Nghị định 22/2021/NĐ-CP về Khu kinh tế - quốc phòng
Số hiệu: | 22/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 05/05/2021 |
Ngày công báo: | 03/04/2021 | Số công báo: | Từ số 493 đến số 494 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Căn cứ lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng
Ngày 19/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 22/2021/NĐ-CP về Khu kinh tế - quốc phòng.
Theo đó, hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng là:
- Một nội dung của quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia.
- Được Chính phủ, Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng lập, gửi cơ quan tổ chức lập quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
Căn cứ lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng bao gồm:
- Nhiệm vụ lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Kế hoạch về nhu cầu quốc phòng, khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và tình trạng chiến tranh.
- Quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác có liên quan.
- Quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng kỳ trước.
Nghị định 22/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/5/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; tổ chức và quản lý hoạt động của Đoàn kinh tế - quốc phòng; cơ chế đầu tư, tài chính và chính sách đối với các đối tượng tham gia xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong xây dựng và quản lý Khu kinh tế - quốc phòng.
1. Đoàn kinh tế - quốc phòng, doanh nghiệp Quân đội trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân tham gia xây dựng, quản lý Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng là một nội dung của quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng lập, gửi cơ quan tổ chức lập quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng là văn bản do Bộ Quốc phòng xây dựng để cụ thể hóa hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng, làm cơ sở cho các Đoàn kinh tế - quốc phòng triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Dự án đầu tư trong Khu kinh tế - quốc phòng là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn, dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trong Khu kinh tế - quốc phòng theo kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được phê duyệt trong khoảng thời gian xác định.
4. Mở mới Khu kinh tế - quốc phòng là quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho phép mở mới Khu kinh tế - quốc phòng, phù hợp với hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
5. Kết thúc xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng là quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi đã hoàn thành mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
1. Củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo hình thành thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, tạo vành đai vững chắc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
2. Tổ chức bố trí, sắp xếp dân cư tại khu vực biên giới, biển, đảo có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh trong thế trận khu vực phòng thủ, hình thành các cụm, bản, làng, xã.
3. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh trong Khu kinh tế - quốc phòng để từng bước cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
1. Xây dựng địa bàn vững mạnh về quốc phòng, an ninh; ổn định phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng thế trận phòng thủ trên các địa bàn chiến lược làm cơ sở vững chắc cho nhân dân, các lực lượng khác tham gia phát triển kinh tế - xã hội trên tuyến biên giới đất liền, biển, vùng biển và hải đảo.
2. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu để nhân dân ổn định sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội; tổ chức, bố trí sắp xếp các điểm dân cư, định canh, định cư trên địa bàn biên giới, các đảo, quần đảo xa bờ bảo đảm mục tiêu giảm nghèo bền vững và ổn định quốc phòng, an ninh.
3. Xây dựng các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và hỗ trợ phát triển sản xuất tạo yếu tố ban đầu cho phát triển kinh tế hàng hóa, dịch vụ; tổ chức dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm (dịch vụ hai đầu); chuyển giao công nghệ sản xuất cho nhân dân; tổ chức sản xuất khai thác hiệu quả đất đai đối với những địa bàn biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh. Xây dựng cơ sở kinh tế ở những vùng biển, đảo khó khăn làm cầu nối giữa đất liền và đảo, quần đảo; tổ chức các hoạt động dịch vụ trên biển hỗ trợ ngư dân bám biển sản xuất để tăng cường hoạt động dân sự trên các vùng biển, đảo khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán trên biển.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân nắm vững, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phòng, chống các thủ đoạn tuyên truyền, xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch và các hoạt động truyền đạo trái pháp luật; đưa phát thanh, truyền hình, văn hóa, y tế về cơ sở; tạo điều kiện cho con em đồng bào thiểu số được đến trường; chăm sóc y tế cho nhân dân; bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho địa phương; phục hồi bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
5. Phối hợp với các lực lượng trên địa bàn xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng biên giới, biển, đảo của Tổ quốc.
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan rà soát, lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định tại Điều 8 Nghị định này, gửi cơ quan tổ chức lập quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng lập, thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm tích hợp hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
1. Nhiệm vụ lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Kế hoạch về nhu cầu quốc phòng, khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và tình trạng chiến tranh.
3. Quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác có liên quan.
4. Quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng kỳ trước.
Bộ Quốc phòng tổ chức lập hợp phần quy hoạch theo quy trình sau đây:
1. Lựa chọn đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân, đủ điều kiện năng lực chuyên môn xây dựng các nội dung hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch (sau đây viết gọn là Nghị định số 37/2019/NĐ-CP).
2. Quân khu, quân chủng, binh đoàn thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phạm vi, quy mô từng Khu kinh tế - quốc phòng bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.
3. Xây dựng hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.
4. Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan và hoàn thiện hợp phần quy hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng (nếu có).
5. Tổ chức thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
6. Hoàn thiện hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo kết luận của Hội đồng thẩm định, gửi cơ quan tổ chức lập quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
1. Mục tiêu xây dựng, phát triển Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Xác định số lượng, quy mô, vị trí, cơ cấu tổ chức các Khu kinh tế - quốc phòng trên tuyến biên giới đất liền, biển, đảo.
3. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình quốc phòng, an ninh; dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, xu thế và kịch bản phát triển; đề xuất các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển.
4. Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, đặc thù điều kiện tự nhiên - xã hội, nguồn lực từng vùng, tỉnh và đánh giá tác động môi trường khi lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng.
5. Phương hướng phát triển lợi thế của vùng, tỉnh; phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng, tỉnh có Khu kinh tế - quốc phòng.
6. Phương hướng xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gồm: Xác định khu vực phòng thủ, kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh, nông nghiệp và phát triển nông thôn, vùng sản xuất tập trung; xác định các trung tâm, điểm dân cư tại Khu kinh tế - quốc phòng.
7. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng.
8. Phương hướng bảo vệ môi trường, văn hóa - thể thao và du lịch, khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng, tỉnh.
9. Danh mục và thứ tự thực hiện các dự án ưu tiên.
10. Giải pháp, nguồn lực thực hiện hợp phần quy hoạch.
11. Thể hiện phương án của hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng trên bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 và trích lục bản đồ tỷ lệ 1/500.000 đối với từng Khu kinh tế - quốc phòng.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng và tổ chức thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định từ Điều 33 đến Điều 38 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.
2. Thành phần Hội đồng thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, gồm chủ tịch hội đồng và các thành viên hội đồng, trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Quốc phòng;
b) Thành viên Hội đồng là lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, lãnh đạo các quân khu, quân chủng, binh đoàn có liên quan;
c) Mời lãnh đạo các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tham gia Hội đồng.
3. Hồ sơ thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, gồm:
a) Tờ trình đề nghị thẩm định hợp phần quy hoạch;
b) Báo cáo thuyết minh hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
c) Các báo cáo chuyên đề, các phụ lục kèm theo;
d) Hệ thống bản đồ bao gồm: Bản đồ hành chính; bản đồ vị trí và mối quan hệ liên vùng, nội vùng; bản đồ hiện trạng và quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng chủ yếu, các trung tâm, các điểm dân cư trong các Khu kinh tế - quốc phòng; bản đồ tổ chức lãnh thổ các hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu trong Khu kinh tế - quốc phòng; các loại bản đồ thực hiện theo tỷ lệ quy định tại khoản 11 Điều 9 của Nghị định này;
đ) Báo cáo tiếp thu, giải trình kèm theo ý kiến tham gia của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
e) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
4. Nội dung thẩm định hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các thông tin, số liệu, dữ liệu sử dụng để lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Sự phù hợp của các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu, phương án bố trí nguồn lực trong hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; các mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; thế bố trí trong khu vực phòng thủ;
c) Tính thống nhất của hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác có liên quan nơi bố trí Khu kinh tế - quốc phòng;
d) Giải pháp thực hiện hợp phần quy hoạch, tính khả thi và các biện pháp quản lý thực hiện hợp phần quy hoạch.
1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập đề xuất điều chỉnh nội dung hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng khi có các căn cứ sau:
a) Có sự điều chỉnh về nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác có liên quan làm thay đổi mục tiêu, quy mô, nội dung, định hướng tổ chức của hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Do yêu cầu về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2. Quy trình lập đề xuất điều chỉnh, hồ sơ xin điều chỉnh hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng thực hiện như đối với việc lập hợp phần quy hoạch quy định tại Điều 8, khoản 3 Điều 10 Nghị định này. Căn cứ đề xuất của Bộ Quốc phòng về điều chỉnh hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, cơ quan tổ chức lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp, thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
3. Đối với các nội dung điều chỉnh không làm thay đổi mục tiêu của hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định khi điều chỉnh kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các quân khu, quân chủng, binh đoàn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Quân khu, quân chủng, binh đoàn chỉ đạo Đoàn kinh tế - quốc phòng lựa chọn tổ chức tư vấn lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được giao quản lý.
3. Đơn vị tư vấn lập kế hoạch phải đáp ứng đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm phù hợp với công việc đảm nhận theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ lập nhiệm vụ:
a) Hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
c) Báo cáo rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
2. Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gồm:
a) Căn cứ lập kế hoạch;
b) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập kế hoạch;
c) Chi phí lập kế hoạch;
d) Thời hạn lập kế hoạch;
đ) Trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc lập kế hoạch.
3. Bộ Quốc phòng thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, dự toán kinh phí lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
Thành phần hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Quốc phòng; Thư ký hội đồng là cơ quan có chức năng quản lý nhiệm vụ lao động sản xuất, xây dựng kinh tế của Quân đội; thành viên Hội đồng là lãnh đạo các cơ quan liên quan thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Kinh phí lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng sử dụng nguồn chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được phê duyệt, các quân khu, quân chủng, binh đoàn chỉ đạo Đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện:
1. Lựa chọn đơn vị tư vấn đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này; phân tích, đánh giá, dự báo các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình quốc phòng, an ninh, đề xuất các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển.
2. Thống nhất với Ủy ban nhân dân các cấp về vị trí, quy mô từng dự án bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả phù hợp với quy hoạch chung của địa phương.
3. Hoàn thiện kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh theo quy định.
4. Tiếp thu, giải trình ý kiến của địa phương, hoàn thiện kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, báo cáo Bộ Quốc phòng thẩm định.
5. Hoàn thiện kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng báo cáo Quân khu, quân chủng, binh đoàn trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
1. Phù hợp với hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các quy hoạch có liên quan; đảm bảo quốc phòng, an ninh tuyến biên giới, khu vực phòng thủ.
2. Đối với Khu kinh tế - quốc phòng biển, đảo: Ngoài đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này, nội dung kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng biển, đảo phải phù hợp với Chiến lược Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, quy hoạch không gian biển quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên biển, đảo.
3. Kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được xác định trên cơ sở kế hoạch phòng thủ khu vực, kế hoạch bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư, mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao sức khỏe, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng.
1. Xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp ổn định dân cư.
2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất.
3. Xây dựng kế hoạch các dự án đầu tư.
4. Đánh giá sự phù hợp của việc phát triển Khu kinh tế - quốc phòng đối với công tác bảo vệ môi trường và xây dựng các giải pháp về bảo vệ môi trường.
5. Xây dựng các nguồn lực và sử dụng các nguồn lực để thực hiện kế hoạch.
6. Xây dựng kế hoạch về công tác dân vận và tuyên truyền đặc biệt.
7. Xây dựng các kế hoạch khác theo quy định của Bộ Quốc phòng.
1. Căn cứ điều chỉnh kế hoạch:
a) Có sự điều chỉnh hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Có sự điều chỉnh quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành và các quy hoạch khác có liên quan;
c) Do yêu cầu về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2. Trình tự, thủ tục điều chỉnh kế hoạch:
a) Khi có các căn cứ quy định tại khoản 1 điều này, Đoàn kinh tế - quốc phòng báo cáo Bộ Tư lệnh quân khu, quân chủng, binh đoàn về nội dung điều chỉnh kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Bộ Tư lệnh quân khu, quân chủng, binh đoàn thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan về nội dung điều chỉnh kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng;
c) Tư lệnh quân khu, quân chủng, binh đoàn báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định việc điều chỉnh kế hoạch.
3. Hồ sơ đề nghị điều chỉnh kế hoạch, gồm:
a) Tờ trình đề nghị điều chỉnh kế hoạch;
b) Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch điều chỉnh;
c) Các báo cáo kế hoạch chuyên đề, các phụ lục kèm theo.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định mở mới Khu kinh tế - quốc phòng khi có các căn cứ sau đây:
a) Hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng được tích hợp trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng;
b) Tính cấp thiết về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội;
c) Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Điều kiện mở mới Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Có sự thống nhất bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về mở mới Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Nằm trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và khả năng đảm bảo nguồn vốn ngân sách nhà nước.
3. Quy trình mở mới Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Quân khu, quân chủng, binh đoàn gửi văn bản kèm theo hồ sơ đề xuất mở mới Khu kinh tế - quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến mở mới để xin ý kiến.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của quân khu, quân chủng, binh đoàn, Ủy ban nhân cấp tỉnh có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về tính cấp thiết, sự phù hợp, phạm vi, quy mô của Khu kinh tế - quốc phòng dự kiến mở mới;
b) Lập hồ sơ báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc mở mới Khu kinh tế - quốc phòng.
4. Hồ sơ đề xuất mở mới Khu kinh tế - quốc phòng, gồm:
a) Tờ trình đề nghị mở mới Khu kinh tế - quốc phòng của quân khu, quân chủng, binh đoàn;
b) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Các văn bản pháp lý liên quan khác.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định kết thúc xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng khi mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng đã hoàn thành.
2. Bộ Quốc phòng chỉ đạo quân khu, quân chủng, binh đoàn tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Quân khu, quân chủng, binh đoàn chỉ đạo Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan triển khai thủ tục kết thúc xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng và bàn giao các công trình cơ sở hạ tầng cho địa phương quản lý.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng để thực hiện nhiệm vụ và quản lý một hoặc nhiều Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Điều kiện thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng:
a) Quyết định mở mới Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Quyết định vị trí đóng quân;
c) Quyết định về tổ chức biên chế của Đoàn kinh tế - quốc phòng.
3. Trình tự, thủ tục thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng:
a) Quân khu, quân chủng, binh đoàn lập tờ trình đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng với cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, quân khu, quân chủng, binh đoàn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất về quy mô, vị trí đóng quân của Đoàn kinh tế - quốc phòng.
1. Đoàn kinh tế - quốc phòng là đơn vị quân đội, do Bộ Quốc phòng quyết định thành lập để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định về tổ chức, biên chế của Đoàn kinh tế - quốc phòng, đảm bảo phù hợp với tổ chức, biên chế của Quân đội.
1. Chức năng:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng là đơn vị quân đội thực hiện đồng thời chức năng chiến đấu, công tác và lao động sản xuất; kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng theo quy định của pháp luật;
b) Tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tạo tiền đề để nhân dân ổn định đời sống nơi đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo thuộc địa bàn chiến lược; làm công tác dân vận, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh; điều phối các hoạt động trên biển, đảo trên địa bàn được giao; tổ chức các hoạt động kinh tế, di dân, ổn định dân cư, bảo vệ môi trường và sẵn sàng chiến đấu khi có tình huống;
c) Quản lý, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thuộc quyền và chỉ huy tác chiến hiệp đồng theo kế hoạch.
2. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và xây dựng đơn vị;
b) Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự huyện xây dựng và bảo vệ khu vực phòng thủ;
c) Xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
d) Thực hiện nhiệm vụ tham gia lao động sản xuất xây dựng kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng;
đ) Thực hiện công tác dân vận và tuyên truyền đặc biệt, xây dựng địa bàn vững mạnh về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh;
e) Chủ trì, phối hợp với địa phương thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; phối hợp với địa phương trên địa bàn đứng chân xây dựng các cụm điểm dân cư trên tuyến biên giới đất liền, biển, đảo;
g) Tổ chức kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của đơn vị theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, tài sản, nguồn vốn được giao theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng;
i) Quản lý, chỉ huy các cơ quan đơn vị thuộc quyền;
k) Thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phối hợp với địa phương nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc;
l) Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; sẵn sàng thực hiện tốt các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Đoàn kinh tế - quốc phòng.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy chế hoạt động, quy chế phối hợp với các lực lượng đứng chân trên địa bàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của Đoàn kinh tế - quốc phòng.
2. Quy chế hoạt động, quy chế phối hợp của Đoàn kinh tế - quốc phòng có các nội dung chủ yếu sau:
a) Nhiệm vụ của Đoàn kinh tế - quốc phòng;
b) Chế độ làm việc và mối quan hệ công tác;
c) Cơ chế phối hợp công tác với các lực lượng đứng chân trên địa bàn.
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức lại Đoàn kinh tế - quốc phòng khi:
a) Có sự biến động về tổ chức, biên chế;
b) Thay đổi về chức năng, nhiệm vụ.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giải thể Đoàn kinh tế - quốc phòng khi mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, nhiệm vụ của Đoàn kinh tế - quốc phòng đã hoàn thành hoặc do yêu cầu của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Trường hợp trong Đoàn kinh tế - quốc phòng có tổ chức pháp nhân kinh tế thì việc giải thể thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trình tự thủ tục tổ chức lại, giải thể Đoàn kinh tế - quốc phòng:
a) Quân khu, quân chủng, binh đoàn lập tờ trình đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lại, giải thể Đoàn kinh tế - quốc phòng;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức lại, giải thể Đoàn kinh tế - quốc phòng.
4. Quân khu, quân chủng, binh đoàn tổ chức thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; trường hợp giải thể, Đoàn kinh tế - quốc phòng tổ chức bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng toàn bộ các công trình cơ sở hạ tầng, dự án, cơ sở vật chất đã được xây dựng trong Khu kinh tế - quốc phòng.
1. Trực tiếp tổ chức tăng gia sản xuất góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, chiến sĩ tại đơn vị.
2. Tổ chức xây dựng các mô hình kinh tế nhỏ quy mô hộ gia đình; ở những nơi có điều kiện về đất đai tổ chức mô hình kinh tế lớn nhằm thu hút nhân dân trên địa bàn vào làm việc.
3. Tham gia thực hiện các dự án, xây dựng các công trình của Đoàn kinh tế - quốc phòng và địa phương.
4. Các Đoàn kinh tế - quốc phòng tham gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; tận dụng nguồn lực, cơ sở hạ tầng tham gia sản xuất để tạo ra sản phẩm góp phần nâng cao đời sống cán bộ, chiến sĩ, xây dựng kinh tế - xã hội nơi đóng quân.
1. Đoàn Kinh tế - quốc phòng là chủ đầu tư các dự án đầu tư công theo kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Việc thực hiện các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư của chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng và pháp luật có liên quan; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kinh tế - quốc phòng trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư, đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Đoàn Kinh tế - quốc phòng là chủ đầu tư có trách nhiệm thành lập Ban quản lý dự án, lập các dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các dự án trong Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Phải phù hợp với kế hoạch của từng Khu kinh tế - quốc phòng đã được phê duyệt;
b) Không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng địa bàn của đơn vị;
c) Căn cứ tính chất, nội dung, nguồn vốn, tiến độ, mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, chủ đầu tư có thể triển khai một hoặc nhiều dự án đầu tư theo kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm.
1. Đoàn kinh tế - quốc phòng trực tiếp quản lý các công trình hạ tầng cơ sở đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong Khu kinh tế - quốc phòng gắn với sản xuất của Đoàn kinh tế - quốc phòng. Sau khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, Đoàn kinh tế - quốc phòng lập dự toán ngân sách duy tu, bảo dưỡng công trình hằng năm, báo cáo cấp có thẩm quyền trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
2. Đối với các công trình hạ tầng cơ sở đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trong Khu kinh tế - quốc phòng không gắn với sản xuất của Đoàn kinh tế - quốc phòng sau khi dự án hoàn thành thực hiện như sau:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng tổ chức bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng;
b) Đơn vị quản lý sử dụng có trách nhiệm lập dự toán ngân sách duy tu, bảo dưỡng công trình, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định; nhận bàn giao, quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có Khu kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm bảo đảm kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhận bàn giao từ Đoàn kinh tế - quốc phòng.
1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với Đoàn kinh tế - quốc phòng quản lý đất đai trong Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Khi tiến hành lập hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, quân khu, quân chủng, binh đoàn có văn bản thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giao đất quốc phòng, cho thuê đất để thực hiện mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Đất trong Khu kinh tế - quốc phòng được sử dụng như sau:
a) Đối với đất được giao cho Đoàn kinh tế - quốc phòng để phát triển kinh tế - xã hội: Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp tiếp nhận, bồi thường, giải phóng mặt bằng để triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Đối với đất tổ chức sản xuất kinh doanh: Đoàn kinh tế - quốc phòng lập dự án sản xuất, kinh doanh, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho thuê đất triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng: Căn cứ vào quyết định thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng, vị trí đóng quân, kế hoạch và dự án đầu tư được phê duyệt, Đoàn kinh tế - quốc phòng làm thủ tục đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan công an tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh xem xét, quyết định việc bố trí, sắp xếp dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; ưu tiên sắp xếp, bố trí ổn định dân cư nội tỉnh, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, gắn với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Trường hợp cần thiết, có nhu cầu tiếp nhận nhân dân ngoài tỉnh đến cư trú trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện thống nhất với Đoàn kinh tế - quốc phòng về bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan trong việc xây dựng thôn, xã, bản mẫu trong Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với các quy định của pháp luật và phong tục, tập quán của địa phương.
3. Cơ quan công an địa phương có trách nhiệm quản lý dân cư, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật.
1. Đoàn kinh tế - quốc phòng tổ chức và hướng dẫn nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình.
Đối với Đoàn kinh tế - quốc phòng sản xuất tập trung thì tạo mọi điều kiện thu hút đồng bào, đặc biệt là đồng bào dân tộc tại chỗ vào làm việc.
2. Các hình thức giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững, gồm:
a) Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch;
b) Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ hai đầu để phát triển sản xuất cho nhân dân trong vùng dự án;
c) Tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững cho nhân dân;
d) Đưa văn hóa, y tế về thôn, bản để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của nhân dân và thực hiện an sinh xã hội;
đ) Tiếp nhận nhân dân nơi khác đến lập nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ hoặc địa phương;
e) Các hình thức sản xuất khác.
3. Đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với chính quyền địa phương rà soát đất ở, đất canh tác trong Khu kinh tế - quốc phòng để sắp xếp, bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Tạo điều kiện giúp đồng bào khai hoang để có đủ đất sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình;
c) Phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản, vận động nhân dân yên tâm sản xuất, định canh, định cư trên khu đất được giao;
d) Trợ cấp, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất.
4. Bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp giữa bảo vệ và phát triển rừng với chương trình định canh, định cư, bảo vệ môi trường;
b) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan lâm nghiệp địa phương xây dựng dự án, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao khoán rừng, đất rừng cho nhân dân tổ chức sản xuất.
1. Phối hợp với cơ quan công an và các lực lượng đứng chân trên địa bàn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; kiên quyết đấu tranh với các thế lực thù địch chống phá Đảng, chính quyền, phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
2. Tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trong xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa - xã hội cho nhân dân; củng cố và tăng cường lòng tin của nhân dân với Đảng, chế độ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân.
3. Tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương nâng cao năng lực lãnh đạo, phương pháp quản lý điều hành cơ sở, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
4. Xây dựng và khai thác hệ thống thông tin, tuyên truyền, thường xuyên cập nhật tin tức đến người dân.
5. Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng thiết chế văn hóa, giáo dục, coi trọng xóa mù chữ, chống tái mù chữ, phổ cập giáo dục, giúp cán bộ xã, bản làng, phum, sóc nâng cao trình độ quản lý hành chính và phát triển kinh tế - xã hội.
6. Giúp chính quyền địa phương xây dựng cơ sở y tế và thực hiện chương trình quân dân y kết hợp.
7. Giúp nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
8. Thường xuyên sâu sát, liên hệ chặt chẽ và nắm chắc phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng, tình hình nội bộ trong nhân dân. Tổ chức các lớp học tiếng dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ của Đoàn kinh tế - quốc phòng để thực hiện công tác dân vận.
1. Căn cứ kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm theo quy định của pháp luật về đầu tư công cho Khu kinh tế - quốc phòng, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
2. Các bộ, ngành, địa phương được Chính phủ giao quản lý, điều hành chương trình, dự án phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện trong Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Đoàn kinh tế - quốc phòng chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương xác định danh mục các dự án đầu tư, dự án lồng ghép trong Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
1. Vốn ngân sách nhà nước:
a) Vốn đầu tư công theo quy định của Luật đầu tư công, gồm: Vốn đầu tư cho Khu kinh tế - quốc phòng; vốn lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án trên địa bàn;
b) Bộ Quốc phòng có trách nhiệm bố trí nguồn vốn quốc phòng để đối ứng, lồng ghép với nguồn vốn địa phương để thực hiện các dự án, hạng mục công trình cần thiết, cấp bách có tính gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh;
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh có Khu kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm bố trí nguồn ngân sách địa phương lồng ghép, đối ứng với nguồn vốn quốc phòng để thực hiện các dự án, hạng mục công trình cần thiết, cấp bách có tính gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh của địa phương.
2. Vốn huy động của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia các dự án hoặc công trình tại Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật.
3. Các nguồn vốn khác.
1. Việc sử dụng nguồn vốn cho kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm để triển khai thực hiện mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Việc bố trí, sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án phải phù hợp với đối tượng, phạm vi điều chỉnh của từng chương trình, dự án đó theo quy định của pháp luật về đầu tư và ngân sách nhà nước.
3. Bộ Quốc phòng lập kế hoạch nhu cầu vốn theo từng giai đoạn, thống nhất với các bộ, cơ quan quản lý chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan để bố trí vốn đầu tư thực hiện xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
4. Nhà nước khuyến khích các địa phương, tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chế độ, chính sách đối với các lực lượng làm nhiệm vụ tại Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định sau đây:
1. Đối với quân số thuộc biên chế của Đoàn kinh tế - quốc phòng được hỗ trợ về đất ở để ổn định cuộc sống, yên tâm công tác tại địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng; được đảm bảo các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng trí thức trẻ tình nguyện tham gia xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được các hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Người lao động, công nhân làm việc trong Khu kinh tế - quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
1. Đoàn kinh tế - quốc phòng được hỗ trợ kinh phí mua, sửa chữa trang thiết bị y tế, giáo dục, phương tiện giao thông vận tải, phương tiện truyền thông, nhiên liệu và vật tư trang thiết bị khác; hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác chính sách xã hội, tuyên truyền, vận động quần chúng, định canh định cư, giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề cho nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Doanh nghiệp quốc phòng an ninh được giao nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng được hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
3. Hộ dân sinh sống hợp pháp tại Khu kinh tế - quốc phòng được hưởng các quy định về hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ về nhà ở, công trình sinh hoạt thiết yếu và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
4. Lực lượng trí thức trẻ tình nguyện, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự đến công tác tại Khu kinh tế - quốc phòng được hưởng các chế độ chính sách, ưu đãi theo quy định của pháp luật.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về Khu kinh tế - quốc phòng.
Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ quản lý nhà nước về Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có Khu kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng quản lý Khu kinh tế - quốc phòng.
1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về Khu kinh tế - quốc phòng; chế độ, chính sách, cơ chế quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra quy hoạch, kế hoạch và việc chấp hành pháp luật đối với hoạt động trong Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Tổ chức quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng và nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Quản lý đầu tư và xây dựng, tài chính, kế toán; sử dụng có hiệu quả nguồn lực trong Khu kinh tế - quốc phòng.
4. Quản lý kế hoạch sử dụng đất tại Khu kinh tế - quốc phòng.
5. Tổng hợp, thống kê, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất với cấp có thẩm quyền về hoạt động của Đoàn kinh tế - quốc phòng.
6. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong xây dựng, quản lý Khu kinh tế - quốc phòng.
1. Chủ trì xây dựng hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch thẩm định và tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Tổ chức thực hiện hợp phần quy hoạch Khu kinh tế - quốc phòng.
3. Tổ chức lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt kế hoạch và dự án xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
4. Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các quân khu, quân chủng, binh đoàn triển khai nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; quản lý, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng và nhân dân trong Khu kinh tế - quốc phòng.
5. Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng, nguồn vốn; sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư trong Khu kinh tế - quốc phòng.
6. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành có liên quan xây dựng các chế độ, chính sách hỗ trợ tài chính cho Đoàn kinh tế - quốc phòng, các lực lượng trực tiếp tham gia xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
7. Chỉ đạo quân khu, quân chủng, binh đoàn hướng dẫn các Đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng theo đúng quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.
8. Chỉ đạo Đoàn kinh tế - quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp có Khu kinh tế - quốc phòng triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng trong Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các lực lượng trên địa bàn thực hiện tốt công tác dân vận, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc;
c) Xây dựng quy chế phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định này.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch trung hạn, hằng năm, đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành liên quan xây dựng, hướng dẫn chế độ chính sách, hỗ trợ tài chính, chế độ ưu đãi, quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ theo quy định tại Điều 35, Điều 36 Nghị định này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan thực hiện quy hoạch bố trí dân cư, xây dựng chính sách hỗ trợ di dân, ổn định dân cư tuyến biên giới đất liền, biển, đảo; phối hợp với Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan bố trí nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án trên địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất để thực hiện hợp phần quy hoạch, kế hoạch xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xây dựng chế độ, chính sách cho các lực lượng tham gia xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; phối hợp với Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan bố trí nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án trên địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
6. Bộ Công an chủ trì, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong quản lý dân cư, đảm bảo và giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
7. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình quân dân y kết hợp trên địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
8. Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, đề án, chế độ chính sách cho đồng bào dân tộc trên địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng; phối hợp với Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan bố trí nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án trên địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
9. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Quốc phòng xây dựng chế độ chính sách để thực hiện dự án tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại Khu kinh tế - quốc phòng.
10. Các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan triển khai thực hiện lồng ghép các chương trình, đề án, dự án trong Khu kinh tế - quốc phòng.
1. Tham gia vào quá trình lập, thẩm định hợp phần quy hoạch, kế hoạch, các dự án đầu tư trong Khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác của địa phương.
2. Chủ trì, phối hợp với Đoàn kinh tế - quốc phòng quản lý, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư trong Khu kinh tế - quốc phòng; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
3. Phối hợp với quân khu, quân chủng, binh đoàn và các Đoàn kinh tế - quốc phòng trong việc bố trí lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện có hiệu quả và đạt mục tiêu đề ra.
4. Tham gia quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng; tiếp nhận, quản lý sử dụng có hiệu quả các công trình hạ tầng gắn với sinh hoạt, học tập, chăm sóc sức khỏe, sản xuất và chế biến của nhân dân.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 05 tháng 5 năm 2021.
2. Nghị định số 44/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; khoản 1 Điều 8 Nghị định số 164/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ về kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; Quyết định số 83/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với Khu kinh tế - quốc phòng; Thông tư liên tịch số 246/2010/TTLT-BQP-BKH ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 44/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ về xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng; Quyết định số 133/2004/QĐ-BQP ngày 21 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quy chế hoạt động của Đoàn kinh tế - quốc phòng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ
|
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 22/2021/ND-CP |
Hanoi, March 19, 2021 |
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amending and Supplementing certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on National Defence dated June 8, 2018;
Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017;
Pursuant to the Law on Public Investment dated June 13, 2019;
Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014; the Law on Amendments and Supplements to the Law on Construction dated June 17, 2020;
Upon the request of the Minister of National Defence;
The Government hereby issues the Decree on economic – defence zones.
This Decree provides for the construction of economic-defense zones; the organization and management of activities of economic – defense delegations; investment, financial and policy mechanisms for participants in building economic – defence zones; responsibilities of agencies and organizations in the construction and management of economic – defense zones.
Article 2. Subjects of application
1. Economic – defense delegations, military enterprises directly performing the tasks of building and managing economic – defense zones.
2. Agencies, organizations, enterprises and individuals involved in the construction and management of economic – defense zones.
3. Other agencies, organizations, enterprises and persons involved.
For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. Component of economic – defense zone planning is part of a national master plan, national marine spatial planning or regional planning which is formulated and sent to the agency in charge of planning by the Ministry of National Defense under the mandate of the Government and the Prime Minister to be integrated into the national master plan, the national marine spatial planning or the regional planning.
2. Economic – defense zone development plan is a written document formulated by the Ministry of National Defense to elaborate the component of an economic – defense zone that is approved by a competent authority in a national master plan or master plan, national marine spatial planning, regional planning, and serves as a basis for economic and defense delegations to implement the tasks of building the economic-defense zone.
3. Investment project in an economic-defense zone is a collection of proposals to make mid-term and long-term investments in economic-defense zones according to the approved economic-defense zone plan for a defined time period.
4. Opening a new economic-defense zone is a decision of the Minister of National Defense to permit the opening of a new economic-defense zone according to the component of the economic-defense zone planning belonging to the national master plan, national marine spatial planning, regional planning and other relevant planning approved by competent authorities in accordance with the law on planning.
5. Completed construction/development of an economic-defense zone is a decision that the Minister of National Defense issues upon completion of the goals of building an economic-defense zone.
Article 4. Objectives of construction or development of economic-defence zones
1. Consolidate national defense and security in strategic areas, borders, seas and islands, forming an all-people defense posture associated with the people's security posture, creating a firm belt in the performance of the tasks of protecting the Fatherland.
2. Arrange residential places in border, sea and island areas playing key defense and security positions in the defense posture, forming clusters, villages and communes.
3. Align the socio-economic development with consolidating national defense and security in economic-defense zones in order to step by step improve the people's material and spiritual life.
Article 5. Tasks of construction or development of economic-defence zones
1. Building strong national defense and security areas; stabilizing socio-economic development; building defensive postures in strategic areas as a solid basis for the people and other forces to participate in socio-economic development on the land, sea border lines, sea waters and islands.
2. Cooperating with the party committees and local authorities in building essential infrastructure for people to stabilize production, ensure social security; organizing, arranging population spots, places of settled cultivation and residential settlement in border areas, offshore islands and archipelagos to ensure the goals of sustainable poverty reduction and stability of national defense and security.
3. Building models of agricultural, forestry, fishery and industrial promotion and production development support to create primary elements for the economic development of goods and services; rendering services of supply of materials and consumption of products (two-way services); transferring production technology to people; organizing production for efficient exploitation of land in border areas, islands, remote and isolated areas and extremely difficult areas playing important national defense and security roles. Building economic bases in difficult seas and islands to act as bridges between the mainland and islands or archipelagos; organizing service activities at sea to support fishermen persevering in marine fishery production to increase their civil activities on the seas and islands to assert sovereignty, sovereignty right and jurisdiction at sea.
4. Carrying out public communications programs to ensure that all the people firmly grasp and duly implement the Party's guidelines and directions, the State's policies and laws; preventing and controlling propaganda sly, distortions and agitation tactics of hostile forces and illegal propaganda activities; bringing radio, television, culture and health to the grassroots level; creating conditions for ethnic minority children to go to school; providing medical care for the people; fostering and training local cadres; restoring, preserving and upholding the traditional culture of the ethnic minorities.
5. Cooperating with local forces in building an all-people defense posture in association with the people's security posture; participating in search and rescue, prevention, control, mitigation of incidents, natural disasters, epidemics, maintaining security, politics, social order and safety in border areas, sea waters or islands of the Fatherland.
CONSTRUCTION OF ECONOMIC – DEFENCE ZONES
Section 1. ECONOMIC-DEFENCE ZONE PLANNING COMPONENTS
Article 6. Responsibilities for formulation of economic-defence zone planning components
1. The Ministry of National Defense shall take charge of, and cooperate with concerned ministries, sectoral administrations and provincial-level People's Committees in, reviewing and formulating economic-defense zone planning components according to the provisions of Article 8 of this Decree and sending them to agencies in charge of planning to integrate into the national master plan, the national marine spatial planning and regional planning.
2. Relevant ministries, sectoral authorities and People's Committees of provinces shall cooperate with the Ministry of National Defense in formulating and evaluating economic-defense zone planning components.
3. The agency in charge of planning shall integrate the planning component of an economic-defense zone into the national master plan, national marine spatial planning and regional planning in accordance with the law on planning.
Article 7. Bases for formulation of economic-defence zone planning components
1. The task of formulating the national master plan, the national marine spatial planning, the regional planning approved by the Government and the Prime Minister.
2. Plan on national defense needs, the ability to combine national defense with socio-economic and socio-economic with national defense in peacetime, in the state of emergency and state of war.
3. Provincial planning, sectoral planning and other related planning.
4. Economic-defence zone planning in the previous period.
Article 8. Procedures for formulation of economic-defence zone planning components
The Ministry of National Defense shall be in charge of formulating economic-defence zone planning components according to the following procedures:
1. Select a consultant having legal status and professionally qualified to develop economic-defense zone planning components according to the provisions of Article 4 of the Government’s Decree No. 37/2019/ND-CP dated May 7, 2019, detailing the implementation of a number of articles of the Planning Law (hereinafter referred to as Decree No. 37/2019/ND-CP).
2. Military zones, military services, and army corps agree with provincial People's Committees on the scope and scale of each economic-defense zone to ensure uniformity, efficiency and conformity with the national planning, regional planning, provincial planning and other relevant planning.
3. Develop components of the economic-defense zone planning, and consult with relevant ministries, sectoral administrations and provincial-level People's Committees as prescribed in Article 29 of Decree No. 37/2019/ND-CP.
4. Make a general report on review of and response to opinions of relevant ministries, sectoral administrations and provincial-level People's Committees, and complete components of the planning for construction of an economic-defense zone (if any).
5. Organize the appraisal of components of the planning for economic-defense zones according to the provisions of Article 10 of this Decree.
6. Complete the economic-defence zone planning component according to the conclusion of the Review Council, and send it to the agency in charge of planning to integrate it into the national master plan, national marine spatial planning and regional planning.
Article 9. Contents of economic-defence zone planning component
1. Objectives of construction and development of an economic-defence zone.
2. Determination of the number, size, position and organizational structure of economic-defense zone on land, sea borders and islands.
3. Analysis and assessment of the current socio-economic development, national defense and security situation; forecast about development factors, conditions, resources, trends and scenarios; recommended guidelines, goals and orientations towards developmental priority.
4. Analysis and assessment of the current status of factors and characteristics of natural and social conditions and resources of each region and province, and assessment of environmental impacts when formulating the planning component of economic-defense zone.
5. Guidelines for development of advantages of each region and province; plans for development, arrangement, selection and distribution of developmental resources in each region and province where an economic-defense zone is located.
6. Guidelines for construction and development of an economic-defence zone, including: Determining defensive or socio-economic zones associated with national defense and security, agriculture and rural development, and concentrated production areas; identifying residential centers and spots within the economic-defense zone.
7. Infrastructure development guidelines.
8. Orientations towards environmental protection, culture - sports and tourism, exploitation and protection of natural resources, natural disaster prevention and response and climate change response in regions and provinces.
9. List and priority order of projects.
10. Solutions and resources necessary for carrying out the planning component.
11. Representation of the plan of the economic-defense zone planning component on the map on 1/1,000,000 scale and the map extract on 1/500,000 scale for each economic-defense zone.
Article 10. Review of economic-defence zone planning components
1. The Minister of National Defense shall set up a council to review the planning component of economic-defense zones (hereinafter referred to as Review Council) according to the provisions of Articles 33 through Article 38 of the Decree No. 37/2019/ND-CP.
2. The Review Council is joined by the Chairman and members, including:
a) A leader of the Ministry of National Defense holds the office as its Chairman;
b) Leaders of affiliates of the Ministry of National Defense, relevant military zones, military services and army corps hold the office as its members;
c) Leaders of other relevant ministries, sectoral administrations or provincial People’s Committees are invited to join the Council.
3. Dossiers of review of an economic-defence zone planning component, including:
a) Review request form;
b) Explanatory report on the economic-defense zone planning component according to the provisions of Article 9 of this Decree;
c) Thematic reports and appendices;
d) Maps, including: The administrative map; the map indicating locations and inter-regional and intra-regional relationships; the map indicating the current state and the planning of major infrastructure systems, population centers and spots in the economic-defense zone; the map indicating the territorial organization of major socio-economic activities in the economic-defense zone; these maps shall be made according to the scales specified in Clause 11, Article 9 of this Decree;
dd) Report on reception and explanation together with opinions of relevant ministries, sectoral administrations and provincial-level People's Committees;
e) Other relevant documents and records.
4. Contents of the review of the economic-defence zone planning component:
a) Legal bases, scientific rationales, reliability of information, data and figures used to formulate the economic-defense zone planning component;
b) Relevance of the main objectives, targets, plans for allocation of resources used in the economic-defense zone planning component to the socio-economic development strategy; national defense and security objectives and tasks; positions in the defensive area;
c) Consistency of the economic-defense zone planning component with the national master plan, the national marine spatial plan, the regional plan, the provincial plan, the sectoral plan and other relevant plan at the place where the economic - defense zone project is located;
d) Solution for implementing the planning component, feasibility and measures for management of implementation of the planning component.
Article 11. Revision of economic-defence zone planning component
1. The Ministry of National Defense shall preside over, and cooperate with concerned ministries, sectoral administrations and provincial-level People's Committees in, proposing adjustments to contents of the economic-defense zone planning component on the following bases:
a) Any adjustment to the contents of the national planning, regional planning, provincial planning, sectoral planning and other relevant planning entails any change in the organizational objectives, scale, contents, and orientation of the economic - defense zone planning component;
b) Subject to national defence and security requirements.
2. The process of making a revision request and application for revision of an economic-defense zone planning component shall be the same as the process for formulation of the planning component as specified in Article 8, Clause 3 of Article 10 of this Decree. Upon the request of the Ministry of National Defense for revision of the economic-defense zone planning component, the agency in charge of planning shall integrate adjustments into the national master plan, the national marine spatial plan or the regional plan in accordance with the law on planning.
3. With regard to adjustments that do not change the objectives of an economic-defense zone planning component, the Minister of National Defense shall issue its decision upon adjustment of the plan for construction of economic-defense zones.
Section 2. PLAN FOR CONSTRUCTION OF ECONOMIC-DEFENCE ZONE
Article 12. Authority over economic-defence zone planning
1. The Ministry of National Defense shall direct military zones, military services and army corps to cooperate with relevant provincial People's Committees in formulating economic-defense zone construction plans.
2. Military zones, military services, and army corps shall direct economic-defense delegations to nominate organizations providing counsel on construction of economic-defense zones that are put under their jurisdiction.
3. Planning consulting bodies must meet the conditions concerning capacity and experience so that they are suitable for the assigned work as prescribed by law.
Article 13. Tasks of formulation of economic-defence zone construction plans
1. Bases:
a) Economic-defense zone planning components in the national planning, national marine spatial planning or regional planning approved by competent authorities;
b) Other relevant legislative documents;
c) Review and evaluation report on past performance.
2. Tasks of formulation of an economic-defence zone construction plan must mainly comprise:
a) Planning bases;
b) Requirements concerning planning contents and methods;
c) Planning budget;
d) Planning time limit;
dd) Responsibilities of involved bodies.
3. The Ministry of National Defense shall review and consider approving tasks and costing of formulation of an economic-defence zone construction plan.
The review council must be joined by: The Chairperson who is one of the Ministry of National Defense’s leaders; the Secretariat that is in charge of military production and economic development tasks; Members who are leaders of relevant affiliates of the Ministry of National Defense.
4. The State Budget’s regular expenditures shall constitute the budget for formulation of the economic-defence zone plan.
Article 14. Processes for formulation of an economic-defence zone construction plan
Based on the tasks and costing of formulation of the approved economic-defense zone construction plan, the military zone, military service and army corps shall direct an economic-defense delegation to:
1. Select a consulting body meeting the requirements set out in clause 3 of Article 12 herein; analyze, assess and forecast developmental factors, conditions, resources and scenarios; assess the current socio-economic development situations, national defence and security developments and recommend guidelines, goals and objectives of developmental priority.
2. Agree with People's Committees at all levels on the location and size of each project to ensure consistency and efficiency in accordance with each local general planning.
3. Complete the plan to build an economic-defense zone, and send it to the People's Committee of district and province to seek its comments according to regulations.
4. Receive and respond to opinions of each locality, complete the plan and report it to the Ministry of National Defense for its review.
5. Finalize the plan so that the military zone, military service or army corps presents it to the Ministry of National Defense to seek its approval.
Article 15. Requirements concerning contents of an economic-defence zone construction plan
1. Match the economic-defense zone planning component in the national master plan, national marine spatial plan or regional plan approved by competent authorities; fit into the local socio-economic development and other relevant plan; ensure national defense and security at border lines and defensive areas.
2. If the economic - defense zone is located on sea or islands: In addition to meeting the requirements specified in Clause 1 of this Article, the plan for construction of the economic-defense zone on sea or islands must be in line with the Vietnam Strategy for Sustainable Marine Economic Development, the marine spatial plan or the national and socio-economic development plan, ensuring national defense and security on sea and islands.
3. The plan for construction of an economic-defense zone is determined on the basis of the regional defense plan, the plan for organization and stabilization of population, goals of sustainable poverty reduction, strengthening of health, cultural and spiritual life of people in the economic-defense zone.
Article 16. Contents of an economic-defence zone construction plan
1. Formulating the plan for organization and stabilization of population.
2. Formulating the land use plan.
3. Formulating the plan for implementation of investment projects.
4. Assessing the relevance of the development of the economic – defense zone to the tasks of environmental protection and developing environmental protection solutions.
5. Building and using resources required for implementation of the plan.
6. Formulating the special mass mobilization and public relation plan.
7. Developing other plans according to the regulations of the Ministry of Defense.
Article 17. Revision of an economic-defence zone construction plan
1. Bases:
a) Economic-defence zone planning component is revised;
b) The national master plan, the national marine spatial plan, the regional plan, the provincial plan, the sectoral plan or other relevant plan is revised;
c) Subject to national defence and security requirements.
2. Revision processes and procedures:
a) When there are grounds specified in Clause 1 of this Article, an economic-defense delegation shall report to the High Command of the military zone, military service or army corps on the revised contents of the plan for construction of an economic-defense zone;
b) The High Command of the military zone, military service or army corps shall agree with the relevant provincial People's Committee on the revised contents of the economic-defense zone construction plan;
c) The commander of the military zone, military service or army corps shall report to the Minister of National Defense on such revision.
3. Application package for revision of the plan, including:
a) Application form for revision of the plan;
b) Explanatory report on revision plans;
c) Thematic plan reports and appendices.
Section 3. OPENING AND CLOSING OF ECONOMIC-DEFENCE ZONES
Article 18. OPENING AND CLOSING OF ECONOMIC-DEFENCE ZONES
1. The Minister of National Defense shall decide to open a new economic-defense zone on the following grounds:
a) Economic-defense zone planning components in the national planning, national marine spatial planning or regional planning approved by competent authorities;
b) Urgency in terms of national defense and security, socio-economic development tasks;
c) Local socio-economic situation.
2. Conditions for opening of a new economic-defence zone:
a) There exists an agreement in writing by the People's Committee of the province on the opening of the new economic-defense zone;
b) The opening of the new economic-defense zone falls within the medium-term public investment plan and the ability to secure the state budget capital.
3. Procedures for opening a new economic-defence zone:
a) The military zone, military service or army corps sends documents included in the proposal for opening of the new economic-defense zone specified in Clause 4 of this Article to the People's Committee of the province where the new economic-defense zone expects to be opened to seek its approval.
Within 15 days of receipt of these written documents from the military zone, military service or army corps, the provincial People's Committee gives its written opinions on the urgency, suitability, scope and scale of the proposed economic-defense zone;
b) Submitting a report to the Minister of National Defense on the opening of the new economic-defense zone.
4. Documents included in the proposal for opening a new economic-defence zone:
a) The written request for the opening of the new economic-defense zone that is made by the military zone, military service or army corps;
b) Written statement of the provincial People’s Committee;
c) Other relevant legislative documents.
Article 19. Completion of construction or development of economic-defence zones
1. The Minister of National Defence shall issue a decision upon completion of construction or development of the economic-defence zone when the goals of construction of such economic-defense zone have achieved.
2. The Ministry of National Defense shall direct the military zone, military service or army corps to review and evaluate the results of the achievement of the objectives and tasks of building the economic-defense zone.
3. The military zone, military service or army corps shall direct the economic-defense delegation to cooperate with the People's Committee at any relevant level in implementing the procedures for completing the construction of the economic-defense zone and transferring basic facilities to the competent local authority.
ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF ACTIVITIES OF ECONOMIC-DEFENCE DELEGATIONS
Section 1. ESTABLISHMENT AND DISSOLUTION OF ECONOMIC-DEFENCE DELEGATIONS
Article 20. Establishment of an economic-defence delegation
1. The Minister of National Defence shall issue a decision upon establishment of an economic-defence delegation that performs assigned tasks and managing one or multiple economic-defence zones.
2. Conditions for establishment of an economic-defence delegation:
a) Decision on opening of the new economic-defence zone;
b) Decision on garrison;
c) Decision on the manning structure of the economic-defence delegation.
3. Processes and procedures for establishment of an economic-defence delegation:
a) The military zone, military service or army corps submits a petition to the Minister of National Defense to seek his consent to establishment of the economic-defence delegation;
b) The Minister of National Defense decides the establishment of the economic-defence delegation whose organizational structure is appropriate to assigned functions and duties;
c) Based upon the Minister’s decision, the requesting military zone, military service or army corps works with the provincial People’s Committee to reach an agreement on the scale and location of garrison of the economic-defence delegation.
Article 21. Organizational structure of an economic-defence delegation
1. The economic-defence delegation is a military unit established under the decision of the Ministry of National Defence to fulfill the objectives and tasks of building economic-defence zones.
2. The Minister of National Defense shall issue a decision on the organizational and manning structure of the economic-defence delegation according to that of the Army.
Article 22. Functions and duties of an economic-defence delegation
1. Functions:
a) An economic-defense delegation is a military unit performing the multiple functions of combat, work and production; combining national defense with socio-economic development and socio-economic with national defense development in accordance with the law;
b) Participating in production, economic development, infrastructure construction, agricultural and forestry production, providing people preconditions for stabilizing their lives in extremely difficult, remote and border areas, seas and islands within strategic regions; carrying out mass mobilization and public relation activities, ensuring security, social order and safety, consolidating the defense and security posture; coordinating activities at sea and islands in assigned areas; organizing economic activities, migration, stabilizing the population, protection of the environment and getting prepared for combat in case of emergencies;
c) Managing and commanding subordinate agencies and units and commanding joint military operation according to the plan.
2. Duties:
a) Performing the tasks of getting prepared for combat, training, and building units;
b) Cooperating with the provincial Military Command and the district Military Command to build and protect defensive areas;
c) Building economic-defense zones under decisions of the Prime Minister and the Minister of National Defense;
d) Performing the tasks of participating in production and economic development in combination with military and defense tasks within the boundaries of economic-defence zones;
dd) Carrying out special mass mobilization and public relation activities, building a strong area of political security and social order and safety, and consolidating the defense and security posture;
e) Taking charge of, and cooperating with localities in, implementing agricultural, forestry, fishery and industrial extension activities; cooperating with the locality where it is garrisoned in building clusters of population spots on land, sea border lines and islands;
g) Examining and receiving citizens, settling complaints and denunciations, preventing corruption, practicing thrift, combating extravagance and handling violations related their delegated authority according to regulations of laws;
h) Carrying out management of capital construction investment, finance, assets, assigned capital sources in accordance with regulations of laws and the Ministry of National Defense;
i) Managing and commanding subordinate agencies;
k) Implementing the policies on ethnicity and religion of the Party and State, cooperating with localities in improving the material, cultural and spiritual life of ethnic minorities;
l) Building a strong comprehensive unit; getting ready to perform other tasks well when being assigned by competent authorities.
3. The Minister of National Defense shall decide specific functions and duties of an economic-defence delegation.
Article 23. Operating rules and regulations of economic-defence delegations
1. The Minister of National Defense shall issue operating rules and regulations, rules and regulations of cooperation with local garrisons, ensuring they accord with functions, duties and practical conditions of the economic-defence delegation.
2. Rules and regulations of operation and cooperation of an economic-defence delegation contain the following main subject matters:
a) Duties of the economic-defence delegation;
b) Working regime and relationship;
c) Mechanism for working with local garrisons.
Article 24. Reorganization and dissolution of economic-defence delegations
1. The Minister of National Defense shall decide to reorganize the economic-defence delegation in case where:
a) there is any organizational and payroll change;
b) its functions and duties are changed.
2. The Minister of National Defense shall decide to dissolve the economic-defense delegation when the goals of building the economic-defense zone or duties of the economic-defense delegation have been completed or subject to the military or national defense requirements. In case the economic-defense delegation has an economic legal entity, the dissolution thereof shall conform to regulations of relevant laws.
3. Processes and procedures for reorganization and dissolution of the economic-defence delegation:
a) The military zone, military service or army corps submits a petition to the Minister of National Defense to seek his consent to reorganization or dissolution of the economic-defence delegation;
b) The Minister of National Defense shall decide to reorganize or dissolve the economic-defence delegation.4. The military zone, military service, and army corps organizes the implementation of the decisions of the Minister of National Defense; In case of dissolution, the economic-defense delegation shall transfer all infrastructure works, projects and facilities already built in the economic-national zone to localities for the management and use thereof.
Section 2. MANAGEMENT OF OPERATION OF ECONOMIC-DEFENCE DELEGATIONS
Article 25. Performance of the tasks of participating in production and economic development in combination with military and defense tasks within the boundaries of an economic-defence zone
1. Directly taking charge of increasing production to improve the lives of officers and soldiers at military units.
2. Organizing the development of small-scale household economic models; in areas where a large amount of land are available, using large-scale economic models in order to attract local employees.
3. Participating in implementing projects, construction works of each economic - defense delegation and locality.
4. Economic - defense delegations participate in production, economic development, combine defense with socio-economic development and vice versa; making use of available resources and infrastructure to create products contributing to improving the lives of officers and soldiers, and developing society and economy at the places where the military is garrisoned.
Article 26. Execution of projects within economic-defence zones
1. The economic - defense delegation is the investor in a public investment project under the plan to build economic-defense zones approved by the Ministry of National Defense.
An investment project using the investment capital of the investor that is another organization and individual shall be executed in compliance with the provisions of laws on investment, construction and other relevant laws; The competent authority shall cooperate with the economic-defense delegation before approving the investment policy and making investment registration for the investment project that falls within the economic-defense zone.
2. The economic-defense delegation that is an investor shall establish a project management unit, formulate investment projects and submit them to competent authorities to seek their approval; shall directly manage and organize the implementation of projects within the boundaries of the economic-defense zone in accordance with relevant laws.
3. Requirements for an investment project located inside an economic-defence zone:
a) It must accord with the plan of each economic-defence zone that is already approved;
b) It does not cause any impact on military, national defence and local construction tasks;
c) Based on the nature, contents, capital source, progress and construction objectives of an economic-defense zone, an investor may implement one or more investment projects under an annual or medium-term investment plan.
Article 27. Management of investment projects within economic-defence zones
1. The economic - defense delegation shall directly manage infrastructure investment projects funded by the state budget within an economic - defense zone associated with the production of the economic - defense delegation. After each project is completed and put into operation, the economic-defense delegation shall make an annual budget estimate for maintenance and servicing of the project each year, and report it to the competent authority to seek approval from the Minister of National Defense.
2. If an infrastructure investment project funded by the state budget within an economic - defense zone is not associated with the economic - defense delegation’s production, after completion thereof, the following actions should be taken:
a) The economic - defense delegation transfer it to the locality in charge of operating and managing it;
b) The management unit is responsible for making a budget estimate for maintenance and repair work, and reporting to the competent authority to seek its decision; receiving, managing and using construction works in accordance with the law on management and use of public property;
c) The People's Committee of the province where the economic-defense zone is located is responsible for providing funding for maintenance, servicing and repair of technical infrastructure and social infrastructure that are acquired through transfer from the economic-defense delegation.
Article 28. Management of land located within economic-defence zones
1. People’s Committees at any level must cooperate with the economic-defence delegation in management of land inside the economic-defence zone under laws on land.
2. When making the planning component of an economic-defense zone, the military zone, military service or army corps shall issue a written agreement with the provincial-level People's Committee on the allocation of defense land or lease of land in order to achieve the goals of building the economic-defense zone.
3. Land located inside an economic-defence zone may be used as follows:
a) For land allocated to the economic-defense delegation for socio-economic development purposes: The economic-defense delegation shall be responsible for cooperating with the People’s Committee at any level in acquisition of land through transfer, compensation and site clearance for implementation of the plan for development of the economic-defence zone under laws on land;
b) For land used for production and business purposes: The economic - defense delegation shall formulate a production and business project, and petition provincial People's Committees to lease land for implementation of these projects in accordance with laws on land;
c) For land used for national defense purposes: Based on the decision to establish an economic-defense delegation, garrisoning position, the approved plan and investment project, the economic-defense delegation shall carry out procedures to request the provincial-level People's Committee to decide on the assignment of land, issuance of certificates of land use rights, manage and use land in accordance with laws on land.
Article 29. Management of population, residence, guarantee of security and order within economic-defence zones
1. The economic-defense delegation shall cooperate with the police agency in advising the People's Committee of district and province to consider deciding on the arrangement of population in the economic-defense zone in accordance with the plan to build the national defense-economic zone; prioritize the arrangement and stabilization of the population within the province, ensuring conformity with the planning and plan on building an economic-defense zone, associated with the socio-economic development, national defense and security.
In case of necessity and wishing to receive people outside the province to reside within the economic-defense zone, the People's Committee of province and district shall agree with the economic-defense delegation on the arrangement and stabilization of the population within the economic-defense zone.
2. Economic-defense delegations shall be responsible for advising party committees, local authorities and other relevant agencies on the construction of villages, communes and models within economic-defense zones in accordance with the provisions of laws, local customs and practices.
3. Local police shall be responsible for managing the population, ensuring social order and safety within the economic-defense zone according to the provisions of laws.
Article 30. Helping residents in organizing production and sustainable poverty reduction
1. An economic and defense delegation shall organize and guide residents of the economic-defense zone to develop agricultural, forestry and fishery production, and household economic development.
For the economic-defense delegation involved in concentrated production, creating all necessary conditions to attract people, especially local ethnic minorities, to work.
2. Approaches to helping residents in organizing production and sustainable poverty reduction, including:
a) Building civil, transport, irrigation, electricity and clean water works;
b) Cooperating with local authorities in implementing agricultural, forestry, and fishery extension measures, training and transferring two-sided techniques and services to develop production for people living within the project area;
c) Advising local authorities on the implementation of national target programs, other programs and projects to achieve the goals of stabilizing life and sustainably reducing poverty for the people;
d) Bringing culture and healthcare to villages and hamlets to improve the cultural, spiritual, and health life of the people and implementing social security;
dd) Receiving people that come from other places to make a living according to the Government's or local plans;
e) Other production approaches.
3. Providing residential land, production land, and support for people:
a) People’s Committees at any level must cooperate with local authorities in checking and enumerating residential land and farmland inside economic-defence zones to provide and allocate an adequate amount of residential land or industrial land to the population under laws on land;
b) Creating favorable conditions to help people reclaim land to have adequate industrial land, and develop the household economy;
c) Cooperate with local authorities, village elders and village chiefs to make people feel at ease during the period of production, agricultural and residential settlement on assigned land;
d) Offering subsidies and support for people to overcome their difficulties arising during the production process.
4. Protecting and developing forests within economic-defence zones:
a) Economic-defense delegations shall have responsibility for participating in forest protection and development, forest fire prevention and fighting in their respective localities; organizing the implementation of forest protection and development projects; combining forest protection and development with programs of agricultural, residential settlement and environmental protection;
b) Economic-defense delegations cooperate with local forestry agencies to develop projects and plans to protect and develop forests, assign title to forests and forest land to people to organize production.
Article 31. Mass mobilization within economic-defence zones
1. Cooperating with the police and local garrison forces to advise local party committees and authorities to raise the people’s awareness to clearly understand plots and tricks of the hostile forces; resolutely fight against hostile forces confronting the Party, the government, and breaking the great national unity block, causing political insecurity, and a collapse in social order and safety.
2. Raising public awareness of the leadership roles of the Party, the State, Party committees and local authorities at all levels in building economic-defense zones, improving the material, cultural and communal life of the people; consolidating and enhancing public confidence in the Party and the regime, building all-people defense posture, the public security posture, and the public esteem posture.
3. Counseling Party committees and local authorities to improve leadership capacity, grassroots-level management and administration methods, and raising the public awareness to implement the Party's guidelines, policies and laws of the State.
4. Building and exploiting communication systems, and regularly giving updates to the people.
5. Cooperating with local authorities in building cultural and educational institutions, putting more emphasis on eliminating illiteracy, combating re-illiteracy, universalizing education, helping commune, village officers to improve administrative and socio-economic development competencies.
6. Helping local governments build medical facilities and implement the combined military-civil medical program.
7. Helping people to develop the economy, improve their material and spiritual life.
8. Regularly having a deep understanding of and firmly grasping customs, practices, thoughts, expectations and internal situations among the people. Organizing ethnic language classes for cadres and soldiers of economic-defense delegations to carry out mass mobilization and public relation activities.
INVESTMENT, FINANCE MECHANISM AND POLICIES FOR PARTICIPANTS IN CONSTRUCTION AND DEVELOPMENT OF ECONOMIC-DEFENCE ZONES
Article 32. Mechanism for investments in economic-defence zones
1. Based on plans to build an economic-defense zone, the Ministry of National Defense shall formulate annual and medium-term public investment plans in accordance with the laws on public investment for development of economic-defense zones and send them to the Ministry of Planning and Investment for submission of general reports to competent authorities according to regulations.
2. Ministries, sectoral administrations and local authorities assigned by the Government to manage and administer programs and projects shall cooperate with the Ministry of National Defense in formulating plans to integrate programs and projects to be implemented in economic-defense zones.
3. Economic-defense delegations shall take charge of, and cooperate with local authorities in, determining the list of investment projects and projects integrated in economic-defense zones according to regulations of the State and the Ministry of National Defense.
Article 33. Investment funds for construction and development of economic-defence zones
1. State budget:
a) Public investment capital prescribed under law on public investment; Investment funds for the economic-defence zone; funds integrated into national target programs, other local programs and projects;
b) The Ministry of National Defense shall be responsible for allocating defense capital sources as reciprocal funds, or funds integrated with local capital sources for implementing necessary and urgent projects and items that link socio-economic development with national defence and security;
c) The People’s Committee of the province where the economic-defence zone is located shall be responsible for allocating local capital sources as reciprocal capital or funds integrated with defence capital sources for implementing necessary and urgent projects and items that link socio-economic development with national defence and security within that province.
2. Capital raised by enterprises, organizations and individuals of all economic sectors participating in projects or works within the economic-defense zone in accordance with law.
3. Other funding sources.
Article 34. Plans to use investment funds for construction and development of economic-defence zones
1. The use of capital sources for the medium-term and annual public investment plan to carry out the goals of building an economic-defense zone must conform to the laws on public investment.
2. The allocation and use of funds for national target programs, other programs and projects must be suitable for the subjects and scope of regulation of each such program or project in accordance with the law on investment and state budget.
3. The Ministry of National Defense shall make a plan for capital needs in specific phases, agreeing with ministries, agencies in charge of national target programs, other programs, projects and the People's Committees of relevant provinces to allocate investment capital for construction and development of the economic-defense zone.
4. The State encourages localities, organizations and individuals to invest in the development of production and business, and build technical and social infrastructure within economic-defense zones in conformity with plans for development and construction of economic-defense zones.
Article 35. Compensation and incentive policies for employees working within economic-defence zones
The Ministry of National Defense shall take charge of, and cooperate with ministries, sectoral administrations and localities in, formulating compensation policies for forces on duty within economic-defense zones according to the following provisions.
1. For the number of soldiers on the payroll of an economic and defense delegation, they may be offered residential land in order to stabilize their life and feel secure to work within economic-defense zones; may be granted incentive policies according to the regulations of the State and the Ministry of National Defense.
2. Young intellectuals who voluntarily participate in the construction and development of economic-defense zones may enjoy incentive policies in accordance with relevant laws.3. Employees and workers working in economic-defense zones in remote, border areas and islands may be entitled to state financial support for payment of health insurance contributions and other preferential policies according to regulations of laws.
Article 36. Financial support for economic-defence zones
1. Economic and defense delegations shall be provided with funding for the purchase and repair of medical, educational equipment, means of transport, means of communication, fuel and other materials and equipment; financial support for implementation of social policy work, propaganda, mass mobilization, settled agriculture, residential settlement, sustainable poverty reduction, vocational training for the people within economic-defense zones.
2. National defense enterprises assigned to build economic-defense zones shall be given support in payment of social insurance, health insurance and unemployment insurance contributions for their employees.
3. Households lawfully living in an economic-defense zone shall be entitled to prescribed incentives, including loan support, poverty reduction, housing, works necessary for daily activities and health insurance in accordance with the regulations of law.
4. Voluntary young intellectuals and servicemen completing military service who work at economic-defense zones may enjoy incentive and compensation policies in accordance with laws.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS INVOLVED IN THE CONSTRUCTION AND DEVELOPMENT OF ECONOMIC – DEFENSE ZONES
Article 37. Responsibilities for state management of economic-defence zones
1. The Government shall exercise the centralized state management of economic-defence zones.
2. The Ministry of National Defense shall be responsible to the Government for the exercise of the centralized state management of economic-defence zones.
Relevant ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the responsibility to cooperate with the Ministry of National Defense in assisting the Government in the state management over economic-defense zones.
3. People's Committees of the provinces where economic-defence zones are located shall be responsible for cooperating with the Ministry of National Defense in taking control of economic-defence zones.
Article 38. Tasks of state management of economic-defence zones
1. Promulgating legal documents on economic-defense zones; state management regimes, policies, mechanisms, implementation, inspection and examination of planning, plans and compliance with laws for activities within economic-defense zones.
2. Organizing the activities of the management, fostering, improvement of capacity and qualification of servicemen, defense workers, officers and people within economic-defense zones.
3. Managing investment and construction, finance, accounting; efficiently using resources within economic-defense zones.
4. Managing plans for use of land located within economic-defence zones.
5. Submitting regular or irregular review and statistic reports to competent authorities on activities of economic-defense delegations.
6. Carrying out the examination, inspection, giving rewards, handling complaints, denunciations, and sanctioning violations arising from construction and management of economic-defence zones.
Article 39. Responsibilities of the Ministry of National Defence
1. Taking charge of developing components of economic-defense zones, reporting to planning agencies to review them and integrate them into the national master plan, national marine spatial planning and regional planning in accordance with laws on planning.
2. Implementing economic-defence zone planning components.
3. Planning, reviewing and approving economic-defence zone construction plans and projects.
4. Promulgating documents to direct and guide military zones, military services and army corps in implementing the tasks of building economic-defense zones; organizing the inspection, examination and settlement of complaints and denunciations, and handling violations of the law on planning and plans for construction of economic-defense zones; managing, training and improving capacity and qualification of defense officials and employees and people within economic-defense zones.
5. Managing investment and construction projects, funding sources; efficiently using resources for investment in economic-defense zones.
6. Cooperating with the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and concerned ministries and sectoral authorities in formulating financial support packages and policies for economic-defense delegations and forces directly involved in construction of economic - defense zones.
7. Directing military zones, military services or army corps to instruct economic-defence delegations to carry out the goals and tasks of building economic-defence zones according to approved plans and proposals.
8. Directing economic-defence delegations to perform the following duties:
a) Cooperating with People's Committees at all localities where economic-defense zones are located in implementing construction and investment plans and projects within economic-defense zones;
b) Cooperating with the Party committees, local authorities and local forces to carry out the mass mobilization, consolidating national defense and security, and building solid defense areas;
c) Developing rules and regulations on collaboration with local authorities and local forces according to Clause 2 of Article 23 in this Decree.
Article 40. Responsibilities of Ministries and Ministry-level agencies
1. The Ministry of Planning and Investment shall take charge of, and cooperate with the Ministry of National Defense in, formulating medium-term and annual plans, ensuring sufficient capital sources for the implementation of national target programs, programs, projects and plans for construction of defense-economic zones in accordance with laws on public investment.
2. The Ministry of Finance shall take charge of, and cooperate with the Ministry of National Defense and concerned ministries and sectoral authorities in, formulating and guiding the implementation of compensation policies, financial support, incentives, managing and using supportive funds according to regulations laid down in Articles 35 and 36 of this Decree under the laws on state budget.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take charge of, and cooperate with the Ministry of National Defense, the Ministry of Foreign Affairs and the People's Committees of the concerned provinces in, implementing population arrangement planning, formulating policies to support migration and stabilization of people on land, sea and island routes; cooperate with the Ministry of National Defense and the People's Committees of concerned provinces in allocating resources from national target programs, programs and projects within economic-defense zones.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge of, and cooperate with the Ministry of National Defense and People's Committees of concerned provinces in, seeking decisions or approval of land use plans from state authorities for implementation of components of plans for construction of economic-defence zones.
5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with the Ministry of National Defense and relevant agencies in formulating compensation policies for the forces involved in building economic-defense zones; cooperate with the Ministry of National Defense and the People's Committees of relevant provinces in allocating resources from national target programs, programs and projects within economic-defense zones.
6. The Ministry of Public Security shall take charge of, and advise local Party committees and local authorities in managing the population, ensuring and maintaining political security, social order and safety within economic-defense zones.
7. The Ministry of Health shall take charge of, and cooperate with the Ministry of National Defense and the People's Committees of the concerned provinces in, organizing the effective implementation of the combined military-civil medical program within economic - defense zones.
8. The Committee for Ethnic Minority Affairs shall take charge of, and cooperate with the Ministry of National Defense and concerned ministries and sectoral administrations in, formulating programs, projects and policies for ethnic minorities in the economic-defense zone; cooperate with the Ministry of National Defense and the People's Committees of relevant provinces in allocating resources from national target programs, programs and projects within economic-defense zones.
9. The Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union shall cooperate with the Ministry of National Defense to develop policies to implement projects to encourage young intellectuals to volunteer to work at economic-defense zones.
10. Relevant ministries and ministry-level agencies shall, within the scope of their respective tasks and powers, be responsible for cooperating with the Ministry of National Defense and the People's Committees of relevant provinces to integrate programs, schemes and projects into economic-defense zones.
Article 41. Responsibilities of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces
1. Participating in the process of making and appraising components of investment plans and projects within economic-defense zones in accordance with socio-economic development plans, land use plans and other local plans.
2. Taking charge of, and cooperating with economic-defense delegations in managing, stably arranging the population within economic - defense zones; maintaining political security, social order and safety at localities.
3. Cooperating with military zones, military services, army corps and economic-defense delegations in arranging and integrating local national target programs, programs and projects to effectively implement and achieve predetermined goals and objectives.
4. Participating in the process of implementing investment projects, supervising the construction and development of infrastructure; receiving, effectively managing infrastructure linked to people's daily life, study, healthcare, production and processing activities.
1. This Decree shall enter into force as of May 5, 2021.
2. The Government’s Decree No. 44/2009/ND-CP dated May 7, 2009 on the construction of economic-defense zones; Clause 1 Article 8 of the Government's Decree No. 164/2018/ND-CP dated December 21, 2018 on combining defense with socio-economic development and socio-economic development with national defense; the Prime Minister’s Decision No. 83/2010/QD-TTg dated December 15, 2010 on the promulgation of financial mechanisms and policies for economic-defense zones; the Joint Circular No. 246/2010/TTLT-BQP-BKH dated December 23, 2010 of the Ministry of Defense and the Ministry of Planning and Investment, guiding the implementation of a number of provisions of the Government’s Decree No. 44/2009/ND-CP dated May 7, 2009 on the construction of economic-defense zones; the Decision No. 133/2004/QD-BQP dated September 21, 2004 of the Minister of National Defense, promulgating the Regulations on operation of economic-defense delegations, become defunct from the effective date of this Decree.
Article 43. Implementation responsibilities
Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, and Presidents of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, shall be responsible for implementing this Decree./.
|
PP. GOVERNMENT |