Chương VI Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015: Kiểm soát ô nhiễm, ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc và nhận chìm ở biển
Số hiệu: | 82/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/06/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 27/07/2015 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo.
2. Các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ô nhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả.
3. Các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, chất thải không rõ nguồn gốc và xuyên biên giới phải được kiểm soát. Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến sức chịu tải môi trường của khu vực biển và hải đảo.
4. Ứng phó có hiệu quả sự cố môi trường biển, kịp thời ngăn chặn lan truyền ô nhiễm trong sự cố môi trường biển.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
1. Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo.
3. Điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải.
4. Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
5. Xác định cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
6. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển.
7. Cấp phép, kiểm soát hoạt động nhận chìm ở biển.
8. Phối hợp giữa cơ quan nhà nước Việt Nam và cơ quan, tổ chức nước ngoài trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá chất lượng môi trường nước biển; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới theo quy định của pháp luật.
9. Công khai các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, thông tin về môi trường nước, môi trường trầm tích của các khu vực biển, hải đảo.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quan trắc, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo không còn khả năng tiếp nhận chất thải; công khai thông tin môi trường biển và hải đảo theo quy định của pháp luật.
1. Chất thải nguy hại từ các hoạt động trên biển phải được thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Các công trình, thiết bị trên biển sau khi hết thời hạn sử dụng mà không tiếp tục sử dụng phải được tháo dỡ, vận chuyển về đất liền hoặc nhận chìm theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
3. Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường biển phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; bảo đảm không làm rò rỉ, thất thoát, tràn thấm ra biển xăng, dầu, hóa chất, chất phóng xạ, các chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường.
4. Nước thải từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí và các công trình, thiết bị khác trên biển; bùn dầu và bùn chứa hợp chất độc hại trong thăm dò, khai thác dầu khí phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra biển.
5. Nước dằn tàu, nước súc, rửa tàu, nước la canh phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, không được pha loãng nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra biển.
6. Việc thải nước dằn tàu, nước súc, rửa tàu, nước la canh và nước thải từ tàu thuyền thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hải, bảo vệ môi trường, pháp luật có liên quan của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
7. Chất thải rắn phát sinh từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí, công trình và thiết bị khác trên biển phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật; bùn nạo vét luồng hàng hải, cảng biển phải được vận chuyển về đất liền hoặc nhận chìm theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
8. Cảng biển phải có hệ thống tiếp nhận và xử lý chất thải sinh hoạt, dầu cặn từ các phương tiện trên biển.
9. Chất thải trôi nổi trên biển và ven bờ biển phải được thu gom, phân loại, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
1. Chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trên đất liền trước khi thải xuống biển phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Việc bố trí các điểm xả nước thải đã được xử lý xuống biển phải được xem xét trên cơ sở điều kiện tự nhiên của khu vực xả nước thải; các điều kiện động lực, môi trường, sinh thái và đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên và hiện trạng khai thác, sử dụng vùng biển.
Các điểm xả nước thải ra khu bảo tồn biển, khu vực bãi tắm, danh lam, thắng cảnh ven biển phải được đánh giá, xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên vùng đất ven biển và trên hải đảo phải có đầy đủ phương tiện, thiết bị xử lý chất thải bảo đảm đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phải định kỳ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hiện trạng xử lý và xả chất thải ra biển theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Nguồn ô nhiễm từ các lưu vực sông ra biển phải được điều tra, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức quan trắc, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và thông báo tình trạng ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối kiểm soát ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan xác định nguồn gây ô nhiễm, xây dựng phương án xử lý, khắc phục.
3. Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp, hợp tác với các nước và các tổ chức có liên quan trong việc xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới.
1. Phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Quan trắc, điều tra, thu thập, cập nhật, theo dõi, giám sát, tổng hợp, xử lý thông tin, dữ liệu về môi trường biển và hải đảo;
b) Đánh giá rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
c) Xác định, lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển hướng dẫn, xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
1. Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là cơ sở đề ra các giải pháp hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp sau đây:
a) Vùng rủi ro ô nhiễm thấp;
b) Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình;
c) Vùng rủi ro ô nhiễm cao;
d) Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao.
3. Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm:
a) Mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
b) Phạm vi ảnh hưởng;
c) Mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được đánh giá thông qua bộ chỉ số.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; công khai kết quả đánh giá trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
1. Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo bao gồm báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia, báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển và báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo theo chuyên đề.
2. Nội dung báo cáo, kỳ lập báo cáo, thẩm quyền và trách nhiệm lập báo cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Chú trọng công tác phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, vật tư, nguồn nhân lực để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.
3. Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được phân cấp để phân công trách nhiệm ứng phó.
4. Thông tin sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được báo cáo, xử lý kịp thời.
5. Huy động nhanh nhất mọi nguồn lực cho hoạt động ứng phó; bảo đảm chỉ huy thống nhất, điều phối, phối hợp hiệu quả, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn.
6. Bảo đảm an toàn, phòng, chống cháy nổ trong ứng phó.
7. Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải chịu trách nhiệm khắc phục sự cố, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu, hóa chất độc gây ra theo quy định của pháp luật.
8. Việc phòng ngừa, khắc phục, xử lý sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
1. Việc ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được thực hiện theo 3 cấp: ứng phó sự cố cấp cơ sở, ứng phó sự cố cấp khu vực và ứng phó sự cố cấp quốc gia.
2. Ứng phó sự cố cấp cơ sở:
a) Sự cố xảy ra ở cơ sở thì chủ cơ sở phải tổ chức, chỉ huy, huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị để triển khai thực hiện ứng phó kịp thời, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố; trường hợp sự cố vượt quá khả năng, nguồn lực của mình thì phải kịp thời báo cáo cơ quan chủ quản, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố để trợ giúp;
b) Trường hợp xảy ra sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hoặc sự cố xảy ra trong khu vực ưu tiên bảo vệ, vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển cao hoặc rất cao, chủ cơ sở phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để chỉ đạo, kịp thời ứng phó.
3. Ứng phó sự cố cấp khu vực:
Sự cố xảy ra vượt quá khả năng ứng phó của cơ sở, chưa xác định được cơ sở gây ra sự cố hoặc sự cố xảy ra chưa rõ nguyên nhân thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố có trách nhiệm trực tiếp chủ trì chỉ đạo ứng phó, đồng thời có quyền huy động khẩn cấp nguồn lực cần thiết của các cơ sở, bộ, ngành trên địa bàn để ứng phó.
4. Ứng phó sự cố cấp quốc gia:
a) Trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố phải kịp thời báo cáo để Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn trực tiếp chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức ứng phó;
b) Trường hợp sự cố vượt quá khả năng ứng phó của các lực lượng trong nước, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc yêu cầu trợ giúp quốc tế;
c) Trường hợp sự cố gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
1. Trong trường hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu hộ, cứu nạn và ứng phó sự cố, cơ quan, người chủ trì ứng phó đề xuất việc thiết lập khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố.
2. Việc xác định và thông báo khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố tại địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nơi xảy ra sự cố xem xét, quyết định theo đề xuất của cơ quan, người chủ trì ứng phó.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc xác định và thông báo về khu vực hạn chế hoạt động để ưu tiên cho hoạt động cứu hộ, cứu nạn, ứng phó sự cố.
Trong trường hợp cơ sở gây sự cố cản trở hoạt động khắc phục sự cố và điều tra, xác định nguyên nhân sự cố, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố.
1. Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố trong phạm vi cả nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chỉ đạo theo thẩm quyền và huy động lực lượng, phương tiện của các bộ, ngành, địa phương, trung tâm ứng phó sự cố khu vực để ứng phó sự cố xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;
c) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của các nước có liên quan để xử lý sự cố xảy ra trên vùng biển Việt Nam hoặc vùng nước tiếp giáp với các nước khác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển;
b) Phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và bộ, ngành, địa phương có liên quan để ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.
3. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo các cơ quan thuộc bộ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phối hợp giải quyết thủ tục cho các đơn vị ứng phó sự cố của Việt Nam tham gia hỗ trợ quốc tế và lực lượng hỗ trợ ứng phó của nước ngoài tại Việt Nam khi có đề nghị của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn;
b) Phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các bộ, ngành có liên quan thông qua đường ngoại giao trao đổi thông tin, chuyển yêu cầu phối hợp hoặc đề nghị trợ giúp ứng phó sự cố khi có sự cố xảy ra ở lãnh thổ, vùng biển nước ngoài ảnh hưởng đến Việt Nam hoặc sự cố xảy ra trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến nước ngoài.
4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm phối hợp và thống nhất với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn xây dựng và triển khai các phương án kết hợp việc sử dụng lực lượng, phương tiện của Hải quân, Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và các lực lượng khác của Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng gắn với việc giám sát, phát hiện sự cố và sẵn sàng tham gia ứng phó sự cố theo địa bàn hoạt động.
5. Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành kịp thời tổ chức lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển khi được Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và các cơ quan có thẩm quyền huy động.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có trách nhiệm phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố; chỉ đạo kịp thời ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển thuộc phạm vi quản lý.
7. Chủ cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải thực hiện các biện pháp khẩn cấp để huy động nhân lực, vật lực, phương tiện để ứng phó sự cố; bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản; kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương, cấp có thẩm quyền về sự cố xảy ra.
1. Việc nhận chìm ở biển chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định của Luật này.
2. Vật, chất nhận chìm phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam không được phép nhận chìm ở vùng biển Việt Nam.
3. Khu vực biển được sử dụng để nhận chìm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.
4. Việc nhận chìm ở biển không được gây ra tác động có hại đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước; hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển.
5. Việc nhận chìm ở biển phải được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.
1. Vật, chất được nhận chìm ở biển phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
b) Được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; bảo đảm không tác động có hại đến sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản;
c) Không thể đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền hoặc việc đổ thải, lưu giữ, xử lý trên đất liền không hiệu quả về kinh tế - xã hội;
d) Thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển.
2. Chính phủ quy định Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển.
1. Giấy phép nhận chìm ở biển gồm các nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Tên, khối lượng, kích thước, thành phần của vật được nhận chìm; tên, loại, khối lượng, thành phần của chất được nhận chìm;
c) Vị trí, ranh giới, tọa độ, diện tích khu vực biển được sử dụng để nhận chìm;
d) Phương tiện chuyên chở, cách thức nhận chìm;
đ) Thời điểm và thời hạn được phép thực hiện hoạt động nhận chìm;
e) Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển;
g) Hiệu lực thi hành.
2. Thời hạn của Giấy phép nhận chìm ở biển được xem xét trên cơ sở vật, chất được nhận chìm, quy mô, tính chất hoạt động nhận chìm và khu vực biển được sử dụng để nhận chìm tối đa không quá 02 năm và được gia hạn một lần nhưng không quá 01 năm.
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong trường hợp khu vực biển được sử dụng để nhận chìm có một phần hoặc toàn bộ nằm ngoài vùng biển ven bờ hoặc khu vực biển giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cấp Giấy phép nhận chìm ở biển trong vùng biển ven bờ thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển nào thì có quyền cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển.
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các quyền sau đây:
a) Được nhận chìm ở biển theo nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp;
c) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
d) Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, trả lại giấy phép theo quy định của pháp luật;
đ) Khiếu nại, khởi kiện hành vi vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong việc nhận chìm ở biển theo quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;
c) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;
d) Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
e) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;
h) Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân được phép nhận chìm ở biển phải đăng ký và gắn các thiết bị giám sát hành trình, ghi chép toàn bộ quá trình thực hiện việc nhận chìm, nhật ký hàng hải để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.
