Chương IV Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015: Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
Số hiệu: | 82/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 27/07/2015 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đã cập nhật Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015
Từ ngày 01/07/2016, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 chính thức có hiệu lực.
Theo đó, quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo Việt Nam.
Hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý, khai thác, sử dụng các loại tài nguyên biển và hải đảo thực hiện theo quy định của các luật có liên quan và đảm bảo phù hợp với các quy định tại Luật này.
Đồng thời, Luật cũng quy định những hành vi bị nghiêm cấm như:
- Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trái quy định của pháp luật;
- Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo;
- Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định của pháp luật…
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phạm vi vùng bờ được xác định trên cơ sở căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực trong vùng bờ; đặc điểm quá trình tương tác giữa đất liền hoặc đảo với biển; yêu cầu bảo vệ môi trường vùng bờ, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và một số đặc điểm khác ở vùng bờ để tổ chức quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ phù hợp với năng lực quản lý.
2. Chính phủ quy định chi tiết về phạm vi vùng bờ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biển được thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
2. Việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) Phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bảo đảm tính khoa học, khách quan; hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ và phát triển, có tính đến hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ở vùng đất ven biển; bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương;
c) Phải phù hợp với quy định của pháp luật về đê điều, khu vực biên giới trên biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
d) Phải xác định rõ chỉ giới hành lang bảo vệ bờ biển ở các khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;
đ) Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trong khu vực thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
3. Chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển được tính từ đường mực nước triều cao trung bình nhiều năm về phía đất liền hoặc về phía trong đảo.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương và quy định tại Điều này có trách nhiệm tổ chức thiết lập, công bố và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển thuộc phạm vi quản lý.
1. Khai thác khoáng sản, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
2. Xây dựng mới, mở rộng công trình xây dựng, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và các công trình xây dựng khác phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển quyết định chủ trương đầu tư.
3. Xây dựng mới nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải.
4. Khoan, đào, đắp trong hành lang bảo vệ bờ biển, trừ hoạt động quy định tại Điều 25 của Luật này.
5. Lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang bảo vệ bờ biển.
6. Hoạt động làm sạt lở bờ biển, suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.
1. Trong hành lang bảo vệ bờ biển, hạn chế các hoạt động sau đây:
a) Khai thác nước dưới đất;
b) Khai hoang, lấn biển;
c) Cải tạo công trình đã xây dựng;
d) Thăm dò khoáng sản, dầu khí;
đ) Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ làm suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.
1. Nguyên tắc lập quy hoạch:
a) Phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quy hoạch sử dụng biển; gắn kết với các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển ngành có phạm vi thuộc vùng bờ;
b) Bảo đảm hài hòa trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vùng bờ; bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh;
c) Lồng ghép các yêu cầu phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
d) Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình lập quy hoạch; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển;
đ) Phù hợp với nguồn lực thực hiện và bảo đảm tính khả thi.
2. Căn cứ lập quy hoạch:
a) Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quy hoạch sử dụng biển;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm cụ thể của từng khu vực trong phạm vi vùng bờ, tiềm năng tài nguyên, hiện trạng môi trường vùng bờ; tác động dự báo của biến đổi khí hậu, nước biển dâng;
c) Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường vùng bờ; thống kê tài nguyên vùng bờ;
d) Nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và yêu cầu bảo vệ môi trường vùng bờ;
đ) Kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ kỳ trước.
1. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được lập cho toàn bộ vùng bờ của cả nước.
2. Nội dung quy hoạch:
a) Đánh giá tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường; hiện trạng tài nguyên vùng bờ; xu thế biến động tài nguyên và môi trường vùng bờ, dự báo tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với tài nguyên và môi trường vùng bờ; nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và yêu cầu bảo vệ môi trường vùng bờ;
b) Xác định mục tiêu, định hướng và xây dựng phương án tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ;
c) Phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ; khu vực biển sử dụng để nhận chìm theo nguyên tắc quy định tại Điều 33 của Luật này;
d) Các giải pháp, chương trình thực hiện quy hoạch.
3. Kỳ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 20 năm.
1. Việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự điều chỉnh chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, quy hoạch sử dụng biển làm thay đổi nội dung quy hoạch đã được phê duyệt;
b) Do tác động của thiên tai, chiến tranh, sự cố môi trường làm thay đổi nội dung quy hoạch đã được phê duyệt.
2. Nội dung điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ là một bộ phận của quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được phê duyệt.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển lập và trình Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
2. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ phải được thẩm định theo quy định của pháp luật về quy hoạch trước khi phê duyệt.
1. Lấy ý kiến trong quá trình lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan;
b) Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua hình thức hội nghị, bằng văn bản, lấy ý kiến trực tiếp và công khai trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
Thời gian công khai trên trang thông tin điện tử để lấy ý kiến ít nhất là 90 ngày;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến; công khai trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố và công khai quy hoạch trong suốt kỳ quy hoạch.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ có trách nhiệm tuân thủ quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
1. Các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển ngành, địa phương có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được phê duyệt.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, đề xuất, sửa đổi, bổ sung quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển ngành, địa phương có nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ cho phù hợp với quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được phê duyệt.
1. Xem xét, đánh giá toàn diện tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường, các đặc thù địa lý của khu vực và hiện trạng sử dụng vùng bờ; vai trò của khu vực dự kiến phân vùng đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái.
2. Bảo đảm tính tổng thể; hài hòa giữa nhu cầu khai thác, sử dụng và yêu cầu bảo vệ tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái; hài hòa lợi ích ngắn hạn và dài hạn của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên với lợi ích của Nhà nước và cộng đồng, ưu tiên cho lợi ích lâu dài và lợi ích của cộng đồng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển; bảo đảm quốc phòng, an ninh, an toàn giao thông, hàng hải.
3. Dựa trên kết quả đánh giá, xác định rõ lĩnh vực, mức độ ưu tiên trong khai thác, sử dụng tài nguyên, lựa chọn phương án phân vùng tối ưu để bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo nhằm phục vụ phát triển bền vững vùng bờ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
1. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm các chương trình có phạm vi liên tỉnh và các chương trình trong phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
2. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được lập cho khu vực vùng bờ trong các trường hợp sau đây:
a) Tập trung nhiều hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và có mâu thuẫn, xung đột hoặc nguy cơ mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên cần sự phối hợp tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và cộng đồng để giải quyết;
b) Tài nguyên, giá trị các hệ sinh thái của khu vực vùng bờ có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng do hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên; là vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao;
c) Có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nước biển dâng.
3. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Mục tiêu của chương trình;
b) Các vấn đề cần giải quyết và thứ tự ưu tiên giải quyết để quản lý tổng hợp; các chỉ số để đánh giá kết quả thực hiện chương trình;
c) Các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể để thực hiện chương trình;
d) Nguồn lực để thực hiện chương trình.
1. Nguyên tắc lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ:
a) Bảo đảm giải quyết các mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên, hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan;
b) Bảo đảm sự tham gia của các bên có liên quan trong quá trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;
c) Bảo đảm tính thực tiễn, tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện.
2. Căn cứ lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ:
a) Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ;
b) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và môi trường khu vực vùng bờ trong phạm vi lập chương trình;
c) Khả năng về tài chính, nhân lực, khoa học và công nghệ.
3. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được điều chỉnh khi có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này làm thay đổi mục tiêu và nội dung của chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có liên quan lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức lập, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ trong phạm vi quản lý; lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước khi phê duyệt.
3. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ phải được thẩm định trước khi phê duyệt.
1. Lấy ý kiến trong quá trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ:
a) Cơ quan lập chương trình có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan;
b) Việc lấy ý kiến được thực hiện thông qua hình thức hội nghị, bằng văn bản, lấy ý kiến trực tiếp và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập chương trình.
Thời gian công khai trên trang thông tin điện tử để lấy ý kiến đối với chương trình có phạm vi liên tỉnh ít nhất là 90 ngày, đối với chương trình trong phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển ít nhất là 60 ngày.
2. Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ phải được công bố trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được phê duyệt.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tổ chức thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có phạm vi liên tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ do mình phê duyệt.
GENERAL PLANNING FOR EXPLOITATION AND SUSTAINABLE USE OF NATURAL RESOURCES IN LITTORAL ZONES
Section 1: Littoral zones and coastal area protection corridors
Article 22. Scope of coastal area
1. Scope of coastal area is determined on the basis of natural, socio-economic conditions in each coastal area; characteristics of interaction between mainland or islands and ocean; demands for protection of coastal area environment, coping with climate change, rising sea; current conditions and demands for exploitation and use of natural resources, and other characteristics for general management of natural resources in littoral zones in accordance with management capacity.
2. The Government shall detail scope of coastal area as prescribed in Clause 1 of this Article.
Section 23: Coastal area protection corridors
1. Coastal area protection corridor is a littoral strip established in the areas in need of protection to maintain service value of ecosystem and natural landscape in littoral zones, maximize coastal land slides, cope with climate change and rising sea; ensure people’ rights to access to sea.
2. Establishment of coastal area protection corridors must comply with the following principles:
a) Base oneself on requirements, objectives of the establishment of coastal area protection corridors as prescribed in Clause 1 of this Article;
b) Ensure scientificity, objectivity and harmony between requirements for protection and development with due account taken of current conditions of exploitation and use of natural resources in shoreline areas; preserve and bring into play value of cultural heritages; ensure feasibility and conformity with actual conditions in local administrative division;
c) Accord with regulations on dikes and dike maintenance, sea borders; ensure National defense and security;
d) Define borderlines of coastal area protection corridors in the areas with corridors being established;
đ) dd) Ensure interests of the State, lawful rights and benefits of relevant organizations and individuals; ensure public disclosure, transparency and participation of residential communities, relevant organizations and individuals in the areas with corridors established; ensure people’s rights to access to sea.
3. Width of coastal area protection corridors is calculated from average height of tides over years to the mainland or inside the island.
4. People’s committees of central-affiliated coast cities and provinces shall rely on actual circumstances in local administrative divisions as prescribed in this Article to organize establishment, announcement of coastal area protection corridors within management.
5. This Article shall be detailed by the Government.
Section 24: Prohibited acts within coastal area protection corridors
1. Mineral extraction unless otherwise as approved by the Prime Minister;
2. Establish new constructions and expand construction works except the works used for protection of National defense and security, prevention and fighting against natural disaster and coastal land slides, coping with climate change, rising sea, preserving and bringing into play value of cultural heritages and other construction works serving interests of the nation, communities decided to invest by the National Assembly, Government, the Prime Minister, heads of ministries, central agencies, People’s Council, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces.
3. Construct cemeteries and landfills;
4. Activities of drilling, excavation, and backfilling within coastal area protection corridors except activities as prescribed in Article 25 hereof;
5. Illegal transgression and use of coastal area protection corridors;
6. Activities that cause coastal landslide, degrade ecosystem, value of service of ecosystem and natural landscapes;
Article 25: Restricted activities within coastal area protection corridors
1. Within coastal area protection corridors, the following activities are restricted:
a) Exploit underground water;
b) Carry out land reclamation;
c) Renovate constructed works;
d) Carry out survey of minerals, oil and gas;
dd) Activities of production, trading and services likely to degrade ecosystem, value of service of ecosystem and natural landscapes;
2. This Article shall be detailed by the Government.
Section 2: GENERAL PLANNING FOR EXPLOITATION AND SUSTAINABLE USE OF NATURAL RESOURCES IN LITTORAL ZONES
Section 26: Principles, foundations for formulating general planning
1. Principles:
a) Accord with the strategy for exploitation and sustainable use and protection of natural resources and environment; sea-use planning;
b) Ensure harmony in exploitation and use of natural resources, protection of environment and sustainable development of littoral zones, protection of national sovereignty, defense and security;
c) Integrate requirements for preventing and fighting natural disasters, coping with climate change, rising sea;
d) Ensure public disclosure, transparency and participation of residential communities, and relevant agencies, organizations, and individuals; ensure people’s rights to access to sea;
dd) Accord with resources and ensure feasibility;
2. Foundations:
a) Strategy for exploitation and sustainable use of natural resources and environment; sea-use planning;
b) Natural and socio-economic conditions and specific characteristics of each area within littoral zones, potentiality of natural resources, current conditions of coastal area environment; forecast impacts of climate change, rising sea;
c) Result of fundamental investigation of littoral zones; statistical reports on natural resources in littoral zones;
d) Demands for exploitation and use of natural resources; demands for protection of environment in littoral zones;
dd) Result of performance of general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones in previous reporting period;
Article 27: Scope, content and period of general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones
1. General planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones is formulated for the entire coast areas across the country.
2. Content of the planning:
a) Perform general assessment of natural and socio-economic conditions, environment; current conditions of coastal area environment; trends in fluctuation of natural resources and environment in littoral zones; demands for exploitation and use of natural resources and demands for environmental protection in littoral zones;
b) Identify objectives, orientation and construction of general method of exploitation and sustainable use of natural resources and protection of environment in littoral zones;
c) Zoning for exploitation and use of natural resources in littoral zones; sea areas used to dump physical matters as prescribed in Article 33 hereof;
d) Solutions and programs for implementing the planning
3. Period of general planning of exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones established for a 10-year period, and a 20-year vision.
Article 28: Revision of general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones
1. Revision of general planning for exploitation and sustainable use of natural resources of littoral zones is made in the following cases:
a) Revisions made to the strategy for exploitation and sustainable use of natural resources, protection of environment, the sea-use planning result in changes to the approved planning.
b) Impacts of natural disasters, wars, environmental emergencies result in changes to the approved planning.
2. Revisions made to the general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones are an integral part of the approved general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones.
Article 29: Formulation, assessment, approval and revision of general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with ministries, ministerial-level agencies and People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces in the formulation and submission of the general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones to the Government for revision and approval.
2. The general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones must be assessed prior to submission for approval according to law provisions.
3. This Article shall be detailed by the Government.
Article 30: Collection of suggestions and announcement of general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones
1. Collection of suggestions during the formulation of general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones;
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for organizing collection of suggestions from relevant agencies, organizations, individuals, and residential communities;
b) Suggestions are collected through conferences, written communications, and public announcement on the websites of the Government, the Ministry of Natural Resources and Environment and People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces.
Time for public announcement on the websites to collect suggestions is at least 90 days.
c) The Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for making the report, compilation and explanations of suggestions; making public announcement on the websites of the Government, the Ministry of Natural Resources and Environment and People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces.
2. Within 30 days since general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones is approved by the Government, the Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for making public announcement of the planning throughout the planning period;
Article 31: Implementation of general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with ministries, ministerial-level agencies and People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces in organizing and inspecting the implementation of the general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones.
2. Ministries, ministerial-level agencies and People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces shall be responsible for organizing the implementation of the general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones.
3. Organizations and individuals in connection with exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones shall be responsible for complying with the general planning for exploitation and use of natural resources in littoral zones.
Article 32. Relationship between general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones and planning for exploitation and use of natural resources, planning for development of sectors and localities
1. Planning for exploitation and use of natural resources, planning for development of sectors and localities with content in connection with exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones must conform to the approved general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones.
2. Ministries, ministerial-level agencies and People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces, within the scope of duties and powers, shall be responsible for making checks, proposals for supplements and amendments to planning for exploitation and use of natural resources, planning for development of sectors, localities with content in connection with exploitation and sustainable use of natural resources and environment in accordance with the approved general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones.
Article 33. Principles of zoning exploitation and use of natural resources in littoral zones
1. Making consideration and overall assessment of natural resources, environmental conditions, geographic characteristics of the area; role of the area expected to be zoned for socio-economic development, national defense and security, preservation and promotion of values of cultural heritages, protection of environment and ecosystem.
2. Ensure integrity and harmony between demands for exploitation and use, and demands for protection of natural resources, environment and ecosystem; harmonize short-tem and long-term interests of organizations and individuals that exploit and use natural resources and interests of the State and communities; prioritize long-term interests and interests of communities; ensure people’s rights to access to sea; ensure National defense and security, maritime traffic safety.
3. Based on result of assessment and identification of area, level of priority in exploitation and use natural resources, select an optimal zoning plan to ensure harmony between economic development and protection of environment and ecosystem of sea and islands for sustainable development of littoral zones, defense of national sovereignty, assurance of national defense and security.
Section 3. PROGRAM FOR GENERAL MANAGEMENT OF NATURAL RESOURCES IN LITTORAL ZONES
Article 34. Scope and content of program for general management of natural resources in littoral zones
1. The program for general management of natural resources in littoral zones includes programs at interprovincial level and programs within management of central-affiliated coastal cities and provinces.
2. Program for general management of natural resources in littoral zones is formulated for the coastal area in the following cases:
a) Concentration of a great deal of activities of exploitation and use of natural resources with conflicts or possible risk of conflicts of interests in exploitation and use of natural resources that need participation of various levels, sectors and communities for handling;
b) Natural resources and values of ecosystems of the coastal area running the risk of severe degradation as a result of activities of exploitation and use of natural resources; running high or very high risk of pollution;
c) Having a particular significance for socio-economic development, National defense and security, preservation and promotion of values of cultural heritages, protection of environment and ecosystem but vulnerable to climate change and rising sea.
3. The program for general management of natural resources in littoral zones includes the following information:
a) Objectives;
b) Issues to be addressed, order of priority to handling; indices for assessment of program implementation;
c) Specific solutions and tasks for implementation of the program;
d) Resources for implementation of the program;
Article 35. Principles, foundations for formulation and revision of program for general management of natural resources in littoral zones
1. Principles of formulation and revision of program for general management of natural resources in littoral zones;
a) Ensure settlement of conflicts of interests in exploitation and use of natural resources; harmonize interests of the parties involved;
b) Ensure participation of the parties involved during the formulation of the program for general management of natural resources in littoral zones;
c) Ensure practicality, feasibility during the implementation;
2. Foundations for formulation of the program for general management of natural resources in littoral zones:
a) General planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones
b) Current conditions of exploitation and use of natural resources and environment in littoral zones within scope of the program;
c) Financial, workforce, science and technology capabilities;
3. The program for general management of natural resources in littoral zones shall be revised when one of foundations as prescribed in Clause 2 of this Article changes.
Article 36. Formulation, assessment, approval and revision of program for general management of natural resources in littoral zones
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with ministries, ministerial-level agencies and People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces in the formulation and submission of interprovincial-level program for general management of natural resources in littoral zones to the Prime Minister for revision and approval.
2. People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces shall organize formulation and revision of the program for general management of natural resources in littoral zones within management; collect suggestions from the Ministry of Natural Resources and Environment before approval.
3. The program for general management of natural resources in littoral zones must be assessed in advance of approval.
4. This Article shall be detailed by the Government.
Article 37. Collect suggestions and announce program for general management of natural resources in littoral zones
1. Collect suggestions during formulation of program for general management of natural resources in littoral zones
a) The agency charged with formulating the program shall be responsible for collecting suggestions from relevant agencies, organizations, individuals, and residential communities;
b) Suggestions are collected through conferences, written communications, and public announcement on the websites of the agency charged with formulating the program.
For programs at interprovincial levels and programs within management of central-affiliated coastal cities and provinces, time limit for public announcement on the websites to collect suggestions is at least 90 days and 60 days respectively.
2. The program for general management of natural resources in littoral zones must be made in public within 30 days since it is approved.
Section 38. Implementation of program for general management of natural resources in littoral zones
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over implementation of the interprovincial-level program for general management of natural resources in littoral zones Ministries, ministerial-level agencies and People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces shall be responsible for cooperating with the Ministry of Natural Resources and Environment in the implementation of the interprovincial-level program for general management of natural resources in littoral zones.
2. People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces shall organize implementation of the program for general management of natural resources in littoral zones under its approval.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực