Chương IV Luật Nhà ở 2005: Quản lý việc sử dụng nhà ở
Số hiệu: | 56/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/11/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2006 |
Ngày công báo: | 16/02/2006 | Số công báo: | Từ số 31 đến số 32 |
Lĩnh vực: | Bất động sản | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật Nhà ở - Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 gồm 9 Chương 153 điều quy định: kể từ 01/7/2006, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, người có công đóng góp với đất nước, nhà hoạt động văn hóa, nhà khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, người được phép về sống ổn định tại Việt Nam và các đối tượng khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định được sở hữu nhà ở tại Việt Nam... Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện quy định tại khoản trên đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ sáu tháng trở lên được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ... Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở bao gồm: §ơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Bản sao một trong các giấy tờ: giấy phép xây dựng, quyết định phê duyệt dự án phát triển nhà ở, Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất...Ỳ, Sơ đồ nhà ở, đất ở. Phát triển nhà ở phải bảo đảm cho công dân có chỗ ở phù hợp với khả năng thu nhập của các đối tượng khác nhau, điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng bước cải thiện chỗ ở của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy hình thành và phát triển thị trường bất động sản nhà ở, góp phần phát triển đô thị và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại và phù hợp với bản sắc văn hoá dân tộc...
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở.
2. Bảo hành, bảo trì, cải tạo, phá dỡ nhà ở.
1. Các loại nhà ở phải có hồ sơ và được lưu trữ.
2. Chủ sở hữu nhà ở, tổ chức được giao quản lý quỹ nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc người đang sử dụng nhà ở trong trường hợp chưa xác định được chủ sở hữu có trách nhiệm lập, lưu hồ sơ nhà ở và nộp một bản cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở để lưu trữ phục vụ yêu cầu quản lý nhà ở.
3. Hồ sơ nhà ở nộp cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được quy định như sau:
a) Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì hồ sơ nhà ở bao gồm các nội dung: tên và địa chỉ chủ nhà; một trong các giấy tờ quy định tại Điều 15 của Luật này; tên và địa chỉ đơn vị tư vấn, đơn vị thi công (nếu có); bản vẽ thiết kế hoặc bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có); hồ sơ hoàn công theo quy định của pháp luật về xây dựng;
b) Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì hồ sơ nhà ở bao gồm các nội dung: tên và địa chỉ chủ nhà; một trong các giấy tờ quy định tại Điều 15 của Luật này; bản vẽ thiết kế hoặc bản vẽ sơ đồ nhà ở, đất ở (nếu có);
c) Đối với nhà ở được tạo lập trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì hồ sơ nhà ở bao gồm các nội dung: tên và địa chỉ chủ nhà; một trong các giấy tờ quy định tại Điều 15 của Luật này.
1. Nhà nước khuyến khích các chủ sở hữu nhà ở mua bảo hiểm nhà ở.
2. Nội dung và thể thức bảo hiểm nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
1. Lập và lưu hồ sơ nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật này.
2. Thực hiện các quy định về sử dụng nhà ở; giữ gìn, bảo quản nhà ở, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, trật tự trị an; thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.
3. Khi làm hư hỏng phần nhà ở thuộc sở hữu chung hoặc nhà ở của chủ sở hữu nhà ở khác thì phải khôi phục lại nguyên trạng hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện bảo trì theo quy định đối với phần sở hữu riêng; đóng góp đầy đủ, đúng thời hạn các khoản kinh phí phải nộp theo quy định về quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích nhà ở thuộc sở hữu chung.
5. Tạo điều kiện để các bên có liên quan và người có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích nhà thuộc sở hữu chung.
Người thuê, mượn, ở nhờ hoặc người được uỷ quyền quản lý sử dụng nhà ở có trách nhiệm trong việc sử dụng nhà ở theo hợp đồng với chủ sở hữu nhà ở và phải tuân thủ các quy định về sử dụng nhà ở của Luật này.
1. Nhà chung cư là nhà ở có từ hai tầng trở lên, có lối đi, cầu thang và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho nhiều hộ gia đình, cá nhân. Nhà chung cư có phần sở hữu riêng của từng hộ gia đình, cá nhân và phần sở hữu chung của tất cả các hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhà chung cư.
2. Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích bên trong căn hộ, bao gồm cả diện tích ban công, lôgia gắn liền với căn hộ đó;
b) Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng theo quy định của pháp luật;
c) Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ, phần diện tích thuộc sở hữu riêng.
3. Phần sở hữu chung trong nhà chung cư bao gồm:
a) Phần diện tích nhà còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư, gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, nơi để xe, hệ thống cấp điện, nước, ga, thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hoả và các phần khác không thuộc sở hữu riêng của căn hộ nào;
c) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó.
1. Nhà chung cư phải có Ban quản trị. Ban quản trị nhà chung cư là người đại diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu và những người sử dụng trong quá trình sử dụng nhà chung cư.
Trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày nhà chung cư được đưa vào khai thác, sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm chủ trì tổ chức Hội nghị các chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư (sau đây gọi là Hội nghị nhà chung cư) để bầu Ban quản trị. Chủ đầu tư có trách nhiệm chuẩn bị các nội dung liên quan để thông qua Hội nghị nhà chung cư xem xét, quyết định.
Khi chưa thành lập được Ban quản trị thì chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các công việc của Ban quản trị.
2. Ban quản trị nhà chung cư gồm đại diện các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư đó.
3. Số lượng thành viên Ban quản trị do Hội nghị nhà chung cư quyết định. Nhiệm kỳ của Ban quản trị nhà chung cư tối đa là ba năm. Ban quản trị hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Ban quản trị nhà chung cư có các quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Xây dựng nội quy sử dụng nhà chung cư phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà chung cư theo quy định của pháp luật để trình Hội nghị nhà chung cư xem xét, thông qua;
2. Lựa chọn và ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư; huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp doanh nghiệp đó không thực hiện đúng cam kết; giám sát hoạt động của doanh nghiệp quản lý nhà chung cư theo nội dung hợp đồng đã ký;
3. Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người sử dụng liên quan tới việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với các cơ quan chức năng, với tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét giải quyết;
4. Kiểm tra, theo dõi giám sát việc sử dụng, bảo hành, bảo trì nhà chung cư theo quy định;
5. Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong nhà chung cư được giao quản lý;
6. Thu các khoản tiền phải nộp của các chủ sở hữu nhà ở, người sử dụng và kinh phí từ việc sử dụng các phần diện tích thuộc sở hữu chung của nhà chung cư (nếu có);
7. Thanh toán kinh phí cho doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư theo hợp đồng đã ký và trả khoản tiền phụ cấp trách nhiệm cho các thành viên trong Ban quản trị và các khoản chi khác theo quy định của Hội nghị nhà chung cư;
8. Thực hiện các công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao.
Cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở ở trung ương ban hành quy chế quản lý nhà chung cư, hướng dẫn và kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà chung cư trong cả nước.
1. Việc quản lý vận hành nhà chung cư phải do doanh nghiệp có năng lực chuyên môn về quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện.
Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện việc quản lý, vận hành hệ thống kỹ thuật, trang thiết bị, cung cấp các dịch vụ cho nhà chung cư, bảo trì nhà chung cư và thực hiện các công việc khác theo hợp đồng ký với Ban quản trị nhà chung cư.
2. Doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư được tổ chức để quản lý nhà chung cư ở các địa bàn khác nhau.
Trong trường hợp địa phương chưa có doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư thì Ban quản trị có thể ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư ở địa phương khác thực hiện quản lý nhà chung cư hoặc chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện việc quản lý và cung cấp các dịch vụ cho nhà chung cư.
3. Dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được hưởng các chế độ như đối với dịch vụ công ích.
1. Nhà ở được bảo hành sau khi hoàn thành việc xây dựng đưa vào sử dụng.
2. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở; tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở có trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung ứng.
Trong trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán thì bên bán nhà ở có trách nhiệm bảo hành trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này. Bên bán nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành nhà ở đó.
3. Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế kết cấu nhà ở, thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi vận hành, sử dụng không bình thường mà không phải do lỗi của người sử dụng nhà ở gây ra.
4. Thời gian bảo hành nhà ở được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu nhà ở để đưa vào sử dụng và được quy định như sau:
a) Không ít hơn sáu mươi tháng đối với nhà chung cư từ chín tầng trở lên và các loại nhà ở khác được đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước;
b) Không ít hơn ba mươi sáu tháng đối với nhà chung cư từ bốn đến tám tầng;
c) Không ít hơn hai mươi bốn tháng đối với nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
1. Bảo trì nhà ở là việc duy tu, bảo dưỡng nhà ở theo định kỳ và sửa chữa khi có các hư hỏng nhằm duy trì chất lượng nhà ở.
2. Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm bảo trì nhà ở của mình theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Cải tạo nhà ở là việc nâng cấp hoặc mở rộng diện tích nhà ở hiện có.
2. Chủ sở hữu nhà ở được cải tạo nhà ở của mình; người không phải là chủ sở hữu nhà ở chỉ được phép cải tạo nhà ở trong trường hợp được chủ sở hữu nhà ở đồng ý bằng văn bản. Việc cải tạo nhà ở phải thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện việc cải tạo theo đúng giấy phép xây dựng đối với trường hợp cải tạo phải có giấy phép xây dựng.
1. Chủ sở hữu nhà ở có các quyền sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Được tự thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở hoặc thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hành nghề xây dựng thực hiện. Trong trường hợp sửa chữa lớn hoặc cải tạo nhà ở theo quy định phải có giấy phép xây dựng thì chủ sở hữu nhà ở chỉ được tự thực hiện nếu có đủ năng lực hành nghề xây dựng;
b) Yêu cầu các cơ quan chức năng cấp phép và tạo điều kiện cho việc cải tạo nhà ở khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Được uỷ quyền cho người khác làm thủ tục và thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của mình.
2. Chủ sở hữu nhà ở có các nghĩa vụ sau đây trong việc bảo trì, cải tạo nhà ở:
a) Chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo trì, cải tạo nhà ở; tạo điều kiện cho các chủ sở hữu nhà ở khác thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở của họ;
b) Bồi thường thiệt hại do việc bảo trì, cải tạo nhà ở gây ra;
c) Sau khi sửa chữa, cải tạo nếu hiện trạng nhà ở có thay đổi so với nội dung trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở đã được cấp thì chủ sở hữu nhà ở phải đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở để xác nhận những thay đổi vào giấy chứng nhận.
1. Bên cho thuê nhà ở thực hiện việc bảo trì hoặc cải tạo nhà ở đang cho thuê. Bên thuê nhà ở phải tạo điều kiện để bên cho thuê nhà ở thực hiện việc bảo trì, cải tạo nhà ở.
2. Bên cho thuê nhà ở có quyền cải tạo nhà ở khi có sự đồng ý của bên thuê nhà ở, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng. Bên cho thuê nhà ở được quyền điều chỉnh giá cho thuê hợp lý sau khi kết thúc việc cải tạo nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà trở xuống. Trong trường hợp bên thuê nhà ở không đồng ý với việc điều chỉnh giá cho thuê nhà ở thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp bên thuê nhà ở phải di chuyển chỗ ở để thực hiện việc bảo trì hoặc cải tạo nhà ở thì các bên thoả thuận về chỗ ở tạm và tiền thuê nhà ở trong thời gian bảo trì, cải tạo. Trong trường hợp bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở và đã trả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời gian bảo trì hoặc cải tạo thì bên cho thuê nhà ở phải thanh toán cho bên thuê nhà ở bằng số tiền mà bên thuê nhà ở đã trả theo hợp đồng tương ứng với thời gian bảo trì hoặc cải tạo. Thời gian bảo trì hoặc cải tạo không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở sau khi kết thúc việc bảo trì, cải tạo nhà ở.
4. Bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê nhà ở gây ra. Trường hợp bên cho thuê nhà ở không sửa chữa nhà ở thì bên thuê nhà ở được quyền sửa chữa nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê nhà ở biết trước ít nhất ba mươi ngày. Văn bản thông báo phải ghi rõ mức độ sửa chữa và kinh phí thực hiện. Bên cho thuê nhà ở phải thanh toán kinh phí sửa chữa cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.
1. Các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung có quyền và trách nhiệm bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình; trong trường hợp không xác định được phần quyền sở hữu của từng chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung thì trách nhiệm bảo trì, cải tạo được phân chia đều cho các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung. Việc tiến hành cải tạo nhà ở thuộc sở hữu chung phải được các chủ sở hữu đồng ý bằng văn bản.
2. Việc phân chia kinh phí bảo trì, cải tạo phần sở hữu chung do các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chung thoả thuận và được lập thành văn bản có chữ ký của các bên.
1. Chủ sở hữu nhà chung cư chịu trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình; có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong việc bảo trì phần sở hữu chung.
Chính phủ quy định cụ thể kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.
2. Việc cải tạo nhà chung cư cao tầng phải có thiết kế và dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp mở rộng diện tích thì phải được tối thiểu hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý.
1. Việc bảo trì nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do cơ quan hoặc doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý nhà ở đó thực hiện.
Việc cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được thực hiện theo thiết kế và dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước đang cho thuê hoặc đang sử dụng làm nhà ở công vụ thì việc cải tạo được thực hiện theo quy định tại Điều 79 của Luật này; trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà ở cho phép bên thuê nhà ở công vụ tự bỏ kinh phí để cải tạo thì phần nhà ở được cải tạo vẫn thuộc sở hữu nhà nước và tổ chức được giao quản lý nhà ở đó có trách nhiệm hoàn trả kinh phí cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở của bên thuê nhà ở.
1. Nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp có nguy cơ sập đổ đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
2. Nhà ở thuộc diện phải giải toả để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà chung cư cao tầng hết niên hạn sử dụng.
4. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Chủ sở hữu nhà ở có trách nhiệm phá dỡ nhà ở. Trường hợp phải giải toả nhà ở để xây dựng công trình khác thì chủ đầu tư công trình có trách nhiệm phá dỡ nhà ở.
2. Chủ sở hữu nhà ở tự thực hiện việc phá dỡ nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc thuê tổ chức, cá nhân có năng lực về xây dựng phá dỡ.
3. Việc phá dỡ nhà chung cư từ hai tầng trở lên và nhà ở khác từ bốn tầng trở lên phải do doanh nghiệp có năng lực về xây dựng thực hiện và phải có phương án phá dỡ cụ thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp khẩn cấp.
4. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.
1. Phải di chuyển người và tài sản ra khỏi khu vực phá dỡ.
2. Phải có biển báo và giải pháp cách ly với khu vực xung quanh.
3. Bảo đảm an toàn cho người, tài sản, công trình xung quanh, công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc diện không bị phá dỡ và bảo đảm vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Không được thực hiện việc phá dỡ nhà ở nằm trong khu dân cư trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 13 giờ và từ 22 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp khẩn cấp.
1. Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 83 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ.
2. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở đối với nhà chung cư cao tầng và nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
b) Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với nhà ở không thuộc quy định tại điểm a khoản này.
3. Kinh phí cho việc cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:
a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình phải chịu các chi phí cưỡng chế phá dỡ và các chi phí có liên quan đến việc phá dỡ;
b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình không chi trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ.
1. Chủ sở hữu nhà ở phải tự lo chỗ ở cho mình khi nhà ở bị phá dỡ.
2. Phá dỡ nhà ở thuộc diện giải phóng mặt bằng thì chỗ ở của hộ gia đình, cá nhân được giải quyết theo chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải bảo đảm nguyên tắc chỗ ở mới của hộ gia đình, cá nhân phải bằng hoặc tốt hơn chỗ ở cũ.
1. Bên cho thuê nhà ở phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê nhà ở biết trước thời gian phá dỡ, quyền và nghĩa vụ của bên thuê nhà ở trong quá trình phá dỡ ít nhất là ba tháng trước khi thực hiện phá dỡ, trừ trường hợp khẩn cấp.
2. Trường hợp phá dỡ để xây dựng lại nhà ở mà thời hạn thuê vẫn còn thì bên cho thuê nhà ở có trách nhiệm bố trí cho bên thuê nhà ở chỗ ở khác trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại nhà ở, trừ trường hợp bên thuê nhà ở thoả thuận tự lo chỗ ở. Sau khi xây dựng xong, bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê đến hết hạn hợp đồng. Trong trường hợp bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở thì không phải trả tiền thuê nhà ở trong thời gian phá dỡ và xây dựng lại, thời gian phá dỡ và xây dựng lại không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở.
1. Việc phá dỡ nhà ở theo nhu cầu của chủ sở hữu nhà ở phải tuân thủ các quy định tại Điều 84 và Điều 85 của Luật này.
2. Việc phá dỡ nhà chung cư của nhiều chủ sở hữu theo nhu cầu thì phải được hai phần ba tổng số chủ sở hữu nhà chung cư đồng ý và phải tuân thủ các quy định tại Điều 84 và Điều 85 của Luật này.
3. Trường hợp phá dỡ nhà chung cư để xây dựng lại thì phải có dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm quyền được tái định cư và lợi ích chính đáng của các chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của pháp luật.
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON MANAGEMENT OF USE OF HOUSES
Article 65.- Contents of management of use of houses
1. Compiling and archiving housing dossiers.
2. Providing warranty, maintenance of, renovating or demolishing houses.
Article 66.- Compilation and archive of housing dossiers
1. Dossiers are required for all types of houses and must be archived.
2. House owners, organizations assigned to manage state-owned house funds or current users of houses of which the owners are not yet identified shall have to compile and archive house dossiers and submit one copy thereof to agencies which grant house ownership right certificates for archival in service of house management.
3. House dossiers submitted to house ownership right certificate-granting agencies shall be provided as follows:
a/ For urban houses established from the effective date of this Law, a house dossier shall cover the following contents: the name and address of the house owner; one of the papers specified in Article 15 of this Law; the name and address of consultancy unit, construction unit (if any); the design drawing or the drawing on the plan of the house, residential land (if any); the work completion dossier as required by the law on construction;
b/ For rural houses established from the effective date of this Law, a house dossier shall cover the following contents: the name and address of the house owner; one of the papers specified in Article 15 of this Law; the design drawing or the drawing of the plan of the house, residential land (if any);
c/ For houses established before the effective date of this Law, a house dossier shall cover the following contents: the name and address of the house owner; one of the papers specified in Article 15 of this Law.
1. The State encourages house owners to buy house insurance.
2. The house insurance contents and procedures shall comply with the provisions of law on insurance business.
Article 68.- House owners’ responsibilities in the use of houses
1. To compile and archive house dossers according to the provisions of Clause 2, Article 66 of this Law.
2. To implement regulations on house use; to keep and preserve houses, to ensure fire prevention and fighting, environmental sanitation, security and order; to perform financial obligations in the course of using houses as provided for by law.
3. When causing damage to house sections under common ownership or houses of other owners, to restore the original state thereof or pay compensations according to the provisions of law.
4. To conduct maintenance of sections under their private ownership according to regulations; to contribute fully and on time funding amounts payable under regulations on management, operation, maintenance of the system of equipment, system of technical infrastructure, house sections under common ownership.
5. To create conditions for related parties and responsible persons to conduct inspection, supervision and maintenance of equipment system, technical infrastructure system, house sections under common ownership.
Article 69.- Responsibilities of house users who are not house owners
Persons who rent, borrow or temporarily stay in, or are authorized to manage other people’s houses shall have to use such houses under contracts signed with the house owners and strictly comply with this Law’s provisions on house use.
Section 2. MANAGEMENT OF USE OF CONDOMINIUMS
Article 70.- Sections under private ownership and sections under common ownership in condominiums
1. Condominiums are houses with two or more storeys, which have passages, stair cases and infrastructure systems commonly used by many households, individuals. Condominiums comprise sections privately owned by families or individuals and sections under the common ownership of all households and individuals using such condominiums.
2. Sections under private ownership in condominiums include:
a/ Areas inside apartments, including balcony areas, loggias attached to such apartments;
b/ Other areas in condominiums, recognized to be under private ownership under the provisions of law;
c/ Systems of exclusive-use technical equipment attached to apartments, the areas under private ownership.
3. Sections under common ownership in condominiums include:
a/ Areas of condominiums other than the areas under private ownership defined in Clause 2 of this Article;
b/ Space and systems of force-bearing structures, technical equipment under common use in condominiums, including house frames, pillars, force-bearing walls, walls surrounding the houses, apartment partition walls, floors, roofs, tops, corridors, steps, lifts, exits, garbage discharge pipes, technical boxes, car parks, systems of power, water or gas supply, communications, radio and television, water drainage, decompost tanks, lightning arresters, fire fighting and other sections not under private ownership of any apartment;
c/ Systems of outside technical infrastructures connected to condominiums.
Article 71.- Organization of use of condominiums
1. For each condominium, a management board must be formed to act as representative of owners and users in protecting their rights and legitimate interests in the course of using the condominium.
Within twelve months after condominiums are put to use, investors shall have to organize meetings of condominium owners and users (hereinafter called the condominium meetings) to elect management boards. Investors shall have to prepare relevant contents for consideration and decision at the condominium meetings.
Pending the establishment of a management board, investors shall have to perform the tasks of the management board.
2. A condominium management board shall comprise representatives of owners and users of such condominium.
3. The membership of a management board shall be decided by the condominium meeting. The term of a management board shall be three years at most. The management boards shall operate on the principle of collectiveness and decision by majority.
Article 72.- Rights and responsibilities of management boards
The condominium management board shall have the following rights and responsibilities:
1. To elaborate internal rules on the use of the condominium, suitable to the specific conditions of the condominium and in accordance with the provisions of law and submit them to the condominium meetings for consideration and adoption;
2. To select and sign contracts with condominium operation-managing enterprises; to cancel contracts in cases where such enterprises fail to comply with their commitments; to supervise the operations of condominium-managing enterprises according to the contents of signed contracts;
3. To gather and sum up users’ opinions and proposals relating to the condominium management and use and the condominium service provision, and work with functional bodies, relevant organizations and individuals in consideration and settlement thereof;
4. To inspect and supervise the use, warranty and maintenance of the condominium according to regulations;
5. To coordinate with local administration, population groups in building up civilized lifestyle, maintaining social order and safety in the condominium assigned to them for management;
6. To collect payable amounts from house owners and users as well as charges for the use of sections under common ownership of the condominium (if any);
7. To make payments to condominium operation-managing enterprises under signed contracts and pay responsibility allowances to members of the management boards and other expenses according to regulations of the condominium meetings;
8. To perform other tasks assigned by condominium meetings.
The central agency performing the state management of houses shall issue regulations on condominium management, guide and inspect the management and use of condominiums throughout the country.
Article 73.- Condominium operation-managing enterprises
1. Management of condominium operation must be performed by enterprises having professional capabilities in management of condominium operation.
Condominium operation-managing enterprises shall manage and operate technical systems, equipment and facilities, provide services for condominiums, maintain condominiums and perform other tasks under contracts signed with the condominium management boards.
2. Condominium operation-managing enterprises are organized to manage condominiums in different geographical areas.
In cases a locality has no condominium operation-managing enterprise yet, the condominium management boards may sign contracts with condominium operation-managing enterprises in other localities for management of the condominiums or investors shall have to manage and provide services for condominiums.
3. Condominium operation management services shall enjoy regimes applicable to public services.
Section 3. HOUSE WARRANTY, MAINTENANCE, RENOVATION
1. Houses shall be provided with warranty after they are completely constructed and put to use.
2. Organizations or individuals building houses shall have to provide warranty for houses; organizations and individuals supplying house equipment shall have to provide warranty for the equipment they have supplied.
Where houses are constructed with investment for sale, the house sellers shall have to provide warranty for a duration specified in Clause 4 of this Article. The house sellers may request organizations or individuals that have constructed the houses or supplied equipment to perform the warranty responsibility for such houses.
3. The warranty contents shall cover the repair, replacement of house structures, damaged equipment, defects or abnormal operation, for which the users are not at fault.
4. The house warranty period shall be counted from the date the investors sign the minutes on acceptance of houses for putting to use and be specified as follows:
a/ At least sixty months for condominiums of nine or more storeys and houses of other types which are constructed with the state budget investment;
b/ At least thirty six months for condominiums of between four and eight storeys;
c/ At least twenty four months for houses other than those specified at Points a and b of this Clause.
Article 75.- House maintenance
1. House maintenance means periodical maintenance of houses and repair upon damage in order to maintain the house quality.
2. House owners shall have to maintain their houses under the provisions of this Law and the provisions of law on construction.
1. House renovation means upgrading or expansion of the existing houses.
2. House owners may renovate their houses; persons who are not house owners may renovate houses in cases where the house owners so agree in writing. Renovation of houses must comply with the provisions of this Law and the provisions of law on construction.
Article 77.- House maintenance, renovation requirements
1. To ensure safety for humans and property, environmental sanitation under the provisions of law.
2. To carry out renovation in strict accordance with construction permits, for cases where renovation requires construction permits.
Article 78.- Rights and obligations of house owners in maintenance and renovation of houses
1. House owners shall have the following rights in house maintenance and renovation:
a/ To conduct maintenance, renovation of houses by themselves or hire organizations or individuals having full capability for practicing construction to perform the job. In case of house overhaul or renovation which, under regulations, requires construction permits, the house owners may only perform the job by themselves if they are fully capable of practicing construction;
b/ To request functional agencies to grant permits and create conditions for house renovation when the conditions prescribed by the law on construction are fully met;
c/ To authorize other persons to carry out the procedures and perform the maintenance, renovation of their houses.
2. House owners shall have the following obligations in house maintenance and renovation:
a/ To fully comply with the provisions of law on house maintenance and renovation; to create conditions for other house owners to perform the maintenance and renovation of their houses;
b/ To compensate for damage caused by the maintenance, renovation of their houses;
c/ After repair or renovation, if the current status of the houses changes as compared with the contents in the granted house ownership right certificates, the house owners must go to agencies competent to grant house ownership right certificates for certification of such changes in the certificates.
Article 79.- Maintenance, renovation of houses currently on lease
1. The house lessors shall perform the maintenance or renovation of houses on lease. The house lessees must create conditions for the house lessors to perform the house maintenance or renovation.
2. The house lessors may renovate the houses upon the lessees’ consent, except for force majeure reasons. The house lessors may adjust the rents reasonably after the completion of renovation if the remaining lease term represents one-third or less of the contractual term. In case the lessees disagree with the rent adjustment, they may unilaterally terminate the house-leasing contracts and get compensations for damage as provided for by law.
3. Where the lessees have to move to other places for house maintenance or renovation, the parties shall reach agreement on temporary dwelling places and house rents in the maintenance or renovation period. Where the lessees arrange the lodgings by themselves and have already paid the rents for the whole maintenance or renovation period, the house lessors pay the lessees the paid rent amounts for the maintenance or renovation duration. The maintenance or renovation duration shall not be counted into the term of the house lease contracts. The lessees may continue renting the houses upon completion of house maintenance or renovation.
4. The house lessees may request the lessors to maintain the houses, except for cases where the houses suffer damage caused by the lessees. Where the lessors do not repair the houses, the lessees may repair them but must notify such to the lessors at least thirty days in advance. The written notice must clearly state the repair extent and cost. The lessors must repay the repair cost to the lessees or gradually deduct it from the house rents.
Article 80.- Maintenance, renovation of houses under common ownership.
1. Owners of houses under common ownership shall have the right and obligation to maintain and renovate houses under common ownership corresponding to their respective ownership rights; in cases where the ownership rights of each owner of the houses under common ownership cannot be identified, the maintenance or renovation responsibility shall be equally divided to all owners of the houses under common ownership. The renovation of houses under common ownership must be agreed upon in writing by the owners.
2. Share of costs of maintenance, renovation of sections under common ownership shall be agreed upon by owners of houses under common ownership and made in writing with signatures of the parties.
Article 81.- Condominium maintenance, renovation
1. Condominium owners shall have the responsibility to maintain the sections under their respective private ownership, and fulfill the obligation in maintenance of the sections under common ownership.
The Government shall specify funding amounts for the maintenance of condominium sections under common ownership.
2. Renovation of multi-storey condominiums must be carried out with designs and cost estimates approved by competent authorities; in case of area expansion, it must be agreed upon by at least two-thirds of the total number of condominium owners.
Article 82.- Maintenance and renovation of houses under state ownership
1. Maintenance of state-owned houses shall be performed by agencies or enterprises assigned by the State to manage such houses.
Renovation of state-owned houses must be carried out according to designs and cost estimates already approved by competent state bodies.
2. State-owned houses leased or used as official-duty houses shall be renovated under the provisions of Article 79 of this Law; in cases where house managing agencies permit in writing the official-duty house lessees to carry out the renovation with their own money, the renovated sections of the houses still belong to state ownership and the organizations assigned to manage such houses shall have to refund the money amounts to the house lessees or gradually deduct them from rents payable by the lessees.
Article 83.- Houses subject to demolition
1. Houses which are damaged, degraded and in danger of collapse as concluded by competent construction quality inspection bodies.
2. Houses subject to clearance for land recovery under decisions of competent state bodies.
3. Multi-storey condominiums with expired use duration.
4. Houses subject to demolition under the provisions of law on construction.
Article 84.- Responsibilities to demolish houses
1. House owners shall have the responsibility to demolish houses. In cases where houses must be cleared for construction of other works, the work investors shall have the responsibility to demolish the houses.
2. House owners shall themselves demolish the houses if they are fully capable thereof under the provisions of law on construction or hire capable construction organizations or individuals to demolish the houses.
3. Demolition of condominiums of two or more storeys and other houses of four or more storeys must be performed by capable construction enterprises under specific demolition schemes approved by competent state bodies, except for emergency cases.
4. Commune-level People’s Committees shall have to monitor and urge the demolition of houses in their respective localities.
Article 85.- House demolition requirements
1. To remove people and properties from areas under demolition.
2. To put up signboards and take measures for isolation with surrounding areas.
3. To ensure safety for people, properties, adjacent works, technical infrastructures not subject to demolition and ensure environmental sanitation according to the provisions of law.
4. Not to demolish houses located in residential areas between 12.00 hrs and 13.00 hrs and between 22.00 hrs and 05.00 hrs, except for emergency cases.
Article 86.- Coercive demolition of houses
1. Where houses must be demolished under the provisions of Article 83 of this Law but the house owners, project investors or current manager-users do not voluntarily demolish the houses, competent state bodies shall issue decisions to coerce the demolition.
2. Competence to issue decisions on coercive demolition of houses is provided as follows:
a/ Provincial-level People’s Committees shall issue decisions on coercive demolition of multi- storey condominiums and state-owned houses;
b/ District-level People’s Committees shall issue decisions on coercive demolition of houses other than those specified at Point a of this Clause.
3. Funding for coercive demolition of houses is provided for as follows:
a/ House owners or project investors shall have to bear the costs of coercion and expenses related to the demolition;
b/ Where house owners or project investors refuse to pay, competent state bodies shall issue decisions on application of coercive property-related measures to recover the demolition costs.
Article 87.- Lodgings for households, individuals upon demolition of their houses
1. House owners must find lodgings for themselves when their houses are subject to demolition.
2. Where the houses subject to ground clearance are demolished, the lodgings of households or individuals shall be settled in accordance with the policies on compensation, support and resettlement upon land recovery by the State but the principle that the new lodgings of households and individuals must be equal to or better than their former lodgings is guaranteed.
Article 88.- Demolition of houses currently on lease
1. The house lessors must notify in writing the house lessees of the time for demolition, their rights and obligations during the demolition process at least three months before carrying out the demolition, except for urgent cases.
2. In cases where demolition is carried out for reconstruction of houses during the leasing term, the lessors shall have the responsibility to arrange new lodgings for the lessees during the reconstruction of houses, except where the lessees agree to find lodgings by themselves. When the house reconstruction is completed, the house lessees shall be entitled to continue renting the houses until the expiration of contracts. Where the lessees find the lodgings by themselves, they must not pay rents for the period of house demolition and reconstruction; the demolition and reconstruction period shall not be counted into the house-leasing term.
Article 89.- Demolition of houses at house owners’ demands
1. Demolition of houses at house owners’ demands must comply with the provisions of Articles 84 and 85 of this Law.
2. Demolition of condominiums of many owners at demand must be agreed upon by two-thirds of the total number of condominium owners and must comply with the provisions of Articles 84 and 85 of this Law.
3. Where condominiums are demolished for reconstruction, there must be projects approved by competent state bodies, ensuring the rights to resettlement and the legitimate interests of condominium owners according to the provisions of law.