Luật Thể dục, Thể thao 2006 số 77/2006/QH11
Số hiệu: | 77/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 23/06/2007 | Số công báo: | Từ số 406 đến số 407 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về tổ chức và hoạt động thể dục, thể thao; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể dục, thể thao; tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thể dục, thể thao tại Việt Nam.
1. Hoạt động thể dục, thể thao và quản lý hoạt động thể dục, thể thao phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, thể lực, tầm vóc người Việt Nam, góp phần cải thiện đời sống văn hoá, tinh thần cho nhân dân, tăng cường hợp tác, giao lưu quốc tế về thể thao, nâng cao sự hiểu biết giữa các quốc gia, dân tộc phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng dần đầu tư ngân sách nhà nước, dành quỹ đất và có chính sách phát huy nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nhân lực, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao để đào tạo thành những tài năng thể thao, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thể dục, thể thao, phát triển một số môn thể thao đạt trình độ thế giới.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, thành lập cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao đáp ứng nhu cầu tập luyện, vui chơi, giải trí của nhân dân, bảo đảm để các cơ sở thể thao công lập và tư nhân được bình đẳng trong việc hưởng ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai theo quy định của pháp luật.
3. Ưu tiên đầu tư phát triển thể dục, thể thao ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
2. Uỷ ban Thể dục thể thao chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao theo thẩm quyền.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về thể dục thể thao ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thể dục, thể thao, các văn bản quy phạm pháp luật về thể dục, thể thao.
2. Tổ chức, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thể dục, thể thao.
3. Kiểm tra, đánh giá phát triển thể dục, thể thao quần chúng và hoạt động thi đấu thể thao.
4. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.
6. Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thể dục, thể thao.
7. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện hợp tác quốc tế về thể thao.
8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về thể dục, thể thao.
1. Thanh tra thể dục, thể thao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
2. Tổ chức và hoạt động của thanh tra thể dục, thể thao được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thể dục, thể thao được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao các cấp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của thể dục, thể thao, vận động mọi người tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
2. Đài phát thanh, truyền hình có trách nhiệm phát sóng hàng ngày chương trình thể dục buổi sáng.
3. Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền về hoạt động thể dục, thể thao trong nước và quốc tế phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân.
1. Lợi dụng hoạt động thể dục, thể thao xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng con người, trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc.
2. Sử dụng chất kích thích, phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.
3. Gian lận trong hoạt động thể thao.
4. Bạo lực trong hoạt động thể thao.
5. Cản trở hoạt động thể dục, thể thao hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai lệch kết quả thi đấu thể thao.
1. Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể dục, thể thao quần chúng, tạo cơ hội cho mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khoẻ, tình trạng khuyết tật được thực hiện quyền hoạt động thể dục, thể thao để nâng cao sức khoẻ, vui chơi, giải trí.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng các công trình thể thao công cộng, bảo đảm nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ thể dục, thể thao; xây dựng mạng lưới cộng tác viên thể dục, thể thao cơ sở đáp ứng yêu cầu hoạt động thể dục, thể thao của cộng đồng dân cư.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm vận động hội viên tham gia hoạt động thể dục, thể thao nhằm rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao tổ chức biểu diễn và thi đấu thể thao quần chúng.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao các cấp phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao vận động mọi người tham gia phát triển phong trào thể dục, thể thao, phổ biến kiến thức, hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sở thích, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cộng tác viên thể dục, thể thao cơ sở.
5. Cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện để công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị mình được tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
1. Nhà nước phát động phong trào thể dục, thể thao quần chúng nhằm động viên, khuyến khích mọi người tham gia tập luyện thể dục, biểu diễn và thi đấu thể thao, hình thành thói quen rèn luyện thân thể cho mọi người.
2. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng được đánh giá bằng chỉ tiêu số người tập luyện thường xuyên và gia đình thể thao. Việc tổ chức, đánh giá phong trào thể dục, thể thao quần chúng tại địa phương được thực hiện theo hướng dẫn của Uỷ ban Thể dục thể thao.
1. Uỷ ban Thể dục thể thao chỉ đạo tổ chức thi đấu thể thao quần chúng ở cấp quốc gia.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo tổ chức thi đấu thể thao quần chúng tại địa phương mình.
3. Cơ quan, tổ chức được tổ chức thi đấu thể thao quần chúng trong phạm vi quyền hạn của mình.
4. Cơ quan, tổ chức quyết định tổ chức giải thi đấu thể thao quần chúng phải tuân theo quy định của Luật này và có trách nhiệm quy định nội dung, hình thức, chế độ bồi dưỡng, giải thưởng và bảo đảm kinh phí cho việc tổ chức giải thi đấu.
1. Nhà nước tạo điều kiện cho người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức khoẻ, hoà nhập cộng đồng; bảo đảm cơ sở vật chất và chế độ, chính sách cho vận động viên thể thao khuyết tật tập luyện và thi đấu các giải thể thao quốc gia, quốc tế.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao các cấp phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao, cơ quan, tổ chức có liên quan tạo điều kiện, hướng dẫn người khuyết tật tham gia các hoạt động thể dục, thể thao.
4. Công trình thể thao phải được thiết kế phù hợp để người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
1. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích tổ chức, cá nhân chăm lo việc tập luyện, biểu diễn và thi đấu thể thao cho người cao tuổi.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội người cao tuổi có trách nhiệm tuyên truyền, vận động người cao tuổi tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
1. Cơ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức tập luyện thể dục phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong cơ quan và doanh nghiệp của mình.
2. Uỷ ban Thể dục thể thao phối hợp với Bộ Y tế tổ chức biên soạn các bài tập thể dục phòng bệnh, chữa bệnh và phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở y tế, cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng sử dụng phương pháp chữa bệnh bằng thể dục, thể thao.
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy các môn thể thao dân tộc theo quy định của Luật di sản văn hoá và Luật này; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai thác và phát triển các môn thể thao dân tộc, chú trọng các loại hình thể thao của các dân tộc thiểu số.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn tập luyện, biểu diễn và thi đấu các môn thể thao dân tộc; phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan phổ biến các môn thể thao dân tộc ra nước ngoài.
1. Nhà nước tạo điều kiện phát triển các môn thể thao giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của xã hội.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn hoạt động thể thao giải trí.
1. Giáo dục thể chất là môn học chính khoá thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
2. Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.
1. Nhà nước có chính sách dành đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, bảo đảm đủ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các bậc học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao xây dựng chương trình giáo dục thể chất, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao, hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao ngoại khoá trong nhà trường.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ sở vật chất, bố trí giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các trường thuộc phạm vi quản lý của mình.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm sau đây:
a) Quy hoạch đất đai, xây dựng cơ sở vật chất, nhà tập đa năng, bảo đảm trang thiết bị, dụng cụ thể thao, chỉ tiêu biên chế giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các trường công lập thuộc địa phương;
b) Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai theo quy định của pháp luật đối với trường tư thục, trường dân lập để các trường này có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
1. Tổ chức thực hiện chương trình môn học giáo dục thể chất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
3. Tổ chức cho người học tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá.
4. Bảo đảm an toàn cho người dạy và người học trong các hoạt động thể dục, thể thao.
1. Giảng dạy môn học giáo dục thể chất theo đúng chương trình.
2. Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khoá, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
3. Tôn trọng, đối xử công bằng và thực hiện các quy định bảo đảm an toàn cho người học.
4. Được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập môn học giáo dục thể chất.
2. Được tham gia hoạt động thể thao theo sở thích.
3. Được tuyển chọn vào các trường năng khiếu thể thao.
4. Được sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo các cấp, nhà trường có trách nhiệm tổ chức thi đấu thể thao để động viên phong trào thể dục, thể thao trong học sinh, sinh viên.
2. Nội dung, hình thức và các quy định về thi đấu thể thao phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học và điều kiện cơ sở vật chất.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao có trách nhiệm phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho người học.
1. Nhà nước bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo vận động viên, huấn luyện viên cho hoạt động thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm trang thiết bị phục vụ tập luyện và thi đấu thể thao trong lực lượng vũ trang;
b) Phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao ban hành và áp dụng tiêu chuẩn rèn luyện thể lực; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện viên, vận động viên, quy định các giải thể thao trong lực lượng vũ trang.
1. Tổ chức thực hiện chương trình huấn luyện thể lực cho cán bộ, chiến sỹ.
2. Tổ chức và tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sỹ tham gia hoạt động thể thao.
3. Quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị thể dục, thể thao.
1. Thực hiện chương trình huấn luyện thể lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Được tham gia hoạt động thể thao.
3. Được tuyển chọn vào các đội tuyển thể thao tham gia thi đấu các giải thể thao quốc gia, quốc tế.
Nhà nước có chính sách phát triển thể thao thành tích cao, đầu tư tập trung xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên đạt trình độ quốc gia, quốc tế; tổ chức thi đấu thể thao thành tích cao, tham gia các giải thể thao quốc tế; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phát triển thể thao thành tích cao.
1. Trong thời gian tập luyện và thi đấu, vận động viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện tập luyện và thi đấu thể thao;
b) Được chăm sóc và chữa trị chấn thương;
c) Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền công theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
d) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn;
đ) Thực hiện chương trình, giáo án tập luyện của huấn luyện viên;
e) Chấp hành quy định của luật thi đấu thể thao và điều lệ giải thể thao.
2. Được tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; được học tập văn hoá, chính trị, chuyên môn.
3. Rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức; nâng cao ý chí, lòng tự hào dân tộc.
4. Vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khoẻ, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Vận động viên không còn khả năng thi đấu thể thao được Nhà nước tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời gian làm nhiệm vụ huấn luyện thi đấu, huấn luyện viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù, tiền công theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình huấn luyện thể thao;
c) Tuyển chọn vận động viên;
d) Quản lý, giáo dục vận động viên;
đ) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho vận động viên;
e) Chấp hành quy định của luật thi đấu thể thao và điều lệ giải thể thao.
2. Được học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn; được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
3. Huấn luyện viên huấn luyện vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế được hưởng chế độ ưu đãi về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm sóc sức khoẻ, tiền thưởng và các chế độ khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Được bảo đảm an toàn trong quá trình làm nhiệm vụ.
2. Được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
3. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật.
4. Điều hành thi đấu theo quy định của luật thi đấu thể thao và điều lệ giải thể thao.
5. Trung thực, khách quan trong điều hành thi đấu.
1. Đội thể thao quốc gia là tập thể cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên từng môn thể thao và nhân viên y tế được thành lập để tập huấn và thi đấu quốc tế.
2. Đoàn thể thao quốc gia gồm các đội thể thao quốc gia được thành lập để thi đấu tại các đại hội thể thao khu vực và thế giới.
3. Kinh phí tập huấn và thi đấu của đội thể thao quốc gia, đoàn thể thao quốc gia được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước, kinh phí do Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam, liên đoàn thể thao quốc gia, hiệp hội thể thao quốc gia (sau đây gọi chung là liên đoàn thể thao quốc gia) cấp và các nguồn thu hợp pháp khác.
4. Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý đoàn thể thao quốc gia; liên đoàn thể thao quốc gia chịu trách nhiệm quản lý đội thể thao quốc gia.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao quy định trình tự, thủ tục thành lập đoàn thể thao quốc gia, đội thể thao quốc gia.
1. Vận động viên được tuyển chọn vào đội thể thao quốc gia phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu tuyển chọn của ban huấn luyện đội tuyển;
c) Có phẩm chất đạo đức tốt.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được tuyển chọn vào đội thể thao quốc gia phù hợp với pháp luật Việt Nam và quy định của các tổ chức thể thao quốc tế.
1. Đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới; giải vô địch từng môn thể thao khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam.
2. Đại hội thể dục thể thao toàn quốc.
3. Giải thi đấu vô địch quốc gia, giải trẻ quốc gia hàng năm từng môn thể thao.
4. Giải thi đấu vô địch từng môn thể thao của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức các giải thể thao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao.
2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao quyết định tổ chức các giải thể thao quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này theo đề nghị của các liên đoàn thể thao quốc gia.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức giải thể thao quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này.
1. Điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này được thực hiện theo quy định của các tổ chức thể thao quốc tế.
2. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao phê duyệt điều lệ đại hội thể dục thể thao toàn quốc.
3. Chủ tịch liên đoàn thể thao quốc gia phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 3 Điều 37 của Luật này.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều lệ giải thể thao quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này.
1. Hồ sơ xin phép đăng cai tổ chức giải thể thao bao gồm:
a) Đơn xin đăng cai tổ chức giải thể thao, trong đó nêu rõ mục đích tổ chức, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật;
b) Điều lệ giải thể thao;
c) Danh sách ban tổ chức giải thể thao;
d) Chương trình thi đấu và các hoạt động khác của giải thể thao;
đ) Tên giải thi đấu; huy chương, huy hiệu, cờ hiệu, biểu tượng của giải.
2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 của Luật này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, nếu không cho phép phải nêu rõ lý do.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, nếu không cho phép phải nêu rõ lý do.
Liên đoàn thể thao quốc gia công nhận kỷ lục quốc gia các môn thể thao, kết quả thi đấu thể thao trong nước và quốc tế.
1. Đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao nhằm đánh giá trình độ chuyên môn của vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.
2. Liên đoàn thể thao quốc gia công nhận đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.
3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao quy định tiêu chuẩn phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn Việt Nam và phù hợp với quy định của các tổ chức thể thao quốc tế hoặc đạt tiêu chuẩn quốc tế.
1. Vận động viên chuyên nghiệp phải ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
2. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên chuyên nghiệp được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
3. Hợp đồng lao động ký giữa vận động viên chuyên nghiệp với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của tổ chức thể thao quốc tế tương ứng.
1. Huấn luyện viên chuyên nghiệp phải ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp hoặc liên đoàn thể thao quốc gia.
2. Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên chuyên nghiệp được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp hoặc với liên đoàn thể thao quốc gia.
3. Hợp đồng lao động ký giữa huấn luyện viên chuyên nghiệp với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp hoặc với liên đoàn thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của tổ chức thể thao quốc tế tương ứng.
1. Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp giữa hai câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trong nước được thực hiện bằng hợp đồng khi hợp đồng lao động của vận động viên chuyên nghiệp còn hiệu lực.
2. Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp giữa câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp Việt Nam và câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định về chuyển nhượng của liên đoàn thể thao quốc tế.
3. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia quy định phù hợp với pháp luật Việt Nam và các quy định của liên đoàn thể thao quốc tế mà mình là thành viên.
1. Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.
2. Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp do các bên thoả thuận bằng văn bản, bao gồm những nội dung sau đây:
a) Đối tượng chuyển nhượng;
b) Các bên tham gia chuyển nhượng;
c) Hình thức và phạm vi chuyển nhượng;
d) Thời gian chuyển nhượng;
đ) Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
g) Trách nhiệm và mức bồi thường của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
h) Cơ quan giải quyết tranh chấp;
i) Các nội dung khác do các bên thoả thuận.
Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là doanh nghiệp do tổ chức, cá nhân thành lập để thực hiện đào tạo, huấn luyện vận động viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp; kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực thể thao và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là thành viên của liên đoàn thể thao quốc gia.
1. Có đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
2. Có vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
4. Có nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của câu lạc bộ.
1. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp; việc phá sản câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật phá sản.
2. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao cùng cấp.
3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp chỉ được kinh doanh hoạt động thể thao khi đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
4. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
b) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định tại Điều 50 của Luật này để cấp giấy chứng nhận; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản nêu rõ lý do.
1. Tham gia thi đấu giải thể thao chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia, liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức.
2. Đào tạo, huấn luyện vận động viên chuyên nghiệp.
3. Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
4. Ký hợp đồng lao động với vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.
5. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao.
6. Bảo đảm nguồn tài chính hoạt động của câu lạc bộ.
7. Được sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
8. Được hưởng chính sách ưu đãi trong sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị do Nhà nước quản lý.
9. Được Nhà nước tạo điều kiện để tăng nguồn thu hợp pháp.
10. Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
1. Việc bảo hộ quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo pháp luật về dân sự và pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp do mình tổ chức.
3. Chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được chuyển nhượng quyền sở hữu đối với giải thể thao cho tổ chức, cá nhân theo hợp đồng do các bên thoả thuận.
4. Chính phủ quy định chi tiết về quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp.
1. Cơ sở thể thao bao gồm:
a) Trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao;
b) Trung tâm hoạt động thể thao;
c) Cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao;
d) Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp;
đ) Trường năng khiếu thể thao.
2. Các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao bao gồm doanh nghiệp thể thao và đơn vị sự nghiệp thể thao.
1. Doanh nghiệp thể thao được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
a) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn phù hợp với nội dung hoạt động;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao;
c) Có nguồn tài chính bảo đảm hoạt động kinh doanh.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh phải gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao cùng cấp.
4. Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao chỉ được hoạt động kinh doanh khi đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 của Điều này.
5. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận;
b) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phải kiểm tra các điều kiện hoạt động của doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều này để cấp giấy chứng nhận; trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
6. Việc thành lập và hoạt động của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định tại các điều 49, 50, 51 và 52 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thể thao do tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể doanh nghiệp thể thao được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp; việc phá sản doanh nghiệp thể thao được thực hiện theo quy định của Luật phá sản.
1. Hộ kinh doanh hoạt động thể thao thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về doanh nghiệp.
2. Hộ kinh doanh hoạt động thể thao sử dụng thường xuyên từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
1. Đơn vị sự nghiệp thể thao được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập đơn vị sự nghiệp thể thao:
a) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao quyết định thành lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên quốc gia;
b) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, trung tâm hoạt động thể thao, cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao trực thuộc;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao, trung tâm hoạt động thể thao, cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao trên địa bàn.
1. Đơn vị sự nghiệp thể thao bị đình chỉ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức và thực hiện nhiệm vụ;
b) Không bảo đảm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn;
c) Vi phạm quy định về quản lý tài chính.
2. Đơn vị sự nghiệp thể thao bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không khắc phục được tình trạng theo quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày bị đình chỉ;
b) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân xin thành lập đơn vị sự nghiệp thể thao.
3. Người quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp thể thao.
1. Tổ chức huấn luyện, thi đấu thể thao.
2. Chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức học tập văn hóa, giáo dục đạo đức cho vận động viên.
3. Tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân sự.
4. Quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
5. Bảo đảm an toàn cho vận động viên.
6. Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân.
1. Tổ chức hoạt động thể dục, thể thao theo đúng nội dung đã đăng ký.
2. Cung cấp các dịch vụ phục vụ người tập.
3. Bảo đảm an toàn cho người tập trong quá trình tập luyện, thi đấu tại cơ sở.
4. Tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhân sự .
5. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
6. Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân.
7. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
1. Trường năng khiếu thể thao là loại trường chuyên biệt được thành lập để phát triển năng khiếu của học sinh trong lĩnh vực thể thao.
Tổ chức và hoạt động của trường năng khiếu thể thao được thực hiện theo quy định của Luật giáo dục và Luật này.
2. Điều kiện thành lập trường năng khiếu thể thao:
a) Có chương trình giáo dục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các môn thể thao do hiệu trưởng nhà trường tổ chức xây dựng và quyết định;
b) Có đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục về thể thao và văn hoá;
c) Có trường sở, thiết bị và tài chính bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường năng khiếu thể thao.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục thể thao quy định chương trình văn hoá phổ thông giảng dạy trong trường năng khiếu thể thao trên cơ sở bảo đảm kiến thức văn hoá phổ thông cho học sinh, tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về các môn thể thao theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 61 của Luật này.
2. Tổ chức giảng dạy chương trình văn hoá phổ thông theo quy định tại khoản 4 Điều 61 của Luật này.
3. Tham gia thi đấu thể thao.
4. Tổ chức giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh.
5. Chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng, bảo đảm sinh hoạt văn hóa, vui chơi, giải trí cho học sinh.
6. Tuyển dụng, quản lý, sử dụng nhân sự.
7. Quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị.
8. Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân.
1. Được học văn hoá.
2. Được tập luyện môn thể thao theo năng khiếu.
3. Được ăn, ở nội trú.
4. Được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Được chăm sóc sức khoẻ và bảo đảm an toàn trong tập luyện, thi đấu thể thao.
6. Được tham gia các giải thi đấu thể thao.
7. Được tuyển chọn đi tập huấn ở nước ngoài.
8. Chấp hành tốt nội quy, quy chế của nhà trường.
9. Tích cực học tập văn hoá, tu dưỡng đạo đức, tập luyện chuyên môn để phát triển năng khiếu thể thao.
10. Trường hợp có nguyện vọng không học tiếp ở trường năng khiếu thể thao thì được chuyển sang học tập ở các trường phổ thông phù hợp với trình độ văn hoá đang theo học.
1. Ngân sách nhà nước.
2. Khoản thu từ hoạt động thi đấu, biểu diễn, dịch vụ hoạt động thể thao; chuyển nhượng quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp.
3. Nguồn đầu tư, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
4. Các nguồn thu hợp pháp khác.
1. Trong quy hoạch xây dựng trường học, đô thị, khu dân cư, doanh trại đơn vị vũ trang nhân dân phải dành đất đai để xây dựng công trình thể thao.
2. Đất đai dành cho xây dựng công trình thể thao phải được bố trí ở những nơi thuận tiện để mọi người tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình thể thao được giao đất và cho thuê đất theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai dành cho thể dục, thể thao phù hợp với quy hoạch phát triển thể dục, thể thao.
Nhà nước đào tạo, bồi dưỡng và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao.
1. Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng thể thao được thành lập nhằm hỗ trợ các tài năng thể thao.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập, tài trợ, ủng hộ Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng thể thao.
3. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng thể thao được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam là tổ chức xã hội về thể thao, đại diện cho thể thao Việt Nam trong phong trào Ô-lim-pích quốc tế.
2. Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Việc thành lập, giải thể, chuẩn y điều lệ tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Ô-lim-pích Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội, phù hợp với quy định của Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế.
1. Tham gia xây dựng và phát triển phong trào thể dục, thể thao trong nước; mở rộng quan hệ về thể thao với các nước trong phong trào Ô-lim-pích quốc tế.
2. Tuyên truyền, vận động mọi người lòng yêu thích và tinh thần thể thao cao thượng.
3. Giúp đỡ các liên đoàn thể thao quốc gia, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ngành, địa phương hoạt động.
4. Phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao chuẩn bị cho đoàn thể thao Việt Nam tham dự các đại hội thể thao quốc tế.
5. Kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cơ chế, chính sách phát triển phong trào thể dục, thể thao.
6. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động và cấp kinh phí cho các nhiệm vụ do Nhà nước uỷ quyền theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
7. Được nhận tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ này theo quy định của pháp luật.
1. Liên đoàn thể thao quốc gia là tổ chức xã hội - nghề nghiệp về một môn hoặc một số môn thể thao và được gia nhập liên đoàn thể thao quốc tế tương ứng.
2. Liên đoàn thể thao quốc gia hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện quyền, nghĩa vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định của pháp luật.
3. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuẩn y điều lệ tổ chức và hoạt động của liên đoàn thể thao quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội, phù hợp với quy định của liên đoàn thể thao quốc tế.
1. Tập hợp, đoàn kết, động viên các thành viên tham gia phát triển môn thể thao trong nước.
2. Tuyên truyền lợi ích, tác dụng của môn thể thao.
3. Kiến nghị, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cơ chế, chính sách phát triển môn thể thao.
4. Huy động mọi nguồn lực phát triển môn thể thao; tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ hoạt động thể thao theo quy định của pháp luật.
5. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động và cấp kinh phí cho các nhiệm vụ do Nhà nước uỷ quyền theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
6. Được nhận tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ này theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức, quản lý các giải thể thao quốc gia và giải thể thao quốc tế tại Việt Nam theo thẩm quyền.
8. Quản lý vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài môn thể thao; cử vận động viên, đội tuyển thể thao tham gia thi đấu quốc tế.
9. Xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao và tổ chức triển khai, quản lý, điều hành sau khi được Uỷ ban Thể dục thể thao phê duyệt.
10. Hướng dẫn các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ở ngành, địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ.
11. Công nhận thành tích thi đấu thể thao, đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao.
1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ngành, địa phương hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện quyền, nghĩa vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuẩn y điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ngành, địa phương được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội.
Nhà nước mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về thể thao trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
1. Tham gia các tổ chức thể thao quốc tế, ký kết, gia nhập, phê duyệt các điều ước quốc tế về thể thao.
2. Tổ chức, tham gia tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế tại Việt Nam.
3. Tham gia thi đấu và biểu diễn thể thao.
4. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, trao đổi chuyên gia, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài thể thao.
5. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thể thao.
6. Trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong thể thao.
7. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất về thể thao.
8. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác về thể thao.
9. Giao lưu, giới thiệu các môn thể thao dân tộc.
10. Chống tiêu cực trong các hoạt động thể thao.
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong xây dựng và phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, trong hoạt động thể dục, thể thao được khen thưởng theo quy định của Luật này và pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Chế độ thưởng vật chất cho vận động viên, huấn luyện viên thể thao đạt thành tích xuất sắc tại các giải thể thao quốc gia và quốc tế do Thủ tướng Chính phủ quy định.
1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về thể dục, thể thao thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
2. Pháp lệnh thể dục, thể thao ngày 25 tháng 9 năm 2000 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 77/2006/QH11 |
Hanoi, November 11, 2006 |
ON PHYSICAL TRAINING AND SPORTS
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for physical training and sports.
This Law provides for physical training and sports activities; rights and obligations of organizations and individuals involved in physical training and sports activities.
Article 2.- Subjects of application
This Law applies to organizations and individuals involved in physical training and sports activities; and organizations and individuals related to physical training and sports activities in Vietnam.
Article 3.- Application of law on physical training and sports
1. Physical training and sports activities and the management of physical training and sports activities must comply with the provisions of this Law and other relevant laws.
2. When a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Law, that treaty prevails.
Article 4.- State policies on physical training and sports development
1. To develop physical training and sports aiming to raise the health, physical strength and stature of Vietnamese people, contribute to improving the people's cultural and spiritual life, enhance international sports cooperation and exchange, and increase understandings among countries and peoples in service of national construction and defense.
To gradually increase state budget investment, reserve land funds and adopt policies to make use of resources to build material foundations, train human resources, discover and train persons with sports aptitudes into sports talents, conduct scientific and technological research and application in order to improve the quality of physical training and sports activities and develop some sports up to world level.
2. To encourage organizations and individuals to participate in physical training and sports development and establish sports service establishments in order to meet people's demand for physical exercise, recreation and entertainment, ensure equality between public and private sports establishments in terms of tax, credit and land-related preferences according to law.
3. To prioritize investment in the development of physical training and sports in exceptional socio-economic difficulty-stricken areas and the preservation and development of traditional sports.
Article 5.- Agencies performing the state management of physical training and sports
1. The Government shall perform the uniform state management of physical training and sports.
2. The Committee for Physical Training and Sports is responsible before the Government for the performance of the state management of physical training and sports.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the scope of their competence, coordinate with the Committee for Physical Training and Sports in performing the state management of physical training and sports.
4. People's Committees at all levels shall perform the state management of physical training and sports in their respective localities under the Government's decentralization.
Article 6.- Contents of state management of physical training and sports
1. Elaborating, promulgating and organizing the implementation of, strategies, plannings, plans and policies on physical training and sports development and legal documents on physical training and sports.
2. Organizing and directing the training of human resources for physical training and sports.
3. Inspecting and assessing the development of mass physical training and sports and sports competition activities.
4. Organizing and directing scientific and technological research and application in the domain of physical training and sports.
5. Mobilizing, managing and using resources for physical training and sports development.
6. Organizing and directing emulation and commendation work in the domain of physical training and sports.
7. Organizing and directing international cooperation in sports.
8. Examining, inspecting, settling complaints and denunciations and handling violations of law on physical training and sports.
Article 7.- Physical training and sports inspectorate
1. The physical training and sports inspectorate shall carry out specialized inspection in the domain of physical training and sports.
2. The organization and operation of the physical training and sports inspectorate must comply with the law on inspection.
Article 8.- Complaints and denunciations in physical training and sports activities
Complaints and denunciations and the settlement of complaints and denunciations in physical training and sports activities must comply with the provisions of law.
Article 9.- Information and communication on physical training and sports
1. Agencies performing the state management of physical training and sports at various levels shall coordinate with concerned agencies and organizations in carrying out communication about the benefits and effects of physical training and sports and mobilize people to participate in physical training and sports activities.
2. Radio and television stations shall broadcast daily morning physical exercise programs.
3. Mass media agencies shall provide information on and carry out communication about domestic and international physical training and sports activities in service of the people's spiritual life.
Article 10.- Prohibited acts in physical training and sports activities
1. Taking advantage of physical training and sport activities to infringe upon the State's interests and lawful rights and interests of organizations and individuals; harming human health and life or badly affecting national ethics, fine customs and traditions and cultural identities.
2. Using banned stimulants or applying banned methods in sports training and competition.
3. Cheating in sports activities.
4. Committing acts of violence in sports activities.
5. Obstructing lawful physical training and sports activities of organizations and individuals.
6. Abusing positions and powers to falsify sports competition results.
PHYSICAL TRAINING AND SPORTS FOR ALL
SECTION 1. MASS PHYSICAL TRAINING AND SPORTS
Article 11.- Development of mass physical training and sports
1. The State adopts investment policies and encourages organizations and individuals to participate in the development of mass physical training and sports, creating opportunities for people, regardless of their age, gender, health and disability status, to exercise their rights to physical training and sports for the purposes of health improvement, recreation and entertainment.
2. People's Committees at various levels shall build public sports facilities and ensure adequate physical training and sports personnel; set up a network of grassroots physical training and sports collaborators to meet local communities' requirements for physical training and sports activities.
3. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall mobilize their members to participate in physical training and sports activities to exercise and improve their health; and coordinate with agencies performing the state management of physical training and sports in organizing mass sports performances and competitions.
4. Agencies performing the state management of physical training and sports at various levels shall coordinate with socio-professional sports organizations in mobilizing people to participate in physical training and sports movements and popularizing physical training and sports knowledge and instructions appropriate to the people's hobbies, age, gender and occupations; and provide professional training to grassroots physical training and sports collaborators.
5. State agencies, organizations and enterprises shall create conditions for civil servants, employees and laborers in their respective units to participate in physical training and sports activities.
Article 12.- Mass physical training and sports movements
1. The State launches mass physical training and sports movements to mobilize and encourage people to participate in physical training as well as sports performance and competition in order to form the habit of doing physical exercises.
2. Mass physical training and sports movements shall be evaluated based on the number of people habitually doing physical exercises and the number of sports families. The organization and evaluation of mass physical training and sports movements in localities shall be carried out under the guidance of the Committee for Physical Training and Sports.
Article 13.- Mass sports competitions
1. The Committee for Physical Training and Sports shall direct the organization of mass sports competitions at the national level.
2. People's Committees at various levels shall direct the organization of mass sports competitions in their respective localities.
3. Agencies and organizations may organize mass sports competitions within the ambit of their powers.
4. Agencies and organizations that decide to organize mass sports tournaments shall comply with the provisions of this Law and decide on the contents, forms, remuneration and prizes of the tournaments and ensure funds for the organization of the tournaments.
Article 14.- Physical training and sports for the disabled
1. The State creates conditions for the disabled to participate in physical training and sports activities in order to improve their health and integrate themselves into the community; ensures material foundations and adopts regimes and policies for athletes with disabilities to participate in national and international sports tournaments.
2. The State encourages organizations and individuals to support the disabled to participate in physical training and sports activities.
3. Agencies performing the state management of physical training and sports at various levels shall coordinate with socio-professional sports organizations and concerned agencies and organizations in creating conditions for and guiding the disabled to participate in physical training and sports activities.
4. Sports facilities must be properly designed to enable the disabled to participate in physical training and sport activities.
Article 15.- Physical training and sports for the elderly
1. The State creates conditions and encourages organizations and individuals to pay attention to sports training, performance and competition of the elderly.
2. The Vietnam Fatherland Front and the Vietnam Association of Elderly People shall encourage and mobilize the elderly to participate in physical training and sports activities.
Article 16.- Physical training for disease prevention and treatment
1. Agencies and enterprises shall organize physical exercises to prevent and combat occupational diseases for laborers in their respective agencies and enterprises.
2. The Committee for Physical Training and Sports shall coordinate with the Ministry of Health in designing and widely disseminating among the people physical exercise routines to prevent and combat diseases.
3. The States encourages organizations and individuals to establish medical establishments and convalescent and functional rehabilitation establishments that use physical training and sports as a therapeutic method.
1. The State adopts policies to preserve and promote national sports under the Law on Cultural Heritage and this Law; encourages organizations and individuals to exploit and develop national sports, attaching importance to sports of ethnic minority groups.
2. Agencies performing the state management of physical training and sports shall guide the training, performance and competition of national sports; and coordinate with concerned agencies and organizations in introducing national sports in foreign countries.
1. The State creates conditions for the development of leisure sports to meet the society's recreation needs.
2. Agencies performing the state management of physical training and sports shall organize and guide leisure sports activities.
The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Committee for Physical Training and Sports in, guiding the organization of defense sports activities among the people.
SECTION 2. PHYSICAL EDUCATION AND SPORTS IN SCHOOLS
Article 20.- Physical education and sports in schools
1. Physical education is an intra-curricular subject under the educational program, aiming to provide basic physical knowledge and exertion skills to learners through physical exercises and games, contribute to the achievement of the goal of comprehensive education.
2. Sports activities in schools are learners' voluntary activities, which are organized as extra-curricular activities suitable to learners' hobbies, sex, age and health in order to create conditions for them to exercise their rights to recreation and entertainment and develop their sports aptitudes.
Article 21.- The State's responsibilities for physical education and sports in schools
1. The State adopts policies to reserve land and invest in the construction of material foundations for physical education and sports in schools, and ensure sufficient physical training and sports teachers and lecturers for all education levels.
2. The Minister of Education and Training shall coordinate with the Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports in elaborating physical education programs, training physical training and sports teachers and lecturers and guiding the contents of extra-curricular sports activities in schools.
3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall direct and organize the construction of material foundations and the arrangement of physical training and sports teachers and lecturers for schools under their management.
4. People's Committees of provinces and centrally run cities (hereinafter collectively referred to as provincial-level People's Committees) shall:
a/ Plan land areas, build material foundations and gyms, supply sports equipment and devices and allocate payroll quotas of physical training and sports teachers and lecturers for public schools in their localities.
b/ Implement policies on land preferences for private schools and people-founded schools in accordance with law to help these schools build their material foundations for physical education and sports.
Article 22.- Responsibilities of schools
1. To organize the implementation of the physical education program under regulations of the Minister of Education and Training.
2. To manage and effectively use material foundations, equipment and devices for physical education and sports in schools.
3. To organize extra-curricular sports activities for learners.
4. To ensure safety for teachers and learners in physical training and sports activities.
5. To discover and foster learners' sports aptitudes.
Article 23.- Rights and obligations of physical training and sports teachers and lecturers
1. To teach the physical education subject according with its program.
2. To organize extra-curricular sports activities, discover and foster learners' sports aptitudes.
3. To respect learners, treat them equally and comply with regulations on ensuring safety for learners.
4. To be entitled to a special allowance regime under the Prime Minister's regulations.
Article 24.- Rights and obligations of learners
1. To study the physical education subject.
2. To participate in their hobby sports activities.
3. To be selected and enrolled in sports-oriented schools.
4. To use material foundations, equipment and devices for physical education and sports in schools.
Article 25.- Sports competitions in schools
1. Agencies performing the state management of education and training at all levels and schools shall organize sports competitions in order to encourage physical training and sports movements among pupils and students.
2. Contents and forms of, and regulations on, sports competition must be suitable to the physio-psychological characteristics of learners of different age groups and material foundation conditions.
Article 26.- Responsibilities of the Ho Chi Minh Communist Youth Union and socio-professional sports organizations
The Ho Chi Minh Communist Youth Union and socio-professional sports organizations shall coordinate with schools in organizing extra-curricular sports activities for learners.
SECTION 3. PHYSICAL TRAINING AND SPORTS IN THE ARMED FORCES
Article 27.- Physical training and sport activities in the armed forces
1. To carry out strength training, aiming to improve the health of officers and soldiers to meet the requirements of building the armed forces.
2. To organize voluntary sports activities for officers and soldiers.
3. To organize high-achievement sports training and competition.
Article 28.- Responsibilities of state agencies for physical training and sports in the armed forces
1. The State ensures material foundations, equipment and devices, and conditions for training of athletes and coaches for physical training and sports activities in the armed forces.
2. The Minister of Defense and the Minister of Public Security shall:
a/ Organize and direct the construction of material foundations and supply of equipment and devices for sports training and competition in the armed forces;
b/ Coordinate with the Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports in promulgating and applying strength training criteria, organizing the training of coaches and athletes and issuing regulations on sports tournaments in the armed forces.
Article 29.- Responsibilities of armed forces' units
1. To organize the implementation of strength training programs for officers and soldiers.
2. To organize and create conditions for officers and soldiers to participate in sports activities.
3. To manage and effectively use material foundations and equipment and devices for physical training and sports.
Article 30.- Rights and obligations of officers and soldiers
1. To follow strength training programs according to regulations of the Minister of Defense and the Minister of Public Security.
2. To participate in sport activities.
3. To be selected into sports teams to compete in national and international sports tournaments.
SECTION 1. HIGH-ACHIEVEMENT SPORTS
Article 31.- Development of high-achievement sports
The State adopts policies to develop high-achievement sports, invest in the construction of modern material foundations and supply of modern equipment and devices; train athletes and coaches up to national and international levels; organize high-achievement sports competitions and the participation in international sports tournaments; and encourages organizations and individuals to participate in high-achievement sports development.
Article 32.- Rights and obligations of high-achievement sports athletes
1. During the time of training and competition, athletes have the following rights and obligations:
a/ To be supplied with equipment, devices and means for sports training and competition;
b/ To receive medical treatment of their injuries;
c/ To be entitled to a special nutrition regime and remuneration under the Prime Minister's regulations;
d/ To apply safety measures;
e/ To follow training programs and plans set by their coaches;
f/ To abide by regulations on sports competition and rules of sports tournaments.
2. To participate in health insurance and social insurance under the provisions of law; to receive general, political and professional education.
3. To improve their ethical qualities and metal strength and elevate their sense of national pride.
4. Athletes who record outstanding achievements in national and international sports tournaments are entitled to preferences regarding professional training, healthcare, rewards and other preferences under the Prime Minister's regulations.
5. Athletes who are no longer able to compete shall be given priority by the State in job training and employment in accordance with law.
Article 33.- Rights and obligations of high-achievement sports coaches
1. During the time of training and competition, coaches have the following rights and obligations:
a/ To be entitled to a special nutrition regime and remuneration under the Prime Minister's regulations;
b/ To elaborate and implement sports training plans and programs;
c/ To select athletes;
d/ To manage and educate athletes;
e/ To apply measures to ensure safety for athletes;
f/ To abide by regulations on sports competition and rules of sports tournaments.
2. To study in order to raise their political and professional qualifications; to enjoy social insurance and health insurance under the provisions of law.
3. Coaches of athletes who record outstanding achievements in national and international sports tournaments are entitled to preferences regarding professional training, healthcare, rewards and other preferences under the Prime Minister's regulations.
Article 34.- Rights and obligations of high-achievement sports referees
1. To have their safety secured while performing their profession.
2. To be provided with professional training according to regulations.
3. To be entitled to remunerations according to law.
4. To administer the competition in accordance with regulations on sports competition and sport tournament rules.
5. To be honest and fair in competition administration.
Article 35.- National sports teams, national sports delegations
1. A national sports team is a group of officials, coaches and athletes of a given sport and medical staff, which is set up for training and international competition.
2. A national sports delegation consists of national sports teams, which is set up for competition at a specific regional or world sports meet.
3. Funds for training and competition of national sports teams and national sports delegations shall be covered by the state budget, funds of the Vietnam Olympic Committee, national sports federations, national sports associations (hereinafter collectively referred to as national sports federations) and other lawful funding sources.
4. The Vietnam Olympic Committee shall manage national sports delegations; national sports federations shall manage national sports teams.
The Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports shall specify the order of and procedures for the establishment of national sports delegations and national sports teams.
Article 36.- Criteria of athletes of national sports teams
1. To be selected into a national sports team, an athlete must fully satisfy the following criteria:
a/ Being a Vietnamese citizen;
b/ Having professional capabilities and qualifications meeting the selection criteria of the training board of the team;
c/ Possessing good ethical qualities.
2. Overseas Vietnamese who fully meet the criteria specified in Clause 1 of this Article may be selected into national sports teams in accordance with Vietnam's law and regulations of international sports organizations.
Article 37.- High-achievement sports tournaments
1. Regional, continental and world sports meets; regional, continental and world championships of each sport held in Vietnam.
2. National physical training and sports meets.
3. Annual national championships and national junior tournaments of each sport.
4. Provincial/municipal championships of each sport.
Article 38.- Competence to organize high-achievement sports tournaments
1. The Prime Minister shall decide to organize sports tournaments specified in Clauses 1 and 2, Article 37 of this Law, at the proposal of the Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports.
2. The Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports shall decide to organize sports tournaments specified in Clause 3, Article 37 of this Law, at the proposal of national sports federations.
3. Presidents of provincial-level People's Committees shall decide to organize sports tournaments specified in Clause 4, Article 37 of this Law.
Article 39.- Competence to promulgate rules of high-achievement sports tournaments
1. Rules of sports tournaments specified in Clause 1, Article 37 of this Law shall comply with regulations of international sports organizations.
2. The Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports shall approve rules of national physical training and sports meets.
3. Presidents of national sports federations shall approve rules of sports tournaments specified in Clause 4, Article 37 of this Law.
4. Presidents of provincial-level People's Committees shall approve rules of sports tournaments specified in Clause 4, Article 37 of this Law.
Article 40.- Procedures of application for hosting high-achievement sports tournaments
1. A dossier of application for hosting a high-achievement sports tournament consists of:
a/ An application for hosting a sports tournament, clearly stating the objectives of, and financial sources, material foundations, technical equipment and devices for, the tournament;
b/ Rules of the sports tournament;
c/ A list of members of the organizing committee of the sports tournament;
d/ The competition program and other activities under the sports tournament;
e/ The title, medals, badges, pennant and symbol of the tournament.
2. Within thirty days after receiving a valid and complete dossier, the person competent to decide on the organization of the sports tournament as specified in Clauses 1 and 2, Article 38 of this Law shall make a written reply to the applicant; in cases of refusal, he/she shall clearly state the reasons therefor.
Within fifteen days after receiving a valid and complete dossier, the person competent to decide on the organization of the sport tournament defined in Clause 3, Article 38 of this Law shall make a written reply to the applicant, in case of refusal, he/she shall clearly state the reasons therefor.
Article 41.- Recognition of results of high-achievement sports competition
National sports federations shall recognize national records of sports and the results of domestic and international sports competition.
Article 42.- Grades of high-achievement sports athletes, coaches and referees
1. Grading of sports athletes, coaches and referees aim to evaluate their professional qualifications.
2. National sports federations shall recognize the grades of sports athletes, coaches and referees.
3. The Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports shall specify criteria for awarding grades to sports athletes, coaches and referees.
Article 43.- Standards of material foundations, equipment and devices for high-achievement sports training and competition
Material foundations, equipment and devices for high-achievement sports training and competition must satisfy Vietnam standards and conform with regulations of international sports organizations or meet international standards.
SECTION 2. PROFESSIONAL SPORTS
Article 44.- Development of professional sports
1. Professional sports means sports activities in which coaches and athletes consider sports training, performance and competition as their profession.
2. The State encourages organizations and individuals to set up professional sports clubs.
Article 45.- Rights and obligations of professional athletes
1. Professional athletes shall sign labor contracts with professional sports clubs.
2. Rights and obligations of professional athletes shall be exercised and performed under labor contracts signed with professional sports clubs.
3. Labor contracts signed between professional athletes and professional sports clubs must comply with the law on labor and conform with regulations of relevant international sports organizations.
Article 46.- Rights and obligations of professional coaches
1. Professional coaches shall sign labor contracts with professional sports clubs or national sports federations.
2. Rights and obligations of professional coaches shall be exercised and performed under labor contracts signed with professional sports clubs or national sports federations.
3. Labor contracts signed between professional coaches and professional sports clubs or national sports federations must comply with the law on labor and conform with regulations of relevant international sports organizations.
Article 47.- Transfer of professional athletes
1. The transfer of a professional athlete who still has a valid labor contract between two domestic professional sports clubs shall be effected under a contract.
2. The transfer of a professional athlete between a Vietnamese professional sports club and a foreign professional sports club must comply with this Law and transfer regulations of international sports federations.
3. The order of and procedures for transfer of professional athletes shall be provided for by national sports federations in conformity with Vietnamese law and regulations of international sports federations of which they are members.
Article 48.- Contracts on transfer of professional athletes
1. Contracts on transfer of professional athletes must comply with Vietnamese law, treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and international practice.
2. Contracts on transfer of professional athletes shall be agreed upon in writing by involved parties, each covering the following contents:
a/ The subject of the transfer;
b/ Parties to the transfer;
c/ The transfer form and scope;
d/ The duration of the transfer;
e/ The transfer price and payment mode;
f/ Rights and obligations of the parties to the contract;
g/ Compensation liability and level of each party upon breach of the contract;
h/ Dispute settlement body;
i/ Other contents agreed upon by the parties.
Article 49.- Professional sports clubs
Professional sports clubs are enterprises which are set up by organizations or individuals to train athletes and organize professional sports competitions; carry out business and service activities in the sports domain and other domains under the provisions of law.
Professional sports clubs are members of national sports federations.
Article 50.- Conditions for professional sports clubs to conduct sports business
1. Having sports personnel who are capable of meeting the requirements of professional sports activities.
2. Having professional athletes and professional coaches.
3. Having material foundations, equipment and devices suitable to professional sports activities.
4. Having financial sources for their operation.
Article 51.- Order of and procedures for business registration, business suspension, splitting, division, merger, transformation, dissolution and bankruptcy of professional sports clubs
1. The order of and procedures for business registration, business suspension, splitting, division, merger, transformation and dissolution of professional sports clubs are defined in the Enterprise Law; bankruptcy of professional sports clubs shall be governed by the Bankruptcy Law.
2. Business registration agencies shall grant business registration certificates to professional sports clubs under the Enterprise Law.
Within seven working days from the date of granting a business registration certificate, the business registration agency shall send a copy of that certificate to the agency performing the state management of physical training and sports of the same level.
3. A professional sports club may only carry out sports business activities after it is granted the business qualification certificate by the provincial-level People's Committees under Article 50 of this Law.
4. A dossier of application for a sports business qualification certificate consists of:
a/ An application for a certificate;
b/ A brief report on the prepared business conditions specified in Article 50 of this Law.
Within seven working days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level People's Committee shall inspect sports business conditions of the professional sports club according to Article 50 of this Law for the grant of a business qualification certificate; in case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reasons therefor.
Article 52.- Tasks and powers of professional sports clubs
1. To participate in professional sports tournaments organized by national sports federations or international sports federations.
2. To train professional sports athletes.
3. To discover, select and foster sports talents.
4. To sign labor contracts with professional athletes and professional coaches.
5. To ensure material foundations, equipment and devices for sports training and competition.
6. To ensure financial sources for their operation.
7. To carry out production, business and service activities according to law.
8. To be entitled to preferential policies on the use of material foundations, equipment and devices managed by the State.
9. To enjoy conditions created by the State to increase their lawful revenues.
10. To receive and use donations and contributions of domestic as well as foreign organizations and individuals.
Article 53.- Ownership right to high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments
1. The protection of ownership right to high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments shall be governed by the civil law and intellectual property law.
2. National sports federations, professional sports clubs and other organizations and individuals that organize high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments are owners of these high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments.
3. Owners of high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments may transfer the ownership right to these sports tournaments to organizations or individuals under contracts agreed upon by the parties.
4. The Government shall specify the ownership right to high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments.
Article 54.- Forms of sports establishments
1. Sports establishments include:
a/ Sports athlete training centers.
b/ Sports centers;
c/ Sports service centers;
d/ Professional sports clubs;
e/ Sports-oriented schools.
2. Sports establishments shall operate in either of the two forms of sports enterprise and sports non-business unit.
Article 55.- Sports enterprises
1. Sports enterprises are set up and operate under the Enterprise Law, this Law and relevant laws.
2. Conditions for operation of sports enterprises include:
a/ Having professional employees who meet the operation requirements;
b/ Having material foundations, equipment and devices meeting the requirements of sport activities;
c/ Having financial sources for business activities.
3. Business registration agencies shall grant business registration certificates to sports enterprises under the Enterprise Law.
Within seven working days after the date of granting a business registration certificate, the business registration agency shall send a copy of the business registration certificate to the agency performing the state management of physical training and sports of the same level.
4. Sports enterprises may only carry out business activities after they are granted the business qualification certificates by competent People's Committees as specified in Clause 2 of this Article.
5. A dossier of application for a business qualification certificate of a sports enterprise consists of:
a/ An application for a certificate;
b/ A brief report on the prepared business conditions specified in Clause 2 of this Article.
Within seven working days after receiving a complete and valid dossier, the competent People's Committee shall inspect the enterprise's operation conditions specified in Clause 2 of this Article for the grant of a certificate; in case of refusal, it shall reply in writing, clearly stating the reasons therefor.
6. The establishment and operation of professional sports clubs must comply with Articles 49, 50, 51 and 52 of this Law, and relevant laws.
7. The establishment and operation of sports enterprises by foreign organizations and individuals or overseas Vietnamese must comply with the Investment Law, the Enterprise Law, this Law and other relevant laws.
8. The order of and procedures for business registration, business suspension, splitting, division, merger, consolidation, transformation and dissolution of sports enterprises are as defined in the Enterprise Law; bankruptcy of sports enterprises shall be governed by the Bankruptcy Law.
Article 56.- Sports business households
1. Sports business households shall observe this Law and the Enterprise Law.
2. Sports business households that regularly employ ten or more laborers shall register for enterprise establishment.
Article 57.- Sports non-business units
1. Sports non-business units are organized and operate under this Law and relevant laws.
2. Competence to establish and permit the establishment of sports non-business units:
a/ The Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports shall decide to establish national athlete training centers;
b/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies shall decide to establish sports athlete training centers, sports centers and sports service establishments under their ministries or agencies;
c/ Presidents of People's Committees of all levels shall decide to establish or permit the establishment of sports athlete training centers, sports centers and sports service establishments in their respective localities.
Article 58.- Termination of operation, merger, splitting, division, consolidation and dissolution of sports non-business units
1. Sports non-business units have their operation terminated in the following cases:
a/ They have committed serious violations of regulations on their operation or task performance;
b/ They fail to comply with regulations on material foundations, equipment, facilities and professional staff;
c/ They violate regulations on financial management.
2. Sports non-business units are dissolved in the following cases:
a/ They fail to remedy the violations specified in Clause 1 of this Article within six months after the date of termination of operation;
b/ At the proposal of organizations or individuals that have applied for the establishment of sports non-business units.
3. The persons who have decided to establish or permitted the establishment of sports non-business units are competent to decide on the termination of operation, splitting, division, merger, consolidation and dissolution of sports non-business units.
Article 59.- Tasks and powers of sports athlete training centers
1. To organize sports training and competition.
2. To care for, nurture, and organize general and ethical education for, athletes.
3. To recruit, manage and use their employees.
4. To manage, exploit and use material foundations, equipment and devices.
5. To ensure safety for athletes.
6. To receive and use donations and contributions of organizations and individuals.
Article 60.- Tasks and powers of sports centers and sports service establishments
1. To organize physical training and sports activities in accordance with their registered contents.
2. To provide services for trainees.
3. To ensure safety for trainees in the course of training and competition in their establishments.
4. To recruit, use and manage their employees.
5. To manage and use their land, material foundations, equipment and devices.
6. To receive and use donations and contributions of organizations and individuals.
7. To support and create conditions for children, the elderly and the disabled to participate in physical training and sports activities.
Article 61.- Sports-oriented schools
1. Sports-oriented schools are specialized schools set up to develop pupils' sports aptitudes.
The organization and operation of sports-oriented schools are governed by the Education Law and this Law.
2. Conditions for the establishment of sports-oriented schools
a/ Having programs on professional training in sports, which are formulated and decided by the school principals;
b/ Having sufficient and ethically and professionally qualified administrators and teachers capable of achieving the objectives of sports and education programs;
c/ Having material foundations, equipment and financial sources meeting operation requirements.
3. Presidents of provincial-level People's Committees shall decide to establish sports-oriented schools.
4. The Minister of Education and Training shall coordinate with the Minister-Director of the Committee for Physical Training and Sports in providing the general education program to be taught in sports-oriented schools that ensures general academic knowledge for pupils and creates conditions for the schools to train and foster sports talents.
Article 62.- Tasks and powers of sports-oriented schools
1. To implement programs on professional sports training stated at Point a, Clause 2, Article 61 of this Law.
2. To organize the teaching of the general education program stated in Clause 4, Article 61 of this Law.
3. To participate in sports competitions.
4. To organize ethical education for pupils.
5. To care for the health of pupils, nurture them and facilitate their cultural, recreational and entertainment activities.
6. To recruit, manage and use their employees.
7. To manage, exploit and use their material foundations, equipment and devices.
8. To receive and use donations and contributions of organizations and individuals.
Article 63.- Rights and obligations of pupils in sports-oriented schools
1. To receive general education.
2. To be trained in sports for which they have aptitudes.
3. To stay in dormitories.
4. To be entitled to a special nutrition regime under the Prime Minister's regulations.
5. To be entitled to healthcare and have their safety ensured during sports training and competition.
6. To participate in sports tournaments.
7. To be selected for overseas training.
8. To well observe internal rules and regulations of the schools.
9. To actively participate in general education, improve ethical qualities and professional skills to develop their sports aptitudes.
10. Where a pupil does not wish to continue study at a sports-oriented school, he/she may be transferred to a general school suitable to his/her current educational level.
RESOURCES FOR PHYSICAL TRAINING AND SPORTS DEVELOPMENT
Article 64.- Financial sources for physical training and sports
1. The state budget.
2. Revenues from sports competition and performance, and sports services; transfer of ownership right to high-achievement sports tournaments and professional sports tournaments.
3. Investments, donations and contributions of domestic and foreign organizations and individuals.
4. Other lawful revenues.
Article 65.- Land for physical training and sports
1. In planning the construction of schools, urban centers, residential areas or barracks of the people's armed forces units, it is necessary to reserve land for the construction of sports facilities.
2. Land reserved for the construction of sports facilities must be located in places convenient for people to participate in physical training and sports activities.
3. Organizations and individuals that invest in the construction of sports facilities may be allocated or leased land according to law.
4. The Government and People's Committees of various levels shall elaborate plannings and plans on the use of land for physical training and sports in conformity with physical training and sports development plannings.
Article 66.- Human resources for physical training and sports development
The State trains, fosters, and encourages organizations and individuals to participate in the training and fostering of, human resources to meet the requirements of physical training and sports development.
Article 67.- Sports talent development support fund
1. Sports talent development support funds shall be established to support sports talents.
2. The State encourages organizations and individuals to establish, finance or support sports talent development support funds.
3. The establishment, organization and operation of sports talent development support funds must comply with the Government's regulations.
THE VIETNAM OLYMPIC COMMITTEE AND SOCIO-PROFESSIONAL SPORTS ORGANIZATIONS
SECTION 1. THE VIETNAM OLYMPIC COMMITTEE
Article 68.- The Vietnam Olympic Committee
1. The Vietnam Olympic Committee is a social sports organization representing Vietnam in the international olympic movement.
2. The Vietnam Olympic Committee enjoys autonomy in its operation and takes accountability for the performance of its tasks and powers, organizational apparatus, personnel and finance in accordance with law.
3. The establishment, dissolution and ratification of the organization and operation charter of the Vietnam Olympic Committee comply with the law on associations and regulations of the International Olympic Committee.
Article 69.- Tasks and powers of the Vietnam Olympic Committee
1. To participate in the building and development of physical training and sports movements in the country; to expand sports relations with other countries within the international olympic movement.
2. To widely spread the love for sports and the noble sports spirit among the people.
3. To support the operation of national sports federations and socio-professional sports organizations of branches and localities.
4. To coordinate with the Committee for Physical Training and Sports in preparing for the participation of Vietnam's sports delegations in international sports meets.
5. To recommend and propose to competent state agencies mechanisms and policies for the development of physical training and sports movements.
6. To enjoy state funds for its operation and the performance of tasks authorized by the State according to the State Budget Law.
7. To receive donations and contributions of domestic and foreign organizations and individuals and to manage and use them in accordance with law.
SECTION 2. SOCIO-PROFESSIONAL SPORTS ORGANIZATIONS
Article 70.- National sports federations
1. A national sports federation is a socio-professional organization for one or several sports, and is admitted to the corresponding international sports federation.
2. National sports federations enjoy autonomy in their operation and take accountability for the performance of their rights and obligations, organizational apparatus, personnel and finance in accordance with law.
3. The establishment, splitting, division, merger, consolidation, dissolution, and ratification of organization and operation charters of national sports federations comply with the law on associations and regulations of international sports federations.
Article 71.- Rights and obligations of national sports federations
1. To rally, unite and urge their members to participate in the development of their respective sports in the country.
2. To propagate about benefits and effects of sports they are in charge of.
3. To recommend and propose to competent state agencies mechanisms and policies for the development of sports they are in charge of.
4. To mobilize all resources for the development of sports they are in charge of; to conduct sports business and service activities in accordance with law.
5. To receive state funds for their operation and funds for the performance of tasks authorized by the State according to the State Budget Law.
6. To receive donations and contributions of domestic and foreign organizations and individuals and manage and use them in accordance with law.
7. To organize and manage national and international sports tournaments in Vietnam according to their competence.
8. To manage athletes, coaches and referees of sports they are in charge of; to appoint sports athletes and teams to participate in international competitions.
9. To formulate plans and programs on the development of professional sports activities in sports they are in charge of and organize the implementation, management and administration of these plans and programs after they are approved by the Committee for Physical Training and Sports.
10. To provide professional guidance for branch and local socio-professional sports organizations.
11. To recognize sports competition achievements, grades of sports athletes, coaches and referees.
Article 72.- Branch and local socio-professional sports organizations
1. Socio-professional sports organizations of branches and localities enjoy autonomy in their operation and take accountability for the exercise of their rights, performance of their tasks and their organizational apparatus, personnel and finance in accordance with law.
2. The establishment, splitting, division, merger, consolidation, dissolution and approval of organization and operation charters of socio-professional sports organizations of branches and localities comply with the law on associations.
Article 73.- Rights and obligations of branch and local socio-professional sports organizations
1. To organize sports tournaments according to their competence; to manage sports athletes, coaches and referees of their respective branches and localities.
2. To develop professional sports within their respective branches and localities.
3. To exercise rights and perform obligations defined in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6, Article 71 of this Law.
INTERNATIONAL SPORTS COOPERATION
Article 74.- Principles of international sports cooperation
The State expands international sports exchange and cooperation on the principle of respect for independence, sovereignty, equality and mutual benefits in accordance with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, thus contributing to promoting friendship cooperation relations and mutual understandings among peoples.
Article 75.- Contents of international sports cooperation
1. Participating in international sports organizations; signing, acceding to and ratifying treaties on sports.
2. Organizing and participating in the organization of international sports events in Vietnam.
3. Participating in sports competition and performance.
4. Training and exchanging sports specialists, coaches, athletes and referees.
5. Conducting scientific research into and application and transfer of advanced technologies in the sports domain.
6. Exchanging sports information and experience.
7. Investing in the construction of sports facilities.
8. Formulating and implementing sports cooperation programs and projects.
9. Exchanging and introducing national sports.
10. Fighting negative acts in sports activities.
COMMENDATION, HANDLING OF VIOLATIONS
Article 76.- Commendation of organizations and individuals that make contributions to the cause of physical training and sports
1. Organizations and individuals that record achievements in the building and development of the cause of physical training and sports and in physical training and sports activities shall be commended and rewarded under this Law and the law on emulation and commendation.
2. The regime of material rewards for sports athletes and coaches who record outstanding achievements in national and international sports tournaments shall be provided for by the Prime Minister.
Article 77.- Handling of violations
1. Those who violate the provisions of law on physical training and sports shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensations therefor in accordance with law.
2. The Government shall specify sanctions against administrative violations in the domain of physical training and sports.
Article 78.- Implementation effect
1. This Law takes effect on July 1, 2007.
2. The September 25, 2000 Ordinance on Physical Training and Sports ceases to be effective on the effective date of this Law.
Article 79.- Guidance for implementation
The Government shall detail and guide the implementation of Articles 4, 10, 11, 21, 28, 31, 50, 53, 55, 57, 65, 67 and 77 of this Law.
This Law was passed on November 29, 2006, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 10th session
|
THE NATIONAL ASSEMBLY |