sports development.
Article 32.- Rights and obligations of high-achievement sports athletes
1. During the time of training and competition, athletes have the following rights and obligations:
a/ To be supplied with equipment, devices and means for sports training and competition;
b/ To receive medical treatment of their injuries;
c/ To be entitled to a special nutrition regime and remuneration under the Prime Minister's regulations;
d/ To apply safety measures;
e/ To follow training programs and plans set by their coaches;
f/ To abide by regulations on sports competition and rules of sports tournaments.
2. To participate in health insurance and social insurance under the provisions of law; to receive general, political and professional education.
3. To improve their ethical qualities and metal strength and elevate their sense of national pride.
4. Athletes who record outstanding achievements in national and international sports tournaments are entitled to preferences regarding professional training, healthcare, rewards and other preferences under the Prime Minister's regulations.
5. Athletes who are no longer able to compete shall be given priority by the State in job training and employment in accordance with law.
Article 33.- Rights and obligations of high-achievement sports coaches
1. During the time of training and competition, coaches have the following rights and obligations:
a/ To be entitled to a special nutrition regime and remuneration under the Prime Minister's regulations;
b/ To elaborate and implement sports training plans and programs;
c/ To select athletes;
d/ To manage and educate athletes;
e/ To apply measures to ensure safety for athletes;
f/ To abide by regulations on sports competition and rules of sports tournaments.
2. To study in order to raise their political and professional qualifications; to enjoy social insurance and health insurance under the provisions of law.
3. Coaches of athletes who record outstanding achievements in national and international sports tournaments are entitled to preferences regarding professional training, healthcare, rewards and other preferences under the Prime Minister's regulations.
Article 34.- Rights and obligations of high-achievement sports referees
1. To have their safety secured while performing their profession.
2. To be provided with professional training according to regulations.
3. To be entitled to remunerations according to law.
4. To administer the competition in accordance with regulations on sports competition and sport tournament rules.
5. To be honest and fair in competition administration.
Article 35.- National sports teams, national sports delegations
1. A national sports team is a group of officials, coaches and athletes of a given sport and medical staff, which is set up for training and international competition.
2. A national sports delegation consists of national sports teams, which is set up for competition at a specific regional or world sports meet.
3. Funds for training and competition of national sports teams and national sports delegations shall be covered by the state budget, funds of the Vietnam Olympic Committee, national sports federations, national sports associations (hereinafter collectively referred to as national sports federations) and other lawful funding sources.
4. The Vietnam Olympic Committee shall manage national sports delegations; national sports federations shall manage national sports teams.
The Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports shall specify the order of and procedures for the establishment of national sports delegations and national sports teams.
Article 36.- Criteria of athletes of national sports teams
1. To be selected into a national sports team, an athlete must fully satisfy the following criteria:
a/ Being a Vietnamese citizen;
b/ Having professional capabilities and qualifications meeting the selection criteria of the training board of the team;
c/ Possessing good ethical qualities.
2. Overseas Vietnamese who fully meet the criteria specified in Clause 1 of this Article may be selected into national sports teams in accordance with Vietnam's law and regulations of international sports organizations.
Article 37.- High-achievement sports tournaments
1. Regional, continental and world sports meets; regional, continental and world championships of each sport held in Vietnam.
2. National physical training and sports meets.
3. Annual national championships and national junior tournaments of each sport.
4. Provincial/municipal championships of each sport.
Article 38.- Competence to organize high-achievement sports tournaments
1. The Prime Minister shall decide to organize sports tournaments specified in Clauses 1 and 2, Article 37 of this Law, at the proposal of the Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports.
2. The Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports shall decide to organize sports tournaments specified in Clause 3, Article 37 of this Law, at the proposal of national sports federations.
3. Presidents of provincial-level People's Committees shall decide to organize sports tournaments specified in Clause 4, Article 37 of this Law.
Article 39.- Competence to promulgate rules of high-achievement sports tournaments
1. Rules of sports tournaments specified in Clause 1, Article 37 of this Law shall comply with regulations of international sports organizations.
2. The Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports shall approve rules of national physical training and sports meets.
3. Presidents of national sports federations shall approve rules of sports tournaments specified in Clause 4, Article 37 of this Law.
4. Presidents of provincial-level People's Committees shall approve rules of sports tournaments specified in Clause 4, Article 37 of this Law.
Article 40.- Procedures of application for hosting high-achievement sports tournaments
1. A dossier of application for hosting a high-achievement sports tournament consists of:
a/ An application for hosting a sports tournament, clearly stating the objectives of, and financial sources, material foundations, technical equipment and devices for, the tournament;
b/ Rules of the sports tournament;
c/ A list of members of the organizing committee of the sports tournament;
d/ The competition program and other activities under the sports tournament;
e/ The title, medals, badges, pennant and symbol of the tournament.
2. Within thirty days after receiving a valid and complete dossier, the person competent to decide on the organization of the sports tournament as specified in Clauses 1 and 2, Article 38 of this Law shall make a written reply to the applicant; in cases of refusal, he/she shall clearly state the reasons therefor.
Within fifteen days after receiving a valid and complete dossier, the person competent to decide on the organization of the sport tournament defined in Clause 3, Article 38 of this Law shall make a written reply to the applicant, in case of refusal, he/she shall clearly state the reasons therefor.
Article 41.- Recognition of results of high-achievement sports competition
National sports federations shall recognize national records of sports and the results of domestic and international sports competition.
Article 42.- Grades of high-achievement sports athletes, coaches and referees
1. Grading of sports athletes, coaches and referees aim to evaluate their professional qualifications.
2. National sports federations shall recognize the grades of sports athletes, coaches and referees.
3. The Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports shall specify criteria for awarding grades to sports athletes, coaches and referees.
Article 43.- Standards of material foundations, equipment and devices for high-achievement sports training and competition
Material foundations, equipment and devices for high-achievement sports training and competition must satisfy Vietnam standards and conform with regulations of international sports organizations or meet international standards.
SECTION 2. PROFESSIONAL SPORTS
Article 44.- Development of professional sports
1. Professional sports means sports activities in which coaches and athletes consider sports training, performance and competition as their profession.
2. The State encourages organizations and individuals to set up professional sports clubs.
Article 45.- Rights and obligations of professional athletes
1. Professional athletes shall sign labor contracts with professional sports clubs.
2. Rights and obligations of professional athletes shall be exercised and performed under labor contracts signed with professional sports clubs.
3. Labor contracts signed between professional athletes and professional sports clubs must comply with the law on labor and conform with regulations of relevant international sports organizations.
Article 46.- Rights and obligations of professional coaches
1. Professional coaches shall sign labor contracts with professional sports clubs or national sports federations.
2. Rights and obligations of professional coaches shall be exercised and performed under labor contracts signed with professional sports clubs or national sports federations.
3. Labor contracts signed between professional coaches and professional sports clubs or national sports federations must comply with the law on labor and conform with regulations of relevant international sports organizations.
Article 47.- Transfer of professional athletes
1. The transfer of a professional athlete who still has a valid labor contract between two domestic professional sports clubs shall be effected under a contract.
2. The transfer of a professional athlete between a Vietnamese professional sports club and a foreign professional sports club must comply with this Law and transfer regulations of international sports federations.
3. The order of and procedures for transfer of professional athletes shall be provided for by national sports federations in conformity with Vietnamese law and regulations of international sports federations of which they are members.
Article 48.- Contracts on transfer of professional athletes
1. Contracts on transfer of professional athletes must comply with Vietnamese law, treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and international practice.
2. Contracts on transfer of professional athletes shall be agreed upon in writing by involved parties, each covering the following contents:
a/ The subject of the transfer;
b/ Parties to the transfer;
c/ The transfer form and scope;
d/ The duration of the transfer;
e/ The transfer price and payment mode;
f/ Rights and obligations of the parties to the contract;
g/ Compensation liability and level of each party upon breach of the contract;
h/ Dispute settlement body;
i/ Other contents agreed upon by the parties.
Article 49.- Professional sports clubs
Professional sports clubs are enterprises which are set up by organizations or individuals to train athletes and organize professional sports competitions; carry out business and service activities in the sports domain and other domains under the provisions of law.
Professional sports clubs are members of national sports federations.
Article 50.- Conditions for professional sports clubs to conduct sports business
1. Having sports personnel who are capable of meeting the requirements of professional sports activities.
2. Having professional athletes and professional coaches.
3. Having material foundations, equipment and devices suitable to professional sports activities.
4. Having financial sources for their operation.
Article 51.- Order of and procedures for business registration, business suspension, splitting, division, merger, transformation, dissolution and bankruptcy of professional sports clubs
1. The order of and procedures for business registration, business suspension, splitting, division, merger, transformation and dissolution of professional sports clubs are defined in the Enterprise Law; bankruptcy of professional sports clubs shall be governed by the Bankruptcy Law.
2. Business registration agencies shall grant business registration certificates to professional sports clubs under the Enterprise Law.
Within seven working days from the date of granting a business registration certificate, the business registration agency shall send a copy of that certificate to the agency performing the state management of physical training and sports of the same level.
3. A professional sports club may only carry out sports business activities after it is granted the business qualification certificate by the provincial-level People's Committees under Article 50 of this Law.
4. A dossier of application for a sports business qualification certificate consists of:
a/ An application for a certificate;
b/ A brief report on the prepared business conditions specified in Article 50 of this Law.
Within seven working days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level People's Committee shall inspect sports business conditions of the professional sports club according to Article 50 of this Law for the grant of a business qualification certificate; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reasons therefor.
Article 52.- Tasks and powers of professional sports clubs
1. To participate in professional sports tournaments organized by national sports federations or international sports federations.
2. To train professional sports athletes.
3. To discover, select and foster sports talents.
4. To sign labor contracts with professional athletes and professional coaches.
5. To ensure material foundations, equipment and devices for sports training and competition.
6. To ensure financial sources for their operation.
7. To carry out production, business and service activities according to law.
8. To be entitled to preferential policies on the use of material foundations, equipment and devices managed by the State.
9. To enjoy conditions created by the State to increase their lawful revenues.
10. To receive and use donations and contributions of domestic as well as foreign organizations and individuals.
Article 53.- Ownership right to high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments
1. The protection of ownership right to high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments shall be governed by the civil law and intellectual property law.
2. National sports federations, professional sports clubs and other organizations and individuals that organize high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments are owners of these high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments.
3. Owners of high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments may transfer the ownership right to these sports tournaments to organizations or individuals under contracts agreed upon by the parties.
4. The Government shall specify the ownership right to high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments.