Chương 1 Luật Quốc phòng 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 39/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 02/08/2005 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Quốc phòng - Ngày 14/6/2005, Quốc hội đã thông qua Luật Quốc phòng số 39/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Luật quy định: trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức theo thời giá thị trường...
Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải xây dựng khu vực phòng thủ trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước... Việc sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân và áp dụng biện pháp quân sự trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước...
Giáo dục quốc phòng là môn học chính khóa trong nhà trường từ trung học phổ thông trở lên. Kiến thức quốc phòng là một trong các tiêu chuẩn bắt buộc đối với người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, tổ chức. Đối tượng, tiêu chuẩn cụ thể do Chính phủ quy định... Khi nước nhà bị xâm lược, Quốc hội xem xét, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt.
Khi quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ... Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định chính sách quốc phòng, nguyên tắc, nội dung cơ bản về hoạt động quốc phòng; hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng.
1. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam về quốc phòng.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
2. Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
3. Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
4. Khu vực phòng thủ là khu vực được tổ chức về quốc phòng, an ninh theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nằm trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
5. Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố trong thời gian từ khi nước nhà bị xâm lược cho tới khi hành động xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế.
6. Tổng động viên là biện pháp huy động mọi nguồn lực của đất nước để chống chiến tranh xâm lược.
7. Động viên cục bộ là biện pháp huy động mọi nguồn lực của một hoặc một số địa phương để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng.
8. Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng là trạng thái xã hội của đất nước khi có nguy cơ trực tiếp bị xâm lược hoặc đã xảy ra hành động vũ trang xâm lược hoặc bạo loạn, nhưng chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh.
9. Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện.
10. Giới nghiêm là biện pháp cấm người, phương tiện đi lại và hoạt động vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường hợp được phép theo quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam củng cố và tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bao gồm đất liền, đảo, quần đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành động xâm lược bằng bất kỳ hình thức nào.
3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển, chống chiến tranh dưới mọi hình thức; mở rộng hợp tác về quốc phòng với các nước láng giềng và trên thế giới trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, vì hòa bình, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận công lao và khen thưởng thích đáng những tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp củng cố, tăng cường quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc.
Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều bị nghiêm trị theo pháp luật.
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
2. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng; giữa tăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội.
4. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.
5. Kết hợp với hoạt động an ninh và hoạt động đối ngoại.
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân phải trung thành với Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, được giáo dục về quốc phòng và huấn luyện quân sự; tham gia dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự; chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền khi đất nước có tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng nếu bị thương, tổn hại về sức khỏe, thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức theo thời giá thị trường.
Việc trưng mua, trưng dụng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; xây dựng thực lực và tiềm lực quốc phòng vững mạnh toàn diện; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh.
2. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao; xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
3. Thực hiện giáo dục quốc phòng trong cơ quan, tổ chức và đối với công dân.
4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền quốc phòng toàn dân; nghiên cứu hoàn thiện chiến lược và nghệ thuật quân sự Việt Nam; phát triển công nghiệp quốc phòng, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và nhân dân phục vụ quốc phòng, đồng thời ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước.
5. Chuẩn bị kế hoạch động viên quốc phòng và các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hành động viên quốc phòng trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng.
Nội dung chuẩn bị kế hoạch động viên quốc phòng do Chính phủ quy định.
6. Xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh về mọi mặt; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở địa bàn trọng điểm, vùng dân tộc, miền núi, biên giới, hải đảo.
7. Xây dựng và bảo đảm thực hiện các chế độ, chính sách phù hợp với điều kiện, tính chất hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân, các chính sách đối với gia đình của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước.
9. Quản lý nhà nước về quốc phòng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc.
1. Tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải xây dựng khu vực phòng thủ trong hệ thống phòng thủ chung của cả nước.
2. Nội dung xây dựng khu vực phòng thủ, cơ chế hoạt động của khu vực phòng thủ do Chính phủ quy định.
1. Quốc hội quyết định chủ trương, biện pháp động viên nền kinh tế quốc dân cho quốc phòng.
2. Chính phủ tổ chức thực hiện chuẩn bị và động viên nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học, công nghệ, tạo nguồn dự trữ quốc gia phục vụ quốc phòng.
3. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng thường xuyên, nhu cầu quốc phòng năm đầu chiến tranh và thời chiến trình Chính phủ quyết định.
1. Nhà nước có kế hoạch, chương trình kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ.
2. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu vực trọng điểm về quốc phòng phải được Bộ Quốc phòng và cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ phối hợp thẩm định.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phải tuân thủ yêu cầu của Nhà nước về kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng.
4. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập kế hoạch về khả năng và nhu cầu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng thời bình và thời chiến trình Chính phủ quyết định; tổ chức, xây dựng khu kinh tế - quốc phòng được Chính phủ giao; tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao làm kinh tế kết hợp với quốc phòng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của Quân đội theo quy định của pháp luật.
Article 1.- Scope of regulation
This Law provides for national defense policies, principles and basic contents of defense activities; activities of the people's armed forces; tasks and powers of agencies and organizations, rights and obligations of citizens with respect to national defense.
Article 2.- Subjects of application
1. This Law applies to Vietnamese agencies, organizations and citizens.
2. Foreign organizations, individuals that operate or reside in the territory of the Socialist Republic of Vietnam shall have to abide by the relevant provisions of Vietnamese law on national defense.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. National defense means the cause of defending the country with the integrated strength of the entire nation, of which the military strength is typical and the people's armed forces act as the core.
2. The entire-people defense means the country's defense strength built on the foundation of human resources, material resources and spirit of all the people in a comprehensive, independent, sovereign and self-reliant manner.
3. Defense potential means the capability in terms of human resources, material resources and finance, which can be mobilized for the performance of defense tasks.
4. Defensive areas mean areas organized in terms of defense and security according to the administrative boundaries of provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals or towns, which lie within the common defensive system of the whole country for the performance of defense tasks to protect the Fatherland.
5. The state of war means a special social status of the country, which is declared in the period from the time the country is invaded to the time such act of invasion is de facto terminated.
6. General mobilization means the measure to mobilize all resources of the country against aggressive wars.
7. Local mobilization means the measure to mobilize all resources of one or a number of localities for defense tasks.
8. The defense emergency state means a social status of the country when facing the danger of direct invasion or when an armed invasion or a riot has occurred, but not to the extent of declaration of the state of war.
9. Placing under martial law means a definite special state management measure performed by the army.
10. Curfew means a measure to prohibit people and vehicles from travelling and operating at certain hours in certain areas, excluding cases permitted under regulations of the persons competent to organize the realization of a curfew order.
1. The Socialist Republic of Vietnam State consolidates and strengthens national defense to construct and firmly defend the Fatherland.
2. The Socialist Republic of Vietnam State exercises its sovereignty over its territorial integrity covering its land, islands, archipelagoes, sea regions, subsoil and airspace; employ legitimate and appropriate measures to prevent, repel and frustrate all schemes and actions of aggression in any form.
3. The Socialist Republic of Vietnam State follows defense external policies in line with its foreign policies of independence, sovereignty, open door, multilateralization and diversification of international relations, being willing to be friends and reliable partners of all countries in the international community, striving for peace, independence and development against wars in any form; expands defense cooperation with neighboring countries and other countries in the world on the principles of respect for each other's independence, sovereignty and territorial integrity, non-intervention in each other's internal affairs, equality, mutual benefit for peace, in accordance with Vietnamese law and relevant treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
4. The Socialist Republic of Vietnam State acknowledges the merits of, and worthily commends, organizations and individuals that have recorded splendid achievements in the cause of consolidating and strengthening national defense and defending the Fatherland.
All ploys and actions against the independence, soforeignty and territorial integrity of the Fatherland, against the cause of building and defending the socialist Vietnamese Fatherland shall be severely punished in accordance with law.
Article 5.- Principles for defense activities
1. To comply with the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam; be placed under the leadership of the Communist Party of Vietnam, the unified management of the State.
2. To mobilize the integrated strength of the entire nation and the whole political system, in which the people's armed forces act as the core.
3. To closely combine socio-economic development with enhancement of defense; enhancement of defense with socio-economic development.
4. To build the entire-people defense and the entire-people defense posture in association with the people's security posture.
5. To combine defense activities with security activities and external activities.
Article 6.- Rights and obligations of citizens with respect to national defense
1. Defending the Fatherland is the sacred obligation and noble right of citizens.
2. Citizens must be loyal to the Fatherland, fulfill their military obligations, shall be educated in national defense and militarily drilled; join the militia, self-defense or civil defense forces; strictly abide by the measures of the State and competent persons when the country is in the state of war or the defense emergency state according to the provisions of this Law and other relevant provisions of law.
3. Citizens serving in the people's armed forces or being mobilized for the performance of tasks in the state of war or the defense emergency state, if being wounded, damaged in health or losing their lives, shall together with their families enjoy the regimes and policies prescribed by law.
Article 7.- Compulsory purchase, requisition of lawful assets of individuals, organizations for defense reasons
In case of extreme necessity for defense reasons, the State shall compulsorily purchase or requisition with compensation lawful assets of individuals and/or organizations at market prices.
The compulsory purchase and requisition shall comply with the provisions of law.
Article 8.- Contents of building the entire-people defense
1. Formulating a strategy for defending the Fatherland, plans on national defense; building comprehensively strong defense forces and potentials; building up the entire-people unity bloc and strenthening the political system.
2. Building the people's armed forces to act as the core, to be all-sidedly strong, to have high fighting capacity; building the People's Army and the People's Police into revolutionary, regular, elite and gradually modern ones.
3. Carrying out defense education in agencies, organizations and for citizens.
4. Investing in the construction of material and technical foundations for the entire-people defense; researching into and finalizing the Vietnamese military strategy and arts; developing the defense industry, military science and technology; mobilizing the scientific and technological potentials of the State and people in service of national defense and at the same time properly applying the achievements of military science and technology to national construction.
5. Preparing plans for defense mobilization and necessary conditions for realization of defense mobilizations in the state of war or the defense emergency state.
The contents of preparing defense mobilization plans shall be stipulated by the Government.
6. Building comprehensively strong defensive areas; enhancing defense and security potentials in key areas, ethnic minority, mountainous, border and island regions.
7. Formulating and implementing regimes and policies suitable to the conditions and nature of activities of the people's armed forces, policies towards families of persons serving in the people's armed forces.
8. Formulating and implementing civil defense plans and measures nationwide.
9. Performing the state management over defense, forming and perfecting the system of laws on defense of the Fatherland.
Article 9.- Building defensive areas
1. In provinces, centrally-run cities, rural districts, urban districts, provincial capitals and towns, defensive areas must be built within the national defensive system.
2. The contents of building defensive areas and the mechanism for the operation of defensive areas shall be stipulated by the Government.
Article 10.- Mobilizing the national economy for national defense
1. The National Assembly shall decide on guidelines and measures to mobilize the national economy for national defense.
2. The Government shall organize the preparation for and mobilization of material, financial, scientific and technological resources to create sources of national reserves in service of national defense.
3. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies in, drawing up plans on regular defense demands as well as defense demands in the first war year and during war time for submission to the Government for decision.
Article 11.- Combining socio-economic development with defense enhancement
1. The State shall work out plans and programs on combination of socio-economic development with defense enhancement in conformity with the socio-economic development strategy and the national defense strategy in each period.
2. The plannings and plans for socio-economic development of regions, provinces, centrally-run cities and key defense areas must be appraised jointly by the Ministry of Defense and competent bodies of the Government.
3. Agencies, organizations and individuals, when conducting production, business, investment activities as well as scientific and technological research and application, must comply with the State’s requirements on combining economic development with defense maintenance.
4. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, drawing up plans on capability and demand for combination of socio-economic development with defense enhancement in peace and war time for submission to the Government for decision; organize and build defense-economic areas assigned by the Government; organize and manage activities of defense service enterprises and army units assigned to carry out economic activities in combination with defense in conformity with the army's task requirements and in accordance with the provisions of law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực