Chương 6 Luật Quốc phòng 2005: Tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
Số hiệu: | 39/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 02/08/2005 | Số công báo: | Từ số 3 đến số 4 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi nước nhà bị xâm lược, Quốc hội xem xét, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt.
2. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội.
3. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.
1. Khi quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
2. Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
3. Lệnh tổng động viên được ban bố công khai trên phạm vi cả nước; thực hiện toàn bộ kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động của xã hội, nền kinh tế quốc dân chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và đáp ứng các nhu cầu quốc phòng thời chiến; Quân đội được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định và được bổ sung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật.
4. Lệnh động viên cục bộ được ban bố công khai ở một hoặc một số địa phương và được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành kế hoạch động viên quốc phòng; hoạt động của xã hội và nền kinh tế của địa phương thuộc diện động viên được chuyển sang bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu và nhu cầu quốc phòng; Quân đội được đặt trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định; một bộ phận lực lượng thường trực của Quân đội được bổ sung quân nhân dự bị, phương tiện kỹ thuật.
1. Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
2. Căn cứ vào Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước công bố quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa phương.
1. Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó không còn kiểm soát được tình hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
2. Trong lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa bàn thiết quân luật, biện pháp và hiệu lực thi hành; quy định việc thực hiện các nghĩa vụ công dân, các quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa bàn thiết quân luật được giao cho Quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao quản lý địa bàn thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện lệnh thiết quân luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó.
4. Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa phương thiết quân luật chấp hành đúng quy định của pháp luật.
5. Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết quân luật do Toà án quân sự đảm nhiệm.
6. Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn thiết quân luật đã ổn định.
1. Lệnh giới nghiêm được ban bố trong trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng.
2. Trong lệnh giới nghiêm phải xác định rõ khu vực giới nghiêm, thời gian bắt đầu và kết thúc giới nghiêm, những quy định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân tại khu vực giới nghiêm phải chấp hành.
3. Lệnh giới nghiêm chỉ có hiệu lực trong thời hạn không quá 24 giờ. Trong thời gian giới nghiêm, ngoài việc bị hạn chế đi lại, mọi quyền hợp pháp khác của công dân được pháp luật bảo vệ.
4. Thẩm quyền ban bố lệnh giới nghiêm được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban bố lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
1. Quyết định động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc.
2. Quyết định các biện pháp quân sự và điều động lực lượng vũ trang nhân dân.
3. Quyết định các biện pháp nhằm giữ ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội phục vụ quốc phòng.
4. Chỉ đạo các hoạt động tư pháp, ngoại giao thời chiến.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt khác khi được Quốc hội giao.
Căn cứ vào quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự. Người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có chiến sự phải chấp hành mệnh lệnh đó.
1. Khi không còn tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, việc tổng động viên, động viên cục bộ.
2. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh đã công bố.
STATE OF WAR, STATE OF DEFENSE EMERGENCY
Article 29.- Declaring a state of war
1. When the country is invaded, the National Assembly shall consider and decide to declare a state of war; and to assign the Defense and Security Council special tasks and powers.
2. In cases where the National Assembly cannot meet, the National Assembly Standing Committee shall decide on the declaration of a state of war and report it to the National Assembly for consideration and decision at its nearest meeting.
3. Based on the resolution of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee, the State President shall promulgate a decision on the declaration of a state of war.
Article 30.- General mobilization, local mobilization
1. Upon deciding to declare a state of war or to proclaim a state of defense emergency, the National Assembly Standing Committee shall consider and decide on general mobilization or local mobilization.
2. Based on the resolution of the National Assembly Standing Committee, the State President shall issue an order on general mobilization or local mobilization.
3. The general mobilization order shall be proclaimed nationwide; the defense mobilization plan shall be fully realized; social activities and the national economy shall shift to fulfill the tasks of combat and combat services and meet the war-time defense demands; and the army shall be placed in the state of combat readiness to be stipulated by the Minister of Defense and be reinforced with reserve armymen and technical means.
4. The local mobilization order shall be proclaimed in one or a number of localities and applied to agencies, organizations and relevant individuals for realization of defense mobilization plans; social activities and the economy of the localities subject to mobilization shall shift to fulfill the tasks of combat and combat readiness and meet the defense demands; the army shall be placed in the state of combat readiness to be stipulated by the Minister of Defense; and a section of the regular army shall be reinforced with reserve army men and technical means.
Article 31.- Proclaimation of a state of defense emergency
1. Upon the occurrence of a defense emergency state, the National Assembly Standing Committee shall consider and decide on the proclaimation of a state of defense emergency nationwide or in each locality.
2. Based on the resolution of the National Assembly Standing Committee, the State President shall promulgate a decision on the proclaimation of a state of defense emergency nationwide or in a specific locality; where the National Assembly Standing Committee cannot meet, the State President shall proclaim a state of defense emergency nationwide or in a specific locality.
Article 32.- Placing under martial law
1. When the political security, social order and safety in one or a number of localities are threatened so seriously that the local administration(s) cannot control the situation, the State President shall issue an order to place such locality(ies) under martial law at the proposal of the Government.
2. A martial law placement order must specifically identify the areas to be placed under martial law, enforcement measures and effect; specify the performance of civil obligations, the application of necessary regulations on social order in the target locality(ies) and shall be continuously announced on the mass media.
3. During the martial law time, the state management in the areas placed under martial law shall be assigned to the army. The commanders of the army units assigned to manage the areas placed under martial law shall have the power to order the application of necessary measures for the enforcement of a martial law placement order and be responsible for the application of those measures.
4. Based on the State President's order on martial law application, the Prime Minister's decisions, directives on the enforcement of martial law placement orders, the Minister of Defense shall have to direct and command the army units assigned to operate in the localities placed under martial law to strictly comply with the provisions of law.
5. The adjudication of offenses committed in the localities during the martial law period shall be undertaken by military courts.
6. At the proposal of the Prime Minister, the State President shall issue an order to annul the order on martial law placement when the political security and social order and safety in the areas placed under martial law have been restored.
Article 33.- Curfew
1. A curfew order shall be proclaimed in cases where the political security as well as social order and safety in one or a number of localities develop in a complicated manner, threatening to cause serious instability.
2. A curfew order must clearly identify the curfew area, the curfew starting and ending time, the regulations to be observed by agencies, organizations and individuals in the curfew area.
3. A curfew order shall take effect for a period of not more than 24 hours. In the curfew duration, only travel shall be restricted; all other legitimate rights of citizens shall be protected by law.
4. The competence to proclaim a curfew order is stipulated as follows:
a) The Prime Minister shall proclaim a curfew order in one or a number of provinces or centrally-run cities;
b) The provincial/municipal People's Committees shall proclaim a curfew order in one or a number of rural districts, urban districts, towns and cities of provinces or centrally run cities;
c) The People's Committees of rural districts, urban districts, provincial capitals or towns shall proclaim a curfew order in one or a number of communes, wards, townships under rural districts, urban districts, provincial capitals or towns.
Article 34.- Tasks and powers of the Defense and Security Council in a state of war or a state of defense emergency
1. To decide on mobilization of all forces and capabilities of the country for the defense of the Fatherland.
2. To decide on military measures and mobilization of people's armed forces.
3. To decide on measures to maintain the political security, social order and safety in service of national defense.
4. To direct judicial and diplomatic activities during war time.
5. To perform other special tasks and powers when assigned by the National Assembly.
Article 35.- Powers of the Minister of Defense in a state of war or a state of defense emergency
Based on the decision to declare a state of war or the decision to proclaim the a state of defense emergency, the order on general mobilization or local mobilization, the Minister of Defense shall have the power to issue special orders to fulfill the combat tasks in the fighting areas. The heads of local administrations, agencies or organizations in the fighting areas must obey such orders.
Article 36.- Annulment of orders on declaration of a state of war or a state of defense emergency; of orders on general mobilization or local mobilization
1. When a state of war or a state of defense emergency no longer exists, the National Assembly or the National Assembly Standing Committee shall decide to cancel the state of war or the state of defense emergency, the general mobilization or the local mobilization.
2. Based on the resolution of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee, the State President shall issue orders to annul the promulgated orders.