Chương I Luật Quốc phòng 2018: Những quy định chung
Số hiệu: | 22/2018/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 08/06/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 12/07/2018 | Số công báo: | Từ số 773 đến số 774 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Một số nội dung mới nổi bật của Luật quốc phòng 2018
Luật Quốc phòng 2018 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 08/6/2018.
Theo đó, có một số nội dung mới nổi bật sau đây:
- Đưa nội dung bảo vệ không gian mạng vào luật;
- Đề cập tới vấn đề Nhà nước cần có kế hoạch sử dụng đất quốc phòng;
- Đưa nội dung xây dựng phòng thủ quân khu vào Luật khá chi tiết như khái niệm, nhiệm vụ và khu vực phòng thủ;
- Quy định cụ thể hơn về tình trạng giới nghiêm, thiết quân luật nhằm chuẩn bị trước khi đất nước có tình trạng chống phá, thậm chí bạo loạn lật đổ, trong đó hạn chế hoạt động, cấm tụ tập đông người...;
- Xác định rõ hơn mối quan hệ sự nghiệp quốc phòng là sự nghiệp của toàn dân, sức mạnh quốc phòng là sức mạnh toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị;
- Quy định về việc công bố tình trạng chiến tranh…
Luật Quốc phòng 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định nguyên tắc, chính sách, hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
2. Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần ở trong nước và ngoài nước có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
3. Quân sự là hoạt động đặc biệt của xã hội về xây dựng lực lượng vũ trang, đấu tranh vũ trang, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
4. Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
5. Thế trận quốc phòng toàn dân là việc tổ chức, triển khai, bố trí lực lượng, tiềm lực quốc phòng trên toàn bộ lãnh thổ theo kế hoạch thống nhất, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc để ngăn ngừa, đối phó thắng lợi với mọi âm mưu và hoạt động chống phá của thế lực thù địch, sẵn sàng chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến.
6. Phòng thủ đất nước là tổng thể các hoạt động tổ chức, chuẩn bị và thực hành về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, quân sự, an ninh, đối ngoại để bảo vệ Tổ quốc.
7. Xâm lược là hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc bằng cách sử dụng lực lượng vũ trang hoặc cách thức khác trái với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
8. Chiến tranh thông tin là một loại hình thái chiến tranh, bao gồm các hoạt động, biện pháp để vô hiệu hóa hệ thống thông tin của đối phương và bảo vệ hệ thống thông tin của Việt Nam.
9. Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế.
10. Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành vi xâm lược hoặc bạo loạn có vũ trang nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.
11. Tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược.
12. Động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
13. Thảm họa là biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
2. Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
3. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
4. Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
5. Kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.
1. Củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
2. Thực hiện độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành vi xâm lược.
3. Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Huy động nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
5. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho quốc phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.
6. Phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
7. Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; có chính sách đặc thù ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng.
8. Nhà nước ghi nhận công lao và khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
1. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
3. Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
4. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
This Law provides for basic national defence principles, policies and activities; state of war, state of national defence emergency, martial law and curfew; people’s armed forces; national defence assurance; duties and powers of regulatory entities and organizations; rights and obligations of citizens regarding national defence.
For the purposes of this Circular, terms used herein shall be construed as follows:
1. National defence means the defense of the nation with the combined strength of the whole nation in which the military power is characteristic, the people's armed forces are the core.
2. National defense potentiality means the domestic and foreign human, physical, financial and spiritual capabilities that may be mobilized for performance of national defense tasks.
3. Military means a special activity of the society in the building of armed or armed combat forces of which the People's Army is designated as the core.
4. People's war means an all-people and total war in which the people's armed forces play the core role in safeguarding independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Homeland and protecting the People and the Party, the State and the socialism.
5. All-people national defence posture means organization and disposition of the national defence forces and potentialities throughout the territory in conformity with an integrated strategic intent which is in line with the strategy to succeed in preventing and dealing with any hostile plots and acts, and to be ready to shift the country from peacetime to wartime.
6. Homeland defense means a combination of organization, preparation and practice of political, spiritual, economic, cultural, social, scientific, technological, military, security and foreign affairs to safeguard the Homeland.
7. Aggression means an act against independence, sovereignty, unity and territorial integrity of the Homeland by using armed forces or other means in breach of Vietnamese and international laws.
8. Information war means a form of warfare, including activities and measures to disable the enemy’s information system and protect Vietnam's information system.
9. State of war means a country’s special social state declared during the period from the time when the aggression of the Homeland occurs to the time when that act of aggression is actually ended.
10. State of emergency means a social state of the country where there is a risk of a direct invasion, or an armed aggression or violence occurs but not to the extent of being declared the state of war.
11. General mobilization means a measure to mobilize all resources of the country against the aggressive war.
12. Local mobilization means a measure to mobilize all resources of one or several localities in the state of national defence emergency.
13. Disaster means naturally occurring events or dangerous epidemics spreading on a large scale or catastrophic events caused by human beings or as a result of war, all of which inflicts serious damage on people, property and environment.
Article 3. National defence principles
1. Abide by the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam; be placed under the direct, absolute and all-round leadership of the Communist Party of Vietnam, the centralized and unified management of the State.
2. Consider strengthening and development of national defense as a key and regular task, and consolidate the overall strength of the whole nation and the entire political system in which the people's armed forces act as the core.
3. Build the all-people national defense and the all-people national defense posture in association with the people's security and the people's security posture.
4. Combine national defense with socio-economic activities, and socio-economic and national defense activities.
5. Combine national defence with security and external affairs.
Article 4. State policy on national defence
1. Consolidate and strengthen the all-people national defense and military strength so as to build and firmly protect the Vietnam’s socialist Homeland and contribute to the protection of peace in the region and the globe.
2. Exercise independence, sovereignty, unity, territorial integrity on land, islands, at sea and in the airspace; implement the policy of peace and self-defense; use sound and proper measures to prevent, deter, repel and defeat all plots and acts of aggression.
3. Carry out the defense external relation activities in line with the foreign policy of independence, self-control, peace, friendship, cooperation and development; prevent wars in any form; actively and enthusiastically integrate and expand international cooperation, defense dialogue and create an international environment favorable for building and protection of the Homeland; disagree participation in military forces or alliances with one party against the other; refuse to allow foreign entities to establish their military bases or use the territory of Vietnam to attack other countries; repulse threatening or use of force in international relations; settle all disputes and discrepancies by peaceful means on the principle of respect for independence, sovereignty, unity, territorial integrity, non-interference in each other's internal affairs, equality and mutual benefit; comply with the Constitution, the laws of Vietnam and related international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a member.
4. Mobilize resources of domestic agencies, organizations and individuals for the performance of national defense tasks.
5. Encourage and create favorable conditions for agencies, organizations and individuals to provide material, financial and spiritual support to national defense on the principle of voluntariness, not infringing Vietnamese laws and conforming to international law.
6. Develop science and technology to build all people's national defense, the people's armed forces, the national defense and security industry to meet requirements of the task of building and defending the Homeland.
7. The State shall adopt preferential policies for agencies, organizations and individuals in the performance of defense tasks; issue particular policies for the border areas, on offshore islands, strategic and key regions and geographical areas that play crucial national defense roles.
8. The State shall recognize meritorious work and commends agencies, organizations and individuals that have made outstanding achievements in the performance of national defense tasks.
Article 5. Citizen’s national defence rights and obligations
1. Protection of the Homeland is the sacred duty and the noble right of each citizen.
2. Citizens shall have the duty to be loyal to the Homeland; perform military service; have obligations to join the militia and self-defense force, to build all people's national defense; submit to measures of the State and competent persons in the performance of national defense tasks under the provisions of this Law and other relevant laws.
3. Citizens shall have access to propaganda and dissemination of the guidelines and viewpoints of the Communist Party of Vietnam, the State's policies and laws on national defense; national defense and security education; training in knowledge and skills in civil defense according to the provisions of law.
4. Citizens serving in the people's armed forces or mobilized for performance of the national defense duty, they and their relatives shall enjoy legally required benefits and policies.
5. All citizens shall be entitled to equal treatment in implementation of the national defence duty.
Article 6. Prohibited acts in the national defence sector
1. Oppose independence, sovereignty, unity, territorial integrity of the Homeland, the people, the Communist Party of Vietnam, the State, the socialism, the building and safeguarding of the Homeland.
2. Establish, participate in and sponsor armed organizations in contravention of law.
3. Mobilize and use people, weapons, explosives, support tools, equipment, and other means to carry out armed activities without obtaining orders or decisions of competent authorities or not in the approved training, drill and combat preparedness plans.
4. Fight against or hinder agencies, organizations and individuals while they are performing their national defense tasks
5. Make use of or abuse the performance of national defense tasks to infringe upon the national interests or legitimate rights and interests of agencies, organizations or individuals.
6. Practice the sex discrimination in the performance of national defense tasks.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực