Chương III Luật Quốc phòng 2018: Tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm
Số hiệu: | 22/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 08/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2018 | Số công báo: | Từ số 773 đến số 774 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một số nội dung mới nổi bật của Luật quốc phòng 2018
Luật Quốc phòng 2018 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 08/6/2018.
Theo đó, có một số nội dung mới nổi bật sau đây:
- Đưa nội dung bảo vệ không gian mạng vào luật;
- Đề cập tới vấn đề Nhà nước cần có kế hoạch sử dụng đất quốc phòng;
- Đưa nội dung xây dựng phòng thủ quân khu vào Luật khá chi tiết như khái niệm, nhiệm vụ và khu vực phòng thủ;
- Quy định cụ thể hơn về tình trạng giới nghiêm, thiết quân luật nhằm chuẩn bị trước khi đất nước có tình trạng chống phá, thậm chí bạo loạn lật đổ, trong đó hạn chế hoạt động, cấm tụ tập đông người...;
- Xác định rõ hơn mối quan hệ sự nghiệp quốc phòng là sự nghiệp của toàn dân, sức mạnh quốc phòng là sức mạnh toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị;
- Quy định về việc công bố tình trạng chiến tranh…
Luật Quốc phòng 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi Tổ quốc bị xâm lược, Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh.
Khi hành vi xâm lược được chấm dứt trên thực tế, Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng chiến tranh.
2. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
3. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.
1. Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Khi không còn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
2. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
3. Chính phủ quy định việc thi hành quyết định ban bố, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
1. Khi có quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
2. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
3. Lệnh tổng động viên được ban bố công khai trên phạm vi cả nước; thực hiện toàn bộ kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đáp ứng các nhu cầu quốc phòng trong tình trạng chiến tranh.
Khi thực hiện lệnh tổng động viên, Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phù hợp, mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và được bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật; Quân đội nhân dân được bổ sung quân nhân dự bị.
4. Lệnh động viên cục bộ được ban bố công khai ở một hoặc một số địa phương và được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương thuộc diện động viên được chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và nhu cầu quốc phòng.
Khi thực hiện lệnh động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra lệnh cho một số đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ chuyển vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phù hợp, bổ sung vật chất hậu cần, kỹ thuật; bổ sung quân nhân dự bị cho một số đơn vị Quân đội nhân dân, mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ ở địa phương nhận lệnh động viên cục bộ.
5. Khi không còn tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ việc tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
6. Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
1. Căn cứ vào quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự.
2. Người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có chiến sự phải chấp hành mệnh lệnh đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
1. Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện.
2. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
3. Lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành; quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân; các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, chỉ huy đơn vị Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật thực hiện các biện pháp thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của pháp luật.
5. Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân luật được giao cho đơn vị quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp đặc biệt quy định tại khoản 6 Điều này và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa phương cấp tỉnh thiết quân luật được quyền trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản thực hiện theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản.
6. Các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật bao gồm:
a) Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại các nơi công cộng;
b) Cấm biểu tình, đình công, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đông người;
c) Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định;
d) Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
đ) Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; kiểm soát chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập, sử dụng thông tin.
7. Mọi hoạt động tại địa phương thiết quân luật phải tuân thủ lệnh thiết quân luật và các biện pháp đặc biệt.
8. Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
9. Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương thiết quân luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
10. Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị quân đội, cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật.
1. Giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.
2. Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương cấp xã;
d) Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn.
4. Lệnh giới nghiêm phải xác định nội dung sau đây:
a) Khu vực giới nghiêm;
b) Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm;
c) Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bố lệnh mới;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm;
đ) Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.
5. Các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm:
a) Cấm tụ tập đông người;
b) Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định;
c) Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời điểm nhất định;
d) Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát;
đ) Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi phạm quy định khác của pháp luật.
6. Chính phủ quy định trình tự ban bố lệnh giới nghiêm; trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thi hành lệnh giới nghiêm.
STATE OF WAR, STATE OF NATIONAL DEFENCE EMERGENCY, MARTIAL LAW AND CURFEW
Article 17. Declaration, announcement and abolishment of the state of war
1. When the nation is invaded, the National Assembly shall make a decision on state of war.
When the act of aggression is terminated in reality, the National Assembly decides to abolish the state of war.
2. In cases where the National Assembly is unable to convene a meeting, the National Assembly Standing Committee shall decide whether the state of war is declared and report to the National Assembly to seek its decision in its nearest session.
3. Pursuant to the Resolution of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee, the State President shall declare and abolish the decision on declaration of state of war.
Article 18. Promulgation, announcement and abolishment of the state of national defence emergency
1. When a defense emergency occurs, the National Assembly Standing Committee shall decide to declare the state of national defense emergency throughout the nation or in each locality upon the request of the Prime Minister.
When a defense emergency no longer exists, the National Assembly Standing Committee shall decide to abolish the state of national defense emergency upon the request of the Prime Minister.
2. Pursuant to the Resolution of the National Assembly Standing Committee, the State President shall issue the decision on promulgation and abolishment of the state of national defence emergency throughout the nation and in each locality.
In cases where the National Assembly Standing Committee fails to convene a meeting, the State President shall promulgate and abolish the state of national defense emergency throughout the nation or in each locality upon the request of the Prime Minister.
3. The Government shall regulate enforcement of the decision on promulgation, announcement and abolishment of the state of national defence emergency.
Article 19. General mobilization and local mobilization
1. When there is a decision to declare the state of war or to declare a state of national defense emergency, the National Assembly Standing Committee shall consider and decide the general mobilization or local mobilization.
2. Based on the resolution of the National Assembly Standing Committee, the State President shall issue the order for general or local mobilization.
3. The general mobilization order shall be promulgated nationwide; carry out the entire defense defense plan; shift from the socio-economic activities of the nation to assurance of implementing the combat missions, meeting combat demands and satisfying defense needs in the state of war.
When performing the general mobilization order, the People's Army and the militia and self-defense force shall be shifted to a state of readiness to fight and expand the militia and self-defense force as prescribed by the Minister of National Defense, shall be provided with logistic and technical equipment; meanwhile, the people's army shall be provided with more reserve military personnel.
4. The local mobilization order shall be promulgated in one or several localities and applied to concerned agencies, organizations and individuals for the implementation of national defense mobilization plans; shift from the socio-economic activities of the locality subject to mobilization to assurance of implementation of the combat missions, readiness to fight and national defense needs.
When executing the local mobilization order, the Minister of National Defence shall command several units of the People's Army and the militia and self-defense force to shift to the proper state of readiness to fight and provide logistic and technical equipment and reserve military personnel for several units of the People’s Army, and explain the militia and self-defence force at localities receiving the local mobilization order.
5. When there is neither the state of war nor the state of national defense emergency, the National Assembly Standing Committee shall decide whether the general mobilization or local mobilization is abolished.
6. Based on the resolution of the National Assembly Standing Committee, the State President shall issue the order for the general or local mobilization.
Article 20. Powers of the Minister of National Defence in the state of war and state of national defence emergency
1. Pursuant to the decision to declare the state of war or the decision on the proclamation of the state of national defense emergency, the general or local mobilization order, the Minister of National Defense may issue special orders to ensure implementation of combat missions at combat zones.
2. The heads of local authorities, agencies and organizations where hostilities occur must obey the special orders of the Minister of National Defense.
1. Martial law is a definite-term special state management measure implemented by the Army.
2. When the political security, social order and safety in one or several localities are so seriously violated that their competent authorities have no longer taken control of the situation, the State President shall issue the martial law order upon the request of the Government.
3. The martial law order must specify the province, district, commune level, special administrative-economic unit subject to the martial law, measures and effect; define the tasks and powers of agencies, organizations and individuals; set the social order rules that are necessary in the locality subject to the martial law, and are regularly published on the mass media.
4. Pursuant to the State President's order on martial law, the Prime Minister's decision on the implementation of the martial law order, the Minister of National Defense shall direct and command affiliated units of the People's Army and the Militia and self-defence force assigned tasks in the locality subject to the martial law to implement measures to enforce the martial law order in accordance with law.
5. During the time of martial law, the state management exercised at the locality subject to the martial law shall be assigned to military units. The commanders of military units assigned to manage the locality subject to the martial law may order the application of special measures prescribed in Clause 6 of this Article and other necessary measures to execute martial law orders, and bear the responsibility for the application of such measures. The commander of the military unit authorized to manage the provincial-level locality subject to the martial law shall be entitled to purchase and requisition any property. Purchase and requisitioning of property shall be subject to provisions set forth in the Law on Purchase and Requisitioning of Property.
6. Special measures applied during the time of martial law shall include:
a) Prohibition or restriction of movement of people and vehicles; suspension or restriction of activities at public places;
b) Ban on all forms of public protests, such as strikes, demonstrations or riots of workers, vendors or students, etc., and protest rallies;
c) Arrest of individuals and organizations causing harms to national defence and security, and compulsion of them to leave or forbidding them from leaving their residence or any specified place;
d) Mobilization of people and vehicles of any entity, organization or person;
dd) Imposition of measures for special management of weapons, explosive materials, military equipment, flammable substances, toxins and radioactive substances; strict control of information technology infrastructure, communications equipment, activities of news agencies, publishers, print and copy shops, and information collection and use.
7. All activities of the locality subject to the martial law must comply with martial law orders and special measures.
8. Criminal proceedings occurring in a locality during the execution of martial law order shall be subject to the provisions of the Criminal Procedure Code.
9. When the political security, social order and safety in the locality subject to the martial law are restored to the previous normal state, the State President shall issue the order for abolishment of the martial law order upon the request of the Government.
10. The Government shall regulate duties and powers of the commanders of military units, agencies, organizations and localities regarding the implementation of the martial law and the order for abolishment of the martial law.
1. Curfew is a measure to prohibit or restrict people and means of transport from travelling or moving at certain specific hours in certain areas, unless otherwise permitted by the person mandated to organize the implementation of a curfew.
2. A curfew shall be promulgated in the event that the situation of political security, social order and safety in one or a number of localities is complicated and threatens to cause serious instability and is published continuously on the mass media.
3. Authority to issue the curfew order shall be regulated as follows:
a) The Prime Minister shall be accorded authority to issue the curfew order in one or a number of provincial-level localities;
b) The provincial-level People’s Committee shall be accorded authority to issue the curfew order in one or a number of district-level localities;
c) The district-level People’s Committee shall be accorded authority to issue the curfew order in one or a number of commune-level localities;
d) The People’s Committee of the special administrative – economic unit shall be accorded authority to issue the curfew order in one or a number of areas within its jurisdiction.
4. The curfew order must define the followings:
a) Curfew zones;
b) In-charge unit and duties to execute the curfew order;
c) Effective period from commencement to termination of a curfew which shall not exceed 24 hours; Upon expiry of a curfew order, if it is necessary to continue, a new curfew order shall be issued;
d) Tasks and powers of agencies, organizations and individuals in curfew zones;
dd) Necessary social order rules to be observed at curfew zones.
5. Measures applied during the effective period of a curfew shall include:
a) Prohibition of large crowds;
b) Ban on travelling of people, movement of vehicles at certain specific time and in specified areas;
c) Suspension or restriction of activities at public places at certain specified time;
d) Installation of sentry boxes for watchstanding and control of a curfew zone, inspection of items, luggage, vehicles and travel documents of passengers across these boxes;
dd) Prompt arrest and handling of persons and means that violate the curfew order and other provisions of law.
6. The Government shall regulate the order in which a curfew is promulgated; responsibilities and powers of the concerned agencies, organizations, localities in execution of the curfew order.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực