Chương I Luật Ngân sách Nhà nước 2002: Những quy định chung
Số hiệu: | 01/2002/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 16/12/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2004 |
Ngày công báo: | 25/01/2003 | Số công báo: | Số 5 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.
Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
2. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
b) Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách;
c) Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện những nhiệm vụ được giao; tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã. Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên địa bàn;
d) Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm; việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách từng cấp;
đ) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình, thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;
e) Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3 đến 5 năm. Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
g) Trong thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách địa phương được hưởng để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên;
h) Ngoài việc uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.
1. Thu ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.
2. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đã có trong dự toán ngân sách được giao, trừ trường hợp quy định tại Điều 52 và Điều 59 của Luật này;
b) Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
c) Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, đối với những khoản chi cho công việc cần phải đấu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
3. Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái với quy định của pháp luật.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.
Các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước phải được hạch toán kế toán, quyết toán đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ.
1. Quỹ ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay, có trên tài khoản của ngân sách nhà nước các cấp.
2. Quỹ ngân sách nhà nước được quản lý tại Kho bạc Nhà nước.
1. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách.
2. Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
3. Về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức và đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán ngân sách trong phạm vi được giao; nghiêm cấm các trường hợp vay, cho vay và sử dụng ngân sách nhà nước trái với quy định của pháp luật.
1. Dự toán chi ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng số chi để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán; Chính phủ quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương, định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; Uỷ ban nhân dân quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương, định kỳ báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; đối với cấp xã, Uỷ ban nhân dân quyết định sử dụng dự phòng ngân sách xã, định kỳ báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất.
Chính phủ quy định phân cấp thẩm quyền quyết định sử dụng dự phòng ngân sách trung ương và dự phòng ngân sách địa phương.
2. Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được lập quỹ dự trữ tài chính từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách, bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm và các nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật. Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu chi khi nguồn thu chưa tập trung kịp và phải hoàn trả ngay trong năm ngân sách; trường hợp đã sử dụng hết dự phòng ngân sách thì được sử dụng quỹ dự trữ tài chính để chi theo quy định của Chính phủ nhưng tối đa không quá 30% số dư của quỹ.
Mức khống chế tối đa của quỹ dự trữ tài chính ở mỗi cấp do Chính phủ quy định.
Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm, ngân sách nhà nước hỗ trợ trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của Chính phủ.
Mọi tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước và tài sản khác của Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ theo đúng chế độ quy định.
1. Thu, chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng Việt Nam.
2. Kế toán và quyết toán ngân sách nhà nước được thực hiện thống nhất theo chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lục ngân sách nhà nước.
3. Chứng từ thu, chi ngân sách nhà nước được phát hành, sử dụng và quản lý theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước, ngân sách các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ phải công bố công khai.
2. Quy trình, thủ tục thu, nộp, miễn, giảm, hoàn lại các khoản thu, cấp phát và thanh toán ngân sách phải được niêm yết rõ ràng tại nơi giao dịch.
3. Chính phủ quy định cụ thể việc công khai ngân sách.
Năm ngân sách bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Article 1.- The State budget comprises all revenues and expenditures of the State, which have been decided by the competent State agencies and implemented within one year in order to ensure the performance of the functions and tasks of the State.
1. The State budget revenues include revenues from taxes, charges and fees; revenues from economic activities of the State; contributions by organizations and individuals; aids and other revenues as provided for by law.
2. The State budget expenditures include spendings on socio-economic development, on ensuring national defense, security and operations of the State apparatus; on aids and other spendings as stipulated by law.
Article 3.- The State budget is placed under the unified management on the principle of democratic centralism, publicity, transparency, management assignment and decentralization, association of powers with responsibilities.
The National Assembly shall decide the State budget estimates, allocate the central budget and ratify the State budget settlement.
1. The State budget comprises the central budget and the local budgets. The local budgets comprise the budgets of administrative units of various levels including the People’s Councils and the People’s Committees.
2. The decentralization of revenue sources as well as spending tasks and the relationships between budgets of different levels shall be effected on the following principles:
a) The central budget and the budget of each local administration level shall be assigned specific revenue sources and spending tasks;
b) The central budget plays the leading role, ensuring the performance of strategic and important tasks of the country and support localities which have not yet been able to balance their budget revenues and expenditures;
c) The local budgets shall be assigned revenue sources to ensure their initiative in performing the assigned tasks; increase resources for the commune budget. The People’s Councils of the provinces and centrally-run cities (referred collectively to as the provincial-level) shall decide on the decentralization of revenue sources and spending tasks among the budgets of various local administration levels in accordance with the decentralization of socio-economic, defense and security management and the managerial skills of each level in their respective localities;
d) The spending tasks of each budget level shall be ensured by such budget level; the promulgation and implementation of new policies and regimes leading to the increase of budget expenditures require solutions to ensure the financial sources suitable to the balance capability of each budget level;
e) Where the superior State management bodies authorize the subordinate State management bodies to perform their spending tasks, the funding for the performance of such tasks must be transferred from the superior budgets to the subordinate budgets;
f) The revenue sources shall be divided in percentage among the budgets of various levels and the additional allocations from the superior budgets to the subordinate budgets shall be effected in order to ensure fairness and balanced development among regions and localities. The revenue division percentages and the additional allocations from the superior budgets to the subordinate budgets shall be kept stable for 3 to 5 years. The additional allocations from the superior budgets shall constitute revenues of the subordinate budgets.
g) During the period of budget stability, localities are entitled to use the annual revenue increases they have enjoyed for socio-economic development in the localities; after each period of budget stability, they must increase their self-balance capability, develop their local budgets and gradually reduce the additional amounts from the superior budgets or increase the percentage of the amounts remittable to the superior budgets;
h) Besides the authorization for implementation of spending tasks and the addition of revenue sources prescribed at Points e and f, Clause 2 of this Article, the budget of one level must not be used for spending tasks of another level, except for special cases prescribed by the Government.