2. Trường hợp vật, chất được nhận chìm được bốc, xếp tại cảng thì cảng vụ có trách nhiệm kiểm tra vật, chất được nhận chìm bảo đảm phù hợp với nội dung Giấy phép nhận chìm ở biển trước khi cho phương tiện chuyên chở rời cảng.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận chìm ở biển và các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động nhận chìm và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện nhận chìm ngoài vùng biển Việt Nam nhưng gây thiệt hại cho môi trường, các hệ sinh thái và kinh tế - xã hội trong vùng biển, hải đảo Việt Nam có trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trả toàn bộ chi phí liên quan tới điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ thiệt hại, thực hiện các giải pháp phục hồi môi trường, hệ sinh thái và các chi phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
CONTROL OF POLLUTION, COPING WITH SPILL OF OIL, TOXIC CHEMICALS AND SEA DUMPING
Section 1: Control of sea and island environment pollution
Article 42: Principles of sea and island environment pollution control
1. Control of sea and island environment pollution must be regularly conducted with the task of prevention being prioritized; carry out early and effective remedy for pollution, sea environment emergencies, degradation of sea and island environment.
2. Sea areas must be zoned for risk of pollution to come up with effective solutions for pollution control.
3. Waste sources from mainland, activities on sea and islands, waste of unclear origin and from border crossing must be tightly controlled. Control of waste sources, waste matters must involve consideration of loading capacity of sea and island environment.
4. Effectively coping with sea environment emergencies and early prevention of spread of pollution
5. Close coordination among relevant sectors, levels, organizations and individuals for control of sea and island environment pollution;
Article 43: Content of sea and island environment pollution control
1. Carry out investigation, statistical work, classification and assessment of waste sources from mainland, activities on sea and islands; state of environmental pollution;
2. Conduct regular monitoring and assessment of current conditions of water, sediments, ecosystems and biodiversity of sea and island areas;
3. Conduct investigation and assessment of loading capacity of environment in the areas running high or very high risk of pollution; make public announcement of areas out of capacity to receive waste;
4. Prevent, detect, handle and overcome pollution and degradation of environment, ecosystems; improve and remediate environment and ecosystems polluted and degraded;
5. Identify level of risk of environmental pollution; zone and map risk of environmental pollution;
6. Cope with environmental emergencies;
7. Grant permits and control sea dumping;
8. Cooperate with state agencies and foreign agencies and organizations in sharing information and assessing sea water environment quality; control cross-border environmental pollution according to law provisions;
9. Make public announcement of areas running the risk of environmental pollution, information about water, sediments of sea and island areas;
Article 44: Responsibilities of investigation and assessment of sea and island environment
1. The Ministry of Natural Resources and Environment, ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces, within the scope of duties and powers, shall be responsible for carrying out monitoring and assessment of environmental pollution in sea and islands, current conditions of water, sediments, ecosystems and biodiversity of sea and island areas; conducting investigation, statistical work, classification and assessment of waste sources from mainland, activities on sea and islands according to regulations on environmental protection.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall be responsible for conducting investigation and assessment of loading capacity of environment in areas running high or very high risk of pollution; making public announcement of sea and island areas out of capacity to receive waste; publicize information about sea and island environment according to law provisions;
Article 45: Control of environment pollution from sea activities
1. Hazardous waste from sea activities must be collected, classified, stored, transported and treated according to regulations on environmental protection.
2. Any works, facility on the sea that are no longer used after expiration date must be dismantled and transported to mainland or dumped at sea as prescribed hereof and other relevant law provisions.
3. Owners of vehicles transporting and storing petrol, oil, chemicals, radioactive substances, toxins and other substances running the risk of sea environment emergencies must have a plan for prevention and coping with environmental emergencies, ensuring no leakage, loss and spilling.
4. Wastewater from ships, drilling rigs, and other works and facilities on the sea; oil sludge and mud containing toxic mixtures from petroleum exploration and extraction must be treated to meet technical regulations on environment before being discharged to sea.
5. Ballast water, rinses, washing water, bilge water must be treated to meet technical regulations on environment before being discharged to sea.
6. Discharge of ballast water, rinses, washing water, bilge water and other wastewater from ships is instructed in accordance with regulations of the laws on maritime, environmental protection, relevant law provisions and the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
7. Solid waste from ships, drilling rigs, works and other facilities on sea must be closely managed under the laws; mud dredged from navigable channels, ports must be transported to mainland or dumped at sea as prescribed hereof and relevant law provisions.
8. Ports must be equipped with a system to receive and process domestic waste, residual oil from vehicles on sea.
9. Waste floating on ocean surface or along the shores must be collected, classified and treated according to regulations on environmental protection and relevant law provisions.
Article 46: Control of sea environment pollution from mainland
1. Waste arising from production, trading and domestic activities on mainland must be treated to meet Technical regulations on environment before being discharged to sea.
2. Positions of discharging treated wastewater to sea must be arranged on the basis of natural conditions of the area of discharge; factors such as dynamics, environment, ecology, biodiversity, natural resources and current conditions of exploitation and use of sea areas.
Positions of discharging wastewater to sanctuaries, beaches, famous landscapes along sea shores must be examined, considered and handled according to the laws on environmental protection.
3. Facilities performing activities of production, trading and services on shoreline areas and islands must be equipped with adequate waste treatment plant to ensure treated waste reaches Technical regulations on environment; current conditions of treatment and discharge of waste to sea must be regularly reported to competent state management agencies as prescribed by the Minister of Natural Resources and Environment.
4. Pollution sources from river basins to sea must be investigated, assess and closely controlled.
Article 47: Control of cross-border sea environment pollution
1. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces, within the scope of duties and powers, shall be responsible for conducting monitoring, early detection, prevention and notification of cross-border sea environmental pollution to the Ministry of Natural Resources and Environment.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment as a central agency for controlling cross-border sea environment pollution shall be responsible for presiding over and cooperating with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of National Defense, the Ministry of Science and Technology and relevant ministries, ministerial-level agencies, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces in identifying pollution sources and bringing forward handling and remedial measures.
3. The Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Natural Resources and Environment, within their duties and powers, shall be responsible for cooperating with relevant countries and organizations in handling and remedying cross-border sea environmental pollution.
Article 48: Zoning risk of sea and island environment pollution
1. Zoning risk of sea and island environment pollution includes the following activities:
a) Monitor, investigate, collect, update, compile, and handle information, data about sea and island environment;
b) Assessment of risk of sea and island environment pollution;
c) Identify and map risk of sea and island environment pollution;
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with relevant ministries, ministerial-level agencies and People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces in instructing, identifying, assessing and zoning risk of sea and island environment pollution.
Article 49: Level of risk of sea and island environment pollution
1. Risk of pollution are classified into the following levels: Level of risk of pollution serves as the grounds for provision of effective pollution control measures.
2. Areas running the risk of environment pollution are classified into the following levels:
a) Low risk of pollution;
b) Medium risk of pollution;
c) High risk of pollution;
d) Very high risk of pollution;
3. Criteria for classifying risk of pollution include:
a) Level of pollution or risk of pollution;
b) Affected scope;
c) Level of environmental sensitivity; possible damage caused to human health, sea and island ecosystems, other activities, use of natural resources in sea and islands;
4. The Minister of Natural Resources and Environment shall detail criteria for classifying areas running the risk of pollution.
The Ministry of Natural Resources and Environment shall preside over and cooperate with relevant ministries, ministerial-level agencies and People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces in formulating maps of zoned risk of pollution and making the submission to the Prime Minister for approval.
Article 50: Assessment of performance of sea and island environment pollution control
1. Performance of sea and island environment pollution control is assessed through a set of factors.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment, ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces, within the scope of duties and powers, shall be responsible for conducting assessment of pollution control performance; making public disclosure of performance result on their own website.
3. The Minister of Natural Resources and Environment shall detail the set of factors and the assessment of pollution control performance.
Article 51: Reports on current conditions of sea and island environment
1. Reports on current conditions of sea and island environment include current conditions of national sea and island environment, current conditions of sea and island environment at central-affiliated coastal cities and provinces and current conditions of sea and island environment by special subject.
2. Contents of reports, reporting period, authorities and responsibilities for formulating reports are instructed in accordance with regulations on environmental protection.
Section 2: COPING AND REMEDYING OIL AND TOXIC CHEMICAL SPILL
Article 52: Principles of coping and remedying oil and toxic chemical spill
1. Coping and remedying oil and toxic chemical spill are responsibilities of agencies, organizations and individuals.
2. Focus on the task of prevention; take the initiative in constructing plans, investment in equipment, materials, workforce for coping with oil and toxic chemical spill;
3. Incidents of oil and toxic chemical spill must be classified to assign responsibilities for coping.
4. Information about oil and toxic chemical spill must be reported and handled in a timely manner.
5. Mobilize every resource for coping as quick as possible; ensure effective and close coordination among workforces, vehicles and equipment for coping with oil and toxic chemical spill with activities of rescue and relief being prioritized.
6. Ensure safety, prevention and fighting against explosion during the task of coping;
7. Any facility that causes oil and toxic chemical spill shall be responsible for handling the incident, remedying pollution and remediating environment and at the same time making compensation for any damage caused by such incident according to law provisions.
8. Prevention, remedial work and handling of oil and toxic chemical spill are instructed in accordance with regulations on environmental protection and relevant law provisions.
Article 53: Decentralization of coping with incidents of oil and toxic chemical spill
1. Coping with incidents of oil and toxic chemical spill is carried out in three levels:
2. Grass-root level:
a) If the incident occurs at facilities, the owners thereto must organize, command and mobilize workforces, vehicles and equipment for early coping and at the same time make immediate report to governing body, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces where the incident occurs; if such incident is out of capacity and resources, make immediate report to governing body, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces where the incident occurs for support;
b) If the incident causes severe pollution or occurs in the area prioritized for protection, running high or very high risk of pollution, the owners must make the report to People’s committees of central-affiliated cities and provinces where the incident occurs and National Search and Rescue Committee for early direction and coping.
3. Regional level:
If the incident is out of capacity with causes not yet determined, presidents of People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces where the incident occurs shall be responsible for giving directions on coping with the incident, and at the same time carrying out urgent mobilization of necessary resources from establishments, sectors and agencies in the administrative divisions for coping.
4. National level:
a) If the incident is out of capacity of localities, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces shall make immediate report to National Search and Rescue Committee for direction and cooperation with relevant agencies for coping;
b) If the incident is out of capacity of the country's forces, National Search and Rescue Committee shall make proposal to the Prime Minister for consideration and decision on calling for international support;
c) In case the incident causes particularly severe pollution, follow regulations on state of emergency;
Article 54. Identification and public announcement of areas with restricted activities
1. To create favorable conditions for rescue, relief and emergency response, persons in charge should propose areas of restricted activities to pave the way for activities of rescue, relief and emergency response.
2. Identification and public announcement of areas of restricted activities shall be examined and decided by People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces where the incident occurs as proposed by agencies and persons in charge.
3. The Government shall detail identification and public announcement of areas of restricted activities to prioritize activities of rescue, relief and emergency response.
Article 55: Temporary suspension of facilities causing oil and toxic chemical spill
In case facilities causing the incident obstruct remedial work, investigation and identification of the cause, ministries, ministerial-level agencies, People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces, in reliance on their duties and powers, shall decide temporary suspension of operation for facilities that cause the incident.
Article 56: Responsibilities for coping with oil and toxic chemical spill
1. National Search and Rescue Committee shall take the following responsibilities:
a) Preside over direction and implementation of the national plan for emergency response across the country after it is approved by the Prime Minister;
b) Direct and mobilize workforces and vehicles from ministries, sectors, localities, regional emergency response centers to cope with the incident within responsibilities;
c) Cooperate with competent agencies from relevant countries in handling incidents on the territorial waters of Vietnam or waters bordering other countries and make the report to the Prime Minister on ultra vires cases;
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take the following responsibilities:
a) Preside over and cooperate with the Ministry of Industry and Trade, National Search and Rescue Committee, and relevant ministries, sectors in formulating the Statute on Oil and Toxic Chemical Spill Response and making the submission to the Prime Minister for promulgation; preside over and cooperate with relevant ministries, sectors in promulgating or submitting to competent authorities for promulgation regulations on monitoring and assessment of risks, remedial work and handling of incidents of oil and toxic chemical spill;
b) Cooperate with National Search and Rescue Committee, relevant ministries, sectors and localities in coping with oil and toxic chemical spill;
3. The Ministry of Foreign Affairs shall take the following responsibilities:
a) Direct ministerial agencies, Vietnam’s representative bodies overseas to coordinate handling procedures for Vietnam’s emergency response units participating in international support and foreign response forces in Vietnam at the request of National Search and Rescue Committee;
b) Cooperate with National Search and Rescue Committee and relevant ministries and sectors through diplomacy in exchanging information, transferring requirements for coordination or proposing support for incidents occurring on overseas waters but having effects on Vietnam or incidents occurring within the territorial waters of Vietnam but having effects on overseas waters.
4. The Ministry of National Defense shall be responsible for cooperating and agreeing with National Search and Rescue Committee on construction and implementation of plans for combination of use of workforces and vehicles from Navy, Air Force, Border Force, Coastguards and other forces of the Army for the implementation of the tasks; monitoring and detecting incidents and being ready to participate in emergency response within administrative divisions.
5. Relevant ministries, sectors shall be responsible for directing affiliated agencies and units to organize workforces and vehicles for participating in coping with incidents of oil and toxic chemical spill as mobilized by National Search and Rescue Committee and competent agencies.
6. People’s committees of central-affiliated coast cities and provinces shall be responsible for approving and organizing the implementation of emergency plan; carrying out early directions for coping with incidents within management.
7. Owners of facilities that cause oil and toxic chemical spill must take urgent measures to mobilize workforces, material resources and vehicles for emergency response; ensure safety to people and property; organize rescue of people and property; make immediate notification to local authorities and competent authorities about incidents.
Article 57. Requirements for sea dumping
1. Sea dumping shall be allowed under the permit issued by competent state management agencies as prescribed hereof.
2. Physical matters arising outside the territorial waters of Vietnam are not allowed to be dumped in the territorial waters of Vietnam.
3. Sea areas used for dumping must accord with sea-use planning, general planning for exploitation and sustainable use of natural resources in littoral zones.
4. Activities of sea dumping shall not be allowed to adversely affect human health and the country’s potentiality of economic development; minimize adverse effects on the environment and ecosystem.
5. Sea dumping must be closely managed and controlled.
Article 58. Physical matters subject to sea dumping
1. Physical matters subject to sea dumping must satisfy the following requirements:
a) Do not contain radioactive substances, or toxins beyond regulations on radiation safety engineering and Technical regulations on environment;
b) Treated to meet Technical regulations on environment and ensure not to adversely affect human health, environment, ecosystem and aquatic resources;
c) Unable to be dumped, stored or treated on mainland or dumping, storage and treatment on mainland do not bring about socio-economic efficiency;
d) Belong to the list of physical matters subject to sea dumping;
2. The list of physical matters subject to sea dumping shall be prescribed by the Government.
Article 59. Permit for sea dumping
1. Permit for sea dumping (hereinafter referred to as the permit) includes the following information:
a) Name of organizations and individuals granted the permit;
b) Name, weight, size, components of physical matters subject to sea dumping; name, type, weight and components of physical matters subject to sea dumping;
c) Position, borderline, coordinates, areas of sea areas used for sea dumping;
d) Transport vehicles, manner of dumping;
dd) Time and time limit for dumping;
e) Obligations of organizations and individuals granted the permit;
g) Effect
2. Validity period of the permit shall be considered on the basis of physical matters subject to sea dumping, scale and nature of dumping, and areas used for dumping and last no more than two years. Extension is allowed once but no more than one (01) year.
Article 60. Issuance, re-issuance, extension, supplements, amendments, returning and revocation of the permit
1. The Minister of Natural Resources and Environment shall grant the permit for sea areas (used for dumping) that have part or whole of the area lying outside littoral zones or areas bordering two central-affiliated coastal cities and provinces.
2. People’s committees of central-affiliated coastal cities and provinces shall grant the permit for littoral zones within their own management except cases within the management of the Minister of Natural Resources and Environment as prescribed in Clause 1 of this Article.
3. Competent agencies that grant the permit for a certain sea area shall have the right to re-issue, extend, supplement, amend, return or revoke the permit for such area.
4. Issuance, re-issuance, extension, supplements, amendments, returning and revocation of the permit shall be detailed by the Government.
Article 61. Rights and obligations of organizations and individuals granted the permit
1. Organizations and individuals granted the permit shall have the following rights:
a) Carry out dumping at sea as prescribed in the permit;
b) Enjoy protection of lawful rights and interests by the State;
c) Request organizations and individuals that cause damage to their lawful rights and interests in dumping to compensate for damage caused according to law provisions;
d) Make request to competent state management agencies that grant the permit for re-issuance, extension, amendments, supplements and returning the permit according to law provisions;
dd) Make complaints, and take legal proceedings against violations of their own lawful rights and interests in sea dumping according to law provisions;
e) Other rights according to law provisions;
2. Organizations and individuals granted the permit shall have the following obligations:
a) Comply with regulations of the law on management of natural resources and environment of sea and islands and the permit;
b) Pay fees, charges for issuance of the permit and for use of sea areas for dumping according to law provisions;
c) Comply with technical regulations concerning activities of dumping during the dumping period;
d) Do not obstruct or cause damage to lawful exploitation and use of natural resources at sea by other organizations and individuals;
dd) Provide adequate and authentic data and information on activities of dumping at the request of competent state agencies;
e) Take measures to ensure safety, prevent and cope with environmental emergencies caused by their own dumping activities according to law provisions;
g) Conduct monitoring and supervision of sea environment, communication and reporting regime on sea dumping activities according to law provisions;
h) Compensate for losses to organizations or individuals suffering the damage caused by irregular dumping activities;
i) Other obligations according to law provisions;
Article 62. Control of sea dumping
1. Organizations and individuals granted the permit must make registration, install movement monitoring devices, and record all dumping activities to facilitate the investigation and supervision of competent state management agencies and sea patrol forces.
2. In case physical matters subject to sea dumping are loaded at a port, authorities of such port shall be responsible for inspecting physical matters to ensure they are in conformity with the permit before permitting them to leave the port.
3. Competent agencies (that grant the permit) and sea patrol forces shall carry out investigation, inspection and supervision of dumping activities and handle violations according to law provisions.
Article 63. Dumping outside territorial waters of Vietnam causing damage to natural resources and environment of Vietnam’s sea and island
Organizations and individuals at home or abroad that carry out dumping outside the territorial waters of Vietnam causing damage to the environment, ecosystem and socio-economic development within Vietnam’s sea and islands shall be responsible for compensating for losses caused or return all expenses for investigation, research, assessment of damage, implementation of solutions of remediation of environment and ecosystem and other expenses according to the laws of Vietnam and the international agreements to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.