Chương III Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015: Điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Số hiệu: | 82/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 27/07/2015 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bảo đảm cung cấp thông tin, dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phục vụ công tác quản lý, phát triển kinh tế biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Phải xác định thứ bậc ưu tiên đối với các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo đối tượng, khu vực điều tra, phù hợp với khả năng đáp ứng về nguồn lực của Nhà nước theo từng giai đoạn.
3. Phải dựa trên nhu cầu điều tra, kế thừa kết quả điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học đã thực hiện ở khu vực dự kiến điều tra. Các hoạt động điều tra cơ bản trên một khu vực biển phải được lồng ghép phù hợp với đặc thù của hoạt động điều tra cơ bản trên biển và hải đảo để bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
4. Kết quả điều tra cơ bản phải được nghiệm thu, phê duyệt, giao nộp, khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật.
1. Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thực hiện thông qua các dự án, đề án, nhiệm vụ sau đây:
a) Dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản thuộc chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
b) Dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản không thuộc chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
2. Các dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra mang tính liên ngành, liên vùng, ở vùng biển sâu, biển xa và vùng biển quốc tế liền kề; điều tra cơ bản hải đảo, phát hiện nguồn tài nguyên mới, các dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Các dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều này do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật; trước khi phê duyệt phải lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về sự cần thiết, đối tượng, phạm vi, nội dung điều tra, tính khả thi, hiệu quả; sau khi phê duyệt phải gửi quyết định phê duyệt và thông tin về vị trí, ranh giới, diện tích, tọa độ khu vực điều tra của dự án, đề án, nhiệm vụ về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển căn cứ vào nhu cầu điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của ngành, lĩnh vực, địa phương và quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này có trách nhiệm đề xuất các dự án, đề án, nhiệm vụ gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, xây dựng chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức thực hiện các dự án, đề án, nhiệm vụ theo chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã được phê duyệt.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Cơ quan, tổ chức được giao thực hiện dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đúng dự án, đề án, nhiệm vụ đã được phê duyệt; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
b) Bảo đảm tính trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu, thông tin về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; bảo mật tài liệu, thông tin theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm an toàn, an ninh trên biển, bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong quá trình thực hiện dự án, đề án, nhiệm vụ điều tra;
d) Trình cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu và giao nộp báo cáo kết quả điều tra theo quy định của pháp luật.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thống kê các loại tài nguyên biển và hải đảo do mình quản lý theo quy định của pháp luật về thống kê, gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổng hợp kết quả thống kê tài nguyên biển và hải đảo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được thực hiện thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo theo quy định của Luật này và pháp luật về khoa học và công nghệ.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thông qua chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Hoạt động nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện và phải được cấp phép theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo bao gồm đề tài, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
b) Giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng, quốc tế;
c) Làm cơ sở lý luận để hoạch định chính sách, cơ chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; định hướng cho hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
d) Phải huy động nguồn lực quốc gia và có sự tham gia của nhiều ngành khoa học và công nghệ.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo gửi về bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan nhà nước khác ở trung ương phải phù hợp với ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý để tổng hợp, đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đưa vào chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
3. Trên cơ sở đề xuất của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan nhà nước khác ở trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, xây dựng, đặt hàng thực hiện đề tài, dự án, nhiệm vụ thuộc chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Việc xác định và tổ chức thực hiện chương trình được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định pháp luật của nước nơi tổ chức được thành lập; tổ chức quốc tế là tổ chức liên chính phủ; cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước nơi cá nhân mang quốc tịch;
b) Có nhu cầu nghiên cứu khoa học độc lập hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với phía Việt Nam; đối với trường hợp nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam thì phải có sự hợp tác với phía Việt Nam khi Việt Nam có yêu cầu;
c) Hoạt động nghiên cứu khoa học vì mục đích hòa bình; không gây phương hại đến chủ quyền quốc gia, hoạt động quốc phòng, an ninh của Việt Nam; không gây ô nhiễm môi trường biển; không cản trở các hoạt động hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong vùng biển Việt Nam;
d) Có đủ hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép nghiên cứu khoa học cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành trong vùng biển Việt Nam sau khi lấy ý kiến các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan và thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ. Sau khi cấp phép, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo cho bộ, ngành và địa phương có liên quan để phối hợp quản lý.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp phép nghiên cứu khoa học có quyền cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ, thu hồi văn bản cấp phép.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam theo nội dung và thời hạn đã được cấp phép;
b) Được công bố và chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu khoa học theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Luật này;
c) Được hướng dẫn, cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; chỉ được tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học vì mục đích hòa bình; không được tiến hành hoạt động khác ngoài các hoạt động nghiên cứu khoa học theo nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép;
b) Tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn hàng hải; thiết lập khu vực an toàn hàng hải xung quanh thiết bị nghiên cứu; báo hiệu hàng hải; duy trì liên lạc và tuân thủ các quy định khác của pháp luật về hàng hải của Việt Nam;
c) Không được làm ảnh hưởng đến hoạt động quốc phòng, an ninh của Việt Nam và các hoạt động điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đang được tiến hành hợp pháp trong vùng biển Việt Nam; không được mang vào vùng biển Việt Nam vũ khí, vật liệu nổ, hóa chất độc, các phương tiện, thiết bị khác có khả năng gây thiệt hại đối với người, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường biển, trừ trường hợp vật liệu nổ, hóa chất độc được cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho phép sử dụng để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học;
d) Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp hoạt động nghiên cứu khoa học gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo;
đ) Hoạt động nghiên cứu khoa học phải được thực hiện với phương thức và phương tiện thích hợp, phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan;
e) Bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết bao gồm cả chi phí cho ít nhất 02 nhà khoa học được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cử tham gia nghiên cứu;
g) Phải thông báo ngay cho Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có bất cứ thay đổi nào trong quá trình nghiên cứu khoa học so với nội dung, thời hạn đã được cấp phép và chỉ được thực hiện sự thay đổi đó sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
h) Khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường; trong thời hạn không quá 30 ngày, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có thỏa thuận khác, phải hoàn thành việc tháo dỡ và đưa ra khỏi vùng biển Việt Nam các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học;
i) Trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ khi kết thúc hoạt động nghiên cứu khoa học theo nội dung đã được cấp phép, tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có báo cáo chính thức về kết quả nghiên cứu khoa học và cung cấp các tài liệu, mẫu vật gốc cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam chỉ được phép công bố, chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu cho bên thứ ba sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam chỉ được phép công bố, chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu liên quan trực tiếp đến thăm dò, khai thác tài nguyên cho bên thứ ba sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định cho phép công bố, chuyển giao thông tin, kết quả nghiên cứu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ.
FUNDAMENTAL INVESTIGATION, SCIENTIFIC RESEARCH ON NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
Section 1: Fundamental investigation
Article 12: Requirements for fundamental investigation
1. Ensure adequate provision of information and data on natural resources and environment to serve management and development of marine economy, coping with climate change, rising sea, protection of national sovereignty, assurance of National defense and security;
2. Identify order of priority for activities of fundamental investigation into natural resources and environment by subject, location in accordance with the State’s capacity to meet resources in each period;
3. Base oneself on demands for investigation, result of fundamental investigation, scientific research carried out in the location expected to be investigated; Activities of fundamental investigation on an area of sea must integrate appropriately with special characteristics of activities of fundamental investigation on sea and islands to ensure thrifty and efficiency.
4. Result of fundamental investigation must be inspected, approved, submitted, exploited and used according to law provisions.
Article 13: Activities of fundamental investigation
1. Activities of fundamental investigation shall be carried out through projects and tasks as follows:
a) Projects and tasks of fundamental investigation within key program for fundamental investigation;
b) Projects and tasks of fundamental investigation outside key program for fundamental investigation;
2. Projects and tasks of fundamental investigation as prescribed in Point a, Clause 1 of this Article include projects and tasks of investigation at intersectorial, interregional levels, at deep and high sea areas and neighboring international waters; fundamental investigation into islands, discovery of new natural resources; projects and tasks of importance for socio-economic development and assurance of National defense and security.
3. Projects and tasks as prescribed in Point b, Clause 1 of this Article shall be formulated, approved and implemented in accordance with law provisions by relevant ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces; prior to approval, suggestions on necessity, subjects, scope and information of investigation, feasibility and efficiency must be collected from the Ministry of Natural Resources and Environment; after approval, the decision on approval and information on location, borderlines, area and coordinates of the area subject to investigation shall be sent to the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 14. Key program for fundamental investigation
1. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces, in reliance on demands for fundamental investigation of sectors, fields and localities and provisions set out in Clause 2, Article 13 hereof, shall be responsible for proposing projects and tasks to the Ministry of Natural Resources and Environment for compilation and formulation of the key program for fundamental investigation and submission to the Government for approval.
2. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces shall carry out implementation of projects and tasks according to the key program for fundamental investigation approved by the Prime Minister.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for organizing, monitoring and inspecting the implementation of the approved program for fundamental investigation.
4. This Article shall be detailed by the Government.
Article 15: Responsibilities of agencies, organizations for fundamental investigation
1. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces, within the scope of duties and powers, shall be responsible for directing and organizing the implementation of fundamental investigation as prescribed hereof and relevant law provisions.
2. Agencies, organizations that are assigned to carry out projects and tasks of fundamental investigation shall take the responsibilities as follows:
a) Carry out projects and tasks as approved and in accordance with technical regulations and standards, norms, unit price in fundamental investigation;
b) Ensure honesty and sufficiency in collection and compilation of documents, information on natural resources and environment of sea and islands; keep confidential documents and information according to law provisions;
c) Ensure safety and security on the sea as well as protection of natural resources and environment of sea and islands during the implementation of projects and tasks;
d) Make submission to competent agencies for inspection, acceptance and submission of report on result of investigation according to law provisions;
Article 16. Statistical reports on natural resources and environment of sea and island
1. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces, within the scope of duties and powers, shall be responsible for carrying out statistical reports on natural resources and environment within management according to provisions of the Law on Statistical Reports and submitting the result to the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for compiling statistical work and make the report to the Prime Minister.
Section 2: SCIENTIFIC RESEARCH ON NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
Article 17: Activities of scientific research on natural resources and environment
1. Activities of scientific research on natural resources and environment shall be carried out through science and technology tasks for natural resources and environment as prescribed hereof and the Law on Science and Technology.
2. The State shall prioritize investment in science and technology tasks for natural resources and environment through national-level science and technology programs for natural resources and environment.
3. Activities of scientific research conducted by foreign organizations and individuals within Vietnamese waters must meet conditions and must be permitted by the Laws of Vietnam.
Article 18. National-level science and technology program for natural resources and environment
1. National-level science and technology programs for natural resources and environment include topics, projects and tasks meeting the following criteria:
a) Have importance for socio-economic development, increase efficiency in exploitation and sustainable use of natural resources and environment; bring into play capability of science and technology for natural resources and environment and ensure National defense and security;
b) Deal with scientific and technological problems for natural resources and environment in connection with various sectors, fields, interregional and international waters;
c) As rationale for planning policies, mechanism to increase effectiveness and efficiency in general management of natural resources and environment; orientate activities of fundamental investigation; cope with climate change and rising sea;
d) Mobilize national resources and participation of various scientific and technological branches;
2. Agencies, organizations, and individuals that have proposals for science and technology tasks for natural resources and environment should make the submission of such proposals in accordance with sectors, fields and administrative divisions within management to ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces, and other regulatory agencies at central level for compiling and proposing science and technology tasks to be included to national-level science and technology programs for natural resources and environment.
3. Based on proposals from ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces, and other regulatory agencies at central level, the Ministry of Science and Technology shall preside over and cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in compiling, formulating and placing order for implementation of projects and tasks within national-level science and technology programs for natural resources and environment. Identification and implementation of the program are carried out in accordance with law provisions.
Article 19. Issuance of permit for scientific research within Vietnamese waters to foreign organizations and individuals
1. Article 19. Issuance of permits for scientific research to foreign organizations and individuals that conduct scientific research within Vietnam’s territorial waters (hereinafter referred to as foreign organizations and individuals)
a) Organizations with legal status according to the laws of the country where such organizations are established; international organizations as inter-governmental organizations; individuals fully capable of civil acts according to the laws of the country of which such individuals are nationals;
b) Have demands for independent scientific research or cooperation in scientific research with Vietnam; in case scientific research takes place within the territorial waters of Vietnam, cooperation with Vietnam is required at the request of Vietnam;
c) Activities of scientific research for peaceful purpose without causing harm to national sovereignty and National defense and security, pollution to sea environment and obstructions to legal activities of organizations and individuals within Vietnam’s territorial waters;
d) Have application for permit as prescribed;
2. The Minister of Natural Resources and Environment shall issue scientific research permit to foreign organizations and individuals after collection of suggestions from relevant sectors, fields, People’s committees of central-affiliated cities and provinces and after getting agreement with the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security, the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Science and Technology. After the permit is issued, the Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for making notifications to relevant ministries, regulatory bodies and local governments for cooperation in management;
3. Competent agencies that issue scientific research permit have the right to re-issue, extend, amend, supplement, suspend and revoke the permit.
4. The Government shall detail issuance of scientific research permit to foreign organizations and individuals.
Article 20. Rights and obligations of foreign organizations and individuals
1. Foreign organizations and individuals that conduct scientific research within Vietnam’s territorial waters shall have the following rights:
a) Carry out activities of scientific research within Vietnam’s territorial waters as prescribed in the permit;
b) Announce and transfer information, research findings as prescribed in Clauses 1, 2, Article 21 hereof;
c) Instruct, provide communication services, and create favorable conditions for scientific research in Vietnam’s territorial waters;
2. Foreign organizations and individuals that conduct scientific research within Vietnam’s territorial waters shall have the following obligations:
a) Respect independence and sovereignty of the Socialist Republic of Vietnam; only carry out activities of scientific research for peaceful purpose; not allowed to carry out activities other than scientific research activities permitted by competent agencies;
b) Comply with regulations on marine security and safety; establish marine safety area surrounding research facilities; marine signals; maintain contact and comply with other regulations on marine;
c) Do not cause negative effects to National defense and security and activities of fundamental investigation, scientific research, survey, exploitation and use of natural resources and environment legally carried out in Vietnam’s territorial waters; do not bring into the territorial waters of Vietnam weapons, explosives, toxic chemicals, other means and equipment capable of causing damage to people, natural resources, and sea environment except explosives, toxic chemicals permitted by competent agencies for implementation of activities of scientific research;
d) Comply with regulations on environmental protection and remediation, and compensation for damage according to law provisions in case activities of scientific research cause pollution and degradation to sea and island environment and ecosystem;
dd) Activities of scientific research must be carried out with appropriate manner and vehicles, in accordance with the Laws of Vietnam and relevant international laws;
e) Ensure necessary conditions including expenses for at least two scientists appointed to take part in the research by competent state agencies;
g) Make immediate notice to the Ministry of Natural Resources and Environment upon detection of changes during scientific research in comparison with content and time limit prescribed in the permit, and only perform such changes when a written approval from the Minister of Natural Resources and Environment is obtained;
h) When activities of scientific research are completed, make the report on preliminary result of research findings to the Ministry of Natural Resources and Environment; within 30 days, unless otherwise as negotiated or except force majeure, complete removal and bring out of the territorial waters of Vietnam vehicles and equipment used for scientific research;
i) Within six months since permitted activities of scientific research are completed, make an office report on result of scientific research and provide materials or original specimen to the Ministry of Natural Resources and Environment;
Article 21. Announce and transfer information and research findings by foreign organizations and individuals
1. Foreign organizations and individuals are permitted to announce and transfer information and research findings to a third party only when a written approval from the Minister of Natural Resources and Environment is obtained;
2. Foreign organizations and individuals Foreign organizations and individuals are permitted to announce and transfer information and research findings in direct connection with survey and exploitation of natural resources to a third party only when a written approval from the Minister of Natural Resources and Environment is obtained;
3. The Minister of Natural Resources and Environment shall decide to permit announcement and transfer of information and research findings as prescribed in Clauses 1, 2 of this Article after consulting with the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security, the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Science and Technology.