1. The State budget revenues must be collected according to the provisions of this Law and other law provisions.
2. The State budget expenditures shall be made only when the following conditions are fully met:
a) They have been already included in the assigned budget estimates, except for cases prescribed in Article 52 and Article 59 of this Law;
b) They are made strictly according to the regulations, criteria and norms set by competent State bodies;
c) They have been decided by the heads of the budget-using units or the authorized persons.
In addition to the conditions prescribed in Clause 2 of this Article, for expenditures which require bidding, the bidding must be organized according to the law provisions on bidding.
3. Branches, levels and units must not institute revenues and/or expenditures contrary to the provisions of law.
4. The heads of the State budget-using agencies, organizations and units shall have to organize the practice of thrift and the combat against wastefulness and corruption.
Article 6.- The State budget revenues and expenditures must be accounted and settled fully, in time and strictly according to regimes.
1. The State budget fund comprises all amounts of money of the State, including borrowed money, which have been credited on the accounts of the State budget at all levels.
2. The State budget fund is managed at the State Treasury.
1. The State budget shall be balanced on the principle that the total revenue from taxes, charges and fees must be larger than the total regular expenditure and help accumulate more and more for spending on development investment; in case of over-spending, the over-spent amount must be smaller than the development investment expenditure and eventually to achieve the balance between budget revenue and expenditure.
2. The State budget deficits shall be made up for with sources borrowed at home and abroad. Borrowings to make up for State budget deficits must ensure the principle that they must not be used for consumption, but only for development purposes and that the budget arrangement must be ensured to take initiative in repaying all debts when they turn due.
3. On principle, the local budgets shall be balanced with the total expenditure not exceeding the total revenue; where provinces or centrally-run cities need to invest in the construction of infrastructure projects which come under the scope of the provincial-level budgets and on the list of investment projects in the five-year plans already decided by the provincial-level People’s Councils, but are beyond the balance capability of the provincial-level budgets in the estimation year, they shall be allowed to mobilize domestic capital and must balance the annual provincial-level budgets so as to take initiative in repaying all debts when they become due. The debit balance from the mobilized capital source must not exceed 30% of the provincial-level budget’s annual investment capital for domestic capital construction.
4. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, other central agencies, the People’s Committees of all levels, organizations and units shall have to organize the implementation of budget estimates within their respective assigned limits; all cases of borrowing, lending and using of State budgets contrary to law provisions are strictly forbidden.
1. The expenditure estimates of the central budget and the budgets of the local administration of all levels shall be entitled to include a reserve of between 2% and 5% of the total expenditure for spending on prevention, combat and overcoming of consequences of natural calamities, fires, on the performance of important defense and security tasks and other urgent tasks, which arise beyond the estimates; the Government shall decide on the use of the central budget reserves and periodically report thereon to the National Assembly Standing Committee, to the National Assembly at its nearest session; the People’s Committees shall decide on the use of local budget reserves and periodically report thereon to the Standing Boards of the People’s Councils and to the People’s Councils at their nearest sessions; for the commune level, the People’s Committees shall decide on the use of commune budget reserves, and periodically report thereon to the chairmen and vice-chairmen of the People’s Councils and to the People’s Councils at their nearest sessions.
The Government shall stipulate the decentralization of the competence to decide on the use of central budget reserves and local budget reserves.
2. The Government and the provincial-level People’s Committees may set up financial reserve funds from sources of revenue increases, budget remainders, include them in annual budget expenditure estimates and other financial sources according to the provisions of law. The financial reserve funds shall be used to satisfy spending demands when the revenue sources are not gathered in time and the repayment must be made right in the budget year; where the budget reserves are used up, the financial reserve funds may be used for expenditure under the regulations of the Government but such expenditure must not exceed 30% of the credit balance of the funds.
The maximum control level of the financial reserve fund at each level shall be prescribed by the Government.
Article 10.- The State budget ensures enough funds for activities of the Communist Party of Vietnam and socio-political organizations. The funds for activities of political, socio-professional organizations, social organizations as well as socio-professional organizations shall be implemented on the principle of self-procurement, the State budget shall render support in a number of specific cases stipulated by the Government.
Article 11.- All properties invested or procured with the State budget sources and other properties of the State must be strictly managed according to the prescribed regimes.
1. The State budget revenues and expenditures shall be accounted in Vietnam dong.
2. The State budget accounting and settlement shall be uniformly carried out according to the State’s accounting regimes and the State Budget Contents.
3. The State budget revenue and expenditure vouchers shall be issued, used and managed according to the regulations of the Finance Ministry.
1. The estimation, settlement, the result of auditing of the State budget settlement, must be publicized by the budgets of all levels, the budget-estimating units, and organizations enjoying the State budget supports.
2. The order and procedures for collection, payment, exemption, reduction and reimbursement of budget revenues, allocation and settlement must be clearly posted up at transaction places.
3. The Government shall specify the budget publicity.
Article 14.- The budget year commences on January 1 and ends on December 31 of the calendar year.