Chương V Luật Nhà ở 2005: Giao dịch về nhà ở
Số hiệu: | 56/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 16/02/2006 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Nhà ở - Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 gồm 9 Chương 153 điều quy định: kể từ 01/7/2006, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam... Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định tại khoản trên đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ... Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm: §ơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Bản sao một trong các giấy tờ: giấy phép xây dựng, quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất...Ỳ, Sơ đồ nhà ở, đất ở. Phát triển nhà ở phải bảo đảm cho công dân có chỗ ở phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở, góp phần phát triển đô thị và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Giao dịch về nhà ở gồm các hình thức mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và uỷ quyền quản lý nhà ở.
1. Trong các giao dịch về mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở thì nhà ở phải có các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật;
b) Không có tranh chấp về quyền sở hữu;
c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trường hợp nhà ở cho thuê ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác.
3. Trong trường hợp nhà ở thuê mua phải bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Mục 4 Chương III của Luật này.
1. Bên bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở phải có các điều kiện sau đây:
a) Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự;
b) Cá nhân có năng lực hành vi dân sự; tổ chức bán, cho thuê nhà ở phải có chức năng kinh doanh nhà ở, trừ trường hợp tổ chức bán nhà ở không nhằm mục đích kinh doanh.
2. Bên mua, thuê, thuê mua, đổi, nhận tặng cho, mượn, ở nhờ, được uỷ quyền quản lý nhà ở là tổ chức, cá nhân; nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và phải có năng lực hành vi dân sự; nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc diện được sở hữu, được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu là tổ chức thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh.
1. Các bên trực tiếp hoặc thông qua người đại diện thoả thuận về mua bán, thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở). Trường hợp pháp nhân tặng cho nhà ở thì phải có văn bản tặng cho.
2. Hợp đồng về nhà ở, văn bản tặng cho nhà ở phải thể hiện các nội dung sau đây:
a) Tên và địa chỉ của các bên;
b) Mô tả đặc điểm của nhà ở;
c) Giá và phương thức thanh toán nếu trong hợp đồng có thoả thuận về giá;
d) Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành (nếu có); thời hạn cho thuê; cho mượn, cho ở nhờ; uỷ quyền quản lý;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e) Cam kết của các bên;
g) Các thỏa thuận khác;
h) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng hoặc ký văn bản;
i) Chữ ký của các bên (nếu là tổ chức thì phải đóng dấu và ghi rõ chức vụ của người ký).
3. Hợp đồng về nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã đối với nhà ở tại nông thôn, trừ các trường hợp sau đây:
a) Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng;
b) Bên bán, bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở;
c) Thuê mua nhà ở xã hội;
d) Bên tặng cho nhà ở là tổ chức.
4. Một trong các bên theo thoả thuận thực hiện nộp thuế và lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Bên mua, bên nhận tặng cho, bên đổi, bên được thừa kế nhà ở có trách nhiệm nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo trình tự quy định tại Điều 16 của Luật này, trừ trường hợp bên bán nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở hoặc các bên có thỏa thuận khác. Quyền sở hữu nhà ở được chuyển cho bên mua, bên nhận tặng cho, bên thuê mua, bên nhận đổi nhà ở kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng đối với giao dịch về nhà ở giữa cá nhân với cá nhân hoặc đã giao nhận nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng đối với giao dịch về nhà ở mà một bên là tổ chức kinh doanh nhà ở hoặc từ thời điểm mở thừa kế trong trường hợp nhận thừa kế nhà ở.
6. Trường hợp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở từ sáu tháng trở lên thì bên cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà ở phải nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở bản sao hợp đồng về quy định tại khoản này.
7. Trình tự thế chấp nhà ở thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Bên nhận thế chấp được giữ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trong thời gian nhận thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Giá mua bán nhà ở do các bên thoả thuận. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá mua bán nhà ở thì không được vượt quá khung giá đó.
1. Việc mua bán nhà ở trả chậm hoặc trả dần do các bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng mua bán nhà ở. Trong thời gian trả chậm, trả dần, bên mua nhà ở được quyền sử dụng nhà ở và có trách nhiệm bảo trì nhà ở đó, trừ trường hợp nhà ở còn trong thời gian bảo hành theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc các bên có thoả thuận khác.
2. Sau khi bên mua nhà ở đã trả đủ tiền cho bên bán nhà ở và làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
3. Bên mua nhà ở chỉ được bán, tặng cho, đổi nhà ở cho người khác sau khi đã trả đủ tiền cho bên bán nhà ở, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
4. Trường hợp bên mua nhà ở có nhu cầu trả lại nhà ở đã mua trong thời gian trả chậm, trả dần và được bên bán nhà ở đồng ý thì hai bên thoả thuận phương thức trả lại nhà ở và việc thanh toán lại tiền mua nhà ở.
1. Việc bán nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu bằng văn bản.
Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung không đồng ý bán thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác có quyền làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Các chủ sở hữu nhà ở nhà ở thuộc sở hữu chung được quyền ưu tiên mua, nếu các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung không mua thì nhà ở đó được bán cho người khác.
Trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung vắng mặt mà đã được Toà án tuyên bố mất tích thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại được quyền bán nhà ở đó; phần giá trị quyền sở hữu nhà ở của người mất tích được xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Trong trường hợp có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung bán phần quyền sở hữu nhà ở của mình thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua; trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày nhận được thông báo về việc bán phần quyền sở hữu nhà ở và điều kiện bán mà không có chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung nào mua thì phần quyền đó được bán cho người khác. Trong trường hợp vi phạm quyền ưu tiên mua thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự.
Trường hợp chủ sở hữu bán nhà ở đang cho thuê thì phải thông báo cho bên thuê nhà ở biết về việc bán và các điều kiện bán nhà ở; bên thuê nhà ở được quyền ưu tiên mua nếu không có chỗ ở khác và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên thuê nhà ở, trừ trường hợp nhà ở thuộc sở hữu của cá nhân và nhà ở thuộc sở hữu chung. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày bên thuê nhà ở nhận được thông báo mà không mua thì chủ sở hữu nhà ở được quyền bán nhà ở đó cho người khác, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác về thời hạn.
Khi các bên đã ký kết hợp đồng mua bán nhà ở nhưng Nhà nước có nhu cầu mua nhà ở đó để sử dụng vào lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định mua trước nhà ở đó. Giá cả, điều kiện và thể thức thanh toán được thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở mà các bên đã ký kết. Nhà nước bồi thường thiệt hại cho các bên (nếu có). Hợp đồng mua bán nhà ở do các bên đã ký kết không còn giá trị pháp lý.
1. Giá cho thuê nhà ở do các bên thoả thuận. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá cho thuê nhà ở thì không được vượt quá khung giá đó.
2. Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng mà bên cho thuê nhà ở cải tạo nhà ở và được bên thuê nhà ở đồng ý thì bên cho thuê nhà ở được quyền điều chỉnh giá cho thuê nhà ở. Giá cho thuê nhà ở mới do các bên thoả thuận; trong trường hợp không thoả thuận được thì bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên thuê nhà ở theo quy định của pháp luật.
1. Việc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu chung phải có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó, trừ trường hợp chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung cho thuê phần nhà ở thuộc sở hữu của mình.
2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể thoả thuận cử người đại diện ký hợp đồng cho thuê nhà ở.
1. Việc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải đúng đối tượng. Bên thuê nhà ở phải sử dụng đúng mục đích, không được chuyển nhượng, chuyển đổi hoặc cho thuê lại.
2. Đơn vị được giao quản lý quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước có trách nhiệm thực hiện quản lý việc sử dụng nhà ở, bảo trì, cải tạo theo quy định về quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
1. Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau sáu tháng, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng.
2. Nhà ở cho thuê không còn.
3. Bên thuê nhà ở chết mà khi chết không có ai cùng chung sống.
4. Nhà ở cho thuê hư hỏng nặng có nguy cơ sập đổ hoặc nằm trong khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Bên cho thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:
a) Không trả tiền thuê nhà ở theo thỏa thuận trong hợp đồng liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;
b) Sử dụng nhà ở không đúng mục đích như đã thoả thuận;
c) Cố ý làm hư hỏng nhà ở cho thuê;
d) Sửa chữa, cải tạo, đổi nhà ở đang thuê hoặc cho người khác thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên cho thuê nhà ở;
đ) Làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên cho thuê nhà ở hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục.
2. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:
a) Không sửa chữa nhà ở khi nhà ở có hư hỏng nặng;
b) Tăng giá cho thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thoả thuận;
c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
3. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất một tháng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
4. Bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng. Người thừa kế có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Trường hợp không có người thừa kế theo quy định của pháp luật thì nhà ở đó thuộc quyền sở hữu nhà nước và người đang thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng.
2. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở chuyển quyền sở hữu nhà ở đang cho thuê mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng; chủ sở hữu nhà ở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê nhà ở đã ký kết trước đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Khi bên thuê nhà ở chết mà thời hạn thuê nhà ở vẫn còn thì người đã cùng ở với bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
1. Thuê mua nhà ở xã hội là việc người thuê nhà ở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu đối với nhà ở đang thuê sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của người thuê trong một thời gian quy định.
