Chương V Luật Ngân sách Nhà nước 2002: Chấp hành ngân sách nhà nước
Số hiệu: | 01/2002/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 16/12/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 25/01/2003 | Số công báo: | Số 5 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương, các đơn vị dự toán có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, bảo đảm đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra, nếu không đúng dự toán ngân sách được giao, không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì yêu cầu điều chỉnh lại.
2. Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm trước, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 45 của Luật này.
1. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách có thể điều chỉnh dự toán ngân sách cho đơn vị trực thuộc trong phạm vi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực được giao, sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp.
2. Ngoài cơ quan có thẩm quyền giao ngân sách, không tổ chức hoặc cá nhân nào được thay đổi nhiệm vụ ngân sách đã được giao.
Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 45 của Luật này, cơ quan tài chính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu không thể trì hoãn được cho tới khi dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách được quyết định.
1. Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính.
2. Mọi tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, có hiệu quả.
1. Chỉ cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan thu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức thu đúng pháp luật; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Uỷ ban nhân dân và sự giám sát của Hội đồng nhân dân về công tác thu ngân sách tại địa phương; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
b) Tổ chức quản lý, thực hiện thu thuế và các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước do tổ chức, cá nhân nộp;
c) Kiểm tra, kiểm soát các nguồn thu của ngân sách nhà nước; kiểm tra việc chấp hành thu, nộp ngân sách nhà nước và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Cơ quan thu các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách phải nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân vì nguyên nhân khách quan mà không thể nộp đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước thì phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền và chỉ được nộp chậm khi cơ quan có thẩm quyền cho phép. Nếu tổ chức, cá nhân nộp chậm mà không được phép, căn cứ vào yêu cầu của cơ quan thu, các ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân nộp chậm để nộp ngân sách nhà nước hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách.
Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này theo phương thức thanh toán trực tiếp. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể phương thức thanh toán này phù hợp với điều kiện thực tế.
1. Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ được bố trí kinh phí đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc mua sắm lớn được bố trí trong dự toán chi quý để thực hiện.
2. Chi đầu tư phát triển phải bảo đảm cấp đủ và đúng tiến độ thực hiện trong phạm vi dự toán được giao.
3. Đối với những dự án, nhiệm vụ chi cấp thiết được tạm ứng trước dự toán để thực hiện.
1. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước theo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và dự toán được giao; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 73 của Luật này. Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách có trách nhiệm thực hiện chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà nước; thực hiện kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm phát hiện, ngăn ngừa và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm.
2. Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 5 của Luật này và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời các khoản chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và có quyền tạm dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép hoặc sai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn; có quyền yêu cầu cơ quan giao dự toán điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các đơn vị trực thuộc để bảo đảm thực hiện ngân sách theo đúng mục tiêu, tiến độ quy định.
Trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, nếu có sự thay đổi về thu, chi thì thực hiện như sau:
1. Số tăng thu và tiết kiệm chi so với dự toán được giao được sử dụng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ, tăng chi đầu tư phát triển, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, tăng dự phòng ngân sách. Chính phủ dự kiến phương án sử dụng đối với từng nhiệm vụ chi, báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện; Uỷ ban nhân dân dự kiến phương án sử dụng đối với từng nhiệm vụ chi, thống nhất ý kiến với Thường trực Hội đồng nhân dân trước khi thực hiện; đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân thống nhất ý kiến với Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân trước khi thực hiện;
2. Trường hợp số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, Chính phủ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân điều chỉnh giảm một số khoản chi tương ứng;
3. Trường hợp có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà dự phòng ngân sách không đủ đáp ứng, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải sắp xếp lại các khoản chi trong dự toán được giao hoặc sử dụng các nguồn dự trữ để đáp ứng nhu cầu chi đột xuất đó theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này;
4. Trường hợp số thu, chi có biến động lớn so với dự toán đã được quyết định, cần phải điều chỉnh tổng thể thì Chính phủ trình Quốc hội, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách theo quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật này;
5. Hàng năm, trong trường hợp có số tăng thu ngân sách trung ương so với dự toán từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương, Chính phủ quyết định trích một phần theo tỷ lệ không quá 30% của số tăng thu so với dự toán thưởng cho ngân sách địa phương, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước.
Căn cứ vào mức thưởng do Chính phủ quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng số thưởng vượt thu được hưởng để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách cấp dưới;
6. Định kỳ, Chính phủ báo cáo ủy ban thường vụ Quốc hội, Uỷ ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân; đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân tình hình thực hiện những quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này;
7. Trường hợp quỹ ngân sách nhà nước thiếu hụt tạm thời thì được tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác để xử lý; riêng đối với ngân sách trung ương, nếu quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác không đáp ứng được thì Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước phải được hoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
1. Các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách hoặc sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện thu, chi ngân sách, báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan tài chính cùng cấp có quyền tạm đình chỉ chi ngân sách của các tổ chức, cá nhân không chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
IMPLEMENTATION OF STATE BUDGET
1. After being assigned the budget estimates by the Prime Minister or the People’s Committees, the State agencies at the central and local levels and the budget- estimating units shall have the responsibility to allocate and assign budget estimates to their attached budget-using units, ensuring the compliance with the assigned budget estimates in terms of the total and details according to each expenditure domain, and concurrently send the reports thereon to the finance agencies of the same level. The finance agencies shall have to examine them and request the readjustments if finding that the allocations and assignments are not compatible with the assigned budget estimates, not compliant with the policies, regimes, criteria and norms.
2. The allocation and assignment of budget estimates to budget-using units must be completed before December 31 of the preceding year, except for cases prescribed in Clauses 4 and 5 of Article 45 of this Law.
1. In case of necessity, the agencies, organizations and/or units, which are assigned budget estimates by the Prime Minister or the People’s Committees may adjust the budget estimates for their attached units within the total amounts and details according to each assigned field, after reaching agreement with the finance agencies of the same level.
2. Besides the agencies competent to assign budgets, no organizations or individuals are allowed to change the assigned budget tasks.
Article 52.- In cases where at the beginning of the budget year the budget estimates and budget allocation plans have not yet been decided by competent State agencies as provided for in Clauses 4 and 5 of Article 45 of this Law, the finance agencies of all levels are allowed to temporarily allocate funds to satisfy demands which cannot be delayed till the budget estimates and budget allocation plans are decided.
1. The agencies and organizations shall, within the scope of their tasks and powers, have the responsibility to work out necessary measures to ensure the fulfillment of the assigned budget revenue and expenditure tasks, to practice thrift, combat wastefulness, combat corruption; to strictly observe the financial disciplines.
2. All organizations and individuals shall have to fulfill their obligations to make remittances into the budget strictly according to the provisions of law; to use the State budget funds for the right purposes, strictly according to regimes, in an economical and efficient manner.
1 Only the finance agencies, tax agencies, customs agencies and other agencies which are tasked by the State to collect budget (referred collectively to as the collecting agencies) are entitled to organize the State budget collection.
2. The collecting agencies shall have the following tasks and powers:
a) To coordinate with the concerned State agencies in organizing the collection in strict accordance with law; to submit to the direction and inspection by the People’s Committees and the supervision by the People’s Councils regarding the work of local budget collection; to coordinate with Vietnam Fatherland Front and its member organizations in propagating and mobilizing organizations and individuals to strictly fulfill their obligations to make budget remittances according to the provisions of this Law and other law provisions;
b) To manage and effect the collection of taxes and other State budget-payable amounts remitted by organizations and individuals;
c) To examine and control sources of State budget revenues; inspect the observance of State budget collection and remittance and handle acts of violation according to law provisions.
3. All the budget collections must be remitted directly into the State treasuries. For special cases, the collecting agencies are allowed to organize the direct collection, but must remit them in full and on time into the State treasuries according to the regulations of Finance Minister.
1. The collecting agencies at all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have to responsibility to urge and inspect organizations and individuals, that are obliged to make budget remittances, to remit in full and on time all amounts payable into the State budget.
2. Where organizations and/or individuals, for objective reasons, cannot remit on time the amounts payable into the State budget, they shall have to report such to the competent agencies and may delay the remittances only when so permitted by the competent agencies. If organizations and/or individuals delay the remittances without permission, on the basis of the requests of the collecting agencies, banks and State treasuries must deduct money from the deposit accounts of such organizations and/or individuals for remittance into the State budget or apply other administrative measures to collect money for the budget.
Article 56.- Basing themselves on the assigned State budget estimates and the task-performance requirements, the heads of the budget-using units shall send decisions on expenditures to the State treasuries. The State treasuries shall examine the legality of necessary documents according to law provisions and effect budget expenditures by mode of direct payment when all the conditions prescribed in Clause 2, Article 5 of this Law are fully met. The Finance Minister shall guide in detail this payment mode in conformity with the practical conditions.
1. The regular expenditures shall be periodically arranged with funds in the year; occasional expenditures or big procurements shall be included in the quarterly expenditure estimates for implementation.
2. The development investment expenditures must be fully supplied in accordance with the implementation tempo within the assigned estimates.
3. For urgent projects or expenditure tasks, advance of estimates shall be made for the implementation thereof.
1. The heads of the budget-using units shall be responsible for the management and use of the State budget and properties strictly according to policies, regimes, criteria, norms and assigned estimates; if they commit violations, they shall be handled according to the provisions in Article 73 of this Law. The persons in charge of the financial and accounting work at the budget-using units shall have the responsibility to observe the financial and budgetary management regime and the accounting regime of the State; to conduct regular and periodical inspection in order to detect, prevent cases of violations and propose the unit heads and finance agencies of the same level to handle such violations.
2. The heads of the State treasuries are entitled to reject the settlement and payment of expenditures which fail to satisfy the conditions prescribed in Clause 2, Article 5 of this Law and take responsibility for their decisions.
3. The finance agencies shall have to arrange sources for timely implementation of estimated expenditures, to inspect the expenditure implementation and have the right to temporarily stop the expenditures in excess of the permitted sources or in contravention of policies, regimes, criteria; have the right to request the estimate-assigning agencies to adjust expenditure tasks and/or estimates of their attached units in order to ensure the budget implementation in accordance with the set objectives and schedules.
Article 59.- In the course of State budget implementation, if there appear any changes in revenues and/or expenditures, they shall be handled as follows:
1. The revenue increases and expenditure savings as compared to the assigned estimates can be used to reduce the overspending, increase debt repayment expenditure, increase development investment expenditure, supplement the financial reserve funds and/or to increase the budget reserves. The Government shall project the use plan for each expenditure task and report it to the National Assembly Standing Committee for comments before the implementation thereof; the People’s Committees shall project the use plan for each expenditure task, reach agreement with the Standing Boards of the People’s Councils before the implementation thereof; for the commune level, the People’s Committees shall reach agreement with the chairmen and vice-chairmen of the People’s Councils before the implementation thereof;
2. Where the revenues fail to reach the estimates decided by the National Assembly or the People’s Councils, the Government shall report thereon to the National Assembly Standing Committee and the People’s Committees shall report thereon to the Standing Boards of the People’s Councils; for the commune level, the People’s Committees shall report thereon to the People’s Councils for adjustment by reducing a number of corresponding expenditures;
3. Where there are demands to make unexpected expenditures beyond the estimates, which cannot be delayed and satisfied by the budget reserves, the Prime Minister or the People’s Committee presidents shall have to rearrange the expenditures within the assigned estimates or use the reserve sources to satisfy such unexpected expenditure demands according to the provisions in Clause 2, Article 9 of this Law;
4. In cases where there are big revenue and/or expenditure changes as compared to the already decided estimates, which require the overall adjust-ment, the Government shall submit to the National Assembly and the People’s Committees shall submit to the People’s Councils of the same level for decision the budget adjustment according to the provisions in Clause 1, Article 49 of this Law;
5. Annually, in cases where there is an increase in the central budget revenue as compared to the estimate from the revenues divided between the central budget and the local budgets, the Government shall decide to deduct a portion not exceeding 30% of the revenue increase over the estimate to reward the local budgets, which, however, shall not exceed the revenue increase over the preceding year’s implemented level.
Basing themselves on the reward level decided by the Government, the provincial-level People’s Committees shall report to the People’s Councils of the same level for decision on the use of over-collection reward amounts they have enjoyed for investment in the construction of infrastructure projects, the performance of important tasks and rewards to the subordinate budgets;
6. Periodically, the Government shall report to the National Assembly Standing Committee, the People’s Committees shall report to the Standing Boards of the People’s Councils, and for the commune-level, the People’s Committees shall report to the People’s Councils, on the situation of implementation of the provisions in Clauses 1,2,3 and 5 of this Article;
7. In cases where the State budget fund suffers from temporary deficit, the advance from the financial reserve fund and other lawful financial sources shall be made in order to handle it; particularly for the central budget, if the financial reserve fund and other lawful financial sources cannot meet the requirement, the State Bank shall make advance for the central budget under the Prime Minister’s decision. The advance from the State Bank must be refunded in the budget year, except for special cases to be decided by the National Assembly Standing Committee.
1. Organizations and individuals, that are obliged to make budget payments or use the State budget, shall have the task of periodically reporting on the situation of budget revenue and expenditure implementation, and making accounting report, settlement and other financial reports as provided for by law.
2. The finance agencies of the same level are entitled to temporarily suspend the budget expenditures of organizations and/or individuals that fail to strictly comply with the regimes on accounting report, settlement and other financial reports and take responsibility for their decisions.