Chương III Luật Nhà ở 2005: Phát triển nhà ở
Số hiệu: | 56/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 16/02/2006 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Nhà ở - Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 gồm 9 Chương 153 điều quy định: kể từ 01/7/2006, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam... Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định tại khoản trên đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ... Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm: §ơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Bản sao một trong các giấy tờ: giấy phép xây dựng, quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất...Ỳ, Sơ đồ nhà ở, đất ở. Phát triển nhà ở phải bảo đảm cho công dân có chỗ ở phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở, góp phần phát triển đô thị và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo làm tăng diện tích nhà ở.
2. Phát triển nhà ở phải bảo đảm cho công dân có chỗ ở phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương; từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở; góp phần phát triển đô thị và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Phát triển nhà ở phải thể hiện chủ trương xoá bao cấp, thực hiện xã hội hoá nhà ở dựa trên cơ chế tạo điều kiện của Nhà nước về tín dụng dài hạn với lãi suất phù hợp; xác định trách nhiệm của người có nhu cầu tạo lập nhà ở và của Uỷ ban nhân dân các cấp, của cộng đồng dân cư trong việc chăm lo, cải thiện chỗ ở.
1. Tuân thủ các quy định về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng đô thị bảo đảm việc bố trí, tái bố trí dân cư, chỉnh trang đô thị, kiến trúc, cảnh quan, môi trường, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Nhà ở xây dựng mới trong các dự án phát triển nhà ở phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
a) Tại đô thị loại đặc biệt có tối thiểu 60% diện tích sàn là nhà chung cư;
b) Tại đô thị loại 1 và loại 2 có tối thiểu 40% diện tích sàn là nhà chung cư;
c) Tại đô thị loại 3 có tối thiểu 20% diện tích sàn là nhà chung cư.
3. Nhà ở tại đô thị chủ yếu phải được phát triển theo dự án. Các dự án phát triển nhà ở phải được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để đáp ứng yêu cầu cải thiện điều kiện sống của dân cư theo tiêu chuẩn của đô thị.
4. Các dự án phát triển nhà ở, ngoài việc nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng còn phải được nghiệm thu hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường trước khi đưa vào sử dụng.
1. Tuân thủ quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, kiến trúc, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và sử dụng đất theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự hình thành và phát triển nông thôn bền vững.
2. Phát triển nhà ở nông thôn phải gắn với phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo đảm vệ sinh môi trường, nâng cao điều kiện sống của nhân dân.
1. Phát triển nhà ở phải theo điểm dân cư tập trung phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền, hạn chế việc du canh, du cư.
2. Phát triển nhà ở phải chú trọng đến việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, nâng cao điều kiện sống, văn hoá - xã hội của nhân dân khu vực miền núi.
1. Nhà nước có chính sách về đất ở thông qua việc quy hoạch các điểm dân cư nông thôn, miền núi để bảo đảm cho hộ gia đình, cá nhân có đất xây dựng nhà ở.
2. Nhà nước thực thi chính sách tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi để hộ gia đình, cá nhân tại khu vực nông thôn, miền núi gặp khó khăn có điều kiện cải thiện chỗ ở.
3. Nhà nước khuyến khích phát triển nhà ở nhiều tầng ở nông thôn để tiết kiệm đất ở.
4. Nhà nước khuyến khích việc hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở.
5. Nhà nước đầu tư cho việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ yêu cầu phát triển nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán của từng dân tộc, điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền.
1. Phát triển nhà ở theo dự án.
2. Phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân.
1. Dự án phát triển nhà ở là tổng hợp các đề xuất chứng minh hiệu quả đầu tư phát triển nhà ở trên một địa điểm hoặc một khu vực nhất định.
2. Những trường hợp phải phát triển nhà ở theo dự án bao gồm:
a) Phát triển nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua của tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế;
b) Cải tạo làm tăng diện tích, xây dựng lại nhà chung cư hoặc đầu tư xây dựng lại các khu nhà ở cũ;
c) Phát triển quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
Dự án phát triển nhà ở phải được lập và phê duyệt theo quy định của Luật này, pháp luật về xây dựng và phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Dự án phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch xây dựng, chương trình phát triển nhà ở trong từng giai đoạn của địa phương;
2. Dự án phát triển nhà ở phải bảo đảm yêu cầu đầu tư xây dựng đồng bộ giữa nhà ở và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Các công trình hạ tầng xã hội phải được tính toán, xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, phù hợp với quy mô dân số của dự án và có sự tính toán đến các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sử dụng;
3. Trong các dự án phát triển nhà ở, kiến trúc nhà ở phải thể hiện theo từng loại nhà cụ thể;
4. Dự án phát triển nhà ở phải được thẩm định theo quy định của pháp luật về xây dựng khi phê duyệt và phải được kiểm định về chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Quyết định phê duyệt và kết quả kiểm định phải được lưu trữ tại cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh để theo dõi, kiểm tra;
5. Chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án đã được phê duyệt. Trường hợp có sự thay đổi nội dung, tiến độ của dự án thì chủ đầu tư phải báo cáo và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chấp thuận.
Chính phủ quy định cụ thể nội dung và việc quản lý vận hành các dự án phát triển nhà ở.
1. Quy hoạch xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn và các dự án xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, trường học ở miền núi phải xác định nhu cầu về nhà ở, đất để xây dựng nhà ở và hệ thống hạ tầng phục vụ nhu cầu ở.
2. Khi phê duyệt các quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều này cơ quan có thẩm quyền phải đồng thời phê duyệt quy hoạch phát triển nhà ở.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải công bố công khai quy hoạch phát triển nhà ở, các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cụ thể đối với từng dự án phát triển nhà ở.
1. Kiến trúc nhà ở phải kết hợp hài hoà giữa kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống, phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục, tập quán, văn hoá - xã hội của các dân tộc từng vùng, miền.
2. Kiến trúc nhà ở phải đa dạng các loại nhà ở, loại căn hộ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng thu nhập của các tầng lớp dân cư trên địa bàn; sử dụng có hiệu quả quỹ đất dành cho phát triển nhà ở.
3. Nhà ở xây dựng hai bên đường, tuyến phố chính phải tuân thủ chỉ giới xây dựng, bảo đảm hài hoà về chiều cao, không gian, kiến trúc, thẩm mỹ, phù hợp với quy hoạch chung và thiết kế đô thị theo từng trục đường, tuyến phố.
4. Nhà nước đầu tư cho việc nghiên cứu ban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với nhà ở để đáp ứng yêu cầu phát triển nhà ở của nhân dân phù hợp với từng vùng, miền.
1. Nhà ở do tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển để bán, cho thuê theo nhu cầu của thị trường (sau đây gọi là nhà ở thương mại).
2. Nhà ở do hộ gia đình, cá nhân xây dựng (sau đây gọi là nhà ở riêng lẻ).
3. Nhà ở do Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng để cho các đối tượng quy định tại Điều 53 và Điều 54 của Luật này thuê hoặc thuê mua (sau đây gọi là nhà ở xã hội).
4. Nhà ở do Nhà nước đầu tư xây dựng để phục vụ điều động, luân chuyển cán bộ, công chức theo yêu cầu công tác (sau đây gọi là nhà ở công vụ).
1. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đều được quyền tham gia đầu tư phát triển nhà ở thương mại.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư phát triển nhà ở thương mại phải có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
1. Tổ chức, cá nhân trong nước không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở, được thuê nhà ở tại Việt Nam quy định tại Điều 126 và Điều 131 của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở, được thuê nhà ở tại Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 125 và Điều 131 của Luật này.
1. Thực hiện các quy định về phát triển nhà ở theo dự án.
2. Bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng của dự án đã được phê duyệt.
3. Công khai tại trụ sở Ban quản lý dự án, địa điểm có dự án và trên phương tiện thông tin đại chúng về quy hoạch chi tiết của dự án, số lượng nhà ở bán, cho thuê; số lượng nhà ở đã bán, cho thuê; số lượng nhà ở còn lại; giá bán, giá cho thuê; phương thức thanh toán; thủ tục đăng ký mua, thuê nhà ở, điều kiện được mua, thuê nhà ở.
4. Phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua và bàn giao cho người mua nhà ở các hồ sơ liên quan đến nhà ở đó. Trường hợp cho thuê nhà ở thì tổ chức, cá nhân phát triển nhà ở thương mại có trách nhiệm lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở theo quy định tại Điều 66 của Luật này.
5. Báo cáo kết quả thực hiện dự án theo định kỳ và khi kết thúc dự án cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án.
1. Tổ chức, cá nhân được sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê hoặc do nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về đất đai để đầu tư phát triển nhà ở thương mại.
2. Dự án phát triển nhà ở thương mại có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên đăng ký tham gia làm chủ đầu tư thì phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư. Việc chuyển quyền sử dụng đất trong các dự án phát triển nhà ở hoặc dự án khu đô thị mới đã đầu tư xây dựng hạ tầng phải bảo đảm công khai và thực hiện theo phương thức đấu giá.
3. Việc đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Vốn của chủ đầu tư.
2. Vốn liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân khác.
3. Vốn vay của tổ chức tín dụng.
4. Vốn từ tiền ứng trước của bên có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở.
5. Vốn huy động từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
1. Phương thức mua bán, cho thuê nhà ở thương mại được thực hiện thông qua hình thức trả tiền một lần hoặc trả chậm, trả dần.
Trường hợp chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Tổng số tiền huy động trước khi bàn giao nhà ở cho người có nhu cầu không được vượt quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng.
2. Trình tự, thủ tục mua bán, cho thuê nhà ở thương mại được thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này.
3. Giá mua bán, cho thuê nhà ở thương mại, phương thức thanh toán do các bên thoả thuận trong hợp đồng.
Nhà ở thương mại phải được thiết kế bảo đảm những tiêu chuẩn chung theo quy định của pháp luật về xây dựng và những tiêu chuẩn sau đây:
1. Nhà chung cư phải thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ không thấp hơn 45m2;
2. Nhà ở riêng lẻ xây dựng liền kề trong các dự án phải bảo đảm diện tích xây dựng không thấp hơn 50m2 và có chiều ngang mặt tiền không nhỏ hơn 5m;
3. Nhà biệt thự không được xây dựng quá ba tầng và diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất.
1. Phát triển nhà ở riêng lẻ là việc hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư xây dựng nhà ở trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của mình.
2. Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tự xây dựng nhà ở;
b) Thuê tổ chức, cá nhân khác xây dựng nhà ở;
c) Hợp tác giúp nhau xây dựng nhà ở tại khu vực nông thôn.
1. Hộ gia đình, cá nhân phải có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà ở nhưng không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Việc phát triển nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân tại đô thị và điểm dân cư nông thôn phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp không thuộc diện phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải bảo đảm yêu cầu kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của đô thị.
1. Tuân thủ việc xây dựng theo quy hoạch, kiến trúc, trình tự, thủ tục trong đầu tư xây dựng.
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng nhà ở.
3. Đóng góp công sức hoặc kinh phí để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật chung do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
1. Hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn tự nguyện hợp tác xây dựng nhà ở bằng khả năng tài chính, nhân công, vật liệu của các thành viên trong nhóm.
2. Các thành viên trong nhóm phải thoả thuận về cách thức góp vốn, nhân công, vật liệu, thời gian thực hiện, quyền và nghĩa vụ của các thành viên và cam kết thực hiện thoả thuận của nhóm.
3. Nhà nước có chính sách ưu đãi về thời hạn và lãi suất trong vay vốn và cung cấp các thiết kế mẫu nhà ở để hộ gia đình, cá nhân là thành viên trong nhóm xây dựng nhà ở.
1. Nhà nước có cơ chế, chính sách phát triển quỹ nhà ở xã hội để các đối tượng quy định tại Điều 53 và Điều 54 của Luật này thuê, thuê mua.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội.
3. Tổ chức, cá nhân phát triển quỹ nhà ở xã hội được Nhà nước miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với đất xây dựng nhà ở xã hội; được miễn, giảm các khoản thuế liên quan theo quy định của pháp luật.
1. Bảo đảm chất lượng xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
2. Phù hợp với khả năng thanh toán tiền thuê, thuê mua của người có mức thu nhập thấp.
3. Quản lý chặt chẽ quá trình đầu tư xây dựng, xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua và sử dụng quỹ nhà ở xã hội.
1. Nhà ở xã hội tại đô thị phải là nhà chung cư được thiết kế bảo đảm những tiêu chuẩn chung của pháp luật về xây dựng và có số tầng theo quy định sau đây:
a) Tại đô thị loại đặc biệt phải là nhà năm hoặc sáu tầng;
b) Tại các đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 5 phải là nhà không quá sáu tầng.
2. Diện tích mỗi căn hộ không quá 60m2 sàn và được hoàn thiện theo cấp, hạng nhà ở nhưng không thấp hơn 30m2 sàn.
3. Nhà ở xã hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của từng loại đô thị.
4. Ngoài các khu vực quy định tại khoản 1 Điều này, khu vực khác có điều kiện thuận lợi về đất đai thì có thể xây dựng nhà chung cư thấp tầng hoặc nhà ở riêng lẻ nhưng phải bảo đảm chất lượng xây dựng tương ứng với nhà cấp ba trở lên và các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Căn cứ vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các dự án phát triển nhà ở xã hội đã được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền thực hiện giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội.
2. Nhà nước miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, thuê mua trên địa bàn.
2. Tổ chức, cá nhân phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng quy định tại Điều 53 và Điều 54 của Luật này thuê, thuê mua là chủ đầu tư đối với các dự án phát triển nhà ở do mình đầu tư.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng nhà ở theo đúng yêu cầu của dự án đã được phê duyệt;
b) Công khai, minh bạch quy hoạch chi tiết của dự án, số lượng nhà ở, số lượng nhà ở đã cho thuê và cho thuê mua, số lượng nhà ở còn lại, giá cho thuê, nội dung đăng ký thuê, thuê mua nhà ở và thủ tục ký hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở tại trụ sở của chủ đầu tư và trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kết quả thực hiện các chỉ tiêu đề ra trong dự án khi kết thúc dự án;
d) Lưu giữ các hồ sơ liên quan đến dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành quỹ nhà ở này.
1. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn, doanh nghiệp xây dựng quỹ nhà ở xã hội phải thông qua đấu thầu theo quy định của pháp luật.
2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn đơn vị quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội theo các nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp có từ hai đơn vị đăng ký tham gia trở lên thì phải thực hiện việc lựa chọn thông qua hình thức đấu thầu theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp chỉ có một đơn vị đăng ký tham gia thì giao cho đơn vị đó thực hiện nếu đủ năng lực, điều kiện và khả năng quản lý vận hành nhà ở;
c) Trường hợp không có đơn vị nào đăng ký tham gia thì giao cho tổ chức có chức năng quản lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thực hiện.
3. Đơn vị quản lý vận hành quỹ nhà ở xã hội được hưởng các chế độ đối với doanh nghiệp công ích, các ưu đãi trong hoạt động dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật.
1. Vốn đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội được hình thành từ các nguồn sau đây:
a) Tiền thu được từ việc bán, cho thuê và cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
b) Trích từ 30% đến 50% tiền sử dụng đất của các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn;
c) Ngân sách nhà nước đầu tư;
d) Tiền hỗ trợ, tiền đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
đ) Tiền huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể các nguồn vốn đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội, đơn vị quản lý quỹ phát triển nhà ở và nội dung quản lý sử dụng quỹ này bảo đảm nguyên tắc bảo toàn vốn.
1. Đối tượng được thuê nhà ở xã hội là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người được quy định tại khoản 1 Điều này có thu nhập thấp và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được thuê nhà ở xã hội:
a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê hoặc mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
b) Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân trong hộ gia đình dưới 5m2 sàn/người;
c) Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng là nhà ở tạm, hư hỏng hoặc dột nát.
1. Các đối tượng thuộc diện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải có đơn nộp cho cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó đang làm việc.
2. Căn cứ quy định tại Điều 53 và Điều 54 của Luật này, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xác nhận cho người có đơn về đối tượng và điều kiện được thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Sau khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị xác nhận, người có nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở xã hội gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, quyết định.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ nhà ở xã hội và đối chiếu với các quy định tại Mục này để quyết định người được thuê, thuê mua, quy định trình tự, thủ tục thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp quỹ nhà ở xã hội chưa đáp ứng nhu cầu thì việc cho thuê, thuê mua phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên.
1. Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải bảo đảm nguyên tắc:
a) Bảo toàn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội;
b) Bù đắp đủ các chi phí quản lý, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa trong thời gian cho thuê hoặc thuê mua.
2. Chính phủ quy định khung giá làm cơ sở để Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành giá cho thuê, thuê mua nhà ở trên địa bàn.
1. Việc cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đúng đối tượng, người thuê, thuê mua không được chuyển nhượng nhà ở dưới bất kỳ hình thức nào trong thời hạn thuê, thuê mua, trừ trường hợp thừa kế nhà ở quy định tại khoản 2 Điều 106 của Luật này; nếu vi phạm thì đơn vị quản lý quỹ nhà ở xã hội được quyền thu hồi nhà ở đó.
2. Trong cùng một thời gian, mỗi đối tượng thuộc diện quy định tại Điều 53 và Điều 54 của Luật này chỉ được thuê hoặc thuê mua một diện tích nhất định theo tiêu chuẩn nhà ở xã hội.
3. Đối tượng được thuê mua nhà ở xã hội sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nếu bán nhà ở đó thì đơn vị quản lý quỹ nhà ở xã hội được quyền ưu tiên mua; trong trường hợp đơn vị quản lý quỹ nhà ở xã hội không mua thì chủ sở hữu nhà ở được quyền bán nhà ở đó cho người khác.
Giá bán lại nhà ở xã hội trong mọi trường hợp không được vượt quá giá nhà ở xây dựng mới cùng loại do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm thanh toán.
1. Cơ quan có cán bộ, công chức thuộc diện được ở nhà ở công vụ phải xác định nhu cầu về nhà ở công vụ của cơ quan mình và gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp.
2. Căn cứ vào kết quả tổng hợp nhu cầu nhà ở công vụ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo việc lập quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng quỹ nhà ở công vụ để phê duyệt hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng và quản lý vận hành quỹ nhà ở công vụ trên địa bàn.
1. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động, luân chuyển theo yêu cầu công tác mà chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại địa phương nơi đến công tác.
2. Sĩ quan chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, phục vụ theo yêu cầu quốc phòng, an ninh.
3. Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc diện ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ.
1. Nhà ở công vụ phải được sử dụng đúng mục đích và đúng đối tượng.
2. Khi hết tiêu chuẩn thuê nhà ở công vụ hoặc chuyển đến nơi khác hoặc nghỉ công tác thì người thuê nhà ở công vụ có trách nhiệm trả lại nhà ở công vụ.
3. Trường hợp trả lại nhà ở công vụ mà người thuê nhà ở công vụ có khó khăn về nhà ở thì cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi người đó sinh sống căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho họ được thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội.
4. Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng, đầu tư xây dựng, quản lý và cho thuê nhà ở công vụ.
1. Người có công với cách mạng.
2. Hộ gia đình nghèo ở miền núi hoặc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
3. Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể hộ gia đình nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này phù hợp với thực tế địa phương.
Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư thực hiện việc hỗ trợ, tạo điều kiện để các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội được cải thiện nhà ở theo một trong các hình thức sau đây:
1. Hỗ trợ kinh phí để họ mua nhà ở trả chậm, trả dần hoặc thuê nhà ở;
2. Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc được Nhà nước giao đất làm nhà ở;
3. Hỗ trợ kinh phí, vật liệu, nhân công trong việc sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng nhà ở;
4. Tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON HOUSING DEVELOPMENT
Article 23.- Housing development objectives
1. Housing development means investment in the construction, reconstruction or renovation of houses to increase the housing space.
2. Housing development must ensure that citizens have housing places suitable to their respective income capabilities, the national and local socio-economic conditions; step by step improve housing conditions of people of all strata, accelerating the formulation and development of the housing estate market; contribute to urban and rural development toward civilization, modernity and suitability to national cultural identity.
3. Housing development must reflect the policies of abolishing subsidies, implementing the socialization of housing based on the mechanism of facilitation by the State with long-term credits at appropriate interest rates; identify the responsibilities of persons who wish to establish their houses, of the People’s Committees of different levels, and of population communities in caring for and improving housing conditions.
Article 24.- Requirements on housing development in urban centers
1. Compliance with the socio-economic development plannings, urban construction plannings, ensuring the population arrangement and re-arrangement, urban embellishment, architecture, landscapes, environment, construction specifications and standards as well as land use in accordance with the provisions of law.
2. Newly constructed houses in housing development projects must meet the following requirements:
a/ In urban centers of special grade, to have at least 60% of the floor area for condominium;
b/ In urban centers of grade 1 and grade 2, to have at least 40% of the floor area for condominiums;
c/ In urban centers of grade 3, to have at least 20% of the floor area for condominiums.
3. Houses in urban centers must be developed mainly under projects. Housing development projects must include the construction of synchronous technical infrastructures and social infrastructures to meet the population’s demands for improvement of living conditions under the urban standards.
4. For housing development projects, apart from test, hand-over and putting to use under the provisions of law on construction, the systems of power supply, water supply and drainage, fire prevention and fighting and environmental sanitation must also be tested before they are put to use.
Article 25.- Requirements on housing development in rural areas
1. Compliance with plannings on construction of residential areas, architecture, construction specifications and standards as well as land use in accordance with provisions of law, ensuring the sustainable rural formation and development.
2. Rural housing development must be associated with technical infrastructure and social infrastructure development, ensuring environmental sanitation and improvement of people’s living conditions.
Article 26.- Requirements on housing development in mountainous areas
1. Housing development must be conducted in concentrated residential areas suitable to customs and practices of each ethnic group, geographical characteristics, natural conditions of each zone, each region, limiting nomadism.
2. In housing development importance must be attached to investment in technical infrastructure and social infrastructure development, ensuring environmental safety and sanitation, improving the socio-cultural living conditions of people in mountainous regions.
Article 27.- Policies on housing development in rural and mountainous areas
1. The State adopts policies on residential land through planning rural and mountainous residential areas to ensure that households, individuals have land for construction of houses.
2. The State implements policies on long-term credits at preferential interest rates so that poor rural and mountainous households and individuals have conditions to improve their housing conditions.
3. The State encourages the development of multi-storey houses in rural areas in order to save residential land.
4. The State encourages cooperation and mutual assistance in construction of houses.
5. The State invests in research into, application and transfer of, scientific and technological advance in service of housing development suitable to customs and practices of each ethnic group, natural conditions of each zone, region.
Article 28.- Forms of housing development
1. Housing development under projects.
2. Development of separate houses of households, individuals.
Article 29.- Housing development under projects
1. Housing development project means a combination of proposals evidencing the efficiency of investment in housing development at a given location or area.
2. Housing development under projects shall cover the following cases:
a/ Development of houses for sale, lease, lease-purchase by organizations, individuals of all economic sectors;
b/ Renovation to increase the housing space, reconstruction of condominiums or investment in reconstruction of old housing quarters;
c/ Development of state-owned house funds;
d/ Development of houses in service of resettlement.
Article 30.- Requirements of housing development projects
Housing development projects must be formulated and approved according to the provisions of this Law, the law on construction and must satisfy the following requirements:
1. Housing development projects must be in line with construction plannings, housing development program in each period of localities;
2. Housing development projects must satisfy the requirement of investment in construction synchronism between houses and technical as well as social infrastructure systems. Social infrastructures must be calculated and determined in accordance with standards, norms and in compatibility with the population sizes of projects, taking into account affecting elements in the course of use;
3. In housing development projects, house architectures must reflect specific types of house;
4. Housing development projects must be appraised in accordance with the provisions of law on construction in order to be approved and must be qualitatively examined before they are put to use. The approving decisions and examination results must be archived at provincial-level house management offices for monitoring and inspection;
5. Investors must accomplish all contents of the approved projects. In case of any changes in contents, progress of projects, investors must report them to and obtain the approval of competent agencies.
The Government shall specify the contents and management of operation of housing development projects.
Article 31.- Housing development plannings
1. Plannings on construction of urban centers, rural residential areas and projects on construction of economic zones, industrial parks, export processing zones, hi-tech parks, universities, colleges, intermediate professional schools, intermediate vocational schools, high schools in mountainous regions must identify the demands for houses and land for construction of houses and infrastructure systems in service of such demands.
2. When approving the plannings defined in Clause 1 of this Article, competent agencies must simultaneously approve housing development plannings.
3. Provincial-level People’s Committees must publicize housing development plannings, mechanisms and policies, create specific conditions for each housing development project.
Article 32.- Housing architecture
1. Housing architecture must harmonously combine modern architecture with traditional architecture, suit the natural conditions, socio-cultural customs and practices of various ethnic groups in different regions, zones.
2. Housing architecture must diversify types of house, types of apartment suitable to socio- economic conditions, incomes of people of different social strata in localities; efficiently use the land funds reserved for housing development.
3. Houses built along road sides, main thoroughfares must comply with the construction markers, ensure harmony in height, space, architecture, aesthetics, compliance with general plannings and urban design along each road, street.
4. The State invests in development and promulgation of model designs, typical designs of houses in order to satisfy the housing development demands of people, which are suitable to each zone, region.
Article 33.- Modes of housing development
1. Houses developed with investment by organizations or individuals for sale or lease according to market demands (hereinafter referred to as commercial houses).
2. Houses built by households, individuals (hereinafter referred to as separate houses)
3. Houses constructed with investment by the State, organizations or individuals for lease or hire- purchase by subjects defined in Articles 53 and 54 of this Law (hereinafter referred to as social houses).
4. Houses constructed with the State’s investment in service of the transfer and rotation of public servants according to working requirements (hereinafter referred to as official-duty houses).
Section 2. DEVELOPMENT OF COMMERCIAL HOUSES
Article 34.- Participants and conditions for participation in the development of commercial houses
1. Domestic and foreign organizations and individuals of all economic sectors are entitled to participate in the development of commercial houses.
2. Domestic organizations and individuals investing in the development of commercial houses must have housing business registration; and for foreign organizations and individuals, investment certificates are required as provided for by the law on investment.
Article 35.- Subjects entitled to buy, rent commercial houses
1. Domestic organizations and individuals, regardless of their places of business registration or places of permanent residence registration.
2. Overseas Vietnamese entitled to own houses, to rent houses in Vietnam, as defined in Articles 126 and 131 of this Law.
3. Foreign organizations and individuals entitled to own houses, to rent houses in Vietnam, as defined in Clause 1 of Article 125 and Article 131 of this Law.
Article 36.- Responsibilities of commercial house-developing organizations and individuals
1. To comply with regulations on housing development under projects.
2. To ensure the completion according to progress and quality of approved projects.
3. To publicize at the project management units’ offices, project locations and on mass media the projects’ detailed plannings, the number of houses for sale or lease; the number of houses already sold or leased; the remaining number of houses; the sale prices, lease prices; mode of payment; procedures for purchase or lease registration, the conditions for eligibility to purchase or rent houses.
4. To carry out procedures for competent state bodies to grant house ownership right certificates to house purchasers and hand over to house purchasers the documents related to such houses.
In case of leasing houses, commercial house-developing organizations or individuals shall have the responsibility to compile and archive housing dossiers according to the provisions of Article 66 of this Law.
5. To report on results of project implementation periodically and upon project completion to agencies competent to approve the projects and the provincial-level People’s Committees of the localities where exist the projects.
Article 37.- Land for commercial house development
1. Organizations and individuals may use land assigned or leased by the State or transferred with land use rights from other organizations or individuals in accordance with the provisions of land law for investment in development of commercial houses.
2. A commercial house development project involving two or more organizations or individuals registered as investors must be subject to bidding for selection of investor. The transfer of land use rights in housing development projects or new urban center projects where investment in infrastructure construction has been made must be publicized and effected through auction.
3. Bidding for selection of investors and auction of land use rights shall comply with the provisions of law.
Article 38.- Capital sources for commercial house development
1. Investors’ capital.
2. Capital of joint ventures, associations with other organizations and/or individuals.
3. Capital borrowed from credit institutions.
4. Advance capital of parties wishing to purchase or rent houses.
5. Capital mobilized from other sources according to the provisions of law.
Article 39.- Sale and purchase, lease of commercial houses
1. The modes of selling, purchasing or leasing commercial houses shall comply with the form of lump-sum payment, deferred payment or installment payment.
Where investors mobilize capital from advance money of house purchasers or lessees, such mode shall only apply when the house designs have been approved and the construction of house foundations has been completed. The total money amount mobilized before hand-over of houses to purchasers must not exceed 70% of the house value stated in contracts.
2. The commercial house-selling and purchasing or -leasing order and procedures shall comply with the provisions of Chapter V of this Law.
3. Commercial house-selling or -leasing prices as well as payment modes shall be agreed upon in contracts by the parties.
Article 40.- Commercial house-designing standards
Commercial houses must be designed under general standards prescribed by the law on construction and the following standards:
1. Condominiums must be designed with enclosed apartments having a floor area of not less than 45 m2 each;
2. Separate houses constructed adjacently to each other under projects must have a construction area of not less than 50 m2 each and the frontage of not smaller than 5 m wide;
3. Villa houses must not be built with more than three storeys and the construction area must not exceed 50% of the land premise.
Section 3. DEVELOPMENT OF SEPARATE HOUSES OF HOUSEHOLDS, INDIVIDUALS
Article 41.- Forms of developing separate houses of households, individuals
1. Development of separate houses means that households or individuals invest by themselves in construction of houses in the land premises under their use rights.
2. Construction of separate houses of households or individuals shall be in one of the following forms:
a/ Self-construction of houses;
b/ Hiring other organizations or individuals to build houses;
c/ Cooperating with and assisting one another in house construction in rural areas.
Article 42.- Requirements on development of separate houses of households, individuals
1. Households, individuals must have lawful land use rights, have houses not banned from modification or reconstruction according to the provisions of law on construction.
2. Development of separate houses of households, individuals in urban centers, rural residential areas must be in line with the plannings approved by competent authorities; have construction permits, except for cases where construction permits are not required under the provisions of law on construction.
3. Construction of separate houses in urban centers must ensure connection with common urban technical infrastructure systems.
Article 43.- Responsibilities of households, individuals in development of separate houses
1. To comply with the construction planning, architecture, order and procedures in construction investment.
2. To bear responsibility for the house quality.
3. To contribute labor and fund to the construction of common technical infrastructures under regulations of provincial-level People’s Councils.
Article 44.- Rural households, individuals cooperate with and assist one another in house construction
1. Households and individuals in rural areas may voluntarily cooperate with one another in construction of houses with the financial capability, labor, materials of the group members.
2. Group members must reach agreement on ways of contributing capital, labor, materials, on implementation duration, rights and obligations of members and commit to realize the group’s agreement.
3. The State adopts preferential policies on loan terms and interest rates and supply model house designs for member households, individuals to build houses.
Section 4. DEVELOPMENT OF SOCIAL HOUSES
Article 45.- Social-house funds
1. The State works out mechanisms and policies for development of social-house funds for rent or rent-purchase by the subjects defined in Articles 53 and 54 of this Law.
2. The State encourages domestic and foreign organizations and individuals of all economic sectors to invest in the development of social-house funds.
3. Social house fund-developing organizations and individuals shall be exempt from land use levies, land rents for the land used for construction of social houses; be entitled to exemption from and/or reduction of relevant taxes according to the provisions of law.
Article 46.- Requirements on social-house development
1. To ensure the construction quality under the provisions of law on construction.
2. To suit low-income earners’ capabilities of rent payment or rent-purchase payment.
3. To strictly manage the process of investment, construction, consideration and approval of subjects entitled to rent, rent-purchase and use the social-house funds.
Article 47.- Social house-designing standards
1. Social houses in urban areas must be condominiums designed to meet general standards prescribed by the law on construction and to have the following number of storeys:
a/ In urban centers of special grade, they must be five-storey or six-storey houses;
b/ In urban centers of grade 1, grade 2, grade 3, grade 4 or grade 5, they must be houses with no more than six storeys.
2. The floor area of each apartment shall not exceed 60 m2 and be completed according to house grades, and must not be smaller than 30 m2.
3. Social houses must satisfy the technical and social infrastructure standards prescribed for each type of urban center.
4. Apart from the areas specified in Clause 1 of this Article, in other areas endowed with favorable land conditions, condominiums with less storeys or separate houses may be built, provided that the construction quality must correspond to that of houses of grade 3 or higher and the provisions of Clauses 2 and 3 of this Article must be complied with.
Article 48.- Social-house development planning
1. Plannings on construction of urban centers, rural residential areas, economic zones, industrial parks, export processing zones, hi-tech parks must clearly identify the planning on social-house construction.
2. Formulation, approval and publicization of social house construction plannings shall comply with the provisions of Article 31 of this Law.
Article 49.- Land for development of social houses
1. Based on the approved construction plannings, land use plannings and plans and social-house development projects, competent People’s Committees shall assign or lease land for investment in the construction of social houses.
2. The State shall exempt land use levies or land rents upon land assignment or land lease for social-house development projects.
Article 50.- Social-house development project investors
1. Provincial-level People’s Committees shall select investors for development of social houses under state ownership for lease, rent-purchase in their respective localities.
2. Organizations and individuals developing social houses for the subjects defined in Articles 53 and 54 of this Law to rent or rent-purchase shall be investors of housing development projects they have invested in.
3. Investors shall have the following responsibilities:
a/ To ensure the house construction progress and quality strictly according to the requirements of the approved projects;
b/ To make public and transparent in their head-offices and on the mass media the projects’ detailed plannings, the number of houses, the number of houses already leased or rent- purchased, the remaining number of houses, the leasing prices, the contents of registration for house rent, rent-purchase and procedures for signing contracts on house rent, rent-purchase;
c/ To report to provincial-level People’s Committees on the results of attaining the targets set in the projects upon project completion;
d/ To keep documents related to projects on construction of social houses and transfer them to units managing the operation of this house fund.
Article 51.- Construction and management of operation of social houses
1. Selection of consultancy units, social house-building enterprises must be conducted through bidding under the provisions of law.
2. Provincial-level People’s Committees shall decide on the selection of units managing the operation of social house funds according to the following principles:
a/ In cases where two or more units register for bidding, the selection shall be conducted through bidding as provided for by law;
b/ In cases where only one unit registers for bidding, such unit shall be assigned to perform the management if it is fully capable and qualified for the management of house operation;
c/ In cases where no unit registers for bidding, the organizations functioning to manage state- owned houses shall be assigned to perform the job.
3. Units managing the operation of social-house funds shall enjoy the regimes applicable to public-utility enterprises and preferences in public-service activities according to the provisions of law.
Article 52.- Investment capital sources
1. Investment capital for construction of social houses shall be raised from the following sources:
a/ Proceeds from the sale, lease, rent-purchase of state-owned houses;
b/ 30% to 50% of land use levies in housing development projects in localities;
c/ State budget investment;
d/ Support money, voluntary contributions of domestic and foreign organizations and individuals;
e/ Money mobilized from other lawful capital sources under the provisions of law.
2. The Government shall specify sources of investment capital for construction of social houses, units managing social-house funds and contents of use management of these funds, ensuring the principle of capital preservation.
Article 53.- Subjects entitled to and conditions for social house rent
1. Subjects entitled to rent social houses are public servants, officers and professional army men of the people’s armed forces, workers in economic zones, industrial parks, export processing zones, hi-tech parks and other subjects defined by the Government.
2. Persons specified in Clause 1 of this Article who have low incomes and fall in one of the following cases shall be entitled to rent social houses:
a/ They have no houses under their ownership and have not yet rented or purchased state-owned houses;
b/ They have houses under their ownership but the average area in the household is under 5 m2 of floor area/person;
c/ They have houses under their ownership, which are, however, makeshifts, damaged or dilapidated.
Article 54.- Subjects entitled to, and conditions for, rent-purchase of social houses
The subjects entitled to, and the conditions for, rent-purchase of social houses shall comply with the provisions of Article 53 of this Law. Social-house rent-purchasers must make the first payment equal to 20% of the value of the rent-purchased houses.
Article 55.- Procedures for consideration and approval of lessees, rent-purchasers of social houses
1. Subjects entitled to rent, rent-purchase social houses must file their applications to agencies, organizations or units where they are working.
2. Based on the provisions of Articles 53 and 54 of this Law, agencies, organizations or units shall give certification of the subjects entitled to, and the conditions for, rent or rent-purchase of social houses to the applicants. After getting the certification of their agencies, organizations or units, the persons wishing to rent or rent-purchase social houses shall send their applications to provincial-level People’s Committees for consideration and decision.
3. Provincial-level People’s Committees shall base on the social-house funds and compare the provisions of this Section to decide on the lessees, the rent-purchasers, to stipulate the order and procedures for social-house rent, rent-purchase. Where the social-house funds fail to meet the demand, the rent, rent-purchase must be conducted in the priority order.
Article 56.- Determination of leasing prices, rent-purchase prices of social houses
1. Social house-leasing or rent-purchasing prices must ensure the principles:
a/ Preserving capital for further investment in the development of social house funds;
b/ Fully covering the costs of management, maintenance, repair during the leasing or rent- purchase term.
2. The Government shall provide the price bracket for use as a basis for provincial-level People’s Committees to promulgate house-leasing or rent-purchase prices in their localities.
Article 57.- Principles for lease, rent-purchase of social houses
1. Lease, rent-purchase of social houses must be carried out for the right subjects; lessees or rent-purchasers must not assign houses in any form during the lease or rent-purchase term, excluding the case of house inheritance defined in Clause 2, Article 106 of this Law; if they violate this provision, the units managing the social-house funds shall be entitled to recover such houses.
2. Within the same period, each subject specified in Articles 53 and 54 of this Law may only rent or rent-purchase a given area under the social-house norms.
3. If subjects entitled to rent-purchase social houses, after being granted the house ownership right certificates, sell such houses, the social house fund-managing units shall have the pre- emptive right for the purchase; where the social house-managing units do not purchase, the house owners may sell such houses to other persons.
Social house-reselling prices must, in all circumstances, not exceed the prices of newly constructed houses of the same type set by provincial-level People’s Committees at the time of payment.
Section 5. DEVELOPMENT OF OFFICIAL-DUTY HOUSES
Article 58.- Official-duty house fund
1. The State invests budget capital for construction of official-duty houses.
2. Official-duty houses are those under state ownership, which are constructed for the subjects defined in Article 60 of this Law to rent while performing their work.
Article 59.- Responsibilities to develop official-duty houses
1. Agencies having officials and employees entitled to stay in official-duty houses must identify their demands for official-duty houses and send them to provincial-level People’s Committees for sum-up.
2. Based on the results of summing up the demands for official-duty houses, provincial-level People’s Committees shall direct the elaboration of plannings, plans, projects for investment in construction of official-duty houses and approve them or submit them to the Prime Minister for approval.
3. Provincial-level People’s Committees shall organize the investment and construction and the management of operation of official-duty houses in their localities.
Article 60.- Subjects entitled to rent official-duty houses
1. Officials and employees of Party and State agencies, socio-political organizations who are transferred or rotated according to working requirements and have no own houses in localities where they come to work.
2. Professional officers of the people’s armed forces who are transferred in service of defense or security requirements.
3. Party and State leaders who are entitled to stay in official-duty houses while holding their positions.
Article 61.- Principles for management of official-duty houses
1. Official-duty houses must be used for the right purposes and the right subjects.
2. When the official-duty house lessees are no longer entitled to rent official-duty houses or transferred to work in other places or retire from their work, they shall have to return the official- duty houses.
3. In cases where the lessees return the official-duty houses and meet with housing difficulties, the agencies or organizations where such persons work shall work with the provincial-level People’s Committees of the localities where they live in basing on the specific situation to permit them to rent or rent-purchase the official-duty houses.
4. The Government shall specify the subjects, construction investment, management and lease of official-duty houses.
Section 6. SUPPORT FOR, FACILITATION OF HOUSING IMPROVEMENT
Article 62.- Social policy beneficiaries entitled to be provided with support and conditions for housing improvement
1. Persons with meritorious services to the revolution.
2. Poor households in mountainous regions or areas frequently affected by natural disasters.
3. Particularly disadvantaged households.
Provincial-level People’s Committees shall specify poor households, particularly disadvantaged households defined in Clauses 2 and 3 of this Article as suitable to the local situation.
Article 63.- Conditions for being provided with supports, conditions for housing improvement
Social policy beneficiaries entitled to be provided with supports, conditions for housing improvement defined in Clauses 2 and 3 of Article 62 of this Law must fall in one of the cases meeting with housing difficulties defined in Clause 2, Article 53 of this Law.
Article 64.- Forms of housing improvement supports, conditions
The State, economic organizations, social organizations, population communities shall provide supports and conditions for social policy beneficiaries to improve their housing conditions in one of the following forms:
1. Funding support for purchase of houses with deferred payment or installment payment or rent of houses;
2. Exemption from or reduction of land use levies when they purchase state-owned houses or are assigned land by the State for house construction;
3. Provision of supports in funding, materials, labor for repair, renovation or construction of houses;
4. Donation of gratitude houses, charity houses.