2. Việc thuê mua nhà ở xã hội phải thông qua hợp đồng được ký kết giữa đơn vị được giao quản lý quỹ nhà ở xã hội với người được thuê mua.
3. Kết thúc thời hạn thuê mua theo hợp đồng, người thuê mua nhà ở xã hội phải làm thủ tục theo quy định tại Điều 16 của Luật này để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
1. Người thuê mua nhà ở xã hội không được chuyển nhượng quyền thuê mua dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp không còn nhu cầu thuê mua thì phải giao lại nhà ở đó cho đơn vị quản lý quỹ nhà ở xã hội. Đơn vị quản lý quỹ nhà ở xã hội phải hoàn lại số tiền 20% giá trị hợp đồng mà người thuê mua nhà ở xã hội đã trả lần đầu.
Đơn vị quản lý quỹ nhà ở xã hội được quyền thu hồi nhà ở nếu người thuê mua nhà ở xã hội chuyển nhượng quyền thuê mua cho người khác mà không phải hoàn trả số tiền người thuê mua nhà ở xã hội đã trả lần đầu.
2. Trường hợp người thuê mua nhà ở xã hội chết thì giải quyết như sau:
a) Nếu có người thừa kế hợp pháp đã cùng sinh sống tại nhà ở đó thì người thừa kế hợp pháp đó được tiếp tục thuê mua nhà ở;
b) Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không cùng sinh sống tại nhà ở đó mà người thuê mua nhà ở xã hội đã thực hiện được hai phần ba thời hạn thuê mua thì người thừa kế hợp pháp được thanh toán hết số tiền tương ứng với một phần ba thời hạn thuê mua còn lại và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này;
c) Nếu có người thừa kế hợp pháp nhưng không thuộc diện quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì người thừa kế hợp pháp đó được đơn vị quản lý quỹ nhà ở xã hội hoàn trả 20% số tiền người thuê mua nhà ở xã hội đã nộp lần đầu có tính lãi suất theo quy định của Ngân hàng nhà nước;
d) Nếu không có người thừa kế hợp pháp thì đơn vị quản lý quỹ nhà ở xã hội có trách nhiệm quản lý nhà ở đó.
1. Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung.
2. Trường hợp tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu chỉ được tặng cho phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác.
3. Người nhận tặng cho nhà ở thuộc sở hữu chung được công nhận là chủ sở hữu đối với nhà ở thuộc sở hữu chung được tặng cho kể từ khi hợp đồng tặng cho nhà ở được công chứng.
1. Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo cho bên thuê nhà ở biết về việc tặng cho nhà ở.
2. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đến hết hạn hợp đồng đã ký với bên tặng cho, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
1. Việc đổi nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung.
2. Trường hợp đổi nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung chỉ được đổi phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình và bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu chung khác.
1. Chủ sở hữu nhà ở đang cho thuê phải thông báo cho bên thuê nhà ở biết về việc đổi nhà ở.
2. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở đến hết hạn hợp đồng đã ký với chủ sở hữu nhà ở cũ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Khi đổi nhà ở mà có chênh lệch về giá trị thì các bên đổi nhà ở phải thanh toán giá trị chênh lệch đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất mà người thừa kế là một hoặc các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung còn lại thì những người này được thừa kế nhà ở đó theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp có người thừa kế không phải là chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất thì người thừa kế được thanh toán phần giá trị nhà ở mà họ được thừa kế.
Nhà ở thuộc sở hữu chung theo phần thì phần nhà ở của người để lại thừa kế được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; nếu nhà ở được bán để chia giá trị thì những người thừa kế được ưu tiên mua; nếu những người thừa kế không mua thì các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua phần thừa kế nhà ở đó và thanh toán cho những người thừa kế giá trị nhà ở đã mua.
Chủ sở hữu nhà ở được thế chấp nhà ở để bảo đảm thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ nhưng chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng.
Việc thế chấp nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự.
Chủ sở hữu nhà ở có quyền thế chấp nhà ở đang cho thuê nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết việc thế chấp. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng thuê nhà ở.
Trong trường hợp nhà ở đang thuê bị phát mãi để thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp nhà ở thì bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp đã được thực hiện.
2. Việc thế chấp nhà ở được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Nhà ở thế chấp đã được xử lý.
4. Theo thoả thuận của các bên.
1. Việc xử lý nhà ở thế chấp để thực hiện nghĩa vụ được thực hiện thông qua hình thức bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Bên nhận thế chấp được ưu tiên thanh toán từ số tiền bán nhà ở thế chấp sau khi trừ chi phí bảo quản, chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá nhà ở.
