Chương 8 Luật Quốc phòng 2005: Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức về quốc phòng
Số hiệu: | 39/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 02/08/2005 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng bao gồm:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, kế hoạch phòng thủ đất nước, kế hoạch động viên quốc phòng;
b) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng;
c) Tổ chức, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; thi hành lệnh, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các biện pháp cần thiết để bảo vệ Tổ quốc;
d) Thực hiện giáo dục quốc phòng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quốc phòng;
đ) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng;
e) Hợp tác quốc tế về quốc phòng.
2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về quốc phòng, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về quốc phòng.
1. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng trong phạm vi cả nước; giúp Chính phủ xây dựng dự án luật, pháp lệnh, nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh về quốc phòng.
2. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhà nước về quốc phòng trình Chính phủ quyết định; xây dựng, quản lý, chỉ huy Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
3. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng; ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch nhà nước về quốc phòng trong thời bình và thời chiến theo nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện việc kết hợp chặt chẽ quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng trong xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.
4. Tham gia xây dựng khu vực phòng thủ theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật.
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân các cấp ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật và nhiệm vụ về quốc phòng ở địa phương; quyết định thu, chi ngân sách bảo đảm cho hoạt động quốc phòng ở địa phương; quyết định chủ trương, biện pháp nhằm phát huy tiềm năng của địa phương để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng tiềm lực quốc phòng đáp ứng yêu cầu thời bình và thời chiến.
2. Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước, quyết định chủ trương, biện pháp chuyển hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương từ thời bình sang thời chiến.
3. Giám sát Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước ở địa phương trong việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các văn bản quy phạm pháp luật về quốc phòng.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quốc phòng theo quy định của pháp luật.
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng tại địa phương; ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để tổ chức thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của pháp luật và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương.
2. Chỉ đạo và tổ chức xây dựng khu vực phòng thủ; xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, tiềm lực quốc phòng; thực hiện công tác giáo dục quốc phòng; tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ, đón tiếp, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ.
3. Tổ chức, xây dựng lực lượng và thực hiện chính sách đối với bộ đội địa phương, lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ; xây dựng, quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; thi hành các biện pháp phòng thủ dân sự, chính sách hậu phương quân đội; chi viện về hậu cần, tài chính cho lực lượng vũ trang nhân dân hoạt động trên địa bàn địa phương làm nhiệm vụ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và các nhiệm vụ khác do pháp luật quy định.
4. Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp dự toán thu, chi ngân sách bảo đảm cho hoạt động quốc phòng ở địa phương; chỉ đạo tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân về thu, chi ngân sách bảo đảm cho hoạt động quốc phòng ở địa phương.
5. Chấp hành và tổ chức thực hiện các lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp trên về quốc phòng.
6. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình về quốc phòng; tạo điều kiện để các tổ chức đó thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng tại địa phương.
7. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về quốc phòng của cấp mình, đôn đốc, kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp dưới thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở địa phương theo quy định của pháp luật.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về quốc phòng; giám sát việc thực hiện pháp luật về quốc phòng của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
DEFENSE-RELATED TASKS, POWERS OF AGENCIES, ORGANIZATIONS
Article 44.- Contents of state management over national defense; Government's tasks and powers regarding national defense
1. Contents of state management over national defense include:
a) Elaborating, and organizing the implementation of, plans on consolidation and strengthening the entire-people defense, plans on national defense and plans on defense mobilization;
b) Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on national defense;
c) Organizing and directing the performance of defense tasks; executing orders and decisions of competent state agencies and necessary measures to defend the Fatherland;
d) Carrying out defense education; propagating, disseminating and educating in national defense law;
e) Examining, inspecting and settling complaints and denunciations in the performance of defense tasks;
f) International cooperation on defense.
2. The Government performs the unified management of national defense, performs tasks and exercise powers in accordance with the provisions of the Constitution and defense law.
Article 45.- Tasks and powers of the Ministry of Defense
1. To be answerable to the Government for performing the state management over defense nationwide; to assist the Government in drafting bills, ordinances and decrees on defense as well as documents guiding the implementation thereof.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies in, elaborating state plannings and plans on defense and submit them to the Government for decision; to build up, manage and command the people's army and the militia and self-defense force in performing defense tasks.
3. To guide, inspect, examine, preliminarily and finally review the performance of defense work in ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and localities according to the provisions of this Law and other legal provisions.
Article 46.- Defense-related tasks and powers of ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies
1. Within the ambit of their respective tasks and powers, to coordinate with the Ministry of Defense in performing the state management over national defense; to promulgate or submit to competent agencies for promulgation legal documents for the performance of defense tasks according to the provisions of law.
2. To organize the implementation of state plannings and plans on national defense in peace and war time according to their assigned tasks.
3. To closely combine national defense with economy and economy with national defense in formulating and implementing the plannings and plans of their branches or assigned domains.
4. To participate in building defensive areas under the Government's direction and the Defense Ministry's guidance.
5. To perform other tasks and exercise other powers regarding national defense in accordance with legal provisions.
Article 47.- Defense-related tasks and powers of the People's Councils of all levels
1. Within the ambit of their respective tasks and powers, the People's Councils of all levels shall adopt resolutions on measures to ensure the enforcement of law and the implementation of tasks on defense in localities; decide on budget revenues and expenditures to ensure defense activities in localities; decide on undertakings and measures to bring into play local potentials for building the entire-people defense, building defensive areas, building up defense potentials to meet the requirements in peace and war time.
2. Based on the State President's orders, to decide on guidelines and measures to shift local socio-economic activities of from peace time to war time.
3. To supervise the People's Committees of the same level and state agencies in localities in the implementation of People's Council resolutions and legal documents on defense.
4. To perform other tasks and exercise other powers regarding defense under the provisions of law.
Article 48.- Defense-related tasks and powers of the People's Committees of all levels
1. Within the ambit of their respective tasks and powers, the People's Committees of all levels shall perform the state management over defense in localities; promulgate legal documents falling under their competence for the performance of defense tasks under the provisions of law and resolutions of the People's Councils of the same level on defense tasks in localities.
2. To direct and organize the building of defensive areas; build up local armed forces and defense potentials; to carry out defense education; recruit and enlist youths in the army, create employment conditions for demobilized armymen.
3. To organize, build up and adopt policies towards the local army, the mobilization reserve force and the militia and self-defense force; to build, manage and protect defense works and military zones; to apply civil defense measures, adopt policies toward the army rear; to provide logistic and financial supports for people's armed forces operating in the localities in the state of war or the state of defense emergency and other tasks stipulated by law.
4. To submit to the People's Councils of the same level budget revenue and expenditure estimates to ensure defense activities in localities; to direct the implementation of People’s Council resolutions on budget revenues and expenditures to ensure defense activities in localities.
5. To abide by, and organize the execution of, orders and decisions of the State President, decisions and directives of the Prime Minister and the superior People's Committees on defense.
6. To coordinate with the Vietnam Fatherland Front and mass organizations in performing their defense tasks and powers; to create conditions for such organizations to efficiently perform defense tasks in localities.
7. The presidents of People's Committees at all levels shall bear responsibility for the performance of defense tasks and powers at their respective levels, urge and examine the subordinate People's Committees in performing defense tasks in their localities according to the provisions of law.
Article 49.- Defense-related responsibilities of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations
The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the responsibilities to propagate to, and mobilize people to implement defense law; supervise the implementation of defense law by agencies, organizations and individuals.