Chương I Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015: Những quy định chung
Số hiệu: | 82/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 27/07/2015 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.
Hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên biển và hải đảo thực hiện theo quy định của các luật có liên quan và bảo đảm phù hợp với các quy định tại Luật này.
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
2. Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo là việc hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, cơ chế, công cụ điều phối liên ngành, liên vùng để bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng hiệu quả, duy trì chức năng và cấu trúc của hệ sinh thái nhằm phát triển bền vững, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Bãi cạn lúc chìm lúc nổi là vùng đất, đá nhô cao tự nhiên có biển bao quanh, khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập nước.
4. Bãi ngầm là bãi đá, bãi san hô, bãi cát hoặc thành phần tự nhiên khác nhô cao lên khỏi đáy biển nhưng vẫn ngập nước khi thủy triều xuống thấp nhất.
5. Quy hoạch sử dụng biển là định hướng và tổ chức không gian cho việc sử dụng các vùng biển Việt Nam, được lập và phê duyệt theo quy định của Luật biển Việt Nam.
6. Vùng bờ là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền hoặc đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển.
7. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ là định hướng và tổ chức không gian cho việc khai thác, sử dụng các loại tài nguyên trong vùng bờ.
8. Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là hoạt động khảo sát, điều tra, phân tích, đánh giá về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm cung cấp số liệu về hiện trạng, xác định quy luật phân bố, tiềm năng, đặc điểm định tính, định lượng của tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
9. Thống kê tài nguyên biển và hải đảo là việc điều tra, tổng hợp, đánh giá hiện trạng tài nguyên biển và hải đảo tại thời điểm thống kê và tình hình biến động giữa các lần thống kê.
10. Quan trắc, giám sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là quá trình theo dõi có hệ thống về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, các yếu tố tác động đến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm cung cấp thông tin, đánh giá hiện trạng diễn biến tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và dự báo, cảnh báo các tác động xấu đối với tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
11. Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là khả năng xảy ra ô nhiễm và thiệt hại về người, tài sản, tài nguyên, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội do ô nhiễm môi trường biển và hải đảo gây ra.
12. Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển là việc dầu, hóa chất độc từ phương tiện chứa, vận chuyển hoặc từ công trình, thiết bị và mỏ dầu thoát ra biển do sự cố kỹ thuật, thiên tai, tai nạn hoặc do con người gây ra.
13. Chủ cơ sở là cá nhân hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm pháp lý về toàn bộ hoạt động khai thác, vận chuyển, chuyển tải, sử dụng dầu và sản phẩm dầu, hóa chất độc.
14. Nhận chìm ở biển là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận chìm ở biển theo quy định của Luật này.
1. Nhà nước bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Nhà nước huy động các nguồn lực, khuyến khích đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; ưu tiên cho vùng biển sâu, biển xa, hải đảo, vùng biển quốc tế liền kề và các tài nguyên mới có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
3. Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong việc kiểm soát ô nhiễm, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý chặt chẽ hoạt động nhận chìm ở biển.
4. Đầu tư nâng cao năng lực quan trắc, giám sát, dự báo về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tổng hợp, đồng bộ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển kinh tế biển, quốc phòng, an ninh.
5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.
1. Tài nguyên biển và hải đảo phải được quản lý thống nhất theo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải dựa trên tiếp cận hệ sinh thái, bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng phù hợp với chức năng của từng khu vực biển và trong giới hạn chịu tải của môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo.
3. Việc quản lý tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp; tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tích cực và hiệu quả trong quá trình quản lý; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia thuận lợi, có hiệu quả của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ và thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Việc lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện thông qua hình thức trực tiếp, bằng văn bản hoặc các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc tiếp thu, giải trình phải được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm.
1. Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trái quy định của pháp luật.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố.
3. Lợi dụng việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Điều 24 và trên quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 41 của Luật này.
5. Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo.
6. Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định của pháp luật.
7. Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo không đúng quy định của pháp luật.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
This Law regulates general management of natural resources and environment (hereinafter referred to as natural resources and environment); rights, obligations and responsibilities of agencies, organizations and individuals in general management and protection of natural resources and environment in Vietnam.
Environmental protection activities, management, exploitation and use of natural resources of sea and islands are prescribed in relevant laws and ensure accordance with provisions set out hereof.
This Law applies to agencies, organizations or individuals involved in activities in connection with general management and protection of natural resources and environment in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Law, some terms are construed as follows:
1. Natural resources of sea and islands include biotic resources and non-biotic resources within sea blocks, seabed, underwater landmass, shoreline areas, archipelago, islands, shallow areas, sandbank (hereinafter referred to as islands) that belong to sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam.
2. General management of natural resources of sea and islands means activities of planning and organizing the implementation of policies, mechanism and means for intersectoral and inter-regional coordination to ensure natural resources of sea and islands are exploited and used effectively, maintain function and structure of ecosystem for sustainable development, protection of sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam over the sea, and to ensure national defense and security.
3. Shallow area means an area of soil and rock rising naturally from sea surface, surrounded by ocean, being exposed or submerged at low or high tides respectively.
4. Sandbank means an area of rock, coral, sand or other natural components raising high from seabed but still submerged at lowest tide.
5. Sea use planning means orientation and arrangement of space for use of territorial waters of Vietnam, being formulated and approved according to the Law on Sea.
6. Coastal area means a transitional area betwen mainland or islands and ocean including coastal territorial waters and coastal land.
7. General planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones means orientation and arrangement of space for exploitation and use of natural resources in littoral zones.
8. Fundamental investigation into natural resources and environment (hereinafter referred to as fundamental investigation) means activities of research, investigation, analysis and assessment of natural resources and environment in order to supply figures on current conditions, determine the law of distribution, potentiality, qualitative and quantitative characteristics of natural resources and environment.
9. Statistical report on natural resources of sea and islands means investigation, compilation and assessment of current conditions of natural resources of sea and islands at the time of statistical reporting and fluctuations between statistical reporting periods.
10. General monitoring and supervision of natural resources and environment mean a process of monitoring natural resources and environment, and impacts on natural resources and environment in a systematical way to supply information for assessment of current conditions and development of natural resources and environment, making forecasts and warnings about negative impacts on natural resources and environment.
11. Risk of environmental pollution means possible occurrence of pollution and damage to people, property, natural resources, living conditions and socio-economic activities caused by sea and island environment pollution.
12. Oil and toxic chemical spill on the sea means oil and toxic chemicals released into the sea from containers, transport vehicles, or from installations, facilities and oil field as a result of technical failures, natural disasters, and accidents or by human activities.
13. Facility owners mean individuals or heads of agencies, organizations responsible for all activities of exploitation, transportation and use of oil, oil products and toxic chemicals.
14. Sea dumping means intentional plunging or emptying into the sea all physical objects, matters subject to dumping at the sea as prescribed hereof.
Article 4. State policies on natural resources and environment of sea and island
1. The State shall guarantee natural resources and environment are managed, protected, exploited and used in an appropriate, effective and sustainable way under strategy, planning and plan for socio-economic development, protection of national sovereignty and assurance of National defense and security.
2. The State shall mobilize resources and encourage fundamental investigation and scientific research of natural resources and environment; place priority on deep and remote ocean, islands, bordering international waters and new natural resources of great importance for socio-economic development, assurance of National defense and security; issue policies encouraging organizations or individuals to participate in the exploitation and use of natural resources and environment in a sustainable way.
3. Intensify control of sea and island environmental pollution; increase efficiency in coordination in pollution control, prevention and coping with sea and island environment problems, climate change, rising sea; keep tight control of sea dumping activities.
4. Making investment to increase capability of observation, monitoring and forecasts about natural resources and environment; establish comprehensive information and database system on natural resources and environment fostering development of marine economy and National defense and security.
5. Expand and increase efficiency in international cooperation in the management, exploitation and use of natural resources and environment on the principles of maintaining independence and sovereignty of the Nation.
Article 5. Principles of general management of natural resources of sea and islands
1. Natural resources of sea and islands must be managed in agreement with strategy for exploitation and sustainable use and protection of natural resources and environment; planning and plans for use of sea; general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones; protection of national sovereignty, assurance of National defense and security.
2. General management of natural resources of sea and islands must be based on ecosystem approach ensuring natural resources of sea and islands are exploited and used in agreement with function of each sea area and within load capacity of environment, ocean ecosystem and islands.
3. General management of natural resources of sea and islands must have close coordination between sectors and levels; creating favorable conditions for residential communities, relevant organizations or individuals to get involved actively and effectively during the management, ensuring rights of residents to get access to the sea.
Article 6. Participation of residential communities, relevant organizations or individuals in the general management of natural resources and environment
1. Competent state agencies shall be responsible for ensuring smooth and effective participation of residential communities, relevant organizations or individuals in the general management of natural resources and environment.
2. Competent state agencies shall be responsible for getting suggestions from residential communities, relevant organizations or individuals during the formulation of the strategy for exploitation and sustainable use of natural resources and environment, the general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones, the program of general management of natural resources in littoral zones and establishment of coastal area protection corridors; be open to and make explanation of suggestions contributed by residential communities, relevant organizations or individuals.
3. Collection of suggestions from residential communities, relevant organizations or individuals is carried out in writing or by means of mass media, electronic information pages of competent state agencies. Reception or explanation of suggestions must be made public on electronic information pages of competent state agencies.
Article 7. Week of Sea and Islands in Vietnam
Week of Sea and Islands in Vietnam is from June 01-08 annually.
1. Exploitation and use of natural resources of sea and islands in opposition to law provisions;
2. Violate the planning and plans for use of sea, general planning for exploitation and sustainable use of natural resources of littoral zones approved and announced by competent state agencies;
3. Make corrupt use of fundamental investigation, scientific research, exploitation and use of natural resources of sea and islands to affect national defense and security, national interests, lawful rights and benefits of other organizations, individuals.
4. Perform activities within coastal area protection corridors as prescribed in Article 24 and on archipelago, islands, shallow areas, and sandbanks to be protected as prescribed in Clauses 2, 4, Article 41 hereof.
5. Destroy and degrade environment and ecosystem of sea and islands;
6. Plunge and empty into the sea within territorial waters of Vietnam physical matters without permission and in opposition to law provisions;
7. Supply, exploit and use of natural resources of sea and islands in opposition to law provisions;
8. Make corrupt use of business titles and powers to break regulations on general management of natural resources and environment;