2. Bên mua nhà ở thế chấp được công nhận là chủ sở hữu nhà ở từ thời điểm ký kết hợp đồng.
1. Việc cho mượn, cho ở nhờ nhà ở thuộc sở hữu chung phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả các chủ sở hữu nhà ở đó, trừ trường hợp cho mượn, cho ở nhờ phần nhà ở thuộc sở hữu riêng. Bên cho mượn nhà ở có quyền đòi lại nhà ở theo quy định của Bộ luật dân sự.
2. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có thể thoả thuận cử người đại diện ký hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở.
1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết.
2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn.
3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà ở chết mà khi chết không có ai cùng chung sống.
4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc diện đã có quyết định giải toả, phá dỡ hoặc thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Theo thoả thuận của các bên.
1. Uỷ quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở uỷ quyền cho người khác thực hiện trách nhiệm chủ sở hữu trong quản lý nhà ở. Nội dung và thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận và được ghi trong hợp đồng uỷ quyền; nếu không có thoả thuận về thời hạn uỷ quyền thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày ký kết hợp đồng uỷ quyền.
2. Bên uỷ quyền quản lý nhà ở phải trả chi phí quản lý, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
1. Việc uỷ quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất phải được các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung đồng ý bằng văn bản.
Chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có phần sở hữu riêng được uỷ quyền cho người khác quản lý phần quyền sở hữu riêng đó nhưng không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ sở hữu khác.
2. Chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu khác biết việc uỷ quyền quản lý nhà ở, trừ trường hợp người được uỷ quyền quản lý nhà ở đồng thời là chủ sở hữu chung của nhà ở đó.
1. Hợp đồng uỷ quyền hết hạn.
2. Nội dung uỷ quyền đã được thực hiện.
3. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở theo quy định tại Điều 124 của Luật này.
4. Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền quản lý nhà ở chết hoặc bị Toà án tuyên là đã chết.
5. Bên được uỷ quyền quản lý nhà ở mất tích hoặc bị Toà án tuyên mất năng lực hành vi dân sự.
6. Theo thoả thuận của hai bên.
1. Bên uỷ quyền quản lý nhà ở đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu việc uỷ quyền có chi phí quản lý thì bên uỷ quyền quản lý nhà ở không phải báo trước cho bên được uỷ quyền quản lý nhà ở biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền nhưng phải thanh toán cho bên được uỷ quyền quản lý nhà ở các chi phí quản lý tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền quản lý nhà ở đã thực hiện và phải bồi thường thiệt hại cho bên được uỷ quyền quản lý nhà ở;
b) Nếu việc uỷ quyền không có chi phí quản lý thì bên uỷ quyền quản lý nhà ở phải thông báo cho bên được uỷ quyền quản lý nhà ở biết trước ít nhất một tháng về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền.
2. Bên được uỷ quyền quản lý nhà ở đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau đây:
a) Nếu việc uỷ quyền có chi phí quản lý thì không phải báo trước cho bên uỷ quyền quản lý nhà ở biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền nhưng phải bồi thường thiệt hại cho bên uỷ quyền quản lý nhà ở (nếu có);
b) Nếu việc uỷ quyền không có chi phí quản lý thì phải thông báo cho bên uỷ quyền quản lý nhà ở biết trước ít nhất một tháng về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền.
3. Bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền quản lý nhà ở phải thông báo cho bên thứ ba có liên quan biết về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền quản lý nhà ở.
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON HOUSE-RELATED TRANSACTIONS
Article 90.- Forms of house-related transactions
House-related transactions cover forms of sale and purchase, lease, rent-purchase, donation, exchange, inheritance, mortgage, lending, permitted temporary stay by others and authorized management of houses.
Article 91.- Conditions for houses to be transacted
1. In the transactions of sale and purchase, donation, exchange, inheritance, mortgage, lending, permitted temporary stay by others, authorized management of houses, the houses must satisfy the following conditions:
a/ Having house ownership right certificates as provided for by law;
b/ Being free from disputes over ownership rights;
c/ Not being distrained for execution of judgments or execution of administrative decisions of competent state bodies.
2. For leased houses, apart from the conditions stated in Clause 1 of this Article, they must ensure the quality, safety for house lessees, the power and water supply, environmental sanitation and satisfy other essential conditions.
3. For rent-purchased houses, the standards provided for in Section 4, Chapter III of this Law must be ensured.
Article 92.- Conditions on participants in house-related transactions
1. House sellers, lessors, lease-sellers, donors, exchangers, mortgagors, lenders, temporary stay permitters and management authorizers must satisfy the following conditions:
a/ Being house owners or representatives under the provisions of civil law;
b/ Having civil act capacity, for individuals; having housing business function, for organizations selling or leasing houses, except for cases where organizations sell houses not for business purposes.
2. House purchasers, lessees, rent-purchasers, exchangees, donees, borrowers, temporary stayers, management authorized are organizations or individuals; if being domestic individuals, they must have civil act capacity regardless of their places of permanent residence registration; if being overseas Vietnamese, they must be subjects entitled to own or lease houses in Vietnam under the provisions of this Law; if being organizations, they shall not depend on their places of business registration.
Article 93.- Order and procedures for house-related transactions
1. The parties shall directly or through their representatives reach agreement on the sale and purchase, rent-purchase, donation, exchange, mortgage, lending, permitted temporary stay, authorized management of houses (hereinafter referred collectively to house contracts). In cases where legal persons donate houses, there must be house-donation documents.
2. House contracts, house-donation documents must have the following contents:
a/ Names and addresses of the parties;
b/ Description of characteristics of the houses;
c/ Price and payment mode, if the contract contains the agreement on price;
d/ Time for hand-over and receipt of the house; the warranty duration (if any); the duration of house leasing, lending, permitted temporary stay, authorized management;
e/ Rights and obligations of the parties;
f/ Commitments of the parties;
g/ Other commitments;
h/ Day, month, year of signing the contract or document;
i/ Signatures of the parties (the seals and the positions of the signees, for organizations).
3. House contracts must be certified by public notaries or authenticated by district-level People’s Committees for urban houses, authenticated by commune-level People’s Committees for rural houses, excluding the following cases:
a/ Individuals lease their houses for less than six months;
b/ The house sellers, lessors are organizations having the function to deal in houses;
c/ Rent-purchase of social houses;
d/ The house donors are organizations.
4. Either of the parties shall, according to their mutual agreement, pay taxes and fees according to provisions of law.
5. House purchasers, donees, exchangees, heirs shall have to submit dossiers for being granted house ownership right certificates according to the process provided for in Article 16 of this Law, except the cases where the house sellers are organizations having the function to deal in houses or where the parties otherwise agree. The house ownership rights shall be transferred to the purchasers, donees, rent-purchasers, exchangees as from the time the contracts are notarized, for house-related transactions between individuals or the houses have been handed over and received as agreed in contracts, for house-related transactions to which a party is a house- dealing organization or from the time of opening the inheritance, for cases of inheriting houses.
6. For cases of leasing, lending, permitting temporary stay in, authorizing the management of, houses for six months or more, the lessors, lenders, temporary stay permitters, management authorizers must submit to the commune-level People’s Committees of the localities where the houses exist the copies of contracts regarding the provisions in this Clause.
7. The order of mortgaging houses shall comply with the provisions of civil law. Mortgagees may keep the house ownership right certificates in the mortgage duration, except otherwise agreed upon by the parties.
Article 94.- House trading prices
House trading prices shall be agreed upon by the parties. In case the house price bracket is provided for by law, the trading prices must not exceed such bracket.
Article 95.- House trading with deferred payment, installment payment
1. House trading with deferred payment or installment payment shall be agreed upon by the parties and stated in house-trading contracts. In the period of deferred payment or installment payment, the house purchasers are entitled to use the houses and have the responsibility to maintain such houses, except the cases where the houses remain in the warranty period under the provisions of law on construction or otherwise agree upon by the parties.
2. After the house purchasers have fully paid the house sellers and carried out the procedures for grant of house ownership right certificates, they shall be granted house ownership right certificates by competent state bodies.
3. The house purchasers may sell, donate or exchange houses to other persons only after they have made full payment to the house sellers, except the cases where the parties otherwise agree upon.
4. Where the house purchasers wish to return the purchased houses within the period of deferred payment or installment payment and obtain the consents of the sellers, the two parties shall reach agreement on modes of returning the houses and refunding the money paid for the houses.
Article 96.- Trading houses under common ownership
1. Sale of houses under common ownership by integration must be consented in writing by all the owners
In cases where an owner of a house under common ownership does not agree to sell it, the other owners of such house may file their application requesting the court to settle the case according to the provisions of law. Owners of the houses under common ownership shall have the preemptive right to buy the houses; if the owners of houses under common ownership do not buy the houses, such houses can be sold to other persons.
In cases where an owner of a house under common ownership is absent, who has been declared missing by the court, the remaining owners of such house may sell the house; the house ownership right value of the missing person shall be handled according to the provisions of civil law.
2. In cases where an owner of a house under common ownership sells his/her ownership right, the other house owners shall have the preemptive right to buy it; within three months as from the date of receiving the notice on sale of ownership right and the selling conditions, if not any owner buys, such ownership right part shall be sold to other persons. In cases where the pre-emptive rights are violated, the violators shall be handled according to the provisions of civil law.
Article 97.- Trading of houses currently on lease
Where owners sell houses which are currently on lease, they must notify the lessees of the sale and the house-selling conditions; the lessees shall have the preemptive rights to buy if they have no other lodgings and have fulfilled their obligations, except the cases where the houses belong to personal ownership and houses belong to common ownership. Within one month after the receipt of notices, if the lessees do not buy, the house owners may sell such houses to other persons, except where the parties otherwise agree on the time limit.
Article 98.- Prior-purchase of houses
When the parties have already signed contracts on house trading but the State has the demand to buy such houses for use for national interests or public interests, the presidents of provincial- level People’s Committees shall issue decisions on prior-purchase of such houses. The prices, conditions and payment modes shall comply with the agreement in house-trading contracts concluded by the parties. The State shall pay damages to the parties (if any). The house-trading contracts concluded by the parties shall be no longer legally valid.
Article 99.- House-leasing prices
1. House-leasing prices shall be agreed upon by the parties. Where the house-leasing price bracket is provided for by law, the leasing prices must not exceed that bracket.
2. Where the contracts have not yet expired but the house lessors renovate the houses and get the consent of the lessees, the lessors may adjust the house-leasing prices. The new house- leasing prices shall be agreed upon by the parties; where they cannot reach agreement, the lessors may unilaterally terminate the house-leasing contracts and must pay compensations to the lessees according to the provisions of law.
Article 100.- Lease of houses under common ownership
1. Lease of houses under common ownership must be consented in writing by all the owners of such houses, except the cases where owners of the houses under common ownership lease the house sections under their respective ownership.
2. Owners of houses under common ownership may agree to nominate their representatives to sign house-leasing contracts.
Article 101.- Lease of houses under state ownership
1. Lease of state-owned houses must be for the right subjects. The house lessees must use the houses for the right purposes, must not assign, exchange or sublease them.
2. Units assigned to manage state-owned house funds shall have to manage the use of houses, maintain and renovate them according to regulations on management of state-owned houses.
Article 102.- Cases where house-leasing contracts terminate
1. House-leasing contracts have expired; where contracts fail to identify the term, the contracts shall terminate after six months as from the date the lessors notify the lessees of the termination of the contracts.
2. The leased houses no longer exist.
3. The lessees have died without anyone living together.
4. The leased houses are heavily damaged, in danger of collapse or located in areas subject to land recovery, ground clearance or house demolition under decisions of competent state bodies.
Article 103.- Unilateral termination of performance of house-leasing contracts
1. The house lessors may unilaterally terminate the contracts when the lessees commit one of the following acts:
a/ Failing to pay rents as agreed upon in contracts for three or more consecutive months without plausible reasons;
b/ Using the houses not for the agreed purposes;
c/ Deliberately damaging the leased houses;
d/ Repairing, renovating, exchanging the houses they are renting, or subleasing such houses without the consent of the house lessors;
e/ Causing disorder, environmental unhygiene, which seriously affects the daily life of people around and has not been redressed even though such acts had been recorded for the third time by the lessors, population group leaders, village or hamlet chiefs.
2. The lessees may unilaterally terminate the house-leasing contracts when the lessors commit one of the following acts:
a/ Failing to repair their houses when they are heavily damaged;
b/ Increasing the house-leasing prices unreasonably or increasing the prices without notifying in advance the lessees thereof as agreed upon;
c/ When the house use rights are restricted due to interests of the third person.
3. The party unilaterally terminating the house-leasing contracts must notify the other party at least one month in advance, unless otherwise agreed upon by the parties.
4. The party unilaterally terminating the house-leasing contracts violates the provisions of Clause 3 of this Article; if causing damage, it must compensate therefor according to the provisions of law.
Article 104.- The right to continue renting houses
1. Where house owners die while the house-leasing term has not expired, the lessees may continue renting the houses until the expiration of the contracts. The heirs shall have the responsibility to continue performing the previously signed house-leasing contracts, unless otherwise agreed upon by the parties.
In cases where there is no heir under the provisions of law, such houses shall belong to state ownership and the current lessees may continue renting the houses until the expiration of the contracts.
2. In cases where house owners transfer the ownership rights to the houses currently leased while the house-leasing term has not expired, the lessees may continue renting the houses until the expiration of the contracts; new house owners shall have the responsibility to continue performing the previously concluded house-leasing contracts, unless otherwise agreed upon by the parties.
3. When the house lessees die while the house-leasing term has not expired, the persons who lived together with the lessees may continue renting the houses till the expiration of such contracts, unless otherwise agreed upon by the parties.
Section 4. RENT-PURCHASE OF SOCIAL HOUSES
Article 105.- Procedures for rent-purchase of social houses
1. Rent-purchase of social houses means that the house lessees are recognized by competent state bodies to have the ownership rights over the houses they are renting after fulfilling the lessees’ obligations within a set period of time.
2. Rent-purchase of social houses must be carried out under contracts concluded between units assigned to manage the social-house funds and the rent-purchasers.
3. Upon the expiration of the contractual rent-purchase term, the rent-purchasers of social houses must carry out the procedures according to the provisions of Article 16 of this Law for being granted house ownership right certificates.
Article 106.- Rights and obligations of social-house rent-purchasers
1. Social-house rent-purchasers must not transfer the rent-purchase rights in any form. In cases where they no longer have the rent-purchase demands, they must return such houses to social- house managing units. Social house-managing units must refund a sum of money equal to 20% of the contractual value initially paid by social-house rent-purchasers.
If the social-house rent-purchasers transfer the rent-purchase rights to other persons, social house- managing units shall be entitled to recover the houses without having to refund the money amounts initially paid by social-house rent-purchasers.
2. Where a social-house rent-purchaser dies, the case shall be settled as follows:
a/ If his/her lawful heir(s) has (have) coinhabited in that house, such lawful heir(s) shall be entitled to continue to rent-purchase that house;
b/ If his/her lawful heir(s) has (have) not coinhabited in that house and the social-house rent- purchaser has gone through two-thirds of the rent-purchase duration, the lawful heir(s) may fully pay the money amount corresponding to the remaining one-third of the rent-purchase duration and shall be granted house ownership right certificates by competent state bodies according to the provisions of this Law;
c/ If lawful heirs are available but not the subjects defined at Points a and b of this Clause, such lawful heirs shall be refunded by social house- managing units 20% of the money amounts initially paid by the social-house rent-purchasers plus the interests thereon according to regulations of the State Bank;
d/ If there is no lawful heir, the social house- managing units shall have the responsibility to manage such houses.
Article 107.- Donation of houses under common ownership
1. In case of donation of houses under common ownership by integration, the written consent of all the owners of the houses under common ownership is required.
2. In case of donation of houses under common ownership by shares, owners may only donate the shares under their respective ownership and guarantee not to affect the interests of other owners of the houses under common ownership.
3. Donees of houses under common ownership shall be recognized as owners of donated houses under common ownership as from the time house donation contracts are notarized.
Article 108.- Donation of houses currently on lease
1. Owners of houses currently on lease must notify the house lessees of the donation of the houses.
2. The lessees may continue renting the houses until the expiration of the contracts concluded with the donors, unless otherwise agreed upon by the parties.
Article 109.- Exchange of houses under common ownership
1. Exchange of houses under common ownership by integration must be agreed upon in writing by all the owners of the houses under common ownership.
2. In case of exchange of houses under common ownership by shares, the owners of the houses under common ownership can exchange only the shares under their respective ownership and guarantee not to affect the interests of other joint owners.
Article 110.- Exchange of houses currently on lease
1. Owners of houses currently on lease must notify the lessees of the house exchange.
2. The lessees may continue renting the houses until the expiration of the contracts concluded with the former house owners, unless otherwise agreed upon by the parties.
Article 111.- Payment of value difference
If a house exchange entails difference in value, the parties involved in the house exchange must pay such value difference, unless otherwise agreed upon by the parties.
Article 112.- Inheritance of houses under common ownership by integration
If the heir(s) of a house under common ownership by integration is (are) the remaining owner(s) of the house under common ownership, these persons are entitled to inherit such houses according to testament or law. In cases where a heir is not owner of the house under common ownership by integration, such heir shall be paid with the house value part he/she is entitled to.
Article 113.- Inheritance of houses under common ownership by shares
For houses under common ownership by shares, the shares of the estate leavers shall be divided
to testamentary or at-law heirs; if the houses are sold for division of their values, the heirs shall be given priority to buy them; if the heirs do not buy the houses, the other owners of the houses under common ownership shall have the preemptive rights to buy the inherited parts of such houses and pay the value of the purchased houses to the heirs.
Article 114.- Conditions for house mortgage
House owners may mortgage their houses to ensure the performance of one or many obligations
if the values of such houses are bigger than the total value of the obligations but each can only mortgage his/her house at one credit institution.
Article 115.- Mortgage of houses under common ownership
Mortgage of houses under common ownership must be agreed upon in writing by all the owners of such houses. Owners of houses under common ownership shall bear joint responsibility for the performance of obligations of the house mortgagors according to the provisions of civil law.
Article 116.- Mortgage of houses currently on lease
House owners can mortgage their houses currently on lease but must notify the house lessees of the mortgage in writing. The lessees may continue renting the houses until the expiration of the contracts.
Where houses currently on lease are put to auction for performance of the obligations of the house mortgagors, the house lessees may continue renting the houses until the expiration of the contracts, unless otherwise agreed upon by the parties.
Article 117.- Cases where house mortgage contracts terminate
1. The obligations guaranteed by the mortgage have been performed.
2. The house mortgage has been cancelled or replaced by other security measures.
3. The mortgaged houses have been handled.
4. Under agreement of the parties.
Article 118.- Handling of mortgaged houses
1. Handling of mortgaged houses for performance of obligations shall be effected through auction according to the provisions of law on property auction, except where the parties otherwise agree upon. The mortgagees shall be given priority in payment from the proceeds from the sale of mortgaged houses after minus the expenses for preservation, for organization of house auction.
2. The purchasers of mortgaged houses shall be recognized as house owners from the time of concluding the contracts.
Section 9. LENDING, PERMITTING OTHERS TO TEMPORARILY STAY IN, ONE’S HOUSES
Article 119.- Lending, permitting others to temporarily stay in, houses under common ownership
1. Lending of, and the permitted temporary stay in, houses under common ownership must be agreed upon in writing by all the owners of such houses, except lending of, or the permitted temporary stay in houses under private ownership. The house lenders shall have the right to reclaim their houses according to provisions of the Civil Code.
2. Owners of houses under common ownership may agree to nominate representatives to sign contracts on lending of, or permitted temporary stay in, their houses.
Article 120.- Cases of termination of contracts on lending of, permitted temporary stay in, one’s houses
1. The duration of house lending or permitted temporary stay has expired.
2. The houses lent or permitted for temporary stay by others no longer exist.
3. The house borrowers or the persons who are permitted to temporarily stay in others’ houses die without anyone living together with them.
4. The houses lent or permitted for temporary stay by others are in danger of collapse or subject to ground clearance, demolition or land recovery under decisions of competent state bodies.
5. Under agreement of the parties.
Section 10. HOUSE MANAGEMENT AUTHORIZATION
Article 121.- Contents of house management authorization
1. House management authorization means that house owners authorize other persons to perform the owners’ responsibilities in the management of houses. The authorization contents and duration shall be agreed upon by the parties and stated in the authorization contracts; if there is no agreement on the authorization duration, a contract on authorization shall be valid for one year as from the date the authorization contract is concluded.
2. The house management authorizers must pay managerial expenses, unless otherwise agreed upon by the parties.
Article 122.- Authorization of management of houses under common ownership
1. Authorization of management of houses under common ownership by integration must be agreed upon in writing by the owners of such houses.
Owners of houses under common ownership who possess parts under private ownership may authorize other persons to manage such privately owned parts but must not affect the interests of other owners.
2. Owners of houses under common ownership shall have the responsibility to notify other house owners of the authorization of house management, except where the persons authorized to manage the houses are also joint owners of such houses.
Article 123.- Cases of termination of contracts on house management authorization
1. The authorization contract has expired.
2. The authorization contents have been realized.
3. The authorizer or the authorized unilaterally terminates the house management contract according to the provisions of Article 124 of this Law.
4. The authorizer or the authorized dies or has been declared dead by the court.
5. The authorized has been missing or been declared by the court as having lost civil act capacity.
6. Under agreement of the two parties.
Article 124.- Unilateral termination of performance of house management authorization contracts
1. The house management authorizers shall unilaterally terminate contracts in the following cases:
a/ If the authorization covers management expenses, the authorizers shall not have to notify the authorized in advance of the unilateral termination of performance of the authorization contracts but must pay the authorized all management expenses corresponding to the work performed by the authorized and pay damages to the authorized;
b/ If the authorization does not cover management expenses, the authorizers must notify the authorized of the unilateral termination of the performance of the authorization contract at least one month in advance.
2. The authorized shall unilaterally terminate the contract in the following cases:
a/ If the authorization covers management expenses, the authorized need not to notify the authorizer in advance of the unilateral termination of performance of the authorization contract, but must pay damages to the authorizer (if any);
b/ If the authorization does not cover management expenses, the authorized must notify the authorizer of the unilateral termination of performance of the authorization contract at least one month in advance.
3. The house management authorizers and authorized must notify the relevant third party of the unilateral termination of performance of the house management authorization contracts.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực