Số hiệu: | 39/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 02/08/2005 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
Phòng thủ dân sự là bộ phận trong hệ thống phòng thủ quốc gia, gồm các biện pháp chủ động phòng, chống chiến tranh hoặc thảm họa do thiên nhiên hoặc con người gây ra, dịch bệnh nguy hiểm; thực hiện phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, bảo vệ nhân dân, bảo vệ hoạt động của cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
1. Các biện pháp bảo vệ hoạt động của cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân bao gồm:
a) Xử lý các tình huống khi có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng;
b) Sơ tán, ngụy trang; bảo vệ cơ sở vật chất, kho tàng, trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, công trình kinh tế, văn hoá - xã hội; dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc chữa bệnh, các sản phẩm công nghệ sinh học; bảo vệ nguồn nước, các công trình, địa hình có giá trị phòng thủ;
c) Giữ gìn và bảo vệ môi trường.
2. Các biện pháp bảo vệ nhân dân bao gồm:
a) Hướng dẫn, huấn luyện, diễn tập cho nhân dân và các lực lượng tại chỗ về biện pháp phòng thủ dân sự; sử dụng các phương tiện phòng tránh cá nhân; thực hiện kế hoạch sơ tán nhân dân đến các khu vực an toàn hoặc ít nguy hiểm;
b) Tổ chức phòng không nhân dân, xây dựng các công trình phòng tránh; quy định về chiếu sáng, ngụy trang, thông tin liên lạc và các biện pháp phòng vệ.
3. Tổ chức lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; khắc phục hậu quả chiến tranh, dịch bệnh nguy hiểm hoặc thảm họa do thiên nhiên, con người gây ra.
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống vũ khí huỷ diệt hàng loạt, chất độc, chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ.
1. Phòng thủ dân sự là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và công dân dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng thủ dân sự.
Cơ quan quân sự địa phương tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong công tác phòng thủ dân sự theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự ở địa phương; chủ động huy động lực lượng tại chỗ để xử lý các tình huống và phối hợp với địa phương có liên quan thực hiện công tác phòng thủ dân sự tại địa phương.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, cơ chế bảo đảm đầu tư xây dựng, tổ chức huấn luyện phòng thủ dân sự do Chính phủ quy định.
CIVIL DEFENSE
Article 26.- Position of civil defense
Civil defense constitutes a part of the national defensive system, covering measures for active prevention and fighting of wars or catastrophes caused by nature or humans, dangerous epidemics; prevention, combat and remedy of consequences of catastrophes, protection of the people, protection of activities of agencies, organizations and the national economy.
Article 27.- Civil defense measures
1. Measures to protect operations of agencies, organizations and the national economy shall include:
a) Handling of circumstances in the state of war or the defense emergency state;
b) Evacuation and camouflage; protection of material foundations, warehouses, equipment, machinery, raw materials and materials, economic, socio-cultural works; reserve of food and foodstuff, clean water, medicines, biological industrial products; protection of water sources, works, terrain of defensive value;
c) Conservation and protection of the environment.
2. Measures to protect people shall include:
a) Guiding, training and drilling in civil defense measures for local people and forces; using personal prevention means; evacuation of the people to safe areas or less dangerous areas;
b) Organization of people's air defense, building of shelters; issuance of regulations on lighting, camouflage, communication and information and defensive measures.
3. Organizing search and rescue forces; redressing consequences of war, epidemics and catastrophes caused by nature or humans.
4. Drawing up plans and taking measures for prevention and fighting of mass destruction weapons, poisons, radioactive substances, flamables and explosives.
Article 28.- Responsibilities to organize and manage civil defense work
1. Civil defense rests with agencies, organizations and citizens and is placed under the unified management of the Government.
Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers, be answerable to the Government for performance of the state management over civil defense work.
Local military commands shall advise the People's Committees of the same level on civil defense work under the direction of the Ministry of Defense.
2. The presidents of People's Committees of all levels shall, within the scope of their respective tasks and powers, personally command and direct the application of measures for civil defense in localities; actively mobilize local forces for handling of circumstances and coordination with relevant localities in performing civil defense work in localities.
3. The organization, tasks and mechanisms for investment in building and training of civil defense shall be provided for by the Government.