CHƯƠNG VIII Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế
Số hiệu: | 41/2005/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 14/06/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2006 |
Ngày công báo: | 17/07/2005 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chủ trì hoặc phối hợp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
2. Chủ trì tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thi hành pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
3. Trình Chính phủ kế hoạch dài hạn và kế hoạch hằng năm về việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
4. Báo cáo Chính phủ theo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu; báo cáo Chủ tịch nước theo yêu cầu về hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
5. Hoàn thành các thủ tục đối ngoại liên quan đến ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
6. Hoàn thành các thủ tục đối ngoại để bảo vệ quyền và lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên ký kết nước ngoài vi phạm điều ước quốc tế;
7. Trực tiếp tham gia phục vụ hoạt động ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế trong chuyến thăm của Đoàn cấp cao Việt Nam ở nước ngoài và của Đoàn cấp cao nước ngoài tại Việt Nam;
8. Hợp tác quốc tế trong việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế theo thẩm quyền hoặc theo sự phân công của Chính phủ;
9. Tổ chức lưu trữ, lưu chiểu, sao lục, công bố và đăng ký điều ước quốc tế;
10. Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
11. Thống kê, rà soát điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan đề xuất có những trách nhiệm sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp trình Chính phủ; kế hoạch hằng năm được gửi đến Bộ Ngoại giao chậm nhất vào ngày 15 tháng 10 năm trước;
2. Chủ động đề xuất hoàn thành thủ tục pháp lý đối với điều ước quốc tế;
3. Xây dựng lộ trình và biện pháp cụ thể để thực hiện điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do mình đề xuất ký kết hoặc gia nhập;
4. Chủ trì tổ chức hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến điều ước quốc tế có hiệu lực đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do mình đề xuất ký kết hoặc gia nhập;
5. Kiến nghị Chính phủ những biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế do mình đề xuất ký kết hoặc gia nhập bị vi phạm;
6. Xây dựng báo cáo về tình hình ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Ngoại giao để tổng hợp trình Chính phủ chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm. Báo cáo của cơ quan đề xuất được xây dựng theo mẫu do Bộ Ngoại giao quy định.
Trong trường hợp có yêu cầu, cơ quan đề xuất báo cáo về tình hình ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế với Chủ tịch nước, Chính phủ.
1. Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có trách nhiệm giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
2. Hoạt động giám sát được thực hiện công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát.
1. Phạm vi giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế bao gồm:
a) Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
b) Giám sát việc thực hiện điều ước quốc tế.
2. Giám sát hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế là một nội dung thuộc chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội.
1. Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Xem xét báo cáo về hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Chủ tịch nước, Chính phủ;
b) Xem xét báo cáo của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc cho ý kiến đối với việc đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế có quy định trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, điều ước quốc tế mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội;
c) Xem xét điều ước quốc tế đang có hiệu lực do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký kết, gia nhập có dấu hiệu trái với Hiến pháp;
d) Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.
2. Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Xem xét báo cáo về hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Chính phủ;
b) Xem xét tờ trình của Chính phủ về việc đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế có quy định trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, điều ước quốc tế mà để thực hiện cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
c) Xem xét điều ước quốc tế đang có hiệu lực do Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định ký kết, gia nhập có dấu hiệu trái với Hiến pháp;
d) Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội.
3. Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Xem xét báo cáo hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Chính phủ thuộc lĩnh vực Hội đồng, Uỷ ban phụ trách hoặc theo sự phân công của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
b) Trong trường hợp cần thiết, yêu cầu Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao báo cáo về các vấn đề liên quan đến hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế mà Hội đồng, Uỷ ban quan tâm.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức Đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và việc thực hiện điều ước quốc tế tại địa phương;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương trả lời về những vấn đề liên quan đến hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm;
c) Cử đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn giám sát của các cơ quan của Quốc hội giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và việc thực hiện điều ước quốc tế tại địa phương khi có yêu cầu.
5. Đại biểu Quốc hội giám sát thông qua các hoạt động sau đây:
a) Chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
b) Giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và việc thực hiện các điều ước quốc tế tại địa phương.
1. Căn cứ vào kết quả giám sát, Quốc hội có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện điều ước quốc tế;
b) Yêu cầu Chính phủ quyết định hoặc Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định về việc sửa đổi, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế có dấu hiệu trái với Hiến pháp; trong trường hợp quyết định này thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định;
c) Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn trong trường hợp cần thiết.
2. Căn cứ vào kết quả giám sát, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu Chính phủ quyết định hoặc Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định về việc sửa đổi, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế có dấu hiệu trái với Hiến pháp; trong trường hợp quyết định này thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm điều ước quốc tế tại Việt Nam; yêu cầu Chính phủ quyết định hoặc Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; trong trường hợp quyết định này thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định;
c) Ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn trong trường hợp cần thiết.
3. Căn cứ vào kết quả giám sát, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội có các quyền sau đây:
a) Kiến nghị, yêu cầu Chính phủ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề xuất hoặc quyết định về việc sửa đổi, chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế do Chính phủ quyết định ký kết hoặc gia nhập có dấu hiệu trái với Hiến pháp;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm điều ước quốc tế tại Việt Nam; yêu cầu Chính phủ quyết định hoặc trình Chủ tịch nước quyết định về việc chấm dứt hiệu lực, từ bỏ, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm điều ước quốc tế của bên ký kết nước ngoài gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; trong trường hợp quyết định này thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định.
4. Căn cứ vào kết quả giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội có các quyền sau đây:
a) Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế;
b) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm điều ước quốc tế tại địa phương.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát có trách nhiệm theo quy định tại Luật này và pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN THE CONCLUSION, ACCESSION TO AND IMPLEMENTATION OF TREATIES
Article 97.- Responsibilities of agencies, organizations and individuals
Agencies, organizations and individuals shall have to comply with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a party.
Article 98.- Responsibilities of the Ministry of Foreign Affairs
In performing the state management over the conclusion, accession to and implementation of treaties, the Ministry of Foreign Affairs shall have the following tasks and powers:
1. To assume the prime responsibility for and coordinate the drafting of legal documents relating to the conclusion, accession to and implementation of treaties;
2. To assume the prime responsibility for organizing the communication and popularization and guiding the implementation of the law on the conclusion, accession to and implementation of treaties;
3. To submit to the Government long-term and annual plans on the conclusion, accession to and implementation of treaties;
4. To submit to the Government reports on an annual basis or when requested; submit to the State President, when requested, reports on the conclusion, accession to and implementation of treaties;
5. To complete diplomatic procedures in relation to the conclusion, accession to and implementation of treaties;
6. To complete diplomatic procedures for the protection of the rights and interests of the Socialist Republic of Vietnam, in case a foreign contracting party infringes a treaty;
7. To take part directly in assisting the conclusion of or accession to treaties during visits by high-level Vietnamese delegations to foreign countries and by high-level foreign delegations to Vietnam;
8. To undertake international cooperation in the conclusion, accession to and implementation of treaties within its competence or as assigned by the Government;
9. To organize the custody, deposit, making of certified copies, publication and registration of treaties;
10. To assume the prime responsibility for or coordinate the organization of the popularization and dissemination of treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a party;
11. To make statistics on, review treaties which the Socialist Republic of Vietnam has concluded or acceded to.
Article 99.- Responsibilities of recommending agencies
Within the scope of their respective tasks and powers, the recommending agencies shall have the following duties:
1. To draw up long- term and annual plans for the conclusion, accession to and implementation of treaties falling within the scope of their state management and to transmit them to the Ministry of Foreign Affairs for sum-up and submission to the Government; annual plans shall be sent to the Ministry of Foreign Affairs on the 15th of October of the previous year at the latest.
2. To take initiative in recommending the completion of legal procedures for treaties;
3. To work out roadmaps and specific measures for the implementation of treaties which are in force for the Socialist Republic of Vietnam and to which they have made recommendations on their conclusion or accession;
4. To assume the prime responsibility for or coordinate the popularization and dissemination of treaties which are in force for the Socialist Republic of Vietnam and to which they have made recommendations on their conclusion or accession;
5. To make recommendations to the Government on necessary measures to protect the rights and interests of the Socialist Republic of Vietnam, in case the treaties to which they have made recommendations on the conclusion or accession are infringed;
6. To make reports on the conclusion, accession to and implementation of treaties within the scope of their state management and send them on the 15th of November at the latest annually to the Ministry of Foreign Affairs for sum-up and submission to the Government. Such reports shall be made in a form set by the Ministry of Foreign Affairs.
When requested, the recommending agencies shall report on the conclusion, accession to and implementation of treaties to the State President or the Government.
Article 100.- Responsibilities for supervision of the conclusion, accession to and implementation of treaties
1. The National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly, National Assembly deputies' delegations and individual National Assembly deputies shall be responsible for supervising the conclusion, accession to and implementation of treaties by agencies, organizations and individuals subject to supervision.
2. Supervisory activities shall be carried out in an open and objective manner and in conformity with the legally established competence, process and procedures, and shall not obstruct the normal operation of supervised agencies, organizations and individuals.
Article 101.- Scope of supervision, supervision programs
1. The scope of supervision of the conclusion, accession to and implementation of treaties shall cover:
a/ Supervision of the implementation of the provisions of law on the conclusion, accession to and implementation of treaties;
b/ Supervision of the implementation of treaties.
2. The supervision of the conclusion, accession to and implementation of treaties constitutes a content of the National Assembly's annual supervision program.
Article 102.- Supervisory activities
1. The National Assembly shall conduct supervision through the following:
a/ To review reports of the State President or the Government on the conclusion, accession to and implementation of treaties;
b/ To review reports of the National Assembly Standing Committee on its consideration on the negotiation, signing of and accession to treaties containing provisions that contravene, or have not been made in, legal documents of the National Assembly, or treaties the implementation of which requires amendment, supplementation, cancellation or promulgation of legal documents of the National Assembly;
c/ To review treaties which are in force and to which the State President or the Government has decided on the conclusion and accession but which show signs contrary to the Constitution;
d/ To review answers to inquiries by the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister, ministers and other members of the Government, the president of the Supreme People's Court and the director of the Supreme People's Procuracy about the conclusion, accession to and implementation of treaties.
2. The National Assembly Standing Committee shall conduct supervision through the following activities:
a/ To review reports of the Government on the conclusion, accession to and implementation of treaties;
b/ To review the Government's submission documents on the negotiation, signing of and accession to treaties containing provisions that contravene, or have not been made in, legal documents of the National Assembly, the National Assembly Standing Committee or treaties the implementation of which requires amendment, supplementation, cancellation or promulgation of legal documents of the National Assembly or the National Assembly Standing Committee;
c/ To review treaties which are in force and to which the State President or the Government has decided on the conclusion and accession but which show signs contrary to the Constitution;
d/ Review answers to inquiries by the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister, ministers and other members of the Government, the president of the Supreme People's Court, and the director of the Supreme People's Procuracy about the conclusion, accession to and implementation of treaties during the interval between two National Assembly sessions.
3. The Ethnic Council, Committees of the National Assembly shall conduct supervision through the following activities:
a/ To examine reports of the Government on the conclusion, accession to and implementation of treaties in the domains under the management of the Council or Committees or as assigned by the National Assembly Standing Committee;
b/ To request, in case of necessity, the Government, ministries, ministerial-level agencies, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy to report on the issues relating to the conclusion, accession to and implementation of treaties, which are of concern to the Council or Committees.
4. National Assembly deputies' delegations shall conduct supervision through the following activities:
a/ To organize supervisory teams of National Assembly deputies' delegations and make arrangement for the National Assembly deputies of their delegations to supervise the implementation of the provisions of law on the conclusion, accession to and implementation of treaties, and the implementation of treaties in localities;
b/ To request agencies, organizations and individuals in localities to give answers about the issues relating to the conclusion, accession to and implementation of treaties, which are of concern to the National Assembly deputies' delegations;
c/ To appoint, when requested, National Assembly deputies in their delegations to join in the supervisory teams of the National Assembly's bodies to supervise the implementation of the provisions of law on the conclusion, accession to and implementation of treaties, and the implementation of treaties in localities.
5. Individual National Assembly deputies shall conduct supervision through the following activities:
a/ To raise questions to the State President, the National Assembly chairman, the Prime Minister, ministers and other members of the Government, the president of the Supreme People’s Court, and the director of the Supreme People's Procuracy about the conclusion, accession to and implementation of treaties;
b/ To supervise the implementation of the provisions of law on the conclusion, accession to and implementation of treaties, and the implementation of treaties in localities.
Article 103.- Competence to review supervision results
1. On the basis of supervision results, the National Assembly shall have the following powers:
a/ To request the National Assembly Standing Committee, the Government, the Prime Minister, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy to issue documents guiding the implementation of treaties;
b/ To request the Government to decide on or to submit to the State President for decision the amendment, termination, denunciation, withdrawal from and suspension of application of the whole or part of a treaty containing provisions showing signs contrary to the Constitution; in cases where such decision falls within the competence of the National Assembly, the State President shall submit the case to the National Assembly for decision;
c/ To issue resolutions on the answers to inquiries and on the responsibilities of answerers, if necessary.
2. On the basis of supervision results, the National Assembly Standing Committee shall have the following powers:
a/ To request the Government to decide or to submit to the State President for decision on the amendment, termination, denunciation, withdrawal from and suspension of application of the whole or part of a treaty containing provisions which show signs contrary to the Constitution; in cases where such decision falls within the competence of the National Assembly, the State President shall submit the case to the National Assembly for decision;
b/ To request competent agencies, organizations and individuals to take measures to promptly terminate the infringement of treaties in Vietnam; request the Government to decide on or to submit to the State President for decision the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of application of treaties in case it detects that the infringement of a treaty by a foreign contracting party causes harms to national interests, rights and legitimate interests of organizations and individuals; in cases where such decision falls within the competence of the National Assembly, the State President shall submit the case to the National Assembly for decision;
c/ To issue resolutions on the answers to inquiries and on the responsibilities of the answerers, if necessary.
3. On the basis of supervision results, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly shall have the following powers:
a/ To recommend, request the Government, competent agencies to propose or decide on the amendment, termination, denunciation, withdrawal from or suspension of application of the whole or part of a treaty already concluded or acceded by decision of the Government, which shows signs contrary to the Constitution;
b/ To requests competent agencies, organizations and individuals to take measures to promptly terminate the infringement of treaties in Vietnam; request the Government to decide on or to submit to the State President for decision the termination, denunciation, withdrawal from or suspension of application of treaties in case it detects that the infringement of a treaty by a foreign contracting party causes harms to national interests, rights and legitimate interests of organizations and individuals; in cases where such decision falls within the competence of the National Assembly, the State President shall submit the case to the National Assembly for decision;
4. On the basis of supervision results, National Assembly deputies' delegations and individual National Assembly deputies shall have the following powers:
a/ To recommend, request competent agencies, organizations and individuals to amend, supplement, suspend the implementation of, or cancel the whole or part of legal documents for the implementation of treaties;
b/ To recommend, request competent agencies, organizations and individuals to consider and settle the issues relating to state policies and laws on the conclusion, accession to and implementation of treaties;
c/ To recommend, request competent agencies, organizations and individuals to take measures to promptly terminate the infringement of treaties in localities.
Article 104.- Responsibilities of supervised agencies, organizations and individuals
Supervised agencies, organizations and individuals shall have the responsibilities provided for in this Law and in the law on the National Assembly's supervisory activities.