Chương I Luật Nhà ở 2005: Những quy định chung
Số hiệu: | 56/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 16/02/2006 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Nhà ở - Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 gồm 9 Chương 153 điều quy định: kể từ 01/7/2006, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam... Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định tại khoản trên đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ... Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm: §ơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Bản sao một trong các giấy tờ: giấy phép xây dựng, quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất...Ỳ, Sơ đồ nhà ở, đất ở. Phát triển nhà ở phải bảo đảm cho công dân có chỗ ở phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở, góp phần phát triển đô thị và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở.
Nhà ở theo quy định của Luật này là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở.
1. Trường hợp có sự khác nhau của Luật này với pháp luật có liên quan về sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nước về nhà ở thì áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Công dân có quyền có chỗ ở thông qua việc tạo lập nhà ở hợp pháp hoặc thông qua việc thuê, mượn, ở nhờ nhà ở theo quy định của pháp luật. Người tạo lập nhà ở hợp pháp có quyền sở hữu đối với nhà ở đó.
1. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhà ở của chủ sở hữu.
2. Nhà ở thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân không bị quốc hữu hoá. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước quyết định trưng mua hoặc trưng dụng nhà ở thì Nhà nước bồi thường cho chủ sở hữu nhà ở theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán và tạo điều kiện để họ tạo lập nhà ở khác.
1. Nhà nước có chính sách về quy hoạch, đất đai, tài chính, tín dụng; về nghiên cứu ứng dụng công nghệ và vật liệu xây dựng mới; về thị trường bất động sản nhà ở và thực hiện công khai, minh bạch thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua đáp ứng nhu cầu nhà ở của người có thu nhập thấp và các tầng lớp dân cư trong xã hội.
3. Nhà nước chủ động đầu tư phát triển quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, cho thuê mua, phục vụ nhu cầu điều động, luân chuyển cán bộ, công chức; có chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với một số đối tượng thuộc diện chính sách xã hội cải thiện nhà ở.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện pháp luật về nhà ở.
1. Xâm phạm, cản trở việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về sở hữu, sử dụng nhà ở của tổ chức, cá nhân.
2. Vi phạm các quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng trong việc phát triển nhà ở.
3. Giả mạo, gian lận giấy tờ, làm sai lệch hồ sơ trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
4. Sử dụng nhà ở vào các hoạt động bị cấm theo quy định của pháp luật.
5. Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật, lấn chiếm không gian và các bộ phận công trình thuộc sở hữu chung hoặc của các chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về nhà ở.
7. Những hành vi khác bị nghiêm cấm trong lĩnh vực nhà ở theo quy định của pháp luật.
Article 1.- Scope of regulation
This Law provides for house ownership, housing development, management of use of houses and house-related transactions, and state management of houses.
Houses prescribed by this Law means constructions for dwelling and in service of daily-life needs
of households, individuals.
Article 2.- Subjects of application
This Law applies to organizations and individuals related to house ownership, housing development, management of use of houses, house-related transactions and state management of houses.
1. In cases where there appear differences between this Law an the law related to house ownership, housing development, management of use of houses and state management of houses, the provisions of this Law shall apply.
2. Where treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Law, the provisions of such treaties shall apply.
Article 4.- The right to have places to live and the right to own houses
Citizens have the right to have places to live through the lawful establishment of houses or through buying, borrowing houses or temporarily staying at others’ under the provisions of law. Persons who lawfully establish their houses shall have the right to own such houses.
Article 5.- Protection of the right to own houses
1. The State recognizes and protects the house ownership rights of house owners.
2. Houses under the ownership of organizations or individuals shall not be nationalized. In case of real necessity for defense and/or security reasons and national interests and the State decides to compulsorarily purchase or requisition houses, the State shall pay compensations to house owners at market prices at the time of payment and create conditions for them to establish other houses.
Article 6.- Housing development policies
1. The State adopts policies on planning, land, finance, credit; on research into and application of technologies and new building materials; on the housing real estate market and make public and transparent administrative procedures in order to create conditions for organizations and individuals to participate in housing development under the provisions of law.
2. The State encourages organizations and individuals of all economic sectors to participate in investment in development of houses for sale, lease, rent-purchase, satisfying the housing demands of low-income earners and people of different social strata.
3. The State actively invests in developing the fund of state-owned houses for lease, rent- purchase, service of transfer and rotation of public servants; adopts policies on direct supports for a number of social policy beneficiaries to improve their housing conditions.
Article 7.- Responsibilities of Vietnam Fatherland Front and its member organizations
Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their respective tasks and powers, have the responsibility to propagate and mobilize people to observe the housing law and supervise the observance thereof.
Article 8.- Prohibited acts in the housing domain
1. Infringing upon, obstructing the exercise of organizations’ and individuals’ rights and obligations regarding house ownership and use.
2. Violating the provisions of this Law and the law on construction in housing development.
3. Forging, falsifying papers, distorting dossiers in the grant of house ownership right certificates.
4. Using houses for activities banned by law.
5. Illegally appropriating and using housing spaces, encroaching upon the space and facilities under common ownership or of other owners in any form.
6. Abusing positions, powers, acting ultra vires or irresponsibly in the implementation of the provisions of housing law.
7. Other acts banned in the housing domain under the provisions of law.