Chương VI Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006: Quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Số hiệu: | 72/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/11/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 10/06/2007 | Số công báo: | Từ số 340 đến số 341 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương | Tình trạng: |
Còn hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Quy định nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4. Tổ chức quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; nghiên cứu để thực hiện quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mã số.
5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
6. Tổ chức hoạt động xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; quy định khu vực, ngành, nghề và công việc mà người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài; cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước cho các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động.
7. Cấp, đổi, thu hồi Giấy phép, đình chỉ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quản lý việc đăng ký và hướng dẫn tổ chức thực hiện các loại hợp đồng theo quy định tại Luật này.
8. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân cấp của Chính phủ.
1. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; xử lý hành vi vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức tiếp nhận lao động nước ngoài của nước sở tại.
3. Thông tin, hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận thị trường để ký kết Hợp đồng cung ứng lao động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước sở tại.
4. Hỗ trợ cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong việc thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, địa vị pháp lý của đối tác nước ngoài.
5. Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của đại diện các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp Việt Nam tại nước ngoài trong việc quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh đối với người lao động.
6. Báo cáo và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết đối với những trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam và cơ quan, tổ chức của nước sở tại để đưa người lao động vi phạm về nước.
1. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
STATE MANAGEMENT OF GUEST WORKERS
Article 69.- Contents of state management of overseas workers
1. Elaborating, and organizing the implementation of, strategies, plans and policies on guest workers.
2. Formulating, promulgating, organizing the implementation, propagation, dissemination of, and education about, the guest worker law.
3. Defining contents of programs and documents to provide necessary knowledge for guest workers.
4. Managing, and directing and guiding the management of, guest workers; organizing the apparatus to manage guest workers; providing professional training for personnel in charge of sending workers abroad; studying the code-based management of guest workers.
5. Effecting international cooperation on sending workers abroad; negotiating and signing treaties or agreements on guest workers.
6. Organizing promotion activities to develop foreign labor markets; defining prohibited sectors, industries and jobs for guest workers; supplying information on foreign labor markets to enterprises, non-business organizations and workers.
7. Granting, renewing, withdrawing licenses, terminating activities of sending workers abroad; managing the registration and guiding the performance of contracts under the provisions of this Law.
8. Inspecting, supervising and handling violations of the guest worker law; settling disputes, complaints and denunciations in the sending of workers abroad.
Article 70.- Responsibilities for state management of guest workers
1. The Government shall perform the state management of guest workers.
2. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take responsibility before the Government for performing the state management of guest workers.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in performing the state management of guest workers under the Government's assignment.
4. People's Committees at all levels shall perform the state management of guest workers under the Government's decentralization.
Article 71.- Responsibilities of foreign-based Vietnamese diplomatic missions and consulates
1. To protect the lawful rights and interests of guest workers; to handle violations of guest workers in accordance with this Law.
2. To research and inquire into foreign labor markets, labor policies and worker-receiving modes.
3. To supply information and guide enterprises in approaching markets in order to sign labor supply contracts in accordance with the laws of Vietnam and concerned foreign countries.
4. To support competent Vietnamese state agencies in appraising conditions and feasibility of contracts in activities of sending workers abroad as well as the legal status of foreign parties.
5. To guide and inspect activities of foreign-based representatives of Vietnamese enterprises and the non-business organizations in the management of guest workers and the settlement of problems related to them.
6. To report to and propose competent Vietnamese state agencies to handle cases showing signs of serious violations of Vietnamese law.
7. To coordinate with Vietnamese agencies, enterprises, non-business organizations, offshore-investing organizations and individuals as well as agencies and organizations of concerned foreign countries in repatriating guest workers who commit violations.
Article 72.- Inspection of activities of sending workers abroad
1. The Labor, War Invalids and Social Affairs Inspectorate shall conduct specialized inspection of activities of sending workers abroad.
2. The organization, tasks and powers of the inspectorates in charge of activities of sending workers abroad shall comply with legal provisions on inspection.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực