Chương VII Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006: Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
Số hiệu: | 72/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 10/06/2007 | Số công báo: | Từ số 340 đến số 341 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.
3. Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người sử dụng lao động hoặc bên môi giới nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính theo quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thu hồi Giấy phép;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
4. Ngoài hình thức xử phạt chính và bổ sung, các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Đình chỉ có thời hạn hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 14 của Luật này;
b) Tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động;
c) Đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;
d) Bồi thường thiệt hại và chịu mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
đ) Các biện pháp khác do Chính phủ quy định.
5. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
6. Ngoài hình thức xử phạt chính quy định tại khoản 5 Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung buộc về nước.
7. Chính phủ quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính ở ngoài nước trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người lao động vi phạm.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra viên chuyên ngành khi tiến hành thanh tra độc lập, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính ở nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 75 của Luật này.
SETTLEMENT OF DISPUTES AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 73.- Settlement of disputes
1. Disputes between workers and enterprises or non-business organizations sending workers abroad shall be settled on the basis of contracts signed between the parties and the provisions of Vietnamese law.
2. Disputes between guest workers and foreign employers shall be settled on the basis of agreements signed between the parties and the legal provisions of host countries, treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and international agreements concluded between Vietnamese ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies and foreign parties.
3. Disputes between enterprises or non-business organizations sending workers abroad and foreign employers or brokers shall be settled on the basis of agreements signed between the parties and the provisions of Vietnamese law, the laws of host countries, treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and international agreements concluded between Vietnamese ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies and foreign parties.
Article 74.- Handling of violations
Any persons who commit violations of this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they shall pay compensation in accordance with law.
Article 75.- Handling of administrative violations
1. Enterprises or non-business organizations sending workers abroad, organizations or individuals involved in the sending of workers abroad or guest workers who commit administrative violations prescribed in this Law shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned.
2. For each administrative violation, enterprises or non-business organizations sending workers abroad, organizations or individuals involved in the sending of workers abroad shall be subject to one of the following principal sanctions:
a/ Caution;
b/ Fine.
3. Apart from the principal sanctions, subjects defined in Clause 2 of this Article may also be subject to one or both of the following additional sanctions:
a/ Revocation of licenses;
b/ Confiscation of material evidences and means of commission of administrative violations.
4. Apart from the principal and additional sanctions, subjects defined in Clause 2 of this Article may also be ordered to take one or several remedies as follows:
a/ Suspending for a given period of time activities of sending workers abroad according to the provisions of Article 14 of this Law;
b/ Suspending or terminating the performance of labor supply contracts;
c/ Sending workers back to Vietnam at the request of host countries or competent Vietnamese state agencies;
d/ Paying compensations and bearing all expenses arising due to administrative violations;
e/ Other remedies prescribed by the Government.
5. For each administrative violation, guest workers are subject to one of the following principal sanctions:
a/ Caution;
b/ Fine.
6. Apart from the principal sanctions defined in Clause 5 of this Article, depending on the nature and severity of their violations, guest workers may also be subject to the additional sanction of forced repatriation.
7. The Government shall specify administrative violations, sanctioning forms and remedies for each administrative violation in the sending of workers abroad, and procedures for sanctioning administrative violations in foreign countries in case the violators' residences are unidentified.
Article 76.- Competence to sanction administrative violations
1. Presidents of provincial/municipal People's Committees, the chief inspector of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, chief inspectors of provincial/municipal Services of Labor, War Invalids and Social Affairs and specialized independent inspectors and the director of the Department for Management of Guest Workers have the power to sanction of organizations and individuals who commit administrative violations in activities of sending workers abroad.
2. Heads of foreign-based Vietnamese diplomatic missions and consulates have the power to sanction Vietnamese guest workers who commit administrative violations in foreign countries in the forms defined in Clauses 5 and 6, Article 75 of this